Saturday, October 21, 2017

Xem The Voice VN (Giọng hát Việt nhí 2017)

Hiện nay, cùng với trào lưu nhạc "u sầu" đang trở lại là các chương trình ca nhạc nhàm & nhảm có các giám khảo tràn lan trên các kênh truyền hình với những khuôn mặt quen thuộc, tuy nhiên, trong số đó vẫn có những chương trình được dựng với chất lượng/mục đích rất tốt và Giọng hát Việt nhí (GHVN) là một chương trình như vậy.

Xem chương trình GHVN tối nay (Vòng loại trực tiếp) trên VTV3, tôi đã sởn gai/ran hết cả người khi xem phần trình diễn/xử lý ca khúc của Hoài Ngọc với Gió Mùa Về (sáng tác của Ns Lê Minh Sơn) và Như Ngọc với Bài Ca Trên Núi (sáng tác của Ns Nguyễn Văn Thương). Không chỉ có Hoài Ngọc và Như Ngọc, các ca sĩ nhí đã tạo được bất ngờ với tôi bằng những ca khúc của VN và nước ngoài, qua đó cho thấy chương trình này có những tài năng trẻ và nhóm HLV/Ban giám khảo (BGK) luôn tìm kiếm, sáng tạo để thể hiện được những gì thuộc về bản chất của ca hát một cách ấn tượng với những phiên bản độc đáo.

Tiên Cookie cho biết: cô không cần tiền tài và danh vọng mà chỉ cần có được những cảm xúc mãn nguyện khi được ngồi trên ghế HLV để theo dõi những phần thi cực kỳ xuất sắc, sự kiểm soát âm thanh gần như hoàn hảo/tuyệt đối về mặt kỹ thuật thanh nhạc... của các học trò rất dễ thương dù chưa phải là những ca sĩ chuyên nghiệp được đào tạo bài bản.

Phần nhạc đệm/phối âm đặc sắc và êkip thực hiện kỹ thuật âm thanh/camera/hình ảnh... đã hỗ trợ/góp phần không nhỏ, tạo được phần nền tương ứng/phù hợp với từng đoạn cao trào hay trầm lắng của mỗi bài hát. Điều này giúp cho những tài năng nhí phô diễn/tỏa sáng trên sân khấu, nhưng lại càng làm cho BGK đau đầu/phát khóc khi phải đưa ra lựa chọn cuối cùng.

Với riêng tôi, các dòng nhạc đang được tung ra trên nhiều chương trình TV cho thấy rằng: các bài hát hay/"Đỉnh" mang tính giải trí chiếm đa số so với số bài "Đỉnh của đỉnh"/Top Hit đầy bản sắc/có giá trị nghệ thuật cao mang sức mạnh truyền cảm khó tả. Sự bùng nổ của những tài năng âm nhạc cần có đủ thời gian cho việc hình thành/định dạng của từng nhạc phẩm, từng chương trình ca nhạc để có lượng khán giả yêu thích tương ứng. Xã hội VN hiện nay mặc dù đang thay đổi cùng các thiết bị kỹ thuật số và internet, nhưng căn bản vẫn là sự hình thành/định dạng của con người. Vì thế, có rất nhiều tài năng với nhiều sáng tác hay, nhưng những tài năng ấy với các chương trình/nhạc phẩm của họ thu hút được bao nhiêu khán giả? Bán được bao nhiêu sản phẩm ra thị trường? Họ chinh phục được trái tim của những ai? Những câu hỏi này vẫn phải cần thời gian trả lời.
"Nếu chỉ xét lượt nghe, lượng fan, có lẽ hôm nay chẳng mấy ca sĩ qua nổi Sơn Tùng, dẫu đó có là Đàm Vĩnh Hưng hay Lệ Quyên, Tùng Dương hay ai khác" (Phạm Thành Nhân).

Nghệ thuật hình thành bởi sự đổi mới và sáng tạo không ngừng. Đó là điều làm cho nó trở nên đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, không thể phân biệt/so sánh giữa cũ và mới nếu đã hình thành những giá trị nhất định trong lòng công chúng. Nhưng lạc hậu và lệch lạc vẫn có, vẫn hủy hoại và làm cho con người mất cân bằng, trôi dạt với những cảm xúc của mình đến những vùng tối tăm hơn trong tâm hồn và từ đó có thể vấp ngã, tuột xuống thấp hơn hoặc sa ngã không bao giờ đứng dậy nổi trong cuộc sống. Cuối cùng vẫn là quan niệm của mỗi người, suy đồi hay lành mạnh tùy theo sở thích đã định hình từ tâm tính.

