Wednesday, July 7, 2021

Thế giới & ĐDVH (7)

 6.

VIRUS Ý THỨC HỆ

Một câu hỏi lý thú do đại dịch coronavirus nêu ra, thậm chí cho một người không-chuyên gia về thống kê học như tôi, là: dữ liệu chấm dứt và ý thức hệ bắt đầu ở đâu?

Có một nghịch lý hoạt động ở đây: thế giới của chúng ta càng được kết nối, thì một tai hoạ địa phương càng có thể kích sự sợ hãi và cuối cùng một thảm hoạ toàn cầu. Trong mùa Xuân 2010, một đám mây bụi từ một sự bùng nổ núi lửa nhỏ ở Iceland, một nhiễu loạn nhỏ trong cơ chế phức tạp của cuộc sống trên Trái đất, gây ra một sự ngưng trệ giao thông hàng không trên hầu hết châu Âu. Nó đã là một sự nhắc nhở sắc nét về loài người vẫn chỉ là một trong nhiều loài sinh vật trên hành tinh Trái đất như thế nào, bất chấp tất cả hoạt động ghê gớm của nó để biến đổi tự nhiên. Tác động kinh tế xã hội có tính tai hoạ của một sự bùng nổ nhỏ như vậy chính là do tính dễ vỡ của sự phát triển công nghệ của chúng ta, trong trường hợ này là hàng không. Một thế kỷ trước, một sự bùng nổ như vậy đã trôi qua mà chẳng ai để ý. Sự phát triển công nghệ làm cho chúng ta độc lập hơn với tự nhiên và đồng thời, ở mức khác nhau, phụ thuộc hơn vào những sự thất thường của tự nhiên. Và cũng thế cho sự lây lan của coronavirus: giả như nó đã xảy ra trước các cuộc cải cách của Đặng Tiểu Bình, thì thậm chí có lẽ chúng ta đã chẳng nghe về nó.

Một thứ là chắc chắn: một mình sự cách ly, xây nhiều tường mới và thêm những sự cách ly, sẽ không có kết quả. Cần đến sự đoàn kết vô điều kiện đầy đủ và một phản ứng được điều phối toàn cầu, một hình thức mới của cái một thời được gọi là chủ nghĩa Cộng sản. Nếu chúng ta không định hướng các cố gắng của chúng ta theo hướng này, thì Vũ Hán hôm nay rất có thể là thành phố điển hình của tương lai của chúng ta. Nhiều dystopia hình dung rồi một tương lai tương tự: chúng ta ở nhà, làm việc trên máy tính của chúng ta, liên lạc qua hội nghị video, tập luyện trên một máy ở góc của văn phòng tại gia của chúng ta, đôi khi thủ dâm trước một màn hình chiếu cảnh tình dục khiêu dâm, và nhận thức ăn được chuyển đến, chẳng bao giờ đích thân thấy những con người khác.

Tuy vậy, có một triển vọng giải phóng bất ngờ được che giấu trong tầm nhìn khủng khiếp này. Tôi phải thú nhận rằng trong những ngày vừa qua này tôi đã thấy mình đang mơ đi thăm Vũ Hán. Những đường phố hoang vắng trong một siêu đô thị—các trung tâm đô thị thông thường nhộn nhịp trông như các thành phố ma, các cửa hàng với cửa mở và không khách hàng nào, chỉ một người đi bộ một mình hay một chiếc xe độc nhất ở đây ở đó, cho một cái nhìn thoáng qua về một thế giới không-tiêu dùng chủ nghĩa có thể trông giống cái gì. Vẻ đẹp u sầu của các đại lộ trống rỗng của Thượng Hải hay Hồng Kông nhắc nhở tôi về vài bộ phim cũ hậu-tận thế như On the Beach (Trên Bờ biển), mà cho thấy một thành phố với hầu hết dân cư của nó bị quét sạch—không có sự phá huỷ lớn ngoạn mục nào, chỉ là thế giới ở đó không còn sẵn sàng trong tầm tay, đang đợi chúng ta, nhìn vào chúng ta và vì chúng ta nữa. Ngay cả những khẩu trang trắng, được vài người đi xung quanh đeo, tạo ra một tình trạng nặc danh dễ chịu và sự giải phóng khỏi áp lực xã hội được nhận ra.

