Thursday, August 31, 2017

Ai trả lời được câu hỏi này của người Do Thái?

"Hai người đàn ông cùng leo ra khỏi một ống khói, một người mặt mũi sạch sẽ còn một người lại nhem nhuốc, dính đầy muội than. Ai sẽ là người đi rửa mặt?".
Có một anh sinh viên thành tích học tập rất tốt, không có môn nào bị dưới điểm A. Anh ta lại vô cùng ham học hỏi, thấy gì hay là muốn học liền. Một ngày nọ, anh ta đọc được vài trang trong cuốn sách Talmud - Trí tuệ của người Do Thái thấy hay quá, bèn quyết định đến tìm một giáo sĩ Do Thái nổi tiếng ở thành phố nơi anh ta sống để xin được giảng dạy thêm.
Trước khi giúp anh sinh viên, giáo sĩ nói, đây là quyển sách sâu sắc nhất về trí tuệ của người Do Thái, do đó ông sẽ thử kiểm tra trí thông minh của anh chàng bằng một câu hỏi, rồi mới quyết định có giúp anh ta nghiên cứu cuốn sách hay không.
Anh sinh viên đồng ý và giáo sĩ đặt câu hỏi:
- Hai người đàn ông cùng leo ra khỏi một ống khói, một người mặt mũi sạch sẽ còn một người lại nhem nhuốc, dính đầy muội than. Ai sẽ là người đi rửa mặt?
Anh sinh viên nhanh nhảu đáp:
- Người mặt bẩn sẽ đi rửa mặt! Đây mà cũng được gọi là một câu hỏi ư?
Giáo sĩ thủng thẳng trả lời:
- Sai rồi. Người mặt sạch sẽ đi rửa mặt. Người mặt bẩn nhìn thấy người mặt sạch nên nghĩ mặt mình cũng sạch. Người mặt sạch nhìn người mặt bẩn nghĩ rằng mặt mình cũng bẩn nên anh ta đi rửa mặt.
Anh sinh viên há miệng ngạc nhiên, xin thêm một cơ hội nữa. Giáo sĩ vẫn đưa ra câu hỏi y hệt ban đầu. Lần này, anh sinh viên trả lời: "Không phải vừa mới nói người mặt sạch đi rửa mặt đấy sao!"
Giáo sĩ chỉ cười rồi đáp:
- Cả hai cùng đi rửa mặt. Người mặt sạch nhìn thấy người mặt bẩn, nghĩ mặt mình cũng bẩn nên đi rửa mặt. Sau đó người mặt bẩn thấy người mặt sạch đi, cũng liền đi theo.

Sự thông tuệ của người Do Thái là điều khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ.
Anh sinh viên không biết nói năng ra làm sao nữa, bèn năn nỉ xin một câu hỏi khác. Vị giáo sĩ vẫn chỉ hỏi lại câu hỏi ban đầu.
- Trời ơi, rõ ràng nói hai người cùng đi rửa mặt mà!
Giáo sĩ lại lắc đầu, đáp:
- Vẫn chưa đúng. Chẳng ai trong số họ đi rửa mặt cả. Người mặt bẩn nhìn thấy người mặt sạch nên anh ta cũng nghĩ mình không bị nhem nhuốc, nên không đi rửa mặt. Còn người mặt sạch thấy người mặt bẩn không rửa mặt thế thì mình cũng cần gì phải rửa nữa.
Anh sinh viên không còn tin vào tai mình nữa. Tất cả câu trả lời của anh ta đều sai, anh ta cố đấm ăn xôi, năn nỉ giáo sĩ cho anh ta thêm một cơ hội cuối cùng. Giáo sĩ đồng ý và vẫn chỉ hỏi câu hỏi y hệt như cũ. Anh sinh viên tuyệt vọng gào lên:
- Không ai đi rửa mặt cả! Thầy vừa nói thế rồi mà!
Vị giáo sĩ cười ha hả đáp lời:
- Đây là một câu hỏi vô nghĩa, chẳng có lý gì khi hai người cùng chui ra từ một ống khói, lại có người dính bẩn, người sạch sẽ cả!
Bài học rút ra là dù bạn có thông minh đến đâu, nhưng nếu bạn dùng cả đời để theo đuổi những câu hỏi sai lầm, thì cuối cùng câu trả lời cũng chẳng đưa bạn đi đến đâu cả.

Lê Minh (Debrecen,VIDI69) st

Wednesday, August 30, 2017

Sôcôla "made in Vietnam" (2)

Các bạn trở lại phần trước ở đây

ELLE: Vincent Mourou – Giám đốc sáng tạo của một công ty quảng cáo tại San Francisco. Samuel Maruta – nhân viên một ngân hàng của Pháp. Hai người gặp nhau tại Việt Nam năm 2011 và ý tưởng cùng nhau gây dựng nên một thương hiệu chocolat “bean to bar” (loại chocolate được cùng một nhà sản xuất thực hiện toàn bộ từ khâu xử lý hạt cacao đến khi xuất xưởng thanh chocolate thành phẩm) đầu tiên tại Việt Nam. Câu chuyện thành công về thương hiệu chocolate cao cấp của họ lại là một cuộc hành trình hoàn toàn ngẫu nhiên, được tạo nên bởi chính sự tôn trọng tính nguyên bản.

Vincent Mourou-Rochebois là người Mỹ gốc Pháp theo học chuyên ngành khoa học thần kinh tại ĐH Michigan, một trong những trường công có tiếng nhất ở Mỹ. Anh có kinh nghiệm 9 năm làm phim và quảng cáo tại Hollywood và thành phố London. Năm 2010, anh du lịch qua Việt Nam, Lào, Campuchia và khoảng thời gian đó đã khiến cuộc sống của anh thay đổi.
Trong khi đó, Samuel Maruta lớn lên ở miền Tây Nam nước Pháp, sau đó anh sống tại Paris rồi chuyển đến Scotland và Tokyo. Lần đầu tiên anh tới Việt Nam là năm 1996 khi còn là sinh viên. Nhiều năm sau đó anh đã quay trở lại Việt Nam để giúp một ngân hàng Pháp mở chi nhánh tại đây. Khi đó, anh đứng trước quyết định tiếp tục làm việc trong ngành ngân hàng ở một nơi khác hoặc ở lại Việt Nam. Và cuối cùng, như nhiều người khác, anh đã chọn đất nước này.
Hai người đàn ông Pháp đã tình cờ gặp nhau trong một chuyến khám phá và cùng chung ý định sẽ theo đuổi một dự án mới. Maruta và Mourou đã tìm hiểu về những nỗ lực trước đó nhằm tạo dựng nền công nghiệp sản xuất ca cao ở đồng bằng sông Cửu Long vì khí hậu nhiệt đới nơi đây khá thích hợp cho kế hoạch này. Ý tưởng trên đã thôi thúc hai người đàn ông gốc Pháp cùng nhau học cách làm chocolate tại một đất nước mà ngành chocolate vẫn còn rất mới mẻ. Khi bắt đầu, Sam Maruta, 41 tuổi và Vincent Mourou, 43 tuổi đã từ bỏ công việc chính lúc đó của mình để thành lập nên Marou Faiseours de Chocolat – một công ty chuyên về các loại chocolate single-origin (loại chocolate được sản xuất 100% từ hạt cacao thu hoạch trên một nông trại hoặc một vùng đất nhất định) được đặt tại ngoại ô TP Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Bốn năm sau, Marou Faiseours de Chocolat đã gây bất ngờ cho toàn thế giới với thương hiệu chocolate cao cấp Marou, Vincent & Samuel đã điều hành doanh nghiệp có lợi nhuận và còn góp phần giúp Việt Nam có mặt trong bản đồ chocolate thế giới.
Thành công này cũng mang tới doanh thu triệu đô cho hai nhà sáng lập, với mục tiêu cung cấp tới thị trường thế giới 100kg chocolate mỗi ngày.

Vincent Mourou (trái) và Samuel Maruta, đồng sáng lập của hãng sản xuất chocolate "bean to bar" đầu tiên của Việt Nam. Ảnh: Hoàng Đình Nam/AFP
Chia sẻ trong cuộc trò chuyện với Talk Việt Nam, cả Maruta và Mourou đều khẳng định họ chưa bao giờ hối hận về quyết định của mình.
Từ khi nào mà hai anh có ý tưởng sản xuất chocolate tại Việt Nam và việc đó đã bắt đầu như thế nào?
Samuel Maruta: Mọi chuyện bắt đầu từ 5 năm trước, cụ thể là đầu năm 2011. Lúc đó tôi và Vincent có dịp về một vùng quê để tìm cây cacao. Chúng tôi đã gặp một người trồng cacao ở đó. Trên đường trở về vào ngày 1/2/2011, chúng tôi đã quyết định thử làm chocolate. Vào thời điểm ấy chúng tôi chưa hề có kinh nghiệm làm chocolate nên đó là một quyết định khá phiêu lưu.
Vincent Mourou: Khi tôi và Sam bắt đầu làm chocolate chúng tôi không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Hồi đó cacao Việt Nam không thật sự được biết đến rộng rãi trên thị trường thế giới. Chúng tôi phải học hỏi rất nhiều. Trong quá trình làm chocolate, chúng tôi nhận ra cacao trồng tại đây có chất lượng rất tốt.
Tìm được nơi trồng cacao ở Việt Nam không phải là việc dễ dàng, nhưng nếu bạn tìm được thì đó là nguồn nguyên liệu sản xuất ra chocolate hảo hạng.
Điều gì đặc biệt ở cacao Việt Nam đã khiến hai anh quyết định sản xuất chocolate tại đây?
Samuel Maruta: Ngay từ đầu chúng tôi không hề biết cacao Việt Nam có chất lượng tốt. Quy mô sản xuất cacao ở Việt Nam rất nhỏ, chỉ dưới 0,1% tổng sản lượng của thế giới. Nhưng sau đó chúng tôi nhận ra rằng cacao của Việt Nam ít nhưng lại rất tinh. Năm nay cacao Việt Nam được Hiệp hội cacao quốc tế công nhận là sản phẩm có vị ngon hảo hạng, sánh vai cùng cacao của một số ít các quốc gia khác.

