Monday, March 8, 2021

Phân tích về nguyên nhân thất bại của VN

 NHÌN LẠI 35 NĂM ĐỔI MỚI: NHỮNG BÀI HỌC SUY NGẪM

Tiến sĩ Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam vừa có cuộc nói chuyện về kinh tế vĩ mô Việt Nam với học viên Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright (FSPPM).

Chủ đề bài nói chuyện của Tiến sĩ Trần Đình Thiên tựa: "Việt Nam: Lợi thế đi sau và khả năng tận dụng trong một thế giới biến đổi", cung cấp một bức tranh bao quát về kinh tế Việt Nam sau hơn ba thập kỷ đổi mới, với những kết quả lạc quan nhưng còn đó những bài học, trăn trở về định hướng phát triển tiếp theo.

Năm 2021 đánh dấu 35 năm Việt Nam thực hiện chương trình cải cách "Đổi Mới". Theo Tiến sĩ Trần Đình Thiên, trong hơn ba thập kỷ qua, kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể, Những cải cách thực hiện từ năm 1986, đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, biến Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Quy mô kinh tế Việt Nam đã tăng nhanh sau Đổi mới, gấp 12 lần sau 35 năm.

Nhưng đặt trong tương quan so sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới, ông Thiên cho rằng, cần có sự nhìn nhận thẳng thắn về sự phát triển kinh tế của Việt Nam để xem xét thứ hạng phát triển khi đến nay vẫn chỉ là quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Trong khi đó, các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc đã "hóa Rồng, hóa Hổ." TS. Trần Đình Thiên cung cấp những biểu đồ so sánh cho thấy sự tụt hậu của Việt Nam so với các quốc gia Đông Nam Á như Indonesia, Thái Lan và Malaysia.

TS. Trần Đình Thiên nhấn mạnh những hạn chế của một đất nước "đi sau" phát triển khi bước vào cuộc đua với xuất phát điểm thấp, đẳng cấp phát triển chưa thoát khỏi trình độ gia công, lắp ráp, cơ chế vận hành về cơ bản chưa thoát khỏi cơ chế "xin-cho" và "phân biệt đối xử," mở cửa nhưng tâm thế đóng, môi trường kinh tế kém công khai, minh bạch... Ngay trong học tập kinh nghiệm của Hàn Quốc, một trong những bài học của nước bạn mà Việt Nam áp dụng là thành lập các tập đoàn kinh tế lớn của quốc gia, tạo động lực cho việc bứt phá và trở thành "cường quốc kinh tế", thực tế cũng chứng tỏ Việt Nam chưa thật sự thành công. 

Thay vì cho phép và tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ của các tập đoàn kinh tế tư nhân (chaebol) như Hàn Quốc, Việt Nam lại dành sự ưu đãi đặc biệt cho các tập đoàn kinh tế Nhà nước, với khu vực kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Đây là một trong những lý do giải thích tại sao nền kinh tế Việt Nam thiếu những trụ cột mạnh, khó tận dụng các cơ hội mang tính lịch sử - thời đại để tiến vượt lên, cho dù về định hướng đường lối, Nhà nước Việt Nam vẫn tuyên bố triết lý nền kinh tế nhiều thành phần và không hạn chế sự phát triển của kinh tế tư nhân.

👉👉👉 Đọc tiếp bài phân tích: http://bit.ly/2ZXuNTr

No comments:

Post a Comment