Muốn thưởng thức ca nhạc VN, hãy xem những chương trình có sự chọn lọc/chất lượng như GHVN, nếu được cảm nhận không khí của nó ngay tại hiện trường, cảm xúc có lẽ còn mãnh liệt hơn.

11 comments:

  1. Hãy chờ xem các cháu bé của chúng ta tiếp tục chinh phục các HLV của mình và khán giả ntn!

    ReplyDelete
  2. Khi đã trở thành sao, người ta muốn thể hiện bản thân/cá tính nhiều hơn nên rất khó uốn bởi những người cũng thuộc hạng "không phải dạng vừa", đó cũng là mặt hay nhưng cũng là hạn chế khi người ta đã đạt được những thành công nhất định.
    VÌ vậy, những thể nghiệm mang tính kết hợp ở GHVN là điều cho thấy, ở đây ta có thể có những trải nghiệm mới với những ca khúc được thể hiện/tổng hợp từ những tài năng trẻ tuổi của VN đương thời.

    ReplyDelete
  3. “Hit maker” Tiên Cookie đã có sự ưu ái cho “em út” của team Tiên – Tràm khi lần đầu tiên sáng tác một ca khúc thiếu nhi để dành riêng cho giọng ca nhí Thanh Ngân. Bài hát “Chiếc bụng đói” được “đo ni đóng giày” như viết về Thanh Ngân, một cô bé mũm mỉm vui vẻ với ước mơ “ăn thỏa thích”.
    (Giọng hát Việt nhí/The Voice Kids Vietnam)

    ReplyDelete
  4. Giọng Hát Việt Nhí/ The Voice Kids 2017 với các HLV: Soobin Hoàng Sơn, Hương Tràm - Tiên Cookie, Vũ Cát Tường.

    Giọng Hát Việt Nhí là sân khấu ca nhạc thổi bùng ước mơ ca hát dành cho các cô bé, cậu bé yêu thích âm nhạc từ 06 - 15 tuổi. Ở sân chơi này, các bạn thiếu nhi có cơ hội gặp gỡ với các vị Huấn luyện viên và được tận tình dạy dỗ về mặt chuyên môn cũng như rèn luyện nâng cao đời sống tình cảm và tinh thần. Bên cạnh đó, cuộc thi còn là sự gắn kết nhiều hoàn cảnh lại với nhau để các em học cách thấu hiểu và đồng cảm hơn với mọi người xung quanh, giúp các em bồi dưỡng nhiều kỹ năng khác nhau trong cuộc sống. Từ những vùng miền khác nhau trên khắp cả nước, các bạn nhỏ yêu thích ca hát đã có dịp được giao lưu và trở thành bạn bè thân thiết với nhau mà khó có cuộc thi nào tạo nên được điều này.
    (The Voice Kids Vietnam)

    ReplyDelete
  5. Hy vọng các tài năng trẻ của VN sẽ tạo được những bước đột phá về âm nhạc để VN sẽ là nơi được giới say mê âm nhạc trong/ngoài nước biết đến với nhiều danh ca/ngôi sao thật sự và những sáng tác "đỉnh cao" như tại các cường quốc nhạc nhẹ hiện nay.

    ReplyDelete
  6. Bolero là tên gọi theo tiếng Tây Ban Nha dành cho một loại nhạc trữ tình, có giai điệu chậm. Đây là một loại nhạc du nhập vào Việt Nam từ năm 1950, là một điệu nhạc được người Mỹ Latinh sử dụng trong cả nhạc nghệ thuật và nhạc đại chúng. Nhạc Bolero mang đậm chất dân ca, giai điệu đều đều, chậm, lời ca vần và dễ thuộc, chủ đề đơn giản, ít có tính hình tượng và mang tính triết lý. Thể loại nhạc Bolero phổ biến trong các bài hát tại miền nam Việt Nam có những giai điệu mượt mà, dễ đi vào lòng người.
    (Vforum.vn)

    ReplyDelete
  7. Không thể bỏ qua phần trình diễn của Dương Ngọc Ánh, bé gái đến từ Bắc Giang. Ngay từ vòng Giấu mặt, thần tượng nữ ca sĩ Adele nên cô bé đã thể hiện "Hello" khiến cả trường quay phải lắng đọng từ câu hát đầu tiên, và bằng chất giọng nội lực đã chinh phục hoàn toàn 4 HLV trên ghế nóng.

