Một đèo, một đèo, lại một đèo,
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo.
Cửa son đỏ loét tùm hum nóc,
Hòn đá xanh rì lún phún rêu.
Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc,
Đầm đìa lá liễu giọt sương gieo.
Hiền nhân quân tử ai mà chẳng
Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo.
Hồ Xuân Hương
Đèo Ba Dội hay Ba đèo tên chữ là đèo Tam Điệp, thuộc huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Không phải Đèo Ngang như có sách đã nhầm.
ReplyDeleteBa đèo:
ReplyDeleteĐèo giữa là con đường thiên lý cổ băng qua đỉnh núi cao nhất và cũng là đỉnh đèo cao nhất (khoảng 110 m). Ở đây có tấm bia khắc bài thơ "Quá Tam Điệp sơn" của vua Thiệu Trị làm năm 1842 khi đi tuần du qua núi Tam Điệp. Ngày nay, con đường thiên lý cổ chỉ còn là một lối mòn nhỏ, nhiều chỗ cây cối mọc um tùm.
Đèo phía Bắc: cao khoảng 75–80 m
Đèo phía Nam: cao khoảng 80–90 m
Trước kia đèo giữa là nơi phân ranh giới giữa hai trấn Thanh Hoa nội và Thanh Hoa ngoại đời Hậu Lê, giữa hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa đời nhà Nguyễn. Nhưng ngày nay, do phân chia lại địa giới, đèo giữa và đèo phía nam thuộc đất thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa. Chỉ còn đèo phía bắc thuộc thành phố Tam Điệp.
Như vậy, đường thiên lý cổ từ Thăng Long đi đến thành phố Tam Điệp, đến đền Dâu, cách Hà Nội 111 km, thì đi vòng về phía đông nam quốc lộ 1A ngày nay, lách qua một số núi đá vôi để vượt qua ba đỉnh đèo Tam Điệp, đến đền Sòng tiếp tục đi vào đồng bằng Thanh Hóa. Đền Dâu và đền Sòng là 2 đầu của cái võng đường Thiên lý cổ qua đèo Tam Điệp. Đoạn võng này dài hơn đoạn đường Quốc lộ nắn thẳng ngày nay từ đền Dâu đến đền Sòng khoảng gần 5 km.
Núi Tam Điệp là dải cuối cùng của vòng cung đá vôi Hòa Bình ăn ra gần sát biển. Phía trên nối liền với núi rừng của Hòa Bình - Sơn La. Phía dưới chạy ra gần lợi nước biển Đông. Phía tây bắc giáp Hòa Bình, có ngọn núi cao tới 570 m. Riêng trong địa phận thành phố Tam Điệp và huyện Yên Mô (Ninh Bình), giáp giới hai huyện Hà Trung và Nga Sơn (Thanh Hóa), núi Tam Điệp dài trên 20 km, rộng từ 2 đến 7 km, với những ngọn núi cao trên dưới 200 m. Đây là ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hoá. (Wikipedia)
Ông nào cũng vậy:
ReplyDeleteĐàn ông như gậy thằng mù
Ở đâu cũng chọc, chỗ nào cũng khua...
NẾu được giới nữ đồng tình, các bà các cô hết lòng ủng hộ thì các ông thấy thế nào?
"Con người càng phát triển cao về trí tuệ và đạo đức, càng trở nên tự do hơn và cuộc sống càng thú vị hơn đối với họ"
ReplyDeleteAnton Tsekhov
Với cánh đàn ông đúng nghĩa là những tay máu me vụ "gái gú" thì chuyện ham trèo đèo, lội suối, hít ngửi hương hoa, ham tìm của lạ... cũng là chuyện thường tình. Giá mà lúc nào các ông cũng mặc sức/thỏa chí chẳng kể gì tuổi tác thì cũng đáng mặt trai. Nhưng mà cái gì nó cũng có cái mức cái hạn mà cái tuổi nó là cái làm mấy ông nản nhất, có muốn vượt bằng sức mạnh tinh thần nó cũng chẳng cho. Thế nên mới có thơ:
ReplyDeleteMỘt đèo trèo đã mỏi chân
Hai đèo rụng gối, ba đèo ê lưng...
Ông nào mỏi gối chồn chân
Vẫn trèo chẳng quản thân mình mới hay.
Tôi chẳng biết cái gọi là cách mạng XHCN sẽ đưa con người tới được CNCS hay không. Nhưng có lẽ cần có 1 cuộc cm tình dục mới, bùng nổ triệt để và quyết liệt hơn bao giờ hết để xóa sạch mọi định kiến hủ lậu của mọi tôn giáo/phong tục và văn hóa... hiện nay, kìm hãm con người và ràng buộc con người, đàn ông cũng như đàn bà trong ham muốn và tận hưởng/thăng hoa một cách hoàn toàn tự nhiên. Vì thế mà Đoàn HỒng Nghĩa mới so sánh: vua làm tình thì gọi là "hành lạc" còn dân như thế thì bảo là "trụy lạc". CÓ nhẽ đâu thế? TẤt cả phải bình đẳng, ai cũng như ai, đàn ông là vua còn đàn bà là chúa trong câu chuyện trường tồn này, phải giải phóng con người, để ít ra phải được tự do trong thiên đường hoan lạc, dù trong 1 XH lạc hậu hay tiến bộ đều vậy cả. CÓ ông nào/bà nào xung phong làm lãnh tụ không?
ReplyDelete