Monday, February 12, 2024

SAPIENS: Bí mật thành công của Sapiens

Homo Sapiens, loài người cuối cùng, đã tiến hóa qua nhiều hình thái xh khác nhau. Làm thế nào Sapiens có thể định cư nhanh chóng trong những môi trường mới xa lạ có đặc điểm sinh thái khác biệt, ko như những vùng họ đã sinh sống? Làm thế nào chúng ta vượt được những loài người khác, kể cả Neanderthan?

Và câu trả lời nằm ở yếu tố quyết định, đó là: Homo sapiens đã chinh phục thế giới nhờ ngôn ngữ độc đáo của mình.

Các đế chế tạo ra những lượng thông tin khổng lồ. Trong hàng triệu năm phát triển ở giai đoạn sơ khai, con người đã chứa thông tin ở 1 nơi duy nhất: bộ não.

Dù siêu phàm đến đâu, những bộ óc con người ko phải là 1 thiết bị lưu trữ tốt cho những cơ sở dữ liệu có kích cỡ đế chế vì 3 lý do chính.

Thứ nhất: năng lực của nó bị giới hạn. Các bậc thầy ghi nhớ ko thể vượt qua giới hạn này khi phải nhớ từng chi tiết nhỏ. Ví dụ: 1 luật sư có thể thuộc lòng cả 1 bộ luật, nhưng ko thể nhớ hết chi tiết của từng vụ kiện.

Thứ hai: khi những bậc siêu phàm chết, bộ óc của họ cũng chết theo. Bất cứ thông tin nào chứa trong bộ óc đó cũng bị xóa sạch trong vòng 1 thế kỷ. Từ thời hái lượm, con người có thể chuyển giao ký ức, tuy nhiên, sau ít lần chuyển giao như vậy, thông tin có xu hướng bị cắt giảm hoặc thất thoát.

Thứ ba: cũng là lý do quan trọng nhất, não người đã thích nghi để lưu trữ và xử lý ko chỉ những dạng thông tin cụ thể. Thời kỳ hái lượm, áp lực tiến hóa làm bộ não phải chứa đựng lượng thông tin rộng lớn về động & thực vật, địa lý và xh. Nhưng trong bối cảnh phức tạp hơn của xh sau Cách mạng Nông nghiệp, 1 dạng thông tin mới bắt đầu trở nên quan trọng: những con số.

Từ bộ óc hái lượm, con người ko thích nghi kịp với việc lưu trữ và xử lý thông tin về các con số. Ko có khả năng này sẽ ko thể có được số liệu về thu nhập và tài sản của từng người, số liệu về những khoản thanh toán... (phục vụ cho việc thu thuế). Muốn quản lý được tất cả những vấn đề tương tự, cần có thêm hàng triệu bit dữ liệu được lưu trữ và xử lý.

Ko có khả năng này, nhà nước sẽ ko thể biết được nguồn lực mình có và nguồn lực nào có thể khai thác thêm. Bộ não người hầu hết sẽ bị quá tải trong trường hợp này.

Tộc người đầu tiên vượt được vấn đề này là người Sumer cổ đại. Những thiên tài vô danh lúc đó đã tìm ra 1 hệ thống lưu trữ và xử lý thông tin bên ngoài bộ não, nó được tạo theo nhu cầu xử lý các dữ liệu toán học có khối lượng lớn.

Do đó, người Sumer đã giải phóng trật tự xh khỏi giới hạn của bộ não, mở đường cho sự xuất hiện của các tp, vương quốc và đế chế. Hệ thống xử lý dữ liệu được người Sumer phát minh ra gọi là CHỮ VIẾT.

Người Sumer đã kết hợp 2 dạng ký tự trên những phiến đất sét. Họ sử dụng hệ thống số thập phân và lục phân. Chúng ta đã thừa hưởng nhiều di sản quan trọng từ hệ lục phân này (chia ngày thành 24 giờ, chia vòng tròn thành 360 độ). Dạng ký tự thứ hai biểu thị con người, động vật, hàng hóa, đất đai, dữ liệu và nhiều hơn nữa.

Tuy nhiên, hệ thống chữ viết Sumer chỉ có thể ghi lại các dữ liệu, nó chưa đủ ký tự để thể hiện tất cả những gì thuộc về con người (lịch sử, thơ ca v.v.). Sau thời kỳ với chữ viết sơ khai của người Sumer, ký tự Latinh, ký tự tượng hình Ai Cập và chữ nổi Braille là những chữ viết đầy đủ vì có thể ghi lại cả dữ liệu, có thể viết thơ tình, sách lịch sử, luật kinh doanh.

Hệ thống chữ viết đầy đủ xuất hiện ở Trung Hoa khoảng 1200 năm TCN và ở Trung Mỹ khoảng 1000-500 năm TCN.

Việc xử lý dữ liệu ngày càng khác nhiều so với cách suy nghĩ tự nhiên của con người. Trước thế kỷ 19 đã có 1 bước quyết định được tiến hành vào 1 thời điểm nào đó và dù chưa đầy đủ, hệ thống chữ viết này đã trở thành ngôn ngữ thống trị thế giới.

Hệ thống này có thể lưu trữ và xử lý các dữ liệu toán học với hiệu quả chưa từng thấy. Được cấu tạo từ 10 ký tự, đại diện cho các số từ 0 đến 9, nó đã được người Ả-rập biết đến khi xâm lược Ấn Độ và cải tiến để truyền bá khắp Trung Đông, và sau đó ở châu Âu.

Người ta tiếp tục hoàn thiện nó với các ký hiệu cộng, trừ, nhân. Bắt đầu từ đây, cơ sở của các ký hiệu toán học hiện đại ra đời. Và gần đây, ngôn ngữ toán học đã có thêm 1 hệ thống chữ viết mang tính cách mạng hơn với hệ thống chữ viết nhị phân vi tính chỉ gồm 2 ký tự: 0 và 1.

Chữ viết sinh ra để làm kẻ hầu hạ cho ý thức của con người, nhưng dần dần nó lại đóng vai trò ông chủ. Những chiếc máy vi tính khó có thể hiểu được cách Homo sapiens nói, cảm nhận và mơ ước. Vì vậy, chúng ta đang dạy Homo sapiens cách nói, cảm nhận và mơ ước bằng ngôn ngữ của những con số mà máy vi tính có thể hiểu được.

Lĩnh vực trí thông minh nhân tạo tiếp tục được nghiên cứu để tạo ra 1 dạng trí thông minh mới. Những bộ phim như Ma Trận, Kẻ Huỷ Diệt kể về cái ngày hệ nhị phân phá bỏ gông xiềng. Khi con người cố gắng giành lại quyền kiểm soát hệ nhị phân nổi loạn này, nó đáp trả bằng cách quét sạch loài người.

(Tóm lược từ cuốn Sapiens - Lược sử loài người của Yuval Noah Harari)

No comments:

Post a Comment