Wednesday, May 29, 2024

Từ bỏ ảnh hưởng của Trung Hoa: Con đường dẫn đến châu Âu

Phút nhìn lại mình

Từ thế kỷ 19, Fukuzawa đã thay đổi hoàn toàn diện mạo của nước Nhật nhờ những bài thức tỉnh, trong đó có thể kể đến những câu chuyện "những lạc hậu của người Nhật so với Phương Tây, người Nhật không thông minh, người Nhật chậm chạp, chúng ta không văn minh như chúng ta nghĩ, tập quán phong tục nào của người Nhật nên bỏ, người Nhật phải làm gì để dẫn đầu châu Á,...". Thập niên 70, người Hàn Quốc cũng liên tục nhìn lại bản thân mình, cả xã hội ai ai cũng tự xét lại mình để xem điểm yếu nào mà sửa, về mặt xã hội có phong trào "người Hàn có những điểm xấu gì, người Hàn làm gì để hội nhập quốc tế, làm thế nào để thế giới tôn trọng người Hàn, phát triển văn hoá dẫn đến phát triển kinh tế và góp phần xã hội phồn vinh, những tục lệ cũ phải bỏ, những suy nghĩ lỗi thời...". 15 năm mỗi người Hàn "tự soi gương" đã giúp Hàn Quốc lọt vô top những nước giàu. Năm 1985, tác phẩm Người Trung Quốc Xấu Xí (丑陋的中国人-chou lou de zhong guo ren) được phát hành ở Đài Loan, sau được phát hành ở Đại Lục, và trở thành tác phẩm phổ biến nhất trong cộng đồng người Hoa. Do đọc rất nóng mặt (tát thẳng vào mặt) nên một số người hệ sĩ diện sẽ tự ái. Họ phản đối dữ dội, cho là "bôi nhọ", tức cho rằng người khác lấy nhọ nồi bôi vào mặt họ, không được "vạch áo xem lưng, tốt khoe xấu phải che". Nhưng cũng có người đầu óc khách quan, họ cho rằng biết được vậy là rất tốt, nên biết ơn. Kiểu mình bị hôi miệng hôi nách, không mấy người dám nói trực tiếp hay góp ý vì sợ mình tự ái, họ chỉ tìm cách hạn chế tiếp xúc. Chúng ta hiếm ai chịu thừa nhận điểm yếu của mình, hiếm người biết là mình rất hôi. Có thể do đã quen mùi. 

Nhờ những phút nhìn lại bản thân đó, kinh tế Nhật, Hàn hay Trung Quốc khởi sắc nhanh chóng. Đó là vĩ mô, còn góc độ cá nhân, ai nhìn được điểm yếu của mình thì đều sẽ tìm cách sửa chữa được và phát triển, thành 1 phiên bản tốt hơn. ĐT còn liên tục cập nhật phần mềm mới, huống hồ là mình. 

* Mỗi bạn nên dành thời gian 1 chút để tự ngẫm điểm yếu của mình, của doanh nghiệp mình. Rồi tìm cách sửa chữa, tìm người bù khuyết, quyết liệt thay đổi. Xem xét 1 cách khách quan. 

**Làm ăn miết, rao bán miết mà không được thu nhập như mong muốn, thì rõ ràng có điểm yếu nào đó đang cản trở.

Ăn Trưa Cùng Tony

13 comments:

