Thursday, July 8, 2021

Thế giới & ĐDVH (8)

 7.

BÌNH TĨNH VÀ HOẢNG LOẠN!

Các phương tiện truyền thông của chúng ta lặp lại không ngừng công thức “Đừng hoảng loạn!” và rồi chúng ta nhận được tất cả dữ liệu mà không thể không gây ra hoảng loạn. Tình hình giống tình cảnh tôi nhớ từ thời trẻ của chính tôi trong một nước Cộng sản khi các quan chức chính phủ thường xuyên trấn an công chúng rằng không có lý do nào cho sự hoảng loạn cả. Tất cả chúng tôi đã đều coi sự trấn an như vậy là một dấu hiệu rõ ràng rằng bản thân họ đang hoảng loạn.

Sự hoảng loạn có logic của riêng nó. Sự kiện rằng, ở Vương quốc Anh, do hoảng loạn coronavirus, ngay cả các cuộn giấy vệ sinh đã biến mất khỏi các cửa hàng nhắc nhở tôi về sự cố kỳ quặc với giấy vệ sinh từ thời trẻ của tôi ở Nam Tư Xã hội chủ nghĩa. Đột nhiên, một tin đồn lan ra rằng không có đủ giấy vệ sinh. Các nhà chức trách ngay lập tức đưa ra những lời trấn an rằng có đủ giấy vệ sinh cho sự tiêu dùng bình thường, và, đáng ngạc nhiên, điều này đã không chỉ đúng mà hầu hết người dân thậm chí đã tin nó đúng. Tuy vậy, một người tiêu dùng trung bình lập luận theo cách như sau: tôi biết là có đủ giấy vệ sinh và tin đồn là sai, nhưng nếu ai đó coi tin đồn này một cách nghiêm túc và, trong một sự hoảng loạn, bắt đầu mua dự trữ quá nhiều giấy vệ sinh, gây ra một sự thiếu hụt thật thì sao? Cho nên tốt hơn bản thân tôi cũng mua dự trữ. Thậm chí không cần để tin rằng ai đó khác coi tin đồn là nghiêm túc—là đủ để giả sử rằng ai đó khác tin rằng có những người coi tin đồn một cách nghiêm túc—kết quả là như nhau, cụ thể là sự thiếu giấy vệ sinh thật trong các cửa hàng. Cái gì đó tương tự xảy ra ở Vương quốc Anh và California ngày nay?*

Cái tương ứng kỳ lạ của loại sợ quá mức đang xảy ra này là sự thiếu hoảng loạn khi hoàn toàn có lý do chính đáng. Trong vài năm gần đây, sau các bệnh dịch SARS và Ebola, chúng ta được cảnh báo lặp đi lặp lại rằng một bệnh dịch mới nặng hơn nhiều chỉ là vấn đề thời gian, rằng câu hỏi đã không phải là NẾU mà là KHI NÀO. Mặc dù chúng ta tin chắc về sự thật của những sự tiên đoán khủng khiếp này, bằng cách nào đó chúng ta đã không coi chúng một cách nghiêm túc và đã không thích hành động và tiến hành những sự chuẩn bị nghiêm túc—chỗ duy nhất chúng ta đối phó với chúng đã là trong các phim như Contagion (Bệnh lây).

Cái sự tương phản này nói với chúng ta là, sự hoảng loạn không phải là cách thích hợp để đối mặt với một mối đe doạ thật. Khi chúng ta phản ứng trong sự hoảng loạn, chúng ta không coi mối đe doạ một cách nghiêm túc—ngược lại, chúng ta tầm thường hoá nó. Hãy chỉ nghĩ ý niệm có đủ giấy vệ sinh là việc quan trọng giữa bệnh dịch chết người là nực cười đến thế nào. Như thế phản ứng phù hợp đối với đại dịch coronaviruss là gì? Chúng ta học được gì và chúng ta phải làm gì để đương đầu với nó một cách nghiêm túc?

Khi tôi gợi ý rằng đại dịch coronaviruss có thể tăng một cuộc sống mới cho chủ nghĩa Cộng sản, lời xác nhận của tôi, như được kỳ vọng, đã bị chế nhạo. Mặc dù có vẻ rằng cách tiếp cận mạnh của nhà nước Trung quốc đối với khủng hoảng đã có kết quả—hay chí ít đã hoạt động tốt hơn nhiều cái bây giờ đang xảy ra ở Italy, logic độc đoán cũ của những người Cộng sản nắm quyền cũng rõ ràng chứng tỏ các hạn chế của nó. Một thí dụ đã là sự sợ hãi đưa tin xấu cho những người nắm quyền (và cho công chúng) mà vượt trội hơn những kết quả thực tế—đấy đã là lý do vì sao những người báo cáo đầu tiên về virus mới đã bị bắt, và có những báo cáo rằng một hiện tượng tương tự đang xảy ra bây giờ khi bệnh dịch giảm bớt.