Từ những vườm ươm cacao được trồng dày đặc tại các tỉnh Bến Tre, Lâm Đồng, Tiền Giang... của Việt Nam. Vào thời điểm bắt đầu phát triển, cacao được xem là loại trái cây giúp thay thế dần những vườn dừa, khi giá dừa giảm xuống chỉ còn 500 đồng/quả. Ảnh: Oivietnam.
Chocolate Marou được đánh giá là một trong những loại chocolate, nếu không phải là đầu tiên, sản xuất theo hình thức bean-to-bar (từ hạt cho đến thanh chocolate) ở Việt Nam. Hình thức sản xuất chocolate này có gì đặc biệt?
Vincent Mourou: Bean-to-bar bao gồm các công đoạn xử lý và chế biến hạt cacao tới khi ra thành phẩm là các thanh chocolate. Hình thức này vừa mới lại vừa không mới. Chocolate luôn được làm từ hạt cacao, tuy nhiên, theo thời gian, ngày càng ít các công ty sản xuất chocolate trực tiếp từ hạt cacao. Nhiều công ty mua lại chocolate được làm sẵn từ 4 đến 5 các tập đoàn sản xuất chocolate quy mô lớn, vì thế, các công ty sản xuất chocolate nhỏ lẻ đã dường như vắng bóng khỏi thị trường. Tuy nhiên gần đây, các công ty sản xuất chocolate quy mô nhỏ đã cho thấy một sự trỗi dậy. Sản phẩm của họ có chất lượng rất tốt và có hương vị độc đáo đặc trưng cho mỗi vùng miền.
Một điều khác biệt nữa về công ty của chúng tôi là chocolate được sản xuất ngay tại nước trồng nguyên liệu. Điều này nghe có vẻ lạ nhưng hầu hết chocolate trên thế giới thường được làm ở các nước khí hậu lạnh như Pháp, Thụy Sĩ và Bỉ. Nhưng đó lại không phải nơi trồng cây cacao nguyên liệu. Tôi và Sam nhất trí rằng mình sẽ không làm như vậy. Chúng tôi sản xuất chocolate tại chính quốc gia trồng ca cao. Một trong những lý do chính là vì chúng tôi ở gần với nông dân trồng ca cao hơn. Và vì thế chúng tôi có thể hợp tác chặt chẽ hơn với họ trong đảm bảo các tiêu chí như chất lượng sản phẩm, điều rất quan trọng đối với chúng tôi.

Người dân dùng chai nhựa khoét đuôi có chứa lá khô và mỡ vịt để thu hút kiến và các côn trùng phá hoại trên cây.

Công nhân đóng gói thanh chocolate tại Marou, nhà sản xuất chocolate "bean to bar" đầu tiên của Việt Nam. Ảnh: Hoàng Đình Nam/AFP.
Cả hai đều đã bỏ công việc trước đây để đến với chocolate, các anh có suy nghĩ gì về quyết định hồi đó của mình?
Vincent Mourou: Tôi chưa bao giờ suy nghĩ lại về quyết định đó. Tôi không hối hận về việc tới Việt Nam và cũng chưa bao giờ thấy hối hận về quyết định chuyển sang làm chocolate. Tôi và Sam đã có cơ hội thực hiện một ý tưởng thú vị của riêng mình và cho đến giờ thì chúng tôi vẫn cảm thấy may mắn vì đã chọn con đường đó.
Thế còn Sam, anh nghĩ sao về điều này?
Samuel Maruta: Không giống như Vincent, công việc trước đây của tôi không hề hào nhoáng, bóng bẩy. Tôi không làm việc ở Hollywood như Vincent mà là làm trong ngành ngân hàng. Khi tôi nói với mọi người rằng tôi làm chocolate, họ tỏ ra khá phấn khích và tôi nghĩ đó là một điều tốt.

Khi chín, quả cacao có rất nhiều màu sắc bắt mắt. Ảnh: RiceCreative.

Câu chuyện về chocolate Marou giống như một hành trình đam mê, từ những hạt cacao trồng tại nhiều trang trại của người VN ở Lâm Đồng, Đồng Nai, Bến Tre, Bà Rịa và Tiền giang hai doanh nhân người Pháp đã tạo ra sản phẩm chocolate mang thương hiệu Marou nổi tiếng. Đây được coi là một trong số ít những sản phẩm có xuất xứ Việt được xếp vào nhóm xa xỉ trên thế giới.


(Ảnh: Marou chocolate)

[Tạp chí ELLE Man tháng 12/2016] Như một câu ngạn ngữ Pháp: “Le hasard fait bien des choses.” (Sự ngẫu nhiên luôn tạo nên những điều tốt đẹp). Cuộc trò chuyện giữa ELLE MAN và hai nhà sáng lập thương hiệu của chocolate MAROU: Vincent Mourou & Samuel Maruta sẽ thể hiện cho điều đó.

Bí quyết kinh doanh thời trang: Đổi thay để tồn tại

Những biến động về thị trường, sự gia tăng của tầng lớp trung lưu tại nhiều quốc gia đang phát triển là một hiện tượng đáng chú ý hiện nay, nhất là tại châu Á, nơi đang tập trung nhiều cơ hội làm bùng nổ vấn đề này ở nhiều nơi, trong đó có VN.

Cơ duyên nào đã đưa hai anh tới Sài Gòn? Và tại sao hai anh chọn nơi này để gây dựng nên thương hiệu Marou?

Vincent: Thực ra chúng tôi không chọn Sài Gòn mà mảnh đất này đã chọn chúng tôi. Chúng tôi đã ở Việt Nam từ trước khi quyết định mở thương hiệu chocolat của riêng mình. Sau đó, tôi xin nghỉ việc một thời gian để “xả hơi”. Chuyến du lịch khám phá bản thân đã đưa tôi đến với Sài Gòn. Một cách tình cờ, trong khi đang có suy nghĩ thử làm một điều gì đó hoàn toàn mới tại thành phố này, tôi đã gặp Samuel. Cả hai đều nhận thấy rằng cacao tại Việt Nam có lịch sử từ rất lâu đời nhưng chưa có ai khai thác nó triệt để tạo thành một sản phẩm chocolate.

Chúng tôi là những “kẻ ngoại đạo” trong thế giới chocolate! Nhưng cả hai đều thấy bản thân mình cũng có đủ sự thông minh và đam mê khám phá những điều mới lạ, lại hoàn toàn có thể học lại từ đầu một lĩnh vực gì đó khá nhanh. Vì lẽ đó, chúng tôi đã quyết định thử làm chocolate số lượng nhỏ bắt đầu từ căn bếp nhỏ của Samuel. Song song với việc mày mò sản xuất đó, chúng tôi cũng bắt đầu nghĩ về ý tưởng và chiến lược cho thương hiệu. Chúng tôi muốn mọi thứ đều phải là nguyên bản: từ nguyên liệu thô, đến khâu pha chế, sản xuất, ý tưởng, chất liệu bao bì, đóng gói,… Tất cả phải được tạo nên từ chính nơi đây – Việt Nam. Đa số những nước trồng cacao lại không sản xuất ra chocolate. Đây là một điều ngược đời! Nó khiến chúng tôi trăn trở rất nhiều.

Việc sản xuất một sản phẩm chưa bao giờ được sản xuất tại Việt Nam đối với hai người nước ngoài như các anh sẽ gặp không ít những khó khăn?

Vincent & Samuel: Chính xác! (Cười). Chúng tôi phải nhập khẩu khá nhiều máy móc để phục vụ cho việc sản xuất. Ngoài ra, còn có một vấn đề nữa là việc xuất khẩu chocolat như thế nào. Mọi người đều biết rằng tại Việt Nam chưa hề có một thương hiệu chocolat nào. Chúng tôi đã quyết định chỉ phân phối chocolat MAROU tại các cửa tiệm gia vị, thực phẩm cao cấp những cửa hàng miễn thuế tại sân bay; những quán dạng boutique hay concept store.

Samuel: Chúng tôi đầu tư rất nhiều thời gian và tiền bạc vào việc duy trì chất lượng cacao. Khi công việc kinh doanh may mắn phát đạt hơn, chúng tôi đầu tư một ê-kíp gồm 6 người chuyên đi đến 6 vùng sản xuất để kiểm định chất lượng nguyên liệu. Ngoài ra, chúng tôi trả lương cao hơn thị trường 80% cho những người nông dân.
Nơi khởi nghiệp của 13 câu chuyện kinh doanh vĩ đại
Khởi nghiệp luôn là những câu chuyện kinh doanh lắm chông gai, đầy gian khó nhưng là cảm hứng cho những ai dám dấn thân và thử thách.

Có phải vì thế mà giá một thanh chocolate của MAROU đắt bằng, thậm chí hơn một số sản phẩm nổi tiếng khác như Lindt, Côte D’Or?

Vincent: Ôi xin bạn đừng so sánh chúng tôi với những thương hiệu công nghiệp đó. Bạn không thể so sánh những thỏi Nespresso pha sẵn với một tách cà phê trong một tiệm cà phê workshop hay một quán cà phê mà bạn biết chắc về chất lượng tươi ngon của nó được, phải không nào? Một thanh chocolat MAROU chỉ có cacao nguyên chất với một chút đường mía. Ngoài ra, chúng tôi không sử dụng bất kỳ chất bảo quản hay thành phần phụ gia nào khác.


 Sôcôla Marou được sản xuất và đóng gói thủ công tại VN

Hai doanh nhân đam mê sự ngọt ngào của chocolate sẵn sàng từ bỏ công việc của mình để thành lập công ty chocolate Marou. 

Họ đã thu mua hạt ca cao tại ba trong số bốn đồn điền của ông Võ Thanh Phước (64 tuổi) để sấy khô, lên men và trả tiền bảo hiểm theo giá thị trường đối với những hạt có chất lượng tốt hơn trung bình.

"Khi chúng tôi bắt đầu, những người nông dân nghĩ chúng tôi thật điên rồ. Nhưng bây giờ, họ đang cố gắng sản xuất ra nhiều hạt ca cao hơn", Vincent Marou, đồng sáng lập của công ty Mourou nói với AFP khi ông cắn nhẹ lên một nhân cacao.

