Sunday, March 14, 2021

Tản mạn về mấy cái cầu ở Bp

 Động lực để viết bài này là vài ngày nữa cầu Szecsenyi sẽ sắp đóng cửa, dự tính khoảng 18 tháng để tu sửa nên hôm qua phải cố đi 1 vòng cuối cùng. Thêm nữa, vừa rồi em có hân hạnh hầu trà 1 ông kỹ sư cầu đường, nghe giảng tràng giang đải hải về các cầu của Bp. Lịch sử, khó khăn, thành tựu, vài điều thú vị vv... Mặc dù mang tiếng cựu hs BME nhưng mà nghe ông giảng mình cứ ngơ ngơ ngác ngác và cuối cùng đành phải nhận ra 1 chân lý ko thể chối cãi  đc là còn sót bao nhiêu chữ thì đến hôm nay đã trả lại thành công cho thầy cô hết cả rồi 😂. Thôi thì nhớ đến đâu viết ra đến đó vậy:

Chuyện về cầu thì cả ngày nói ko hết, trước đây Bp chỉ có 2 cầu là Szecsenyi và Margit. Họ cũng thu phí qua cầu như BOT ở VN ý nhưng luôn luôn trích 1 phần ra để xây những cầu trong tương lai. Sau 13 năm thì đã đủ tiền để làm thêm 1 cầu mới và thêm 5-7 năm nữa đủ cả 2 cầu nên quốc hội quyết định xây cùng 1 lúc cả 2 là cầu Szabadság và Erzsébet. 

Trước khi sang hung chủ yếu hay đc nhìn cầu Long Biên và sau này là Thăng Long nên vẫn cứ hay thắc mắc vì sao cầu ở Bp trông mỏng manh như thế mà xe cộ vẫn đi qua lại đc. Mãi về sau mới biết đó là những cầu treo. Bp có 2 cầu treo hay cầu xích là Szecsenyi và Erzsébet. Điểm nhận diện là 2 cột cầu bao giờ cũng cao hơn hẳn, có 1 dây xích vắt từ bờ này sang bờ kia qua trụ và sau đó dòng dây xuống treo thân cầu lên. Cho nên thân cầu mỏng tang, thanh thoát mà vẫn chịu đc lực.

Cầu Erzsébet trước đây dùng xích để treo nhưng sau khi bị quân Đức đánh sập mìn 1945, khi làm lại họ thay xích bằng dây cáp thép như bây giờ. Cũng cần nói thêm là toàn bộ cầu của Bp đều đc gài mìn sẵn từ năm 1944 do quân đội Đức, hình như họ biết trước mình kiểu gì cũng sẽ thua và phải rút hay sao ấy. Vì tai nạn nên cầu Margit bị sập trước, năm 1944, còn những cầu còn lại đều chung số phận năm 1945. Duy nhất có cầu Arpad thoát đc vì mìn ko nổ do 1 lý do nào đó.

Vài dòng về cầu Szabadság, cũng là 1 cây cầu đẹp và thú vị nhưng ít khi đc nói đến. Là cây cầu đc xây với tốc độ nhanh nhất và cũng là cây cầu ngắn nhất Bp, hoàn toàn tự lực cánh sinh trong khâu sx linh kiện và thi công. Cầu này hay đc gọi là cầu treo rởm vì trông giống như cầu treo nhưng thực ra lại ko phải. Ace học máy đâu hết rồi, còn nhớ Gerber tartó là gì ko? Gúc? 🤣 Vâng đây là cầu Gerber. Những mảnh cầu đc gép lại với nhau bằng đinh ốc hay đinh tán. Cái đinh cuối cùng làm bằng bạc đc vua Ferenc József bấm nút cho máy tán vào gọi là  császárszög. Sau 1945 thì bị ai ăn cắp mất, chính quyền thay vào đó 1 cái đinh nhôm và làm thêm cho 1 cái chụp nhựa nữa nhưng sau đó ko lâu chụp thì còn mà đinh thì biến mất. Hiện nay chỉ còn mỗi mũ.


Nguyên lý của cầu Szabadság

Cái đinh tán cuối cùng của cầu Szabadság

Cầu Szabadság trước đây tên là Ferenc József,ko hiểu sao dân hung rất thích đặt tên cầu theo 1 ai đó nổi tiếng, cầu Erzsébet cũng từ tên hoàng hậu xấu số của ông, thiệt mạng trong 1 vụ ám sát.

Nghe nói trước đây cầu Szabadság đc sơn mầu xanh sẫm (royal blue), sau này khi xây lại đc sơn xanh lá cây như bây giờ. 

Rồi thì cầu Arpad thực ra là 3 cầu ghép lại thành một vv và vv... nhưng thôi vì chữ trả lại hết rồi nên em ko quan tâm lắm 😁

Thao Dao (Hội Hữu nghị Việt-Hung)

No comments:

Post a Comment