  1. Fukuzawa Yukichi (1835 - 1901), nhà tư tưởng lớn của Nhật Bản trong cuộc Minh Trị Duy Tân, người đề xướng tư tưởng thoát Á nhập Âu, được Thiên Hoàng trọng dụng, từng viết như sau: "Nước Nhật nằm ở cực Đông châu Á, nhưng rất không may lại là láng giềng của 2 nước Trung Hoa và Triều Tiên ngu muội và thủ cựu. Trong xã hội tân tiến ngày nay, họ còn khư khư giữ lấy thuyết Khổng Mạnh như ngàn năm trước, bị các cường quốc xâu xé mà còn cực kỳ ngạo mạn. Nếu ta không cải cách, chỉ trong vài năm, ắt sẽ theo vết xe đổ của họ; nếu ta cải cách thành công thì 2 nước này chính là miếng mồi ngon..."
    Vua Minh Trị (Mutsuhito) lên trị vì lúc chỉ mới 16 tuổi, nhưng nước Nhật đã thay đổi từ nhà vua tài không đợi tuổi này. "Sau khi cử 1 phái đoàn hùng hậu khảo sát các nước phương Tây suốt 22 tháng (1889), Thiên Hoàng Minh Trị đã dựa vào bản hiến pháp nước Phổ long trọng ban chiếu lập hiến. Ông đã thành lập nghị viện, nội các, hệ thống tư pháp mô phỏng tòa án Phổ, nhưng quyền tối hậu vẫn ở trong tay ông. Ông xóa bỏ khoa cử, lập hệ thống giáo dục phổ thông hiện đại, thực hiện chế độ quân dịch, về mặt tổ chức quân đội, Nhật Bản học Đức về lục quân, học Anh về hải quân." (KTNN No.869)
    Nhật Bản đã học hỏi tất cả những gì là ưu thế của văn hóa phương Tây. "Thiên Hoàng đã thay âm lịch bằng dương lịch. Những hủ tục ăn Tết kéo dài, những lời chúc tụng vô bổ vĩnh viễn bị loại bỏ. Ngày nay Nhật Bản có hệ thống y tế bậc nhất thế giới, người dân có tuổi thọ cao nhất thế giới, người Nhật luôn đúng giờ, giữ vệ sinh chung, lễ độ đều là thành quả của công cuộc duy tân thời Minh Trị".
    "Người TQ chế giễu người Nhật là "chuối tiêu" (vàng da trắng ruột), nhưng ngày nay thoát Á nhập Âu không còn là cá biệt trên thế giới" (KTNN No.869) Singapore và nhiều nước châu Á khác như Thổ Nhĩ Kỳ, Gruzia đều chọn con đường nhập Âu.
    Từ Nhật Bản, có thể thấy được bài học của 1 nước có vùng biển quan trọng như Việt Nam. Muốn giải quyết được vấn đề ''lưỡi bò'' trên Biển Đông, ngoài việc phát triển kinh tế và vh vững mạnh, củng cố vai trò độc lập về mặt chính trị, chúng ta còn phải trở thành 1 cường quốc trên biển. Để thắng được hạm đội Bắc Dương của nhà Thanh, "người Nhật đã dành 31% ngân sách để phát triển hải quân. Đến năm 1892, họ đã có 1 hạm đội gồm 63.000 lính chính quy và 230.000 lính dự bị, tổng số chiến hạm có lượng giãn nước 72.000T, so về trọng tải và hỏa lực đều mạnh hơn hải quân Bắc Dương. (KTNN No.869)
    Ngày nay, ôn lại bài học lịch sử của Nhật Bản, chúng ta phải tiến ra biển với một lực lượng hải quân hùng mạnh, trân trọng bảo vệ từng tấc biển đảo để giữ toàn vẹn chủ quyền về lãnh hải của Tổ Quốc.

    ReplyDelete
  2. Nước Pháp đã đến VN (ko phải như Nhật Bản phải tìm đến phương Tây). Nhưng việc rút được những bài học gì cũng như cái kết cục của cuộc cm (cho đến nay) ko cho thấy cái tư tưởng của người Nhật từ xưa (đưa nước Nhật đến thành công một cách thần kỳ) đã ko được triển khai một cách hiệu quả ở VN.

    ReplyDelete
  3. Kết cục, những người tài ko đợi tuổi chẳng phát huy/cống hiến được nhiều. Những hạng ''thùng rỗng kêu to'' càng ngày lại càng chiếm giữ nhiều hơn vai trò chỉ đạo mọi vấn đề, trên mọi lĩnh vực trong 1 trật tự xh rất hạn chế về độc lập và tự do (đúng nghĩa).
    Đó chính là vấn đề của chúng ta!