Mỗi bao hạt ca cao đều được kiểm tra riêng về mùi, màu sắc, hàm lượng và hương vị để đảm bảo chất lượng tốt cho những mẻ chocolate.

Cơ hội cho ngành ca cao Việt Nam phát triển

Ca cao có thể được thực dân Pháp trồng thử tại Việt Nam vào cuối thế kỷ 19, nhưng chưa bao giờ thực sự được xem như một cây hoa màu.

Khi nhu cầu về chocolate chất lượng cao trên thế giới tăng lên, đặc biệt là ở thị trường mới nổi thì nguồn cung từ các nhà sản xuất truyền thống như Bờ Biển Ngà lại không đủ đáp ứng vì hầu hết cây ca cao đang rơi vào giai đoạn già cỗi. Chính vì vậy, ngành công nghiệp này đang nhắm đến Việt Nam như một nhà cung cấp mới.

Giá ca cao đạt mức cao kỷ lục từ khoảng nửa năm nay (tính đến cuối tháng Giêng), trong bối cảnh những lo ngại về hàng tồn kho và một số con số ngành công nghiệp đang cảnh báo về mức thâm hụt có thể có của một triệu tấn ca cao vào năm 2020.
Ông Chris Jackson, chuyên gia kinh tế hàng đầu của Ngân hàng Thế giới tại Hà Nội nhận định: Ngành công nghiệp chocolate hiện "không còn hy vọng để đa dạng hóa" nguồn cung cấp hạt ca cao bởi sự sụt giảm sản lượng hạt tại nhiều nước do nguy cơ sâu bệnh tăng cao hoặc tình trạng bất ổn chính trị.

Thống kê của Tổ chức ca cao quốc tế cho thấy, sản lượng ca cao ở Việt Nam hiện nay mới đạt 5.000 tấn mỗi năm, chỉ bằng khoảng 1/3 con số 1,4 triệu tấn xuất khẩu của Bờ Biển Ngà.

“Tuy nhiên, điều này lại là cần thiết cho ngành công nghiệp sản xuất ca cao của Việt Nam một cơ hội phát triển”, Gricha Safarian, Giám đốc điều hành của Puratos Grand-Place, một liên doanh Bỉ trong đó sản xuất phần lớn chocolate cung cấp cho nhiều khách sạn, tiệm bánh, công ty kem tại Việt Nam cũng như xuất khẩu chocolate chất lượng cao và hạt ca cao ra nước ngoài cho biết.

Từ kinh nghiệm làm việc trong ngành công nghiệp ca cao non trẻ của Việt Nam trong hai thập niên, Safarian cho rằng: "Việt Nam có lợi thế để trở thành một nhà sản xuất hạt ca cao chất lượng với quy mô trung bình”.

"Trong những năm tiếp theo, thị trường hạt ca cao chất lượng sẽ mở rộng hơn do nguồn cung sụt giảm trong khi nhu cầu chocolate chất lượng tăng lên, đặc biệt là ở châu Á”, Safarian nói.

Chocolate của Việt Nam nổi bật trên thị trường với “nhiều hương vị khác nhau do hạt ca cao Việt Nam có những điểm khác biệt hơn so với hạt ca cao châu Phi”, Safarian nói thêm.

Ngành ca cao Việt Nam trước những lựa chọn bước ngoặt

"Ngành ca cao của Việt Nam thực sự đang đứng trước những lựa chọn quyết định - nó có thể đi theo chất lượng hoặc số lượng", ông Viên Kim Cương, cán bộ quản lý chương trình phát triển ca cao của tổ chức phi chính phủ  Helvetas (Thụy Sĩ), người trực tiếp làm việc chứng nhận ca cao cho nông dân nói.

Việt Nam là nước nổi tiếng về xuất khẩu nông sản như cung cấp khoảng 50% sản lượng cà phê Robusta thô trên thế giới, và xuất khẩu cá da trơn giá rẻ nhưng liên tục vấp phải các biện pháp chống bán phá giá của Hoa Kỳ.

Marou và Puratos Grand hy vọng chính phủ phải có một lộ trình thị trường rõ ràng hơn đối với sản xuất và tiêu thụ ca cao để tạo điều kiện cho họ tăng thêm giá trị tại địa phương và xây dựng danh tiếng cho chocolate cao cấp Việt Nam.

Các sản phẩm chocolate “Made in Việt Nam” đã bắt đầu được tìm thấy trong nhà hàng từ Paris đến Tokyo. "Chúng tôi chuyển đổi một sản phẩm nông nghiệp, hạt ca cao cộng với đường thành chocolate chất lượng cao, sản phẩm cao cấp trên thị trường xuất khẩu" Safarian nói.

Việc Marou và Samuel Maruta thiết lập một công ty chocolate "bean to bar" tại Việt Nam là một rủi ro vì Việt Nam là một nước vốn không được biết đến nhiều với ca cao, chocolate cũng như không nhiều mặt hàng xuất khẩu chất lượng cao.

Nhưng cặp đôi này đã thành công trong sản xuất chocolate đơn nguồn gốc Việt Nam tạo nên một cuộc cách mạng mới, một cuộc nổi loạn chống lại sự độc quyền trong một ngành công nghiệp bị chi phối bởi những tên tuổi lớn như Kraft và Ferrero, Ý.
Từ nhà máy sản xuất tại thành phố Hồ Chí Minh, họ hiện đang xuất khẩu gần hai tấn chocolate một tháng cho 15 quốc gia trên thế giới.

“Chúng tôi muốn thúc đẩy chất lượng ca cao, để ca cao Việt Nam được biết đến với chất lượng chứ không phải số lượng", hai nhà đồng sáng lập Morou & Samuel Maruta nói.

Các quan chức tại Bộ Ngoại giao vinacacao cho biết họ đặt mục đích tăng sản lượng ca cao năm lần vào năm 2020, nhưng từ chối cung cấp thêm chi tiết.

Tăng cường chất lượng

Những nhà thu mua lớn bao gồm cả MARS (công ty đứng đầu ngành công nghiệp chế biến hạt ca cao) sẵn sàng tạo điều kiện cho ngành ca cao Việt Nam phát triển với chất lượng cao hơn, thậm chí sẽ đưa ra "chứng nhận" chất lượng ca cao. MARS đã cam kết sẽ sử dụng hạt ca cao đã được chứng nhận vào năm 2020.

"Việt Nam sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp hạt ca cao chất lượng được chứng nhận cho MARS", giám đốc phát triển ca cao của MARS  tại Việt Nam Đinh Hải Lâm nói với AFP.

Ca cao có thể  đem lại nguồn thu nhập tốt cho người nông dân, nhưng chỉ khi họ có thể nhận được tiền bảo hiểm cho ca cao của họ và phí bảo hiểm đó sẽ dựa trên chất lượng, Safarian nói.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là làm thế nào để khẳng định chất lượng cho chocolate Việt Nam.

"Người tiêu dùng Việt Nam liệu đã tin tưởng vào sản phẩm của nước mình chưa", Safarian e ngại khi đề cập đến sở thích “sính ngoại” của người tiêu dùng Việt Nam.

"Điều này sẽ thay đổi", ông nói.

"Bạn không thể tiếp cận thị trường chocolate ở Việt Nam như bạn tiếp cận nó ở Pháp hay Bỉ", thị trường hạt dẻ có thể không có khả năng phát triển nhưng  thị trường chocolate hoàn toàn có cơ hội phát triển do khẩu vị của tầng lớp trung lưu mới nổi ở Việt Nam đã phát triển, ông nói thêm.

"Là người kinh doanh chocolate trong 30 năm, tôi chưa bao giờ gặp bất cứ ai không thích chocolate ngay từ lần nếm đầu tiên”, Safarian khẳng định.

Theo AFP, ELLE, SOHA, VTV

Tuesday, August 29, 2017

Chân lý hiển nhiên và sự thật bị chối bỏ

Vào năm 1610, khi hướng ống kính thiên văn về phía sao Mộc, Galilê (Galileo Galilei) đã phát hiện ra 4 vệ tinh lớn nhất của sao Mộc là Io, Europa, Callisto và Ganynede.

Galilê là nhà thiên văn học, nhà vật lý học Italia. Ông là người đầu tiên dùng kính viễn vọng quan sát các thiên thể. Ông là "cha đẻ của việc quan sát thiên văn học hiện đại", "cha đẻ của vật lý hiện đại", cha đẻ của khoa học" và "cha đẻ của Khoa học hiện đại"

Trên bầu trời có vô vàn những vì sao, với người xưa, chúng hoàn toàn xa xôi và thần bí. Ở thời đại Galilê sống, những người theo Thiên Chúa giáo đều tin rằng tất cả các vì sao đều đứng yên, như gắn chặt vào một cái vòm mà trung tâm là Trái đất. Là một người sùng đạo, ngoài Kinh Thánh, Galilê thường đọc sách của các nhà khoa học nổi tiếng, nhất là nghiên cứu về học thuyết vũ trụ của Aristoteles. Tuy nhiên, khi đi sâu/tìm tòi về nội dung của những cuốn sách này, Galilê dần dần phát hiện ra có rất nhiều vấn đề Aristoteles chỉ phán đoán thông qua cảm tính và kinh nghiệm mà không có tư duy biện chứng chặt chẽ. 

Galilê bắt đầu hoài nghi về Thuyết Địa tâm. Ông đã dùng kính viễn vọng quan sát thấy các thiên thể chuyển động và viết trong sách của mình rằng: “Tất cả không phải là tĩnh tại, mặt trời đang quay, trái đất cũng đang quay. Trái đất không chỉ quay quanh mặt rời mà còn tự quay quanh mình nó theo một trục”Ông là người đầu tiên chứng minh và phát triển Thuyết Nhật tâm (Mặt trời là trung tâm vũ trụ) của Côpecnich.

Một hành tinh với các hành tinh nhỏ hơn quay quanh nó không thích hợp với các nguyên tắc của Thiên văn học Aristoteles, nhiều nhà thiên văn học và triết học ban đầu đã từ chối tin rằng Galilê đã phát hiện ra những vật thể như thế.

