Saturday, October 7, 2017

Những chứng tích bí ẩn từ xa xưa (4): Dấu ấn từ thời cổ đại

Các bạn trở lại phần trước ở đây

Trước khi người châu Âu trở lại với khám phá của Christopher Columbus/Cristoforo Colombo vào năm 1492 (giai đoạn Tiền Colombo), Trung Mỹ và Nam Mỹ là vùng đất của nhiều nền văn minh có nguồn gốc từ những người Trung Á cổ (Idien) đến châu Mỹ qua cầu lục địa Beringia cách đây từ 17.000 - 40.000 năm. Thời kỳ cực thịnh của người Inca và người Maya cho thấy những nền văn minh cổ xưa trên vùng núi Andes và eo đất Trung Mỹ đã từng tồn tại/phát triển rực rỡ cho đến khi bị chinh phục và hầu hết trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hà Lan.

Cùng thời với nền văn minh Norte Chico (hình thành trên bờ biển phía Bắc Peru với thánh địa Caral 5.000 năm tuổi), được ghi nhận là nền văn minh lâu đời nhất ở châu Mỹ là một nền văn minh khác ở bên kia bờ Đại Tây Dương, nơi có những kim tự tháp nổi tiếng ở Giza, chúng đã tạo thêm không ít bí ẩn cùng với những kim tự tháp bậc thang ở châu Mỹ.

Giza pyramid complex (from left to right): Pyramid of Khufu/Kheops, Pyramid of Khafre/Kephren, Pyramid of Menkaure/Mykerinus. Ba kim tự tháp này được xây đúng theo vị trí của ba ngôi sao lớn nhất trong chòm sao Orion. Thời Ai Cập cổ đại, chòm sao Orion tượng trưng cho vị thần của sự tái sinh.

Có tất cả 138 kim tự tháp đã được khám phá ở Ai Cập tính đến năm 2008. Hầu hết là lăng mộ cho các Pharaon và hoàng hậu trong hai thời kỳ Cựu vương quốc và Trung vương quốc.
Những kim tự tháp Ai Cập đầu tiên được biết đến nằm ở Saqqara, phía Tây Bắc Memphis. Trong số đó, Kim tự tháp Djoser là lâu đời nhất, được xây dựng vào khoảng từ năm 2630 đến năm 2611 TCN ở Vương triều thứ ba. Kim tự tháp này và khu phức hợp xung quanh do kiến trúc sư Imhotep thiết kế được xem là những công trình bằng đá nguyên khối cổ nhất thế giới. Số lượng nhân công để xây các kim tự tháp được ước tính vào khoảng từ vài nghìn, 20 nghìn cho tới 100 nghìn người.
Những kim tự tháp Ai Cập nổi tiếng nhất ở Giza, ngoại ô Cairo, được xem là nằm trong số những công trình vĩ đại nhất từng được xây dựng. Kim tự tháp Khufu là kim tự tháp Ai Cập lớn nhất, cũng là kỳ quan thế giới cổ đại duy nhất còn tồn tại trong số 7 kỳ quan được sử sách ghi lại [1]. Trong số 3 kim tự tháp này, chỉ có Kim tự tháp Khafre còn giữ được một phần lớp đá vôi ốp bề mặt ở phần đỉnh. Kim tự tháp này trông có vẻ lớn hơn Kim tự tháp Khufu nhờ vị trí xây dựng cao hơn và góc nghiêng dốc hơn, dù thực chất nhỏ hơn về cả chiều cao lẫn thể tích.

Những kim tự tháp ở Giza. Kim tự tháp Khafre còn giữ được phần chóp ốp đá vôi, với bề mặt hoàn thiện này, chúng đã tỏa sáng hàng nghìn năm giữa sa mạc.

