Friday, July 23, 2021

Câu chuyện giáo dục: Cái thời chúng tôi học văn

 Cho đến bây giờ, kiến thức vẫn được chia thành hai loại: chính thống và phi chính thống theo quan điểm. Người giám định văn hóa duy nhất có thẩm quyền là đảng, hiện thân trong cái gọi là Ban Tuyên-Giáo, Ban Tuyên-Huấn, Ban Khoa-Giáo, Ban Văn hóa-Tư tưởng v.v. Những gì không được các Ban nói trên cho là chính thống thì quần chúng nhân dân không được biết đến. Và ở đây, tất cả đều như văn bản đã lập sẵn, nhân dân bị giới hạn về nhận thức do sự học hỏi hạn hẹp, còn các vị quản giám các ban nói trên thì đầu óc cằn cỗi, nghèo nàn mỗi ngày một nhàm chán với 1 mớ lý luận càng lâu càng trở nên cũ rích.

Học trò cũng chẳng phải ngoại lệ, thời tôi đi học, muốn viết văn cho kêu, ko vào đầu thì cũng ở đoạn kết, cái câu hay được buông vào với dòng " Được sinh ra, lớn lên và học tập dưới mái trường xã hội chủ nghĩa..." đã nằm lòng trong nhiều học sinh cũng như thơ TH, nên cứ thuộc lòng, nhắm mắt ko cần nghĩ và viết là đúng dàn ý được lặp đi lặp lại trong nhiều bài văn thời những năm 196X.

"Thơ Tố Hữu mở ra không phải một dòng thơ, mà một biển thơ, một thời đại thơ... Từ Tố Hữu thơ Việt Nam bước vào một chân trời mới... Mênh mông lắm!" (Hoài Thanh)

Văn học phải có tính cm, thế nên ở thời đại thơ này "Trong các cuốn Văn tuyển người ta đưa cả thơ Sóng Hồng vào, có những bài chỉ trên mức vè thôn xóm một chút, chỉ vì nhà thơ Sóng Hồng chính là ông Trường Chinh đáng kính. Nhiều nhất vẫn là thơ Tố Hữu. Ðến nỗi trong một buổi Tố Hữu đến giảng tại Trường Nghiệp vụ Văn hóa, kịch sĩ Bửu Tiến phải đứng lên xin hỏi:

- Thưa anh Tố Hữu, theo anh thì thơ anh hay hay thơ cụ Nguyễn Du hay?

Nhà thơ khiêm tốn trả lời:

- Tôi không dám so sánh tôi với cụ Tiên Ðiền. Thơ của tôi chưa được kiểm chứng qua thời gian, nó là thơ thời hiện tại. Cần phải có một khoảng cách mới đánh giá được...

- Vậy tại sao trong các kỳ thi tuyển, thi tốt nghiệp học sinh không học thơ Nguyễn Du mà chỉ học thơ anh mới có hi vọng đỗ? - Bửu Tiến hỏi tiếp - Lâu nay đề thi nào cũng là thơ Tố Hữu cả, trò nào không học thơ Tố Hữu tất trượt.

- Cái này không phải lỗi tại tôi. Các đồng chí phải đấu tranh với Bộ Giáo dục.

Bửu Tiến cười nhạt:

- Bộ Giáo dục chúng tôi không ngại. Nhưng cái chính là muốn đấu tranh chúng tôi phải biết tránh đâu ... "

(Vũ Thư Hiên)

7 comments:

  1. Văn học cm thời chúng tôi là học trò:
    Thời gian này các nhà lãnh đạo bỗng nổi cơn sính văn chương. Các nhà-thơ-lãnh-tụ xuất hiện, lúc đầu còn bẽn lẽn, còn dè dặt, càng về sau càng tự nhiên. Nguyễn Chí Thanh không làm thơ được như Trường Chinh, Lê Ðức Thọ thì làm nhà phê bình. Các tác phẩm vốn đã bị các tên lính gác cổng tư tưởng ở các Nhà xuất bản, các cấp tuyên giáo xét nét duyệt đi duyệt lại, nay lại thêm ông tướng Quảng Lạc nhảy vào soi mói. Lác đác cũng có những tác phẩm không đến nỗi tồi, nhưng chỉ cần trong đó có vài dòng không vừa lòng ông tướng, thế là sấm sét lại nổi lên đùng đùng trên bầu trời văn chương, tác giả của chúng bị đánh tơi tả. Ðó là những trường hợp xảy ra với Hà Minh Tuân (tiểu thuyết Vào Ðời), với Phù Thăng (tiểu thuyết Phá Vây).
    (Vũ Thư Hiên)

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hoàng Quôc Thành
      Chửi các nhà văn thời VNCH là bồi bút , tui thấy phần đông nhà văn ta còn tệ gấp trăm lần , bồi bút của bồi bút . Cứ địch là xấu , ta là tốt . Giờ giỏi viét đi ai thèm đọc trong giai đoạn tham nhũng , cường quyền này . Văn là phải thật thiên hạ mới coi .

      Delete
    2. Hoàng Quôc Thành, chả có cái cóc khô gì đáng là tác phẩm phản ánh thời đại trừ tuyên truyền ca tụng nhảm nhí trên báo đài.
      Có cái gì đáng ca tụng ở cái xh ko tử tế, con người sống càng ngày càng ko quân tử, thiếu đạo đức... ko?
      Còn những người viết đúng viết thật thì ko xuất bản được, hoặc phải ra sách ở nước ngoài.

      Delete
  2. Thuyen Dao
    Bạn tôi mạnh miệng ghê ta...

    ReplyDelete
    Replies
    1. Thuyen Dao, phần mạnh nhất và cái ý chung nằm trong ngoặc kép cả.
      Mình chỉ dẫn ra thôi.
      Điều này hầu như ai cũng trải qua gần 1 đời rồi.

      Delete
    2. Thuyen Dao
      Nguyễn Cao Bình, Thằng bé bị bắt giữ xe vì ổ bánh mì biết ông cán bộ nói sai mà không dám lên tiếng vì sợ quy kết: Chống người thi hành công vụ.

      Delete
    3. Thuyen Dao, thằng bé chỉ là dân đen.
      Nhiều cán bộ danh tiếng, những ngày đầu kháng chiến tính cách như anh hùng, về sau như con giun hèn hạ...
      Cũng bởi cái nước mình nó thế!
      Và Fidel lại đúng bởi nói: Con người là sản phẩm của xh!

      Delete