Sunday, July 4, 2021

Thế giới & ĐDVH (5)

 4.

HOAN NGHÊNH ĐẾN VỚI SA MẠC VIRAL

Sự lây đang diễn ra của đại dịch coronavirus cũng đã khích một bệnh dịch to lớn của các virus ý thức hệ mà đang nằm ngủ trong các xã hội của chúng ta: tin giả, các thuyết âm mưu hoang tưởng, những sự bùng nổ của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Nhu cầu y tế có cơ sở vững chắc cho những sự cách ly đã thấy một tiếng vang trong áp lực tư tưởng để thiết lập những ranh giới rõ ràng và để cách ly những kẻ thù gây ra một mối đe doạ đối với bản sắc của chúng ta.

Nhưng có lẽ một virus tư tưởng khác và tốt hơn nhiều sẽ lan ra và hy vọng lây nhiễm chúng ta: virus suy nghĩ về một xã hội thay thế, một xã hội vượt quá nhà nước quốc gia, một xã hội tự hiện thực mình trong các hình thức của sự đoàn kết và hợp tác toàn cầu. Sự suy đoán phổ biến rằng coronavirus có thể dẫn đến sự sụp đổ của sự cai trị Cộng sản ở Trung Quốc, theo cùng cách mà, như bản thân Gorbachev đã thú nhận, thảm hoạ Chernobyl đã là sự kiện kích sự kết thúc của chủ nghĩa Cộng sản Soviet. Nhưng có một nghịch lý ở đây: coronavirus cũng sẽ buộc chúng ta để phát minh lại chủ nghĩa Cộng sản dựa vào sự tin cậy vào nhân dân và vào khoa học.

Cảnh cuối của phim Kill Bill (Giết Bill) Tập hai 2 của Quentin Tarantino, Beatrix vô hiệu hoá Bill tàn ác và đánh hắn bằng “Kỹ thuật Năm Điểm Bàn tay Làm Nổ tung Tim,” cú đòn chí tử nhất trong mọi võ thuật. Nước đi gồm một sự kết hợp của năm cú đánh với các đầu ngón tay vào năm huyệt khác nhau trên cơ thể đối thủ—sau khi mục tiêu rời đi và đi được năm bước, thì tim của hắn vỡ tung và hắn ngã gục xuống sàn. Một cuộc tấn công như vậy là phần của thần thoại võ thuật nhưng là không thể trong cuộc chiến đấu giáp lá cà thực tế. Trong phim, sau khi Beatrix đánh hắn theo cách này, Bill bình tĩnh cầu hoà với cô, đi năm bước và chết.

Cái làm cho cuộc tấn công này lý thú đến vậy là thời gian giữa việc bị đánh và thời khắc của cái chết: tôi có thể có một cuộc nói chuyện tử tế chừng nào tôi ngồi một cách bình tĩnh, nhưng tôi biết suốt quá trình đó rằng thời khắc tôi bắt đầu đi tim tôi sẽ nổ tung. Và chẳng phải ý tưởng của những người suy đoán về làm sao coronavirus có thể dẫn đến sự sụp đổ của sự cai trị Cộng sản ở Trung Quốc rằng đại dịch coronavirus hoạt động như loại nào đó của “Kỹ thuật Năm Điểm Bàn tay Làm Nổ tung Tim” xã hội lên chế độ Cộng sản Trung quốc: ban lãnh đạo Trung quốc có thể ngồi, quan sát và đi qua các chuyển động thông thường của sự cách ly, nhưng mọi sự thay đổi thật trong trật tự xã hội (như việc thực sự tin nhân dân) sẽ gây ra sự sụp đổ của họ. Ý kiến khiêm tốn của tôi là cấp tiến hơn nhiều: đại dịch coronavirus là một loại “Kỹ thuật Năm Điểm Bàn tay Làm Nổ tung Tim” trên hệ thống tư bản chủ nghĩa toàn cầu—một tín hiệu rằng chúng ta không thể tiếp tục theo cách chúng ta đã theo cho đến bây giờ, rằng cần một sự thay đổi triệt để.

Nhiều năm trước, Fredric Jameson đã thu hút sự chú ý đến tiềm năng utopian trong các phim về một tai hoạ vũ trụ như một tiểu hành tinh đe doạ sự sống trên trái đất, hay một virus quét sạch nhân loại. Một mối đe doạ chung như vậy sinh ra tình đoàn kết toàn cầu, những sự khác biệt nhỏ nhặt của chúng ta trở nên vô nghĩa, tất cả chúng ta làm việc cùng nhau để tìm ra một giải pháp—và chúng ta ở đây, trong đời thực. Điều này không phải là một lời kêu gọi để hưởng thụ một cách ác dâm sự đau khổ phổ biến trong chừng mực nó giúp Sự nghiệp của chúng ta—ngược lại, điểm chính là để suy ngẫm về sự thực đáng buồn rằng chúng ta cần một tai hoạ để có khả năng suy nghĩ lại chính các đặc tính cơ bản của xã hội mà trong đó chúng ta sống.