    ReplyDelete
  4. Dui Nguyen
    Phải khách quan mà nói, Pháp vào VN không thể giống như người Nhật đi mang châu Âu về Nhật. Người VN cũng có nhiều người nhìn ra vấn đề đó. Nhưng như thời Đông Chu liệt quốc thì kẻ thuyết khách giỏi phải tìm được vua anh minh.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Dui Nguyen, vấn đề ở chỗ cần dung hòa ntn để có được cơ hội mở mang và phát triển.
      Đó là con đường mà nhiều người đến nay vẫn ko nhận ra.
      Mục đích cuối cùng vì độc lập, tự do, hạnh phúc đã nằm trong tay nhân dân chưa?

      Delete
    2. Dui Nguyen
      Nguyễn Cao Bình, Chữ nhân dân có lẽ hơi khó nghe nên CMND họ phải đổi CCCD!

      Delete
    3. Dui Nguyen
      Còn dùng người tài, hiện nay các nước đó không phải ông vua quyết định mà là cả một tập thể. Như các nước họ có ban cố vấn, văn phòng tổng thống.Ở đó họ cân nhắc người tài, còn ở mình người tài phải kinh qua quá trình đào tạo do họ hoạch định. Như vậy có nghĩa là phải đi theo lối mòn.

      Delete
    4. Dui Nguyen, 2 cuộc chiến tranh đều đã kết thúc.
      Tại sao cho đến bây giờ vẫn ko thể dung hòa để thống nhất và thật sự hòa hợp với nhau? Yêu nước là yêu cái gì?
      Trong bài có đoạn: ''ai nhìn được điểm yếu của mình thì đều sẽ tìm cách sửa chữa được và phát triển, thành 1 phiên bản tốt hơn. ĐT còn liên tục cập nhật phần mềm mới, huống hồ là mình."
      Có thấy sai lầm ko? Nếu thấy thì bao giờ sửa?
      Bao giờ sẽ ra phiên bản mới tốt hơn?

      Delete
    5. Dui Nguyen
      Nguyễn Cao Bình, Đã nói là người tài đều phải kinh qua quá trình đào tạo của họ tức là đường mòn đó càng ngày càng mòn hơn.

      Delete
    6. Dui Nguyen, ông nói đúng cái đoạn đường mòn đấy. Loanh quanh trong rừng lâu quá rồi!

      Delete
    7. Và cơ bản, ko chỉ nói, mà cần làm được từ nhận thức: trong nguy có CƠ. Đấy, kể cả khi vận mệnh dân tộc lâm nguy vẫn phải nhìn ra cái chỗ sáng mà thoát chứ ko phải đâm đầu vào cái ngả tối tăm hèn hạ, chẳng ra cái thể thống gì, dù nó có cái lý lẽ gì đi nữa thì cũng chẳng bằng quyền lợi dân tộc (như bác mình nói là ko có gì quý hơn cái mà đến bây giờ vẫn chẳng có ấy).

