Friday, May 23, 2025

Sự đời: Ở ngưỡng 70

Sống ko nhàm chán và Sáng Tạo 

Sáng tạo là sự pha trộn tinh tế giữa cái mới/lạ và giá trị. Một thứ sáng tạo sẽ vừa mới mẻ vừa hữu ích theo cách nào đó. Có thể nghĩ sáng tạo là làm ra thứ gì đó độc đáo, nhưng thực tế ko hẳn vậy. Thứ chúng ta cho là "mới" đơn giản chỉ là những cái có sẵn được phối lại theo 1 cách thức khác*.

Các nhà nghiên cứu gọi đây là “tư duy phân nhánh” (divergent thinking). Lối tư duy này hiệu quả khi phải sáng tạo, tìm lời giải cho một vấn đề mới (bao gồm cả vấn đề cũ nhưng ở trong hoàn cảnh mới).

Rất khó để tạo ra điều gì đó hoàn toàn mới mà vẫn có giá trị. Nó đòi hỏi rất nhiều, bởi quá trình này là việc mài dũahoàn thiện qua nhiều năm. Nhưng đó lại là khởi nguồn của sự sáng tạo miệt mài. Đằng sau mỗi bản giao hưởng nổi tiếng hoặc thiết bị công nghệ hiện đại nhất có thể là hàng trăm ý tưởng thất bại. Để có một bản hit, người ca sĩ cũng phải thu âm và bỏ đi rất nhiều bài hát khác. Đối với mỗi bước đột phá khoa học, đã có hàng trăm lý thuyết được chứng minh là sai.

Nếu coi cuộc sống là 1 cuốn sách. Thì tác giả phải tự viết những trang của mình (trừ trang đầu và cuối do Định Mệnh). Nó sinh động hay tẻ nhạt phụ thuộc vào bản chất phong phú hay nghèo nàn, còn lại là giá trị tạo nên từ bản sắc của ngôn từ. Đó là lao động nghệ thuật – là việc dành thời gian để sáng tạo.

(*): Ví dụ, hợp âm của bản "Canon in D" của nhà soạn nhạc thế kỷ 17 Johann Pachelbel đã được làm mới lại hàng trăm lần với các nhạc cụ hiện đại để tạo ra rất nhiều bài hát nổi tiếng trong vài thập kỷ qua.

NOTE: Đầu tư vào ý tưởng bằng cách tập trung vào bản chất thay vì những cảm hứng hào nhoáng/bề ngoài. Hãy học từ câu nói của 1 trong những người giỏi nhất: "Không phải tôi quá thông minh, tôi chỉ bỏ thời gian để suy nghĩ về các vấn đề lâu hơn" (Einstein).

3 comments:

  1. Có nhiều cách ''phối'': theo cách của nhạc sĩ bằng ''âm điệu'', hoặc như họa sĩ với ''sắc màu'', cũng có thể tạo ra ko gian từ ''các bản thiết kế'' của kts...
    Nhưng thể hiện bằng cách nào thì vẫn phải từ chính con người mình, là tác phẩm kỳ diệu nhất của Tạo Hóa, và ko ngừng hoàn thiện, phát triển nó từng ngày, nâng lên cao hơn theo từng phiên bản mới, thậm chí có thể ''tái sinh'' sau những đổ nát và đứng dậy mạnh mẽ hơn từ điêu tàn.

    ReplyDelete
  2. Cũng như 1 cơ chế sống. Con người tồn tại và sáng tạo để thích ứng và tiến hóa. Tuy nhiên, sapiens ở cấp độ cao hơn các loài khác nhiều.
    Dù vậy, ko phải cùng loài là vượt trội/hơn hẳn. Sáng tạo còn có thể gọi là phát minh/sáng chế. Đặc biệt tập trung nhiều ở châu Âu từ khi con người ở đây biến tri thức thành sức mạnh, vượt lên cao hơn các vùng khác khư khư bảo tồn những gì được coi là tinh túy (và hầu như ko tiếp tục khai phá nữa).
    Hấp thụ và tiêu hóa là con đường/cơ chế tự nhiên để tồn tại và tăng trưởng của bất cứ giống/loài nào. Tuy nhiên, ở xh bế tắc, con người ko tiêu hóa được những thứ nhẽ ra phải được hấp thu, nên cuối cùng là hiện tượng táo bón trở nên phổ biến. Và tiếp theo là 1 xh lụn bại.
    Tiêu hóa được ''ngôn ngữ'' mới là cập nhật trên tinh thần tiến bộ, để luôn sáng tạo cái mới từ cái cũ. Như tôi thấy là ví dụ của những năm 70s ở Hungary từ hãng xe Toyota. Cũng như nhiều hãng khác của Nhật mang dòng chữ Made in Japan: từ những sản phẩm chưa phải là hàng đầu, chỉ mới được biết đến đã nhanh chóng nắm được dòng chảy sáng tạo, bắt kịp được xu hướng toàn cầu và trở nên nổi tiếng và là nhà sx ô tô lớn nhất thế giới (sx khoảng 10 triệu xe/năm).

    ReplyDelete
  3. Tôi cũng có thể phối theo ý của mình từ những gì biết được/cập nhật mỗi ngày. Đó có thể là những gì từ những bài viết, trong những cuốn sách tuyệt vời và những bộ phim hay ... hoặc, cả từ những người chê bai tôi nữa!

    ReplyDelete