Galilê
là nhà thiên văn học, nhà vật lý học Italia. Ông là người đầu tiên dùng kính viễn
vọng quan sát các thiên thể. Ông là "cha đẻ của việc quan sát thiên văn học hiện đại", "cha đẻ của vật lý hiện đại", cha đẻ của khoa học" và "cha đẻ của Khoa học hiện đại"
Trên bầu trời có vô vàn những vì sao, với người xưa, chúng hoàn toàn xa xôi và thần bí. Ở thời đại Galilê sống, những người theo Thiên Chúa giáo đều tin rằng tất cả các vì sao đều đứng yên, như gắn chặt vào một cái vòm mà trung tâm là Trái đất. Là một người sùng đạo, ngoài Kinh Thánh, Galilê thường đọc sách của các nhà khoa học nổi tiếng, nhất là nghiên cứu về học thuyết vũ trụ của Aristoteles. Tuy nhiên, khi đi sâu/tìm tòi về nội dung của những cuốn sách này, Galilê dần dần phát hiện ra có rất nhiều vấn đề Aristoteles chỉ phán đoán thông qua cảm tính và kinh nghiệm mà không có tư duy biện chứng chặt chẽ.
Galilê bắt đầu hoài nghi về Thuyết Địa tâm. Ông đã
dùng kính viễn vọng quan sát thấy các thiên thể chuyển động và viết trong sách của
mình rằng: “Tất cả không phải là tĩnh tại, mặt trời đang quay, trái đất cũng
đang quay. Trái đất không chỉ quay quanh mặt rời mà còn tự quay quanh mình nó
theo một trục”. Ông là người
đầu tiên chứng minh và phát triển Thuyết Nhật tâm (Mặt trời là trung tâm vũ trụ) của Côpecnich.
Một hành tinh với các hành tinh nhỏ hơn quay quanh nó không thích hợp với các nguyên tắc của Thiên văn học Aristoteles, nhiều nhà thiên văn học và triết học ban đầu đã từ chối tin rằng Galilê đã phát hiện ra những vật thể như thế.
Một hành tinh với các hành tinh nhỏ hơn quay quanh nó không thích hợp với các nguyên tắc của Thiên văn học Aristoteles, nhiều nhà thiên văn học và triết học ban đầu đã từ chối tin rằng Galilê đã phát hiện ra những vật thể như thế.
Học thuyết của
Galilê đã xúc phạm đến tín ngưỡng của Giáo hội. Giáo hội không chấp nhận một học thuyết khác với truyền thống, muốn mọi người mãi mãi tin rằng Trái đất là
trung tâm của vũ trụ. Galilê nhận được sự cảnh cáo của Giáo hoàng, cấm ông
tuyên truyền cho Thuyết Nhật tâm dưới mọi hình thức.
Galilê bị công kích dữ dội, những cuốn sách của ông bị cấm. Cuộc chiến giữa ông và Giáo hội bắt đầu, mặc dù đã 69 tuổi và ốm yếu vì bệnh tật, ông vẫn bị Tòa án của Giáo hội áp giải đến Roma xét xử. Galilê cuối
cùng buộc phải từ bỏ Thuyết nhật tâm của mình và sống những ngày cuối đời trong cảnh bị quản thúc theo lệnh của Tòa án Giáo hội.
Sau đó không lâu Galilê đã trút hơi thở cuối cùng, nhưng ông vẫn tin rằng: ánh sáng chân lý chắc chắn sẽ chiến thắng mọi thế lực đen tối.
Sau đó không lâu Galilê đã trút hơi thở cuối cùng, nhưng ông vẫn tin rằng: ánh sáng chân lý chắc chắn sẽ chiến thắng mọi thế lực đen tối.
Hơn 300 năm sau, năm 1979 Tòa thánh La Mã đã công khai xác nhận sự đúng đắn của Galilê. Giáo hoàng chính thức tuyên bố, phán quyết của Tòa thánh La Mã đối với Galilê là sai lầm nghiêm trọng. Lịch sử cuối cùng đã công bằng và đúng đắn đối với nhà khoa học vĩ đại, tên tuổi của Galilê mãi mãi được loài người kính trọng.
Sưu tầm từ nhiều nguồn
"Tôi cho rằng trên thế giới này không gì đau khổ hơn là không có tri thức"
ReplyDeleteGalilê
Stephen Hawking đã nói "Galileo có lẽ hơn bất kỳ một người riêng biệt nào, chịu trách nhiệm về sự khai sinh khoa học hiện đại."