Hình dạng của kim tự tháp Ai Cập được cho là tượng trưng cho mô đất nguyên thủy mà người Ai Cập tin là từ đó Trái Đất được tạo ra, cũng như những tia nắng Mặt Trời chiếu xuống. Bề mặt của hầu hết các kim tự tháp được ốp đá vôi trắng sáng/bóng để tạo nên một vẻ ngoài rực rỡ. Tên của các kim tự tháp cũng có liên hệ tới ánh sáng Mặt Trời. Chẳng hạn như Kim tự tháp Cong tại Dahshur có tên là Kim tự tháp Tỏa sáng ở phía Nam, còn kim tự tháp Senwosret ở el-Lahun có tên là Senwosret đang Tỏa sáng.
Mặc dù kim tự tháp được công nhận là các công trình mai táng, có nhiều ý kiến bất đồng về những nguyên lý thần học cụ thể đã dẫn đến việc xây dựng chúng. Một giả thuyết cho rằng chúng được thiết kể như một "cỗ máy hồi sinh."
Người Ai Cập tin rằng vùng tối trên bầu trời về đêm, nơi tất cả các ngôi sao có vẻ như đều xoay quanh, chính là cánh cổng lên thiên đường. Một trong những lối đi hẹp bắt nguồn từ buồng mai táng hướng thẳng tới trung tâm vùng tối này. Điều này cho thấy kim tự tháp có thể đã được thiết kế để đưa linh hồn vị pharaon đã mất lên nơi ở của các vị thần.
Tất cả các kim tự tháp Ai Cập đều được xây trên tả ngạn sông Nile, nơi Mặt Trời lặn và được xem là có liên quan tới thế giới của người chết trong thần thoại Ai Cập.

Kim tự tháp Khafre và tượng Sphinx

Không có thông tin nào cho biết ai đã xây dựng chúng, kể cả giả thuyết về sự giúp đỡ của nền văn minh ngoài Trái Đất cũng được đưa ra khi mà với trình độ khoa học kỹ thuật thời đó khó làm được điều mà ngay cả chúng ta ngày nay cũng khó thực hiện hoàn hảo như vậy.
Sự hoàn hảo và vẻ đẹp của chúng còn từ sự chính xác đến chi tiết, các kim tự tháp sắp xếp thẳng hàng và chúng được xây dựng quay mặt về phía Bắc với sai số chỉ 3/60 độ! Hơn thế nữa nó được đặt ở vị trí có thể xem là trung tâm của Trái Đất.

Vị trí của kim tự tháp Khufu

Giza như điểm nút của những dấu tích cổ xưa trên Trái Đất

Nhiều giả thuyết được đưa ra nhưng chúng ta vẫn không thể biết chính xác cách mà người Ai Cập cổ đại vận chuyển những tảng đá mà mỗi tảng nặng từ 2 tới 50 tấn như thế nào. 
Những tảng đá này đã bằng cách nào đó được vận chuyển và đặt một cách vô cùng chính xác, thậm chí đưa lên những độ cao ở đỉnh tháp để tạo nên một công trình đầy ấn tượng và hoàn hảo.
Mỗi viên đá lại được chế tác một cách chính xác và hoàn hảo, ngay cả chất liệu gắn kết chúng cũng là điều khó lý giải.

Các bạn xem tiếp ở đây
st từ nhiều nguồn

[1]: Bảy kì quan thế giới cổ đại (The Seven Wonders of the World or the Seven Wonders of the Ancient World) là một danh sách được nhiều người biết đến liệt kê các công trình kiến trúc và điêu khắc trong thời kì cổ đại. Danh sách này do nhà văn Hy Lạp Antipater xứ Sidon lập ra trong thế kỉ thứ 2 TCN, dựa trên tầm nhìn của người Hy Lạp thời ấy, chỉ gồm các công trình quanh Địa Trung Hải mà họ cho là vĩ đại và thể hiện văn minh của nhân loại. Danh sách này được ông thu thập từ các công trình của Herodotus (484 TCN–425 TCN), Callimachus (310 TCN/305 TCN-240 TCN), Philo xứ Byzantium (280 TCN - 220 TCN)
(Wikipedia)

10 comments:

  1. TÔi rất thích những kiến trúc cổ đại bằng đá của Ai Cập vì chúng rất đơn giản về hình khối và tuyệt đẹp. Cho đến bây giờ vẫn là những tuyệt tác kiến trúc mà loài người đã tạo được.

    ReplyDelete
  2. Kim tự tháp là cách gọi chung của các kiến trúc hình chóp có đáy là hình vuông và bốn mặt bên là tam giác đều. Trong suy nghĩ của đa số chúng ta, các Kim tự tháp chỉ có riêng ở Ai Cập nhưng thực tế dạng công trình này có ở khắp nơi trên thế giới và là tác phẩm của rất nhiều nền văn hóa khác nhau. Với mỗi nền văn hóa, Kim tự tháp lại có những đặc điểm và mục đích sử dụng rất riêng.
    Tiếp theo phải nhắc đến các kim tự tháp của người Mesopotamia mà chúng ta hay gọi là Ziggurats. Các Ziggurat là một phần trong những ngôi đền thờ cúng thiêng liêng nhất của người Mesopotamia.