Học thuyết của Galilê đã xúc phạm đến tín ngưỡng của Giáo hội. Giáo hội không chấp nhận một học thuyết khác với truyền thống, muốn mọi người mãi mãi tin rằng Trái đất là trung tâm của vũ trụ. Galilê nhận được sự cảnh cáo của Giáo hoàng, cấm ông tuyên truyền cho Thuyết Nhật tâm dưới mọi hình thức.

Galilê bị công kích dữ dội, những cuốn sách của ông bị cấm. Cuộc chiến giữa ông và Giáo hội bắt đầu, mặc dù đã 69 tuổi và ốm yếu vì bệnh tật, ông vẫn bị Tòa án của Giáo hội áp giải đến Roma xét xử. Galilê cuối cùng buộc phải từ bỏ Thuyết nhật tâm của mình và sống những ngày cuối đời trong cảnh bị quản thúc theo lệnh của Tòa án Giáo hội.
Sau đó không lâu Galilê đã trút hơi thở cuối cùng, nhưng ông vẫn tin rằng: ánh sáng chân lý chắc chắn sẽ chiến thắng mọi thế lực đen tối.

Hơn 300 năm sau, năm 1979 Tòa thánh La Mã đã công khai xác nhận sự đúng đắn của Galilê. Giáo hoàng chính thức tuyên bố, phán quyết của Tòa thánh La Mã đối với Galilê là sai lầm nghiêm trọng. Lịch sử cuối cùng đã công bằng và đúng đắn đối với nhà khoa học vĩ đại, tên tuổi của Galilê mãi mãi được loài người kính trọng.

Sưu tầm từ nhiều nguồn

Monday, August 28, 2017

NHIỀU THỰC PHẨM "BẨN" ĐƯỢC BÁN TẠI USA

1 - THỊT:

Smithfield Farms, là nông trại sản xuất thịt heo lớn nhất ở Mỹ, đã được bán cho TQ vào tháng tới, với sự đồng lòng hỗ trợ của các cổ đông trong Công ty !! Heo vẫn sẽ được nuôi ở Mỹ, nhưng giết mổ và đóng gói ở bên Tàu, trước khi được chuyển về lại Mỹ để bán. Loại thực phẩm này được đóng gói dưới nhãn hiệu:
• Morrell.
• Eckrich.
• Krakus.
• Cudahy.
• Bắp chân cao cấp.
• Cook.
• Gwaltney.
Y chang như thịt gà, khi đóng gói, họ ghi “Được nuôi ở Mỹ” nghĩa là quy trình sản xuất không phải từ TQ. Tất cả thịt gà sẽ được làm và bán cho hầu hết các nhà hàng ăn nhanh, cũng như các trường học, và siêu thị để làm bánh sanwiches. Gian dối tuyệt vời, vì thế cơ quan FDA lại phải ra tay. Việc giết mổ và chế biến ở TQ không phù hợp với những đòi hỏi ở Mỹ.

2 - HẢI SẢN:

Gần đây chúng tôi đã biết rằng: chủ nhân của hãng Starkist Salmon là Hàn Quốc, đang có sự xung đột lớn với những yêu cầu của Mỹ về hồ sơ liên quan đến vấn đề phẩm chất, an toàn, nhưng phía Hàn Quốc từ chối để cung cấp.
Đọc thêm tài liệu trên Google về vấn đề này, thậm chí trong đó có bài còn cho biết:  cách nào để bảo vệ tránh việc ăn cá rô phi từ TQ.
Tôi cũng tham gia đặc biệt “On Sale” 4 ngày của chợ Albertson, mua 1 tặng 3 bao cá rô phi đông lạnh về. Bảo đảm, trên đầu của bao, nó in "nuôi từ nông trại", và dưới cùng của bao trong hàng chử nhỏ xíu, nó in "Trung Cộng" (!!!!!!!)
Vì thế hãy đọc hết cho đến chữ cuối cùng đấy…..
Vừa qua, trên truyền hình, một Thanh tra Thực phẩm cho hay: ông đã sống ở ngoại quốc, và từng chứng kiến việc nuôi dưỡng, và chế biến thực phẩm trong điều kiện dơ bẩn đủ làm cho bạn mắc ói. Một số nhân công phải mang mặt nạ để làm việc trong những nơi này, vì sự hôi thối và bẩn thỉu của thực phẩm làm họ phải ói mữa. Nhiều loài cá trong nông trại hằng ngày được nuôi bằng nước thải lỗ cống. Ông ta bảo rằng:   sẽ không bao giờ ăn bất cứ loại thực phẩm nào của chúng, vì đã chứng kiến 'thâm cung bí sử' của ngành sản xuất này. Chúng nuôi bằng rác rến, sau đó đóng gói đóng hộp rồi thêm vào thực phầm màu, và mùi vị, rồi  sau đó xuất cảng qua Mỹ, và Gia nã Đại, cho quý vị và gia đình tiêu thụ. Họ đưa vào Mỹ cho Quý vị mua, và hạ độc Quý vị, cũng như gia đình Quý vị.
Hầu hết các sản phẩm cá đônglạnh đều đến từ TQ. hoặc INDONESIA. Trên mặt trước của gói hàng ghi là “CÁ NGỪ THÁI BÌNH DƯƠNG”, nhưng nhớ tìm đọc HÀNG CHỮ IN NHỎ RÍT. Hầu hết sản phẩm đến từ trại cá vùng Á châu, nơi mà không có quy định của Liên bang Hoa Kỳ về cách nuôi cá là những loại cá khó minh định được. (Có Trời mà biết, “bí mật quốc gia” mà lị!)
Mới vừa qua, Montreal Gazette có một bài viết của Chính phủ Canada về cách TQ nuôi cá: Chúng dùng giỏ (đan bằng dây) đựng cứt gà giữa ao cá, và nuôi cá bằng cứt gà ...  ý ẹhhh!
Nếu Quý vị tìm kiếm trên internet về cách nuôi cá của TQ, Quý vị sẽ được cảnh báo; chẳng hạn như Hormone, chất kích thích chóng lớn, thuốc trụ sinh dành cho người đã quá hạn ! Đừng bao giờ mua bất kỳ loại cá, hoặc động vật, có vỏ từ các nước sau đây:
• Việt Nam.
• TQ.
• Philippines.
Hãy tự kiểm tra lấy.

3 - NÔNG SẢN :

Rau quả:
• Đại đa số là rau đông lạnh nhập cảng từ TQ không an toàn.
• Một số lớn từ châu Âu, hoặc từ vườn của những quốc gia Bắc cực như: Na uy, Alaska, Canada, là OK.
Tỏi :
TQ là nước sản xuất tỏi lớn nhất trên thế giới; tiếp đến là Hoa Kỳ. Trừ khi tỏi được ghi rõ ràng là của Mỹ, hoặc Canada, thì đừng bao giờ mua tỏi cửa hàng tạp hóa khi chưa biết rõ nguồn gốc. Nông sản được Trung Cộng trồng bằng phân người (còn tồi tệ hơn phân của gà nữa !).
Mật Ong :
Nhiều mật ong được vận chuyển bằng thùng lớn từ TQ, rồi tái đóng gói ở đây. Không nên mua loại này, chỉ mua mật ong sản xuất từ địa phương thôi .
Sâm :
Nông sản có nguồn gốc từ rễ của sâm Bắc Mỹ được trồng, và đóng gói tại TQ đều có tất cả các loại vi khuẩn trong phân. Sâm không đem lại kết quả gì, chỉ là đại bịp.
Nếu nguồn gốc của sản phảm không được xác định thì hãy cảnh giác.
Cẩn thận với các bao mà trên nhãn có ghi “prepared by” (điều chế bởi), “packed by" (đóng gói bởi), hoặc “imported by” (nhập cảng bởi).
Chúng tôi không hiểu tại sao họ bỏ sót những chi tiết đã ấn định, đặc biệt là loại nông sản. Nguồn gốc sản xuất của quốc gia phải được ghi rõ trên các mục trong siêu thị, hay cửa hàng.
Đi chợ phiên nông sản của địa phương trong mùa chợ phiên, thận trọng để ý những phiên chợ bán những sản phẩm còn lại của năm cũ.
Nhớ phải đọc rất cẩn thận, và đọc đến hết đến cuối luôn. Nó rất quan trọng đối với tất cả chúng ta !.
Làm sao thực phẩm chuyển vận từ TQ lại có thể rẽ hơn so với thực phẩm sản xuất tại chỗ trong nước Mỹ, và Canada ? Ắt chúng phải được chế biến cẩu thả, và phẩm chất xấu mới rẻ được như vậy !
Cam - Đào - Lê :
Ví dụ thương hiệu "GIA ĐÌNH CỦA CHÚNG Ta" với loại cam MANDARIN ORANGE có dán nhản ngay trên lon ghi 'Từ TQ'. – Thấy vậy, tốt hơn ta chỉ thêm vài xu để mua lấy cam có thương hiệu “THE LIBERTY ", hay ‘GOLD’, hoặc "DOLE" của California.
Hãy đề phòng, Costco bán đào và lê đóng hộp trong một lọ bằng nhựa đến từ TQ đó nha ...
Loại thực phẩm ngâm chua của Steinfeld làm ở Ấn Độ - cũng ghê như vậy thôi !
Một ví dụ khác là trên lon nấm đóng hộp, không có tên thương hiệu đến từ Indonesia. (Thái Lan cũng đã có rồi trên YouTube).
Cũng cần kiểm tra những hộp nước trái cây nhỏ. Loại này thường được chế tạo tại Canada trong khu vực Niagara đến khoảng 2 năm trở lại đây. Bây giờ thì loại sản phẩm này được đóng gói ở bên Tàu, và được bán nhiều trong những cửa hàng của Aldi.
Trong khi TQ xuất cảng sản phẩm dỗm, thậm chí độc hại, đồ chơi nguy hiểm, và hàng hóa được bán ở thị trường Bắc Mỹ, thì các phương tiện truyền thông “khóa vặn” bàn tay của mình lại ! Tuy nhiên, 70% người dân Bắc Mỹ cho rằng: nên đình chỉ các đặc quyền thương mại dành cho người Tàu ! ...
Hay đấy! Nhưng tại sao Quý vị lại cần đến chính phủ đình chỉ đặc quyền thương mãi này? Hãy tự làm lấy. Hãy tẩy chay đừng mua hàng từ TQ, mà chỉ mua hàng của Canada, và Mỹ thôi !.
Chỉ đơn giản nhìn vào phần cuối của sản phẩm, nếu là 'Made in China' hoặc 'PRC' (và bây giờ bao gồm cả Hồng Kông) thì đơn giản là không mua, hãy chọn loại khác vậy !.
Quý vị sẽ ngạc nhiên trước sự lệ thuộc của Quý vị vào các sản phẩm của TQ, và Quý vị sẽ có sự ngạc nhiên tương đương trước khả năng của mình trong việc tự chủ về ăn uống, mà không cần đến những sản phẩm đó.
Hãy nghĩ như vậy:
Nếu 200 triệu người Bắc Mỹ từ chối mua mỗi tháng chỉ 20 đô hàng hóa của Tàu, thì đó là 4 tỷ đô làm mất thăng bằng mỗi tháng cho cán cân thương mãi của TQ, và sinh lợi cho chúng một cách nhanh chóng!
Nhược điểm? Một số doanh nghiệp Canada / Mỹ sẽ cảm thấy tạm thời thiệt thòi một tí từ việc đã lỡ mua, và dự trữ hàng độc hại, mà thiếu phẩm chất của nước ngoài.
Chỉ cần một tháng thua lỗ giao dịch thì chúng ta sẽ đánh cho TQ mất 8% hàng xuất cảng đến khách hàng Bắc Mỹ của chúng. Sau đó, ít nhất chúng phải nhìn lại chính mình với giá trị của sự ngạo mạn,  và vô luật pháp của chúng mang dã tâm đầu độc cả thế giới.
Hãy chuyển tin này tới mọi người quen. Cho chúng thấy: chúng ta không dễ ngây thơ để bị chúng đầu độc, và không ai có thể thay thế chúng ta để quyết định số mạng của chúng ta. Bắt đầu tập kiên nhẫn, đọc kỹ nhãn hiệu, và chọn mua đồ tốt hơn… ngay cả nếu nó đắt hơn vài xu đi chăng nữa !