Mô hình lờ mờ đầu tiên của sự phối hợp toàn cầu như vậy là Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từ đó chúng ta không nhận được lời nói lắp bắp quan liêu thông thường mà là những sự cảnh báo chính xác được công bố mà không có hoảng loạn. Các tổ chức như vậy phải được trao nhiều quyền điều hành hơn. Trong khi ứng viên Tổng thống Hoa Kỳ Bernie Sanders bị những người hoài nghi chế giễu vì chủ trương của ông về chăm sóc sức khoẻ phổ quát ở Hoa Kỳ, chẳng phải bài học của đại dịch coronaviruss là thậm chí cần nhiều hơn thế, rằng chúng ta phải bắt đầu xây dựng một loại nào đó của mạng lưới sức khoẻ toàn cầu đó sao? Một ngày sau khi thứ trưởng bộ y tế Iran, Iraj Harirchi, xuất hiện tại một cuộc họp báo nhằm để coi nhẹ sự lan truyền coronavirus và để khẳng định rằng những sự cách ly hàng loạt là không cần thiết, ông đã đưa ra một tuyên bố ngắn thú nhận rằng bản thân ông đã nhiễm coronavirus đặt chính ông vào sự cách ly (ngay cả trong sự xuất hiện của ông trên TV, ông đã biểu lộ những dấu hiệu về sốt và ốm yếu). Harirchi đã nói thêm: “Virus này là dân chủ, và nó không phân biệt giữa người nghèo và giầu hay giữa chính khách và một công dân thường.”1 Trong việc này, ông đã hoàn toàn đúng—tất cả chúng ta đều trong cùng chiếc thuyền. Là khó để bỏ sót sự mỉa mai tột độ của sự thực rằng cái đã đưa tất cả chúng ta lại với nhau và đã thúc đẩy sự đoàn kết toàn cầu tự bày tỏ ở mức đời sống hàng ngày trong các mệnh lệnh nghiêm ngặt để tránh những sự tiếp xúc gần với những người khác, thậm chí để tự-cách ly.

Và chúng ta không chỉ đối mặt với các mối đe doạ viral—các tai hoạ khác đang lù lù trên đường chân trời hay đang xảy ra rồi: các đợt hạn hán, các đợt sóng nhiệt, các trận bão giết người, danh sách là dài. Trong tất cả các trường hợp này, câu trả lời không phải là sự hoảng loạn mà là công việc khó nhọc và cấp bách để thiết lập loại nào đó của sự phối hợp toàn cầu hiệu quả.

Ảo tưởng đầu tiên phải loại bỏ là ảo tưởng được Donald Trump truyền lan trong cuộc viếng thăm gần đây của ông tới Ấn Độ: rằng bệnh dịch sẽ rút lui nhanh chóng, chúng ta chỉ phải chờ cho nó lên đỉnh và rồi cuộc sống sẽ quay lại bình thường. Trung Quốc đang chuẩn bị rồi cho thời khắc này: các phương tiện truyền thông của họ tuyên bố rằng khi bệnh dịch qua đi, nhân dân sẽ phải làm việc những ngày Thứ Bảy và Chủ nhật để đuổi kịp. Ngược với những hy vọng quá dễ này, là quan trọng để chấp nhận rằng mối đe doạ sẽ ở lại đây: cho dù làn sóng này có rút lui đi nữa, nó chắc sẽ xuất hiện lại trong những dạng mới, có lẽ thậm chí nguy hiểm hơn. Sự thực rằng chúng ta có những bệnh nhân đã sống sót sự lây nhiễm coronavirus, được tuyên bố khỏi bệnh, và rồi lại bị nhiễm lại, là một dấu hiệu đáng ngại theo hướng này.

Vì lý do này, chúng ta có thể kỳ vọng rằng các bệnh dịch viral sẽ tác động đến các tương tác sơ đẳng nhất của chúng ta với những người và các đối tượng khác xung quanh chúng ta, kể cả thân thể của riêng chúng ta: Các hướng dẫn về làm thế nào để đối phó với việc này sẽ có rất nhiều: tránh chạm vào các thứ mà có thể bẩn (một cách vô hình), đừng chạm vào những cái móc, đừng ngồi lên các bệ xí công cộng hay trên các ghế băng trong những nơi công cộng, tránh ôm nhau hay bắt tay nhau … và đặc biệt cẩn thận về bạn kiểm soát thân thể và các cử chỉ tự phát của riêng bạn thế nào: đừng chạm mũi bạn hay dụi mắt bạn—tóm lại, đừng chơi với bản thân mình. Như thế không chỉ nhà nước và các cơ quan khác sẽ tìm cách để kiểm soát chúng ta, chúng ta phải học để kiểm soát và kỷ luật bản thân chúng ta! Có lẽ chỉ thực tế ảo sẽ được coi là an toàn, và việc di chuyển trong một không gian mở sẽ được dành cho các hòn đảo được sở hữu bởi những người siêu giàu.2