    Kim tự tháp của các nền văn minh ở châu Mỹ mà nổi bật là người Maya được sử dụng làm nơi hiến tế (con người) cho thần linh cũng là những công trình hết sức đáng chú ý.

    Ngoài ra, các dân tộc khác như Nigeria, Greece, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Roman, Ấn Độ và cả Indonesia cũng có những Kim Tự tháp riêng cho mình với những đặc điểm riêng biệt. Tuy nhiên, không có bất cứ Kim Tự Tháp nào khác có thể so sánh được về độ vĩ đại, kỳ bí với những công trình của người Ai Cập.

    (Khoahoc.tv)

    ReplyDelete
  3. Kim tự tháp Kheops hay kim tự tháp Kê ốp, kim tự tháp Khufu hoặc Đại kim tự tháp Giza (29°58′41″B 31°07′53″Đ), là một trong những công trình cổ nhất và duy nhất còn tồn tại trong số Bảy kỳ quan thế giới cổ đại. Các nhà Ai Cập học nói chung đã đồng ý rằng kim tự tháp được xây trong khoảng thời gian 20 năm từ khoảng năm 2560 TCN. Mọi người cũng cho rằng Đại kim tự tháp được xây dựng làm lăng mộ cho Pharaon Kheops (chuyển tự từ tiếng Hy Lạp Χέωψ; tiếng Ai Cập: Khufu) thuộc Triều đại thứ 4 thời Ai Cập cổ đại, vì thế nó đã được gọi là Kim tự tháp Kheops. Vị tể tướng của Kheops là Hemon được cho là kiến trúc sư của Đại Kim tự tháp này.

    (Wikipedia)

    ReplyDelete
  4. Các kim tự tháp ở Giza được xây đúng theo vị trí của ba ngôi sao lớn nhất trong chòm sao Orion. Nếu điều đó là đúng, có nghĩa rằng các kim tự tháp này đã được xây dựng cách đây ít nhất 12.000 năm, chứ không phải 4500 năm như khoa học truyền thống đã khiến chúng ta tin. VÌ "Theo thuyết tương quan Orion được Robert Bauval đưa ra năm 1983, vị trí của ba kim tự tháp chính ở cao nguyên Giza thẳng hàng với ba ngôi sao chính của chòm sao Orion.
    Lý thuyết này khẳng định toàn bộ các đường lớn của tượng Đại Nhân sư, quần thể các kim tự tháp Giza và sông Nile phản ánh vị trí của các chòm sao Leo, của dải Orion và dải ngân hà Milky Way, theo thứ tự vừa nêu.

    Điều thú vị về lý thuyết này là việc đưa ra phân tích rằng ba đỉnh kim tự tháp Giza được chiếu thẳng hàng chính xác nhất với ba ngôi sao của chòm Orion trên cao vào năm 10.500 TCN." (Đại Kỷ nguyên)

    ReplyDelete
  5. Tiến sĩ Robert M. Schoch là nhà nghiên cứu cho rằng kim tự tháp và tượng nhân sư từng bị nhấn chìm trong biển nước. Những dấu vết bị ăn mòn và nước được tìm thấy ở những tảng đá và xung quanh công trình.
    Nhà khảo cổ Sherif El-Morsi làm việc ở cao nguyên Giza suốt 2 thập kỷ qua cũng tán thành ý kiến này, ông tin rằng cơn lũ lớn đã khiến cho toàn bộ công trình bị nhấn chìm và bị phá hủy phần nào như đền thờ Menkare, Necropolis, tượng Nhân sư,…

    Ngoài ra họ còn tìm thấy những bằng chứng khảo cổ chứng tỏ cao nguyên Giza từng chìm trong biển nước.