Thêm ý:

Nghĩ tới số hàng độc hại này của TQ bị ứ đọng, và ế ẩm khi chúng bị tẩy chay, thì ai sẽ là người tiêu thụ chúng ??? Đó chính là nước CHXHCN Việt Nam. Quý vị Việt Nam ơi, nếu quý vị không sớm tiêu diệt bọn côn đồ chính trị bán nước, thì ráng chịu “chết sớm vì bị đầu độc đi” đừng than van nhé !

Nguồn: Ba Cây Trúc.
Lê Minh (Debrecen,VIDI69) st

Sunday, August 27, 2017

Sôcôla "made in Vietnam" (1)

Dân trí: Nghĩ đến ẩm thực Việt, người nước ngoài thường nghĩ ngay đến phở bò, nem rán, bánh mì… Nhưng gần đây, họ còn nghĩ tới… sôcôla - một dòng sản phẩm thượng hạng có xuất xứ từ Việt Nam, một “loại sôcôla ngon nhất, trước đây chưa từng được thử”.


Sôcôla Việt Nam đã được nhắc tới trên mặt báo nước ngoài trong vài năm trở lại đây như một trong những sản phẩm sôcôla thượng hạng, đặc biệt, mới đây, tờ New York Times (Mỹ) thậm chí còn hào phóng viết một bài với cái tít rất “kêu” để nói về sôcôla Việt Nam, đó là: “Loại sôcôla ngon nhất mà bạn chưa bao giờ được thử”.
Mở đầu bài viết, New York Times cho biết rằng những thanh sôcôla tinh tế nhất thế giới đang được sản xuất tại một cơ sở nhỏ khiêm tốn ở TPHCM.
Nữ phóng viên Lawrence Osborne cho biết cô đã đến tận xưởng sản xuất có tên gọi Marou nằm ở ngoại ô TPHCM để chứng kiến tận mắt một cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công, với từng hạt cacao được thu hoạch, phân loại và chế biến thủ công.
Những hạt cacao mà cơ sở sản xuất sôcôla Marou thu mua nằm ở huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang, thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Sôcôla Marou sản xuất ở Việt Nam được New York Times đánh giá là không giống với bất cứ loại sôcôla nào khác.
Hương vị sôcôla Marou đặc biệt hơn các loại sôcôla khác được cho là bởi người ta đã lựa chọn những hạt cacao ưng ý nhất làm nguyên liệu. Điều đó có nghĩa là người sản xuất đã quản lý tất cả, từ khâu nguyên liệu ở nông trại cho tới khi ra thành phẩm sau cùng. Kết quả đạt được là một dòng sôcôla với những hương vị đặc biệt tinh tế.
Công ty sản xuất sôcôla Marou thành lập năm 2011 bởi hai người đàn ông: một người mang hai dòng máu Pháp - Nhật có tên Samuel Maruta, anh thoạt tiên tới Việt Nam để làm giáo viên; và một người đàn ông Mỹ gốc Pháp có tên Vincent Mourou, một cựu chuyên viên quảng cáo.
Hai người đàn ông đều mang trong mình dòng máu Pháp đã quyết định cùng nhau làm một món sôcôla “thật sự Pháp”. Một điều thú vị là với món sôcôla nguyên chất, gần như không pha chế thêm hương liệu hay chất phụ gia, sôcôla Marou rất được những người sành sôcôla trên thế giới yêu thích, nhưng nhiều người Việt lại không ăn nổi loại sôcôla này vì nó quá đắng.
Vì vậy, bài báo của New York Times đã kết thúc bằng một nghịch lý, đó là loại sôcôla đích thực này kỳ lạ thay lại không thể tạo nên cơn sốt tại Việt Nam.
Tuy vậy, tác giả của bài viết chia sẻ rằng cô đã mua 20 thanh để mang theo mình trong chuyến đi sang Thái Lan: “Dù những thanh sôcôla này có thể không được người dân bản địa nơi sản sinh ra nó đánh giá cao, nhưng chắc chắn chúng sẽ đồng hành cùng với tôi”.
Tờ tạp chí kinh doanh Forbes (Mỹ) cũng từng thực hiện bài viết về thương hiệu sôcôla Marou. Forbes cho rằng sự phát triển của thương hiệu sôcôla Việt Nam trên thị trường sôcôla thế giới đang ngày càng được biết đến nhiều hơn, một hành trình mà trang tin NPR (Mỹ) đánh giá là “tuy chậm rãi nhưng ngọt ngào”.
NPR đã bắt đầu bài viết bằng một câu hỏi thú vị: Nghĩ về ẩm thực Việt, bạn hẳn nghĩ ngay đến phở bò, nhưng sôcôla thì sao?
Trong khi nhu cầu đối với sôcôla trên khắp thế giới vẫn đang gia tăng không ngừng, thì Việt Nam, theo đánh giá của NPR, đang dần trở thành một trong những nhà cung cấp sôcôla chất lượng cao mới nổi. Tiếp theo ngay sau đó là sự giới thiệu về hai ông chủ của công ty sản xuất sôcôla thủ công Marou - Samuel Maruta và Vincent Mourou.
NPR còn tìm hiểu được rằng Maruta và Mourou đã gặp nhau trong một chuyến tham quan thám hiểm và cùng có hứng thú theo đuổi một dự án mới. Họ lại được biết thông tin về nỗ lực biến vùng đồng bằng sông Cửu Long trở thành một vùng trồng cacao. Hai người liền quyết định cùng thử nghiệm dự án sản xuất sôcôla thủ công tại Việt Nam.
Lần đầu tiên nếm thử hạt cacao được trồng tại Việt Nam, cả hai người đàn ông gốc Pháp này đều cảm thấy ngạc nhiên bởi hương vị của nó. Vậy là hai người đàn ông đã quyết định gác lại mọi công việc để chuyên tâm vào việc sản xuất một loại sôcôla “thật sự Pháp” trên đất Việt.
Sau khi nếm thử sôcôla Marou, bậc thầy làm sôcôla người Bỉ - Pierre Marcolini - thậm chí đã phải nhờ Mourou và Maruta chọn mua giúp ông loại cacao thượng hạng ở Việt Nam để ông sử dụng chúng trong việc sản xuất những thanh sôcôla thượng hạng.
Hiện tại, những thanh sôcôla Marou đã tìm được chỗ đứng nhất định trên thị trường sôcôla thế giới, khi thương hiệu Marou đã xuất hiện tại những cửa hiệu, siêu thị nổi tiếng ở phương Tây, như chuỗi siêu thị Harvey Nichols của Anh hay Whole Foods của Mỹ.

Các bạn đọc tiếp phần sau ở đây
Bích Ngọc
Tổng hợp

Saturday, August 26, 2017

Chocolate

Người Hy Lạp trước đây đã coi Sôcôla là “thức uống của các vị thần”. Quả thực, không có một loại đồ uống, thực phẩm và hương vị nào được ưa chuộng và trở nên phổ biến trên toàn thế giới như Sôcôla.