    ReplyDelete
  8. Gây ấn tượng mạnh với tiết mục “Bài ca trên núi” ở tập trước, Như Ngọc - học trò của cặp đôi Tiên – Tràm tiếp tục thể hiện giọng hát “khủng” qua bản hit gắn liền với tên tuổi của nữ danh ca Cher – “Believe”. Không cần sự hỗ trợ từ vũ đoàn hay dàn dựng cầu kỳ, giọng hát nội lực, truyền cảm của “tiểu Diva” vẫn đủ sức chinh phục người nghe.
    (Giong Hat Viet Nhi / The Voice Kids Vietnam)

    ReplyDelete
  9. Sau tiết mục Xẩm Quê Choa quá ấn tượng ở tập trước, Đình Tâm tiếp tục phát huy thế mạnh ở dòng nhạc mang màu sắc dân gian với ca khúc “Trên đỉnh phù vân”. Mở màn với phần kinh cầu “ma mị”, học trò Vũ Cát Tường “hớp hồn” người nghe ngay từ những câu hát quen thuộc đầu tiên.
    (Giong Hat Viet Nhi / The Voice Kids Vietnam)

    ReplyDelete
  10. Theo dõi một chương trình như GHVN, chúng ta có thể cảm nhận được nhiều nhạc phẩm được chọn lọc từ những tác phẩm đặc sắc với những âm hưởng khác nhau mang màu sắc của núi rừng Tây Bắc (Bài ca trên núi) hay của đồng bằng (Mái đình làng biển), dân giã mộc mạc (Xẩm quê choa) và kế thừa/phát triển với dân gian đương đại (Gió mùa về)...
    Từng ca khúc như những mảnh ghép mosaic tạo nên một bức tranh âm nhạc với màu sắc, họa tiết đặc trưng, chủ đề phong phú... vô cùng hấp dẫn/cuốn hút người xem.

    ReplyDelete
  11. Một trong những dòng nhạc gồm nhiều bài hát ủ ê, não nề là dòng boléro đang hủy hoại nhạc Việt. Không phải vì boléro tệ hại mà vì cách sáng tác và cách hát từ trước và bây giờ lại cố gò theo cách diễn đó.
    Ra đời từ những năm 50s, nó là dòng nhạc quần chúng vì dễ hiểu, dễ hát, u buồn là tính đặc trưng, boléro thịnh hành trong thời kỳ 1960-1970, vậy mà bây giờ nhiều người lại quay về đắm chìm trong loại nhạc này.
    Hiện tượng này không phải vì giới văn hóa nghệ thuật muốn đưa boléro lên một vị trí xứng đáng trong nền âm nhạc Việt Nam đương đại mà sự thật là không gì dễ bằng chiều chuộng những gì dễ dãi, những gì dễ làm, hoàn toàn vụ lợi để chọn con đường như cách mấy ông bầu sô - cái gì dễ bán vé thì làm thôi.
    Nhưng đừng ăn bám vào những mảng cũ như thế. Văn nghệ sĩ phải là những người dám nói, dám phủ định với những gì không thích hợp, như nhạc sĩ Quốc Trung đã nói: "Tôi tôn trọng lựa chọn của mọi người, nhưng tôi có quyền từ chối cái mình không thích và không phù hợp".
    Tôi cũng thuộc dạng không ưa nổi mấy bài hát kiểu Chế Linh ngày xưa, nên không thể thích boléro như dân chúng bây giờ đang lao vào nó, dẫu vẫn biết rằng: âm nhạc, suy cho cùng, phải phục vụ công chúng, hướng đến khán giả, nhưng tôi không thuộc số đông này!

    Viết theo bài đăng trên Diễn đàn: Nhạc Việt đương đại sống nhờ quá khứ (Khi nhạc đương đại đứng ở xa xưa và Boléro có tội tình gì?)

    ReplyDelete