    Dựa trên những lý do đưa ra này, ta có thể kết luận các kim tự tháp Giza có thể được xây dựng ở một ở một thời kỳ vô cùng xa xưa và với công nghệ vĩ đại, siêu việt? Qua ngàn vạn năm lục địa dâng lên chìm xuống, nó cũng chìm nổi theo thời gian. Khi nó nổi lên, thì chính là ở vị trí nền văn minh Ai Cập cổ đại và những người Ai Cập cổ đại tiếp quản chúng như sở hữu của mình, và tiếp tục làm thêm những kim tự tháp nhỏ hơn xung quanh?
    (Theo Epoch Times France)

    ReplyDelete
  6. kim tự tháp cũng chứng minh một điều là người Ai Cập đã biết đến số Pi - một hằng số mà sau này Archimedes được coi là người đã phát hiện ra. Các kim tự tháp luôn có một tỷ lệ kích thước rất chuẩn dựa trên việc tính toán được số Pi. Ví dụ như Kim tự tháp Kheops, nếu chúng ta lấy hai lần chiều cao chia cho diện tích đấy, chúng ta sẽ được số Pi. Đây được coi là tỷ lệ chuẩn và hiệu quả nhất để xây dựng những kiến trúc như thế này. Bên cạnh đó, các kim tự tháp cũng được làm chi li đến mức dù được ghép từ các khối đá lớn, riêng biệt nhưng chúng ta thậm chí không thể luồn một lưỡi dao sắc mảnh vào giữa hai phiến đá. Tại kim tự tháp Kheops, chiều cao chênh lệch giữa hai cạnh đối diện ở mức dưới 2cm - một độ chính xác đến kinh ngạc trong điều kiện người Ai Cập không có các máy móc đo đạc chính xác như hiện nay.
    (Khoahoc.tv)

    ReplyDelete
  7. Các nhà nghiên cứu lý thuyết người ngoài hành tinh tin rằng những vị khách đến từ hành tinh khác đã giúp con người xây dựng các kỳ quan vĩ đại như kim tự tháp Giza của Ai Cập. Không chỉ với kiến trúc đáng kinh ngạc đến bí ẩn, vị trí của nó còn nằm chính xác trên giao lộ của đường kinh tuyến dài nhất và vĩ tuyến dài nhất.
    (kênh 14.vn)

    ReplyDelete
  8. Điều gì đã làm cho các nền văn minh cổ đại cách xa nhau hàng ngàn dặm, cách biệt bởi một đại dương rộng lớn lại tạo được những công trình cho đến bây giờ vẫn tồn tại câu hỏi: tại sao người xưa có được những khả năng kỳ diệu như vậy?

    ReplyDelete
  9. Một trong những di tích bí ẩn và huyền bí nhất trên hành tinh là tượng Đại Nhân sư trên cao nguyên Giza, Ai Cập. Đây là một công trình cổ xưa khiến nhiều nhà nghiên cứu chấn động kể từ khi được phát hiện và cho đến nay, không ai có thể xác định chính xác niên đại của nó, bởi không có bất kỳ hồ sơ ghi chép nào trong quá khứ về nó. Hiện nay, hai nhà nghiên cứu người Ucraina là Manichev Vjacheslav I. và Alexander G. Parkhomenko đã đề xuất một giả thuyết táo bạo, rằng tượng Đại Nhân sư Ai Cập có tuổi thọ khoảng 800.000 năm. Một lý thuyết cách mạng được hậu thuẫn bởi khoa học.

    Bằng chứng là dấu tích xói mòn do nước chảy trên bức tượng Nhân sư, làm dấy lên giả thuyết khu vực này từng bị chìm dưới mực nước biển, tức vào một thời kỳ rất xa xưa, cụ thể trong giai đoạn năm 5000-9000 TCN.

    (Đại kỷ nguyên)

    ReplyDelete
  10. Những câu hỏi xung quanh nền văn minh Ai Cập vẫn còn tiếp nối với các di sản đồ họa lâu đời nhất được tìm thấy (tạc trên vách đá). Mới đây, TS. Dirk Huyge (Giám đốc đoàn khảo cổ Bỉ), từng nghiên cứu các tác phẩm nghệ thuật tại Qurta từ 2005, cho biết: về mặt khoa học, các tác phẩm này có niên đại chừng 19.000 năm.
    (Khắc Nam - Những câu hỏi lớn xung quanh nền Văn minh Ai Cập đang chờ giải mã, KTNN No.995)

    ReplyDelete