Cách đây không lâu, người ta cho rằng thành phần chất béo trong sôcôla sẽ dẫn đến nhiều tác động tiêu cực cho sức khỏe như mụn trứng cá, béo phì, tăng huyết áp, bệnh mạch vành và tiểu đường…
Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây đã khám phá ra rất nhiều tác dụng có lợi của thực phẩm này đối với quá trình lão hóa, các stress, quá trình nhận thức và trí nhớ, khả năng điều hòa huyết áp và bệnh xơ vữa động mạch.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng, tất cả những lợi ích sức khỏe của sôcôla là do những thành phần chống oxy hóa trong cacao mang lại. Do vậy, loại sôcôla nào càng chứa hàm lượng cacao cao và ít đường thì càng có lợi cho sức khỏe.
1. Sôcôla giúp giảm cholesterol 
Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí The Journal of Nutrition, tiêu thụ Sôcôla có thể giúp giảm mức cholesterol “xấu” LDL trong máu. Kết luận từ nhóm nghiên cứu cho thấy thường xuyên ăn Sôcôla làm giảm cholesterol xấu, cải thiện huyết áp và tăng cường sức khỏe tim mạch.
2. Sôcôla phòng ngừa tình trạng suy giảm trí nhớ
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Y Harvard đã chỉ ra rằng: uống hai ly sôcôla ấm mỗi ngày có thể giúp não bộ luôn khỏe mạnh, minh mẫn và giảm nguy cơ suy giảm trí nhớ ở người già do làm tăng tuần hoàn tới những khu vực quan trọng của não.
Theo một nghiên cứu được công bố năm 2014, chiết xuất từ cacao có tên là lavado có thể giúp giảm những tổn thương thần kinh thường thấy ở bệnh nhân Alzheimer, và do vậy cũng làm chậm lại quá trình suy giảm trí nhớ, chứng quên do thoái hóa ở người cao tuổi.


Sôcôla đen Bến Tre 78% được làm từ hạt cacao của Bến Tre, nơi cacao được trồng xen canh với dừa. Chocolate MAROU được sx & đóng gói thủ công tại TP.HCM với cacao thơm ngon & chất lượng
3. Sôcôla làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
Một nghiên cứu đăng trên tạp chí BMJ đã chứng minh tiêu thụ sôcôla có thể giúp giảm thiểu 1/3 nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Báo cáo này đã được công bố tại Hội nghị tim mạch học châu Âu ở Paris (Pháp)
4. Sôcôla và chứng đột quỵ
Các nhà khoa học Canada đã tiến hành một nghiên cứu trên 44.489 người và kết luận rằng những người ăn sôcôla sẽ giảm 22% nguy cơ mắc chứng đột quỵ so với những người không sử dụng loại thực phẩm này. Hơn thế nữa, những người có tiền sử đột quỵ nhưng thường xuyên ăn sôcôla sẽ giảm thiểu nguy cơ tử vong tới 46%.
Trong một nghiên cứu khác đăng trên tạp chí Heart (2015), các nhà khoa học sau khi theo dõi ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đối với sức khỏe lâu dài của 25.000 nam giới và nữ giới đã đưa ra kết luận rằng tiêu thụ khoảng 100 gram sôcôla mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.
5. Ăn sôcôla khi mang thai có lợi cho sự phát triển của thai nhi
Một tin rất vui cho các mẹ bầu: ăn 30 gram sôcôla mỗi ngày trong thời gian mang thai có thể kích thích sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Đây là kết luận từ một nghiên cứu được báo cáo tại Hội nghị Sản khoa của Hội Y học bà mẹ và thai nhi ở Atlanta (Mỹ).
6. Sôcôla giúp tăng cường chức năng nhận thức
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Appetite chỉ ra rằng ăn sôcôla ít nhất 1 lần/tuần có khả năng cải thiện chức năng nhận thức, ghi nhớ và học tập. Các thí sinh trong các kỳ ôn thi căng thẳng có thể sử dụng cacao hàng ngày để đạt được hiệu quả cao hơn khi thi cử.
7. Sôcôla đen giúp cải thiện thành tích trong thể thao
Có thể bạn sẽ cảm thấy nghi ngờ bởi chẳng có mấy vận động viên quan tâm đến sôcôla khi thi đấu thể thao. Tuy nhiên một nghiên cứu trên Tạp chí Society of Sports Nutrition đã chứng minh ăn thường xuyên sôcôla đen hàng ngày sẽ giúp cải thiện thành tích và sức bền trong quá trình luyện tập thể thao.
8. Tiêu thụ sôcôla mỗi ngày giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tim mạch

Trong tương lai, liệu có khả năng sôcôla sẽ trở thành một loại thuốc và được bác sĩ kê đơn hay không?
Theo một nghiên cứu mới đây, khả năng này là hoàn toàn có thể xảy ra. Các nhà khoa học đã đưa ra kết luận rằng chỉ cần một lượng khoảng 40 gam sôcôla  mỗi ngày cũng có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tim mạch.
9. Sôcôla giúp bảo vệ làn da và chống lão hóa
Chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa, sôcôla giúp chống lại các tổn thương tế bào gốc tự do độc tố và các gốc tự do (trong đó thúc đẩy quá trình lão hóa).
Các chất này cũng có tác dụng bảo vệ làn da của bạn khỏi tác hại của tia cực tím.
10. Giảm đau, ức chế cơn ho
Sôcôla có thể hoạt động như một chất giảm đau tự nhiên, nó kích thích cơ thể sản xuất endorphin có tác dụng làm xoa dịu, giảm đau.
Ngoài ra, sôcôla còn chứa theobromine, làm dịu cơn ho.
Nguy cơ và những điều cần chú ý khi sử dụng sô cô la
Những lợi ích thu được trên là nhờ hàm lượng cacao trong sôcôla, để tốt cho sức khỏe bạn nên chọn loại ít nhất 75% cacao, nếu cacao không đường thì là một sự lựa chọn tuyệt vời. Bởi các nghiên cứu gần đây cho thấy, có thể chính đường là nguyên nhân gây ra các bệnh lý mạn tính như tim mạch, tiểu đường… chứ không phải chất béo.
Bên cạnh sô cô la đen với những lợi ích tuyệt vời luôn được các chuyên gia y tế khuyến cáo, thì loại sôcôla sữa ngọt ngào và dễ ăn hơn có chứa hàm lượng đường khá cao, giàu năng lượng, chưa kể có thể đó là loại chất béo đã được hydro hóa và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
 Tú Linh

Friday, August 25, 2017

Nhân nghĩa

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân". Nghĩa, nhân là ngọn đuốc soi đường cho thiên hạ.
NGUYỄN TRÃI và MẠNH TỬ

Thursday, August 24, 2017

Nước Đức đang "phá sản" vì làn sóng người tị nạn

Đức là quốc gia hiện đang chịu một làn sóng di dân mang danh/đội lốt tị nạn Hồi giáo lớn nhất trong lịch sử. Bài báo sau sẽ gửi tới phân tích về một sự phá sản đặc biệt của Đức.

Khi nói về phá sản, chúng ta thường nghĩ về sự cạn kiệt tiền tài. Đó là loại phá sản chúng ta thường thấy trên báo chí hay nghe bạn bè nói đến. Phá sản kinh tế tài chánh là một thảm cảnh không ai muốn mình lâm phải.
Có một loại phá sản khác, cũng là thảm cảnh nhưng ở tầm vóc to lớn hơn nhiều. Đó là phá sản chủng tộc.

