Nếu là nghĩa thì "bí thư" và "thư ký" là như nhau. "Bí thư" chính là "thư ký mật" hay "thư ký riêng".
Ở Việt Nam "bí thư" nghe oai hơn "thư ký" vì "bí thư chi bộ", "bí thư Trung ương" oai hơn "nữ thư ký chân dài". Ngày xưa "thư ký" của các cụ đều gọi là "bí thư" như "bí thư của anh Tô", "bí thư của anh Ba", "bí thư của anh Năm", "bí thư của anh Thọ". Hình như ngày nay đều gọi là "trợ lý". "Tổng thư ký" thì có thể oai, nhưng không bằng "Tổng bí thư".