Nhưng ngay cả ở đây, ở mức thực tế ảo và internet, chúng ta phải nhắc nhở bản thân rằng, trong các thập niên qua, từ “virus” và “viral” đã chủ yếu được dùng để chỉ các virus số nhiễm không gian-web của chúng ta mà về chúng chúng ta không biết, chí ít không cho đến khi sức mạnh tàn phá của chúng (chẳng hạn, phá huỷ dữ liệu của chúng ta hay ổ đĩa cứng của chúng ta) được tiết lộ. Cái chúng ta thấy bây giờ là sự quay lại ồ ạt với nghĩa đen ban đầu của từ: sự lây nhiễm viral hoạt động cùng nhau trong cả hai chiều kích, thực tế và ảo.

Một hiện tượng kỳ quặc khác mà chúng ta có thể quan sát là sự quay lại đắc thắng của thuyết vật linh tư bản chủ nghĩa, của việc đối xử các hiện tượng xã hội như các thị trường hay vốn tài chính cứ như là các thực thể sống. Nếu người ta đọc các phương tiện truyền thông lớn của chúng ta, ấn tượng ta nhận được là, chúng ta thực sự cần lo không phải là hàng ngàn người đã chết rồi và rất nhiều người hơn sẽ chết, mà là sự thực rằng “các thị trường đang hoảng loạn”—coronavirus đang làm xáo trộn hoạt động trơn tru của thị trường thế giới hơn bao giờ hết. Tất cả điều này chẳng phải là tín hiệu rõ ràng cần cấp bách cho việc tổ chức lại nền kinh tế toàn cầu mà sẽ không còn bị phó mặc cho các cơ chế thị trường ư? Chúng ta không nói ở đây về chủ nghĩa Cộng sản kiểu cũ, tất nhiên, chỉ về loại nào đó của tổ chức toàn cầu mà có thể kiểm soát và điều tiết nền kinh tế, cũng như hạn chế chủ quyền của các nhà nước-quốc gia khi cần thiết. Các nước đã có khả năng làm việc đó trong hoàn cảnh chiến tranh, và bây giờ chúng ta trên thực tế đang tiến đến một tình trạng chiến tranh ý tế.

Chúng ta không được sợ để lưu ý đến tác động phụ có lợi tiềm năng của bệnh dịch. Một trong những biểu tượng kéo dài của bệnh dịch là những hành khách bị mắc kẹt trong sự cách ly trên những tàu du lịch lớn. Đúng là sự thoát nợ với sự tà dâm của các tàu như vậy tôi nói, mặc dù chúng ta phải cẩn trọng rằng sự du hành đến các đảo hẻo lánh hay các khu nghỉ dưỡng khác sẽ không một lần nữa trở thành đặc quyền riêng của số ít người giàu, như nhiều thập niên trước với việc đi máy bay. Các công viên giải trí đang trở thành các thị trấn ma—hoàn hảo, tôi không thể hình dung một chỗ chán và ngu hơn Disneyland. Sản xuất xe hơi bị tác động nghiêm trọng—tốt, điều này có thể buộc chúng ta nghĩ về sự thay thế cho sự ám ảnh của chúng ta với các xe cá nhân. Danh sách có thể tiếp tục.

Trong một bài phát biểu mới đây, Viktor Orban đã nói: “Không có cái thứ như một người khai phóng (tự do-liberal). Một người khai phóng chẳng là gì hơn một người Cộng sản với một tấm bằng.”3 Nếu điều ngược lại đúng thì sao? Nếu chúng ta gọi tên những người lo cho các quyền tự do của chúng ta là “những người khai phóng”, và chúng ta gọi những người biết rằng chúng ta có thể cứu các quyền tự do đó chỉ với những sự thay đổi triệt để vì chủ nghĩa tư bản toàn cầu đang tới một khủng hoảng, là “những người Cộng sản”, thì ngày nay chúng ta phải nói rằng những người trong chúng ta mà vẫn thừa nhận mình như những người Cộng sản, là các nhà khai phóng với một tấm bằng—những người khai phóng mà nghiên cứu nghiêm túc vì sao các giá trị khai phóng của chúng ta đang dưới sự đe doạ và biết rằng chỉ một sự thay đổi triệt để có thể cứu chúng.

1 https://www.theguardian.com/.../irans-deputy-health....

2 Tôi mang ơn Andreas Rosenfelder vì sự thấu hiểu này.

3 https://www.euronews.com/.../hungary-s-orban-lashes-out....

#ZizekCovid-19

2021 June 26

No comments:

Post a Comment