"Do áp lực để đưa Trung Quốc quay lại làm việc sau sự đóng cửa vì coronavirus nên một sự cám dỗ cũ đang sống lại: giả mạo dữ liệu sao cho nó cho các quan chức cấp cao cái họ muốn thấy. Hiện tượng này đang diễn ra ở tỉnh Chiết Giang, một trung tâm công nghiệp ở duyên hải phía đông, dưới dạng của sự sử dụng điện. Ít nhất ba thành phố ở đó đã giao các chỉ tiêu cho các nhà máy địa phương để đạt được sự tiêu thụ điện bởi vì họ sử dụng dữ liệu đó để cho thấy sự phục hồi sản xuất, theo những người quen với vấn đề. Việc đó đã thúc một số doanh nghiệp vận hành máy móc của họ ngay cả khi các nhà máy của họ vẫn trống không, người ta nói thế."[1]

Chúng ta cũng có thể đoán cái gì tiếp theo khi những người nắm quyền biết được sự đánh lừa này: các nhà quản lý địa phương sẽ bị lên án về sự phá hoại và bị trừng trị nghiêm khắc, như thế tái tạo vòng luẩn quẩn của sự ngờ vực. Cần đến một Julian Assange Trung quốc để vạch trần sự che giấu trong phản ứng của Trung Quốc đối với bệnh dịch cho công chúng. Nhưng nếu đấy không phải là chủ nghĩa Cộng sản mà tôi nghĩ đến, thì tôi muốn nói gì bằng chủ nghĩa Cộng sản? Để hiểu nó, ta chỉ cần đọc tuyên bố công khai của WHO. Đây là một tuyên bố gần đây:

"Tổng giám đốc WHO Dr. Tedros Adhanom Ghebreyesus đã nói hôm thứ Năm rằng mặc dù các nhà chức trách y tế công khắp địa cầu có khả năng để chống lại thành công sự lây lan của virus, WHO lo rằng trong một số nước mức cam kết chính trị không xứng với mức đe doạ. “Đây không phải là một cuộc diễn tập. Đây không phải là lúc để bỏ cuộc. Đây không phải là lúc cho những sự biện minh. Đây là lúc cho việc làm hết sức mình. Các nước đã lập kế hoạch cho các kịch bản như thế này hàng thập niên rồi. Bây giờ là lúc để hành động theo những kế hoạch đó,” Tedros nói. “Bệnh dịch này có thể bị đẩy lui, nhưng chỉ với cách tiếp cận tập thể, được phối hợp, toàn diện mà thu hút toàn bộ bộ máy chính quyền.” [2]

Ta có thể nói thêm rằng một cách tiếp cận toàn diện như vậy phải vượt xa hơn bộ máy của các chính phủ đơn lẻ: nó phải bao hàm sự huy động nhân dân địa phương bên ngoài sự kiểm soát nhà nước cũng như sự phối hợp và cộng tác quốc tế mạnh và hiệu quả. Nếu hàng ngàn người phải nằm viện với các vấn đề hô hấp, sẽ cần đến số các máy trợ thở tăng lên rất nhiều, và để có được chúng, nhà nước phải can thiệp trực tiếp theo cùng cách như nó can thiệp trong điều kiện chiến tranh khi cần đến hàng ngàn khẩu pháo. Cũng phải tìm sự hợp tác với các nhà nước khác. Như trong một chiến dịch quân sự, thông tin phải được chia sẻ và các kế hoạch được phối hợp đầy đủ. Đấy là tất cả cái tôi có ý nói bằng “chủ nghĩa Cộng sản” cần đến ngày nay, hoặc, như Will Hutton diễn đạt:

Bây giờ, một hình thức của toàn cầu hoá thị trường tự do, không bị điều tiết với thiên hướng của nó cho các khủng hoảng và các đại dịch chắc chắn đang chết. Nhưng hình thức khác mà nhận ra sự phụ thuộc lẫn nhau và tính ưu việt của hoạt động tập thể dựa vào bằng chứng đang sinh ra.