Nhiều người trong chúng ta nhớ kết luận nổi tiếng của tuyên ngôn Tình huống chủ nghĩa (Situationist) của các sinh viên được công bố trong năm 1966: Vivre sans temps mort, jouir sans entraves (sống không có thời gian chết, tận hưởng không có những sự cản trở). Nếu Freud và Lacan đã có dạy chúng ta bất cứ thứ gì, chính là công thức này, lý do tối cao của một lệnh siêu bản ngã [superego injunction] trong thực tế là một công thức cho thảm hoạ (vì, như Lacan đã chứng minh một cách khéo léo, siêu bản ngã ở mức cơ bản nhất của nó là một lệnh để tận hưởng, không phải là một hành động phủ định cấm cái gì đó): sự thôi thúc để lấp đầy thời gian được phân cho chúng ta trong mọi thời khắc bằng sự can dự mạnh một cách không thể tránh khỏi sẽ kết thúc trong một sự đơn điệu nghẹt thở. Thời gian chết—những thời khắc của sự rút lui, của cái những người thần bí cổ gọi là Gelassenheit, sự thanh thản—là cốt yếu cho sự phục hồi kinh nghiệm sống của chúng ta. Và, có lẽ, người ta có thể hy vọng rằng một trong những hệ quả không lường trước của những sự cách ly coronavirus trong các thành phố khắp thế giới sẽ là, chí ít một số người sẽ sử dụng thời gian được giải thoát khỏi hoạt động bận rộn và nghĩ về (sự vô) ý nghĩa của tình trạng khó chịu của họ.

Tôi biết đầy đủ về mối nguy hiểm tôi đang ve vãn trong việc đưa ra công khai những suy nghĩ này. Tôi không làm một phiên bản mới của việc quy cho các nạn nhân đau khổ sự thấu hiểu thật sâu hơn nào đó từ vị trí bên ngoài (vẫn) an toàn của tôi và như thế hợp pháp hoá một cách vô liêm sỉ sự đau khổ của họ? Khi một công dân đeo khẩu trang của Vũ Hán đi loanh quanh tìm thuốc hay thực phẩm, dứt khoát không có suy nghĩ chống-tiêu dùng chủ nghĩa nào trong đầu người đó, chỉ có sự hoảng loạn, sự tức giận và sự sợ hãi thôi. Yêu cầu của tôi chỉ là, ngay cả các sự kiện kinh khủng có thể có các hệ quả tích cực không tiên đoán được.

Carlo Ginzburg đã đề xuất ý niệm rằng việc cảm thấy xấu hổ về nước mình, không phải sự yêu thương nó, có thể là dấu hiệu thật của sự thuộc về nó. Có thể, trong thời gian cách ly và sự yên tĩnh bắt buộc này, một số người Israeli sẽ lấy sự cam đảm để cảm thấy xấu hổ trong quan hệ với chính trị được Netanyahu và Trump thực hiện nhân danh họ—tất nhiên, không theo nghĩa sự xấu hổi vì là Do Thái, ngược lại, cảm thấy xấu hổ vì cái chính trị Israeli đang làm ở Bờ Tây đối với di sản quý giá nhất của bản thân đạo Do Thái (Judaism). Có thể, một số người Anh sẽ lấy sự can đảm để cảm thấy xấu hổ về sự mê mẩn ước mơ ý thức hệ mà đã mang lại Brexit cho họ. Nhưng đối với những người trong cách ly ở Vũ Hán và khắp thế giới, không phải là thời gian để cảm thấy xấu hổ và bị bêu xấu mà đúng hơn là thời gian để lấy sự can đảm và kiên nhẫn bền bỉ trong cuộc đấu tranh của họ. Những người duy nhất thực sự phải xấu hổ ở Trung Quốc là những người công khai coi nhẹ bệnh dịch trong khi lại bảo vệ mình quá đáng, hoạt động giống các quan chức Soviet quanh Chernobyl mà đã công khai cho rằng không có sự nguy hiểm nào trong khi ngay lập tức sơ tán gia đình của chính họ, hay những nhà quản lý cấp cao mà công khai phủ nhận sự nóng lên toàn cầu nhưng đang mua nhà ở New Zealand hay xây dựng các bunker để sống sót ở Rocky Mountains rồi. Có lẽ, sự oán hận của công chúng chống lại các tiêu chuẩn kép như vậy (mà đang buộc các nhà chức trách để hứa sự minh bạch rồi) sẽ sinh ra một tác động phụ tích cực không lường trước của cuộc khủng hoảng này.

#ZizekCovid-19

No comments:

Post a Comment