Friday, July 7, 2017

Xã giao: Những việc nhỏ làm cuộc sống dễ chịu hơn

Giao tiếp có những nguyên tắc cơ bản đem lại cho chúng ta cảm giác dễ chịu thay vì bối rối. Dù có quy luật hay không thì có nhận thức và thận trọng với mọi người luôn là biện pháp mang lại nhiều sự tốt đẹp cho các mối quan hệ khác nhau trong xã hội.

Dù đang thả hồn trong thế giới thần tiên của những âm điệu du dương, cách biệt với thế giới bên mgoài bằng headphone gắn vào tai, vẫn cần nhớ rằng chúng ta phải luôn nhã nhặn với người khác.

1. Xã giao điện thoại

Hơn 80% người Mỹ cho biết họ cảm thấy khó chịu với những người sử dụng điện thoại một cách ồn ào. để không trở thành kẻ khiếm nhã, nhất là những nơi cần tắt hoặc đặt chế độ rung cho điện thoại hoặc trong 1 không gian kín (thang máy hay xe lửa).

2. Viết thư tay

Những lời chia buồn sẽ làm nhiều người lúng túng vì ta khó đồng cảm được với sự mất mát của những người khác. Nhiều khi không biết phải nói gì và nói như thế nào. Hãy thể hiện mối đồng cảm với người đang đau buồn rằng chúng ta đang nghĩ đến họ và muốn được chia sẻ với họ.

Tùy mối quan hệ với người đã khuất, chúng ta có thể muốn hoặc không muốn có mặt tại 1 đám tang. Gửi lời chia buồn bằng cách viết tay sẽ dễ được tiếp nhận với gia đình hoặc người bạn đang có chuyện buồn.
Việc gửi thư bằng email hay tweet vẫn phổ biến giữa những người bạn thân vì tiện lợi và nhanh chóng, nhưng thư viết tay vẫn chân tình hơn bày tỏ online. Viết ngắn hay dài là tùy bạn, điều chính yếu là cho thấy được tình cảm của mình với người đã khuất và người bạn của mình.

Cũng như vậy, sự biết ơn lẫn nhau rất cần thiết. Điều này thường cho thấy thái độ lịch sự khi nhận sự giúp đỡ từ người khác. Chia sẻ cộng đồng là một phần trong những hình thức xã giao ở mọi thời đại, giúp xoa dịu buồn phiền và giải tỏa những khúc mắc trong cuộc sống để cảm thấy thoải mái hơn, dễ sống hơn trong cuộc sống hiện nay.

3. Giữ cánh cửa cho người phía sau

Ai mở cửa cho ai? Có nhiều phiên bản về nguyên tắc này, vài quy định đã lỗi thời. Thăm dò cho thấy khoảng 41% người Mỹ thích duy trì truyền thống nam mở cửa cho nữ. Nhưng nếu là những người lịch sự thì có nên phân biệt như vậy khi cần giữ cánh cửa đang mở cho người phía sau, đơn giản chỉ vì thái độ lịch sự?

Dù người đi sau là ai cũng nên giữ cánh cửa cho họ, quan tâm và giúp người khác tạo cảm giác hài lòng và thoải mái cho cả hai. Khi thấy có người giữ cửa cho mình, chúng ta nên đi tới nhanh hơn và đừng quên cảm ơn người đã có nhã ý tốt.

4. Tự giới thiệu bản thân

Bắt tay nhau từ mấy thế kỷ trước đây là truyền thống muốn bộc lộ sự thân thiện, đồng thời cho thấy không hề giấu thứ vũ khí nào trong tay mình. Tiếp cận người khác và trao cho nhau cơ hội làm quen. Hãy duỗi thẳng bàn tay và nói câu chào hỏi, giữ cái bắt tay khoảng vài giây để chứng tỏ sự nhiệt thành của mình. Chỉ cần trao đổi những câu ngắn gọn bằng cách dùng bí quyết giao tiếp qua ngôn từ như dùng tên mình là cách tự giới thiệu giúp người khác nhớ bạn là ai. Tương tự, nói tên của người mới quen (2 lần nếu có thể) trong 12 từ đầu tiên của cuộc đối thoại sẽ nói lên sự chú ý của bạn đến cái tên đó, đồng thời cho thấy sự quan tâm của bạn với người đối thoại. Ánh mắt và nụ cười cùng lời nói sẽ biểu lộ một thái độ thoải mái và đặt mọi người vào một tình huống giao tiếp dễ dàng hơn.

(còn nữa)

lược đăng từ KTNN No.969 ("Những hình thức xã giao làm cho cuộc sống dễ chịu hơn", tác giả: Trịnh Hoàng Sơn)

No comments:

Post a Comment