Cái bây giờ vẫn chiếm ưu thế là lập trường “mỗi nước vì bản thân mình”:

có những sự cấm đoán quốc gia về việc xuất khẩu các sản phẩm then chốt như vật tư y tế, với các nước quay lại sự phân tích của riêng họ về khủng hoảng giữa những sự thiếu hụt cục bộ và những cách tiếp cận bừa bãi, thô thiển đến sự ngăn chặn.[3]

Đại dịch coronavirus không chỉ báo hiệu giới hạn của sự toàn cầu hoá thị trường, nó cũng báo hiệu hạn chế thậm chí còn chí tử hơn của chủ nghĩa dân tuý dân tộc chủ nghĩa mà khăng khăng về chủ quyền quốc gia đầy đủ: đã hết rồi với “Mỹ (hay bất cứ nước nào) trên hết!” vì nước Mỹ có thể được cứu chỉ qua sự phối hợp và cộng tác toàn cầu. Tôi không là một người utopian (không tưởng) ở đây, tôi không kêu gọi cho một sự đoàn kết được lý tưởng hoá giữa nhân dân—ngược lại, khủng hoảng hiện thời chứng tỏ rõ ràng sự đoàn kết và hợp tác toàn cầu là lợi ích sống sót của tất cả và mỗi chúng ta đến thế nào, chính là thứ ích kỷ duy lý duy nhất để làm như thế nào. Và không chỉ coronavirus: bản thân Trung Quốc bị cúm lợn cự kỳ lớn nhiều tháng trước, và bây giờ bị đe doạ bởi triển vọng của một sự lan tràn châu chấu. Và, như Owen Jones đã lưu ý,[4] khủng hoảng khí hậu đang giết nhiều người quanh thế giới hơn coronavirus, nhưng không có sự hoảng loạn nào về việc này.

Từ một quan điểm vô liêm sỉ, sức sống chủ nghĩa (vitalist), người ta có thể bị cám dỗ để thấy coronavirus như một sự lây nhiễm có lợi mà cho phép loài người thoát khỏi những người già, yếu và bệnh tật, giống như nhổ đi cỏ thối rữa một nửa để cho những cây trẻ hơn, khoẻ hơn có thể phát triển, và như thế đóng góp cho sức khoẻ toàn cầu. Cách tiếp cận Cộng sản rộng mà tôi chủ trương là cách duy nhất cho chúng ta để bỏ lại đằng sau một lập trường thô thiển như vậy. Những dấu hiệu của việc cắt bớt sự đoàn kết vô điều kiện đang có thể thấy rõ rồi trong những cuộc tranh luận đang diễn ra, như trong sự lưu ý sau đây về vai trò của “ba người khôn ngoan” nếu bệnh dịch chuyển hướng thảm khốc hơn ở Vương quốc Anh:

Các bệnh nhân NHS (Dịch vụ Sức khoẻ Quốc gia) có thể bị từ chối sự chăm sóc cứu sống trong một đợt bùng phát coronavirus nghiêm trọng ở nước Anh nếu các đơn vị chăm sóc tăng cường (ICU) vật lộn để đương đầu, các bác sĩ cấp cao đã cảnh báo. Theo cái gọi là thủ tục “ba người khôn ngoan”, ba cố vấn cấp cao trong mỗi bệnh viện sẽ buộc phải đưa ra các quyết định về phân phối sự chăm sóc như các máy trợ thở và giường bệnh, trong sự kiện các bệnh viện bị đầy nghẹt bệnh nhân.”[5]

“Ba người khôn ngoan” sẽ dựa vào các tiêu chuẩn nào? Hy sinh những người yếu nhất và những người già nhất? Và tình hình này không mở ra không gian cho sự tham nhũng khổng lồ ư? Chẳng phải các thủ tục như vậy cho biết rằng chúng ta đang sẵn sàng để ban hành logic tàn bạo nhất về sự sống sót của kẻ thích hợp nhất (về mạnh được yếu thua)? Như thế, lần nữa, sự lựa chọn chúng ta đối mặt là: sự man rợ hay loại nào đó của chủ nghĩa Cộng sản được phát minh lại.

-----

*Câu trả lời là chắc chắn. Tác giả mô tả hiện tượng tích trữ (hay kỳ vọng về tích trữ) gây ra thiếu hụt, một trong những hiện tượng phổ biến và rất quen thuộc mà trong kinh tế học (và xã hội học) được gọi là kỳ vọng tự thực hiện [self-fulfiling expectattion], nói cách khác là các hiện tượng nơi ý nghĩ, ý thức của những con người tham gia quyết định kết cục [chú thích của người dịch].

1 https://www.bloomberg.com/.../China-s-push-to-jump-start....

2 https://edition.cnn.com/.../coronavirus-covid.../index.html.

3 https://www.theguardian.com/.../the-coronavirus-outbreak....

4 https://www.theguardian.com/.../governments-coronavirus....

5 https://www.msn.com/.../coronavirus-weakest.../ar-BB10raxq

#ZizekCovid-19

No comments:

Post a Comment