Khi phá sản tài chánh, một sáng nào đó người ta thức dậy nhìn chung quanh không còn thấy tiền bạc, của cải gì của mình nữa. Khi phá sản chủng tộc, một ngày nào đó người ta mở mắt nhìn chung quanh không còn thấy ai cùng chung sắc dân, cùng chung ngôn ngữ, cùng chung văn hóa, cùng chung lịch sử, cùng chung quê hương xứ sở như mình nữa. Và tương tự như phá sản tài chánh, người bị phá sản chủng tộc cũng không còn tương lai.
Phá sản chủng tộc ít khi xảy ra đột ngột một sáng một chiều. Nó xảy ra dần dần nên nhiều khi người ta không để ý là họ đang trôi dần xuống con dốc phá sản.
Thế thì dấu hiệu gì có thể giúp chúng ta nhận ra là mình đang nằm trên con đường phá sản chủng tộc? Chúng ta thường biết mình đang trên đà phá sản tài chánh khi chúng ta nhìn thấy mình càng lúc càng có ít tiền bạc, của cải. Khi trên đà phá sản chủng tộc, chúng ta nhìn chung quanh sẽ thấy càng lúc càng ít… trẻ con cùng chủng tộc với mình.
Lấy Đức làm thí dụ tiêu biểu cho một số nước Âu Châu như Đan Mạch, Thụy Điển, v.v. Mức độ sinh sản trung bình của mỗi cặp vợ chồng ở Đức là 1,3 con. Có nghĩa là không khác gì trong mấy chế độ giới hạn sinh đẻ 1 con của Trung Quốc trước đây. Toàn bộ hệ thống an sinh xã hội của Đức dựa trên nguyên tắc thế hệ trẻ làm việc sinh lợi tức, để nuôi các thế hệ lớn tuổi hơn. Nếu chỉ lấy 1,3 người để thay thế 2 người thì hệ thống nầy không thể hoạt động lâu dài được. Trong tương lai không xa lắm, lợi tức quốc gia sẽ không còn đủ để nuôi sống một dân số ngày càng già yếu đi, chớ đừng nói chi đủ sức phát triển để kịp theo bước tiến thế giới. Trung Quốc ngày nay cũng đã hủy bỏ chế độ 1 con vì lý do nầy.
Trong điều kiện lý tưởng, hệ thống an sinh xã hội của các nước như Đức phải giống như một mô hình kim tự tháp: thế hệ trẻ chiếm đa số nằm phía dưới nhất, lên dần bên trên là các thế hệ cao niên hơn, đến thế hệ lão niên đã về hưu, chiếm dân số nhỏ nhất nằm trên đỉnh. Hệ thống dạng nầy dùng lực lượng lao động trẻ, làm nguyên liệu xây dựng nền móng kinh tế lớn vững, nâng đỡ các thế hệ lớn tuổi hơn phía trên. Hiện nay, hệ thống an sinh xã hội ở các quốc gia trên bắt đầu giống một mô hình kim tự tháp nằm ngược đầu: nền móng phía dưới ngày càng nhỏ hẹp trong khi phần đỉnh ngày to lớn nặng nề hơn. Một xã hội với cấu trúc nầy sẽ sụp đổ một ngày không xa.
Vấn đề là người dân Đức nói riêng và nhiều dân tộc Âu Châu nói chung không thích sinh đẻ nhiều. Vì một số lý do khác nhau, mức độ sinh sản của Âu Châu, và Bắc Mỹ cũng như Úc Châu, rất thấp. Càng ngày càng thấp. So với Á Châu. So với Phi Châu. So với Trung Đông.
Nói về phá sản chủng tộc, các quốc gia trên đang trên đà lao xuống cái hố thẳm đó. Phá sản chủng tộc sẽ dẫn liền theo phá sản kinh tế. Và Đức là một nước đứng đầu. Và họ cũng nhận thấy điều đó.
Thế thì nước Đức làm gì? Giới lãnh đạo Đức đã nảy ra một sáng kiến thần kỳ: nếu cần nhiều người trẻ để làm nền tảng cho cái kim tự tháp an sinh xã hội mà không sản xuất trong xứ được, thì chúng ta cứ nhập cảng họ vào từ nước ngoài. Và vì đó Đức đã mở rộng vòng tay đón nhận hàng triệu di dân Hồi Giáo vào trong nhiều đợt từ những năm 1960. Di dân Hồi Giáo nổi tiếng sinh sản nhiều. Như vậy không bao lâu sau, theo kế hoạch trên, nước Đức sẽ có đầy đủ lực lượng trẻ để làm việc cho nền kinh tế Đức. Và những người cao niên trong xứ sẽ không còn bị bắt buột phải làm việc khi già yếu nữa, vì hệ thống an sinh xã hội quốc gia sẽ bảo trợ cho họ đến khi họ nhắm mắt.
Tuy nhiên, sáng kiến trên có một lỗ hổng lớn. Ngay cả nếu không nói gì đến vấn đề an ninh liên quan đến khủng bố, hay vấn đề văn hóa Hồi Giáo cực đoan như luật lệ Sharia, sáng kiến nầy chỉ hiệu nghiệm nếu những người di dân đến Đức quan tâm đến việc tìm kiếm việc làm và chịu đi làm việc.
Vấn đề là không có gì bảo đảm rằng những người di dân hiện nay đang tràn ngập qua biên giới Đức, sẽ đóng góp sức lao động của họ vào nền kinh tế Đức. Thật ra có nhiều bằng chứng cho thấy chuyện nầy sẽ không xảy ra như giới lãnh đạo Đức dự tính.
Nếu nhìn vào những di dân Hồi Giáo hiện đã sinh sống ở Đức, cũng như ở các nước Âu Châu lân cận, thì sẽ thấy. Tỉ lệ thất nghiệp trung bình trong các cộng đồng di dân Hồi Giáo là 30-40%. Riêng giới trẻ di dân Hồi Giáo, tỉ lệ thất nghiệp ở khoảng 50-60%. Có nghĩa là chưa đến 2 di dân Hồi Giáo trong tuổi lao động là có một người không làm việc, và ở nhà lãnh trợ cấp xã hội.
Nhiều người cho rằng, những người di dân Hồi Giáo không tìm được việc làm, là vì họ chưa thích ứng được với nền văn hóa xa lạ Âu Châu. Hoặc là vì họ không được cung cấp đầy đủ điều kiện huấn luyện nghề nghiệp. Hoặc là vì họ không được dân bản xứ cho cơ hội làm việc.
Một thiểu số rất rất nhỏ di dân Hồi Giáo có học vấn cao, đã rất thành công khi đến nhập cư ở các nước Âu Châu. Họ chịu khó đi tìm việc làm và chịu khó làm việc. Họ chịu khó trong việc hòa nhập vào xã hội Tây Phương. Họ trở thành những người có công ăn việc làm ổn định, kể cả các ngành nghề có địa vị trong xã hội. Trong khi đó phần lớn lại không kiếm được việc làm và do đó không có đủ lợi tức để nuôi thân. Lý do chính là vì phần đông những người nầy, đã không hề có cơ hội ở xứ sở họ, để đạt đến một trình độ học vấn cần thiết cho việc hòa nhập vào đời sống trong các nước Tây Phương. Cộng đồng di dân Somali chẳng hạn là một thí dụ rõ rệt nhất. Chỉ có khoảng 18% trẻ em trai và 15% trẻ em gái ở Somali được đi học đến bậc tiểu học.
Thật ra là còn một lý do khác nữa, liên quan đến vấn đề văn hóa. Nhiều di dân Hồi Giáo đến từ những xứ sở mà con người bóc lột nhau ở đủ mọi phương diện. Phần lớn họ nằm trong thành phần bị bóc lột từ thế hệ nầy đến thế hệ khác. Họ đã phải suốt đời lao động cực nhọc để phục vụ giai cấp chủ nhân của họ. Họ chỉ có thể phản kháng bằng cách tránh né việc làm khi nào họ có thể. Họ không hề có khái niệm gì về đóng góp xây dựng xã hội. Bây giờ nếu tránh khỏi cần đi làm mà vẫn được có tiền trợ cấp để sống, thì tại sao họ phải bận tâm? Suốt đời họ đã là những người bị lợi dụng nên bây giờ, nếu có thể lợi dụng được người khác, thì họ sẽ không ngần ngại gì cả.
Theo thống kê quốc gia năm 2011, tổng số di dân Hồi Giáo ở Đức khoảng 1,5 triệu người (tức là 1,9% tổng dân số Đức). Tuy nhiên, con số nầy được xem là không chính xác, vì rất nhiều người không kê khai tôn giáo của họ trong các cuộc thống kê dạng nầy. Năm 2009, người ta dùng các dữ kiện xã hội khác để ước đoán con số di dân Hồi Giáo ở Đức thật ra là 4,3 triệu (tức là 5,4% tổng dân số). Hiện nay con số nầy ước lượng khoảng 5,8 triệu.
Theo tài liệu mới được tiết lộ, Đức hiện đang trù tính sẽ nhận vào hơn một triệu người tị nạn Hồi Giáo mỗi năm bắt đầu từ 2016. Nếu tính đến chính sách bảo lãnh đoàn tụ gia đình, mỗi cá nhân sẽ bảo lãnh mang vào Đức thêm trung bình 4 đến 6 thân nhân nữa. Có nghĩa là các con số di dân Hồi Giáo ở Đức sẽ gia tăng cấp lũy thừa trong vòng vài thập niên tới.
Ông Uwe Brandl, Chủ Tịch của Hội Đồng Hành Chánh Bavarian, ước đoán đến năm 2020 nước Đức sẽ có tổng cộng không dưới 20 triệu di dân Hồi Giáo. Số lượng nầy sẽ thay đổi bộ mặt xã hội của Đức toàn diện và vĩnh viễn. Ông Brandl cho biết nếu không kiềm chế mức độ thu nhận người tị nạn Hồi Giáo vào Đức ngay bây giờ, thì sẽ xảy ra tình trạng rối loạn xã hội không cứu chữa được.
Mỗi gia đình tị nạn có 4 người hiện nay được lãnh trợ cấp khoảng 1200 euro mỗi tháng, chưa kể phụ cấp nhà cửa và thực phẩm. Tiền trợ cấp của một gia đình bản xứ người Đức về hưu, sau khi đã bỏ công sức làm việc 30 năm, cũng chỉ hơn con số đó rất ít. Thêm vào đó, chế độ bảo hiểm sức khỏe của hai gia đình trên đều giống y nhau. Điều nầy sẽ nảy sinh nhiều câu hỏi về sự công bằng trong quyền lợi xã hội. Có nhiều phe nhóm trong người bản xứ Đức hiện đang rất quan tâm về vấn đề nầy, ở nhiều mức độ và bằng nhiều phương cách khác nhau.
Những người nầy cho rằng chính sách nhập cư thả cửa của Nữ Thủ Tướng Angela Merkel hiện nay, sẽ dẫn đến một bất ổn chính trị trầm trọng. Nếu đại đa số những di dân Hồi Giáo đã đến sinh sống ở Đức từ bao năm qua, vẫn tiếp tục tự cô lập trong những cộng đồng riêng biệt của họ, thì không có hy vọng gì để thấy hàng triệu người tị nạn Hồi Giáo sắp đến, sẽ chịu hòa nhập với người bản xứ Đức.
Nhiều người cũng lo lắng về vấn đề an ninh quốc phòng. Một số chính khách cao cấp cho rằng chính sách di dân thả cửa đang nhập vào Đức các thành phần Hồi Giáo cực đoan, và các mầm móng khủng bố. Những cơ quan an ninh Đức cũng nhìn nhận hiện nay họ không có khả năng kiểm soát và gạn lọc các thành phần nầy. Hơn nữa, sự khác biệt về văn hóa lẫn mức hiểu biết về luật pháp quốc gia, sẽ gây ra xung khắc lớn về quan điểm chính trị lẫn quyền lợi xã hội, giữa những phe nhóm khác nhau trong nước. Các phe nhóm trên, ủng hộ hay phản đối việc di dân, sẽ phản ứng bằng cách nầy hay cách khác. Các vụ tấn công tình dục tập thể ở Cologne trong đêm Giao Thừa 2015-16 vừa qua làm cho tình thế thêm căng thẳng. Tất cả những sự việc trên sẽ làm đời sống người dân Đức bất an và tệ hại hơn.
Ngay Phó Thủ Tướng Sigma Gabriel và Bộ Trưởng Ngoại Vụ Frank-Walter Steinmeier sau nhiều tháng bênh vực chính sách di dân của bà Angela Merkel mới đây cũng đã thố lộ nỗi lo âu của họ. Họ thú nhận rằng chính sách nầy đang gây chia rẽ xã hội Đức trầm trọng. Họ nói Đức rõ ràng không thể tiếp tục thu nhận số lượng di dân như thế nầy nữa. Bộ Trưởng Tài Chính Markus Soder cũng cho biết Đức cần phải giới hạn số lượng di dân và số người tị nạn hiện đang ùa qua biên giới Đức chỉ có thể ngưng lại nếu chính quyền Đức đóng cửa biên giới lập tức và loan báo rõ ràng rằng không phải bất cứ ai cũng có thể tự tiện xâm nhập vào lãnh thổ Đức.
Cựu Bộ Trưởng Nội Vụ Hans-Peter Friedrich chỉ trích chính sách di dân của bà Merkel là một “lỗi lầm chính trị to lớn chưa từng thấy” và nó sẽ “mang đến những hậu quả thảm hại lâu dài”. Ông kết luận về làn sóng tị nạn hiện nay, “Chúng ta đã hoàn toàn mất kiểm soát.”

Vào tháng Mười vừa qua, hơn 200 thị trưởng của vùng North-Rhine Westphalia đã đồng ký kiến nghị đến Thủ Tướng Merkel. Họ cảnh báo rằng họ không còn sức thu nhận người tị nạn nữa. Bức kiến nghị nầy bày tỏ sự hết sức lo lắng của họ cho những thành phố, những tỉnh lỵ, những thôn làng trong vùng về số lượng người tị nạn khổng lồ đang tiếp tục tràn ngập vào vô giới hạn. Các chính quyền địa phương không còn chỗ cho người tị nạn ở nữa. Tất cả nhà cửa có thể dùng làm nơi cư ngụ, lều trại và ngay cả các kiện hàng tàu chế biến lại, đều đã cạn kiệt. Các thị trưởng cho biết địa phương họ đang trong tình trạng khủng hoảng. Họ đang dồn hết tài nguyên để cố giải quyết vấn đề di dân nầy và không còn khả năng để làm việc gì khác nữa cả.
Cũng trong tháng Mười vừa qua, Thủ Tướng Hungary ông Viktor Orban đã cảnh báo rằng toàn thể Âu Châu đang đứng trước một thảm họa vĩ đại. Vấn đề di dân hiện nay có thể làm lung lay nền móng chính quyền của một số quốc gia. Ông nói luồng sóng di dân chúng ta đang thấy hiện nay, không chỉ là những người tị nạn chiến tranh mà còn là vô số người tị nạn kinh tế lẫn những phiến quân quá khích đang trà trộn trong đó. Số người di dân nầy ngày càng đang lớn hơn. Không những chỉ từ Syria mà bây giờ còn từ Iraq, Pakistan, Afganistan và các nước Phi Châu nữa. Hiện nay, số người tị nạn đang trên đường tiến vào các thị trấn ven biên Đức là khoảng 10 ngàn người mỗi ngày. Theo ông, số lượng và thành phần của làn sóng di dân nầy đã đạt đến một mức độ nguy hiểm cho sự sống còn không những của Đức mà còn của toàn Âu Châu.
Ông Orban đồng ý rằng bổn phận của chúng ta là phải giúp đỡ những người tị nạn chiến tranh và tị nạn chính trị. Đó là một nghĩa cử nhân đạo đáng được ủng hộ. Giải pháp trước mắt là cung cấp nơi tạm trú và thực phẩm cho họ. Tuy nhiên, nơi họ tạm trú sẽ được tổ chức chặt chẽ và riêng biệt với dân bản xứ. Và chúng ta phải có hoạch định rõ rệt rằng chúng ta sẽ đưa trả những người tị nạn lại quê hương, quốc gia của họ. Chúng ta làm điều đó bằng cách đồng hợp sức giúp họ lấy lại đất nước và xứ sở của họ để họ có thể trở về đó sinh sống lại như trước. Đó là một giải pháp lâu dài thích đáng nhất.
Những người tị nạn nầy không cần phải trở thành cư dân, hay công dân của Âu Châu. Chúng ta không thể, và không có bổn phận phải cung ứng cho họ một đời sống mới ở Âu Châu. Người dân bản xứ ở Đức, Áo, Hungary, v.v. đã từ bao nhiêu thế hệ đóng góp vào việc xây dựng đời sống tốt đẹp mà chúng ta hiện có ở Âu Châu. Những người nầy có chủ quyền của cuộc sống đó. Các chính phủ Âu Châu có trách nhiệm và bổn phận bảo vệ quyền lợi của người dân trong nước. Những hành động cẩu thả, thí dụ như chính sách di dân tự do đang thấy ở Đức, xâm phạm và hủy hoại quyền lợi cơ bản lẫn sự an toàn trong cuộc sống của người dân bản xứ, và do đó cần phải chấm dứt lập tức.
Ông Orban kêu gọi báo chí hãy tường thuật chính xác những gì đang xảy ra. Chúng ta thấy trên các bản tin của các đài truyền hình những hình ảnh đàn bà trẻ nít nheo nhóc lũ lượt lội bộ hàng trăm cây số tìm nơi tạm trú. Trên thực tế, trong làn sóng tị nạn hiện nay có đến 70% toàn là thanh niên trai tráng mạnh khỏe. Những người nầy xông xáo vào các thị trấn ven biên của Đức với thái độ hung hãn của những đoàn quân xâm chiếm chớ không phải với tư cách của những người tị nạn đang tìm nơi tạm trú.

Đoạn phim ngắn sau đây cho thấy những gì ông Orban diễn tả ở trên.

Một điều cần nhận biết là phần lớn những người di dân Hồi Giáo vừa đến Đức gần đây, và các quốc gia lân cận, thật ra không phải là người tị nạn chiến tranh. Ít nhất là trên mặt pháp lý.
Trước hết, không phải tất cả những người nầy đang bỏ chạy khỏi chiến trường Syria. Phần lớn họ xuất phát từ những vùng tuy đói nghèo nhưng không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chiến tranh. Một số không nhỏ từ các nước khác như Thổ Nhĩ Kỳ lợi dụng làn sóng tị nạn để di dân bất hợp pháp sang Âu Châu. Đây chỉ là những người tị nạn kinh tế.
Còn những người thật sự đang chạy loạn vì chiến tranh ở Syria, những người nầy đã không đến Đức trực tiếp từ Syria. Hầu hết họ đã vượt qua biên giới Syria vào đến lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ hay Jordan. Ở Thổ Nhĩ Kỳ và ở Jordan không có chiến tranh. Nếu họ dừng chân ở đó thì họ là những người tị nạn chiến tranh. Tuy vậy, chế độ an sinh xã hội ở 2 nước nầy rất thấp kém so với các nước ở Âu Châu như Đức, Đan Mạch, Thụy Điển, v.v. Vì vậy những người nầy không chịu dừng lại ở Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan. Họ đã không dừng lại ở đó sau khi đã đến nơi an toàn xa khỏi xứ sở chiến tranh Syria của họ. Họ biết ở Đức họ sẽ có một đời sống dễ dàng hơn. Họ biết tiền trợ cấp xã hội ở Đức sẽ nhiều hơn. Vì thế họ quyết tâm và cố tình rời bỏ nơi tạm trú an toàn ở Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan để tiếp tục đi đến Đức. Và làm như thế theo định nghĩa họ đã tự biến thành những người tị nạn kinh tế chớ không còn là tị nạn chiến tranh nữa.
Trở lại vấn đề phá sản chủng tộc, thống kê cho thấy các cộng đồng Hồi Giáo người Somali chẳng hạn khi vào định cư ở Thụy Điển có tốc độ sinh sản gấp 4 lần người bản xứ Thụy Điển. Tên Muhammad/Mohamed chiếm số đông nhất trong những tên hiện nay của toàn dân số nước Anh. Điều quan trọng hơn nữa là số lượng trẻ con Hồi Giáo dưới 4 tuổi ở Anh hiện chiếm khoảng hơn 9%.Tương tự ở Na Uy, tên Mohamed chiếm 10% trong trẻ con trong nước nầy. Ở Đức, ít nhất 10% trẻ mới sinh ra có cha mẹ là người Hồi Giáo.
Khi nói đến sự sống còn của một chủng tộc, nhóm dân số quan trọng nhất theo thứ tự từ thấp đến cao là những nhóm dưới 30 tuổi, dưới 20 tuổi, và kế đó là dưới 4 tuổi. Nhóm dân số ở tuổi trung niên và thanh thiếu niên tuy giữ phần sản xuất xây dựng kinh tế hiện tại, nhóm trẻ con mới chính là tương lai của dân tộc. Thành phần trẻ con nào lớn nhất trong một nước sẽ định đoạt bộ mặt xã hội và văn hóa của nước đó trong tương lai.
Ở Mỹ Châu và Úc Châu cũng không miễn nhiễm về vấn đề phá sản chủng tộc. Tuy với các số lượng di dân nhỏ hơn, tốc độ sinh sản của cộng đồng Hồi Giáo ở các quốc gia nầy vẫn không kém gì ở Âu Châu. Ở Mỹ, kể từ ngày 11 tháng Chín 2001 đến nay, dân số Hồi Giáo đã tăng lên thêm hơn 67%.

Hiện nay lứa tuổi trung bình của dân bản xứ Đức là 46 tuổi trong khi lứa tuổi trung bình của cộng đồng Hồi Giáo ở Đức chỉ là 34 tuổi. Càng nhiều thanh niên trai trẻ di dân gia nhập thêm vào các cộng đồng Hồi Giáo ở Âu Châu thì các cộng đồng nầy sẽ càng trẻ hơn nữa so với các cộng đồng dân bản xứ ngày càng già nua đi. Trong một dân tộc, cộng đồng nào có dân số trẻ nhất sớm muộn gì cũng sẽ chiếm giữ vị thế nhân chủng mạnh nhất trong dân tộc đó. Trong một quốc gia dân chủ, cộng đồng nào sinh sản mạnh nhất sớm muộn gì cũng sẽ chiếm giữ quyền lực chính trị của quốc gia đó. Một cộng đồng lớn mạnh nhất về mặt nhân chủng lẫn chính trị trong một quốc gia nắm chủ quyền của quốc gia đó.
Nói cách khác với tình hình Âu Châu hiện tại, nếu không có biện pháp cứu vãn thích hợp nào được áp dụng nhanh chóng và cứng rắn thì trong tương lai không xa lắm Âu Châu sẽ là một lục địa với đại đa số dân cư là người Hồi Giáo gốc Trung Đông và Phi Châu. Sẽ có một thay đổi rất lớn về văn hóa và chủ quyền của các quốc gia trong lục địa nầy.
Đó có lẽ sẽ là một trong những cuộc phá sản chủng tộc đáng nhớ nhất trong lịch sử nhân loại. Đáng nhớ, cho đến một ngày nào đó khi không còn ai quan tâm để nhớ đến nó nữa.
Và Canada, với chủ trương "mở rộng vòng tay nhân ái", cũng đang tiếp nối đi vào vết xe đổ của nước Đức đầy "lòng nhân đạo".

Lê Minh (Debrecen,VIDI69) st