ReplyDeleteAristoteles/Aristotle là nhà khoa học Hy lạp cổ đại. Lĩnh vực nghiên cứu của ông cũng được trải dài từ vật lý học, siêu hình học, lý luận học, ngôn ngữ học tới cả những vấn đề như thơ văn, kịch nghệ, âm nhạc… Ở thời điểm của mình, cùng với Platon và Socrates, ông là trụ cột của văn minh Hy Lạp cổ đại. Lý thuyết về ngành động vật học của Aristoteles đã không thay đổi và được giảng dạy tại tất cả các trường học trong nhiều thế kỷ cho tới khi nhà khoa học người Anh, Charles Darwin, đề cập tới Thuyết tiến hóa vào thế kỷ 19. Số lượng sách ông để lại cũng rất lớn với đủ các thể loại tuy nhiên số lượng còn lại đến bây giờ là rất ít.
ReplyDelete(Khoahoc.tv)
Được hậu thuẫn bởi giới chức thuộc Giáo HỘi, "mô hình của Aristotle đã tồn tại nhiều thế kỷ, và thật không may mắn, điều này đã kìm hãm sự phát triển của khoa học bởi lẽ rất ít người dám thách thức quyền lực của nhà thờ." (Wikipedia)
ReplyDeleteNhư Galilê nói ở trên, thật đau khổ nếu sống thiếu tri thức vì lẽ không có tri thức thì loài người không thể tiến hóa nổi. Nhưng điều còn đau khổ hơn khi đã có tri thức mà còn phải phủ nhận nó để chấp nhận những gì trái ngược chỉ vì phải chịu khuất phục trước bạo quyền. TÔi đã vô cùng khâm phục và thương cảm Giordano Bruno vì đã dám thách thức quyền lực của nhà thờ dù phải chịu chết thiêu trên giàn lửa.
ReplyDeleteTrong thiên văn học, mô hình địa tâm (geocentric model, trong tiếng Hy Lạp: geo = Trái Đất, kentron = trung tâm của vũ trụ) là lý thuyết cho rằng Trái Đất là trung tâm của vũ trụ và Mặt trời cùng các thiên thể khác quay quanh nó.
ReplyDeleteHệ này được coi là hình mẫu tiêu chuẩn thời Hy Lạp cổ đại, được cả Aristotle và Ptolemy, cũng như đa số các nhà triết học Hy Lạp đồng thuận rằng Mặt trời, Mặt Trăng, các ngôi sao, và những hành tinh có thể quan sát được bằng mắt thường đều quay quanh Trái Đất. Các ý tưởng tương tự cũng đã xuất hiện ở thời Trung Quốc cổ đại. Aristarchus xứ Samos đã đưa ra một mô hình nhật tâm của hệ mặt trời, nhưng rõ ràng ông ở phe thiểu số tin rằng Trái Đất không nằm ở trung tâm.
Người Hy Lạp cổ đại và các nhà triết học thời Trung Cổ thường cho mô hình địa tâm đi cùng với Trái Đất hình cầu, không giống với mô hình Trái Đất phẳng từng được đưa ra trong một số thần thoại. Người Hy Lạp cổ đại cũng tin rằng những sự chuyển động của các hành tinh đi theo đường tròn chứ không phải hình elíp. Quan điểm này thống trị văn hoá phương tây cho tới tận trước thế kỷ 17.
Mô hình địa tâm là quan điểm thống trị thời tiền hiện đại; từ cuối thế kỷ 16 trở về sau nó dần bị thay thế bởi hệ nhật tâm của Copernicus, Galileo và Kepler.
(Wikipedia)
Trừ những chân lý hình thức, vô hồn, phần lớn các chân lý đều mang dấu ấn cá nhân, gắn chặt với một cách nhìn, chính vì thế mà chúng mới bổ ích và có thể đi vào đời sống. Tính chặt chẽ khách quan thường nằm trong retrospect nhiều hơn. Phát kiến khoa học cũng như phát kiến ra châu Mỹ, Hải Vương tinh hay hạt Higgs đều dựa trên một niềm tin, một góc nhìn mang đậm dấu ấn cá nhân. Sự phát triển thường là do cá nhân dám gánh trách nhiệm, thậm chí dám áp đặt quan điểm.
ReplyDelete(Nguyễn Ái Việt)