      Delete
  5. Từ quá khứ đến hiện tại là những con đường khác nhau. Chúng dẫn đến sự thần kỳ hay lụn bại, thấp kém là tùy vào tầm vóc của mỗi dân tộc (hoặc do giới cầm quyền xứng danh là lãnh đạo hay chỉ mạo danh ''sáng suốt/tài tình'' để bưng bít và lừa mỵ nhân dân).
    Điểm này dễ nhận ra ở các diễn đàn/hội nghị với các vai tuyên thệ, hô hào... mếu máo than khóc thấy buồn cười (vì diễn sâu). Muốn đánh giá đúng được bản chất, phải căn cứ vào thực tế, con người cụ thể trong hành vi, cử chỉ, chứ dựa vào lời nói, thề bồi, hứa nọ hứa kia là sai toét.
    Những vai diễn này mở mồm là tuôn lời có cánh (yêu nước thương dân), nguyện phục vụ tổ quốc và nhân dân, cùng xương cùng thịt với nhân dân, cống hiến cho dân, [cho] nước đến hơi thở cuối cùng, nói thật, chỉ nổ cái lỗ mồm. Trong cỗ máy cai trị này, trước kia và đương thời, nói không ngoa, 99% là như vậy. Chính họ vọng ngoại nhiều nhất. Họ lợi dụng vị trí của mình để vợ chồng, con cái, cháu chắt, người thân đi nước ngoài hưởng thụ nhiều nhất. Các suất học hành, làm việc, sinh sống ở nước ngoài, họ vơ về cho mình, người của mình. Cứ rà lại coi, có quan lớn nào không tuồn con cái sang Âu Mỹ không, phấn đấu thẻ xanh thẻ đỏ, định cư ở bển không?
    Thời chiến tranh cũng thế, tiêu chuẩn đi LX, TQ và các nước khác… học hành, trước hết ưu tiên con cái các quan, sau đó mới tới dân thường với điều kiện phải học thật giỏi. Không học giỏi thì mãn đời ở trong nước hoặc đi bộ đội, thanh niên xung phong.
    Ví dụ về những cái nước Pháp thực dân để lại: Lâu nay, ngành đường sắt xứ ta chỉ xử lý nhanh những vụ việc “lộ thiên”, chẳng hạn lũ cuốn trôi đường, hư cầu, tàu xe đâm nhau. Giờ gặp sạt lở trong hầm, không gian nhỏ hẹp, thao tác khó khăn nên họ cứ loay hoay, kéo dài xử lý khắc phục, lên tới hàng chục ngày. Báo chí cho biết vụ hầm Bãi Gió làm ứ đọng hàng chục nghìn tấn hàng tại các ga và doanh nghiệp do không vận chuyển được, thiệt hại biết bao nhiêu mà kể. Vụ hầm Chí Thạnh chắc cũng vậy, nghe nói khắc phục còn khó hơn.
    Mấy ông ở Bộ Giao thông Vận tải, ở Cục Đường sắt cả hai lần hầm sụp đều giải thích nguyên nhân biến đổi địa chất, đất đá vòm hầm bị phong hóa, rời bở, kết cấu kém, rồi bị mưa ngấm nữa. Họ cũng giống các tầng nấc lãnh đạo hay đổ thất bại cho trời, cho sự biến đổi khí hậu, "mất mùa là tại thiên tai/ được mùa bởi tại thiên tài đảng ta". Họ che giấu một sự thật là hệ thống đường sắt do người Pháp làm đã hơn trăm năm nay, chính quyền mới cứ khai thác tối đa, còn nó ra sao, kệ. Cụ Chuyên có lần bảo, thì dân cũng giống đường sắt thôi, cứ bóc lột vặt lông vịt đã, sống chết mặc bay.
    (Lược viết lại từ 1 bài đọc được trên net)

    ReplyDelete
  6. Trước đây, tôi cũng tưởng rằng: kẻ địch phải bị tiêu diệt ko còn 1 mống, và phe ta được dẫn dắt bởi lãnh tụ đại tài, lực lượng quy tụ nhiều người tài giỏi hơn hẳn bên địch sẽ toàn thắng. Thống nhất đất nước sẽ mở ra 1 kỷ nguyên xán lạn cho quốc gia/dân tộc.
    Giờ nhìn lại mới thấy: sự thật ko hoàn toàn như vậy. Và ko phải như bà QT nói, con cháu của quan (là những hạt giống đỏ) mà thành quan to/chức lớn là hồng phúc của dân tộc. Những điều trông thấy lại là ĐẠI HỌA, phúc chẳng thấy đâu và hậu quả còn kéo dài cả hàng chục, có thể cả 100 năm nữa,. Quê hương đang tan rã, ko còn như niềm tin và hy vọng của tôi khi còn là nhóc con.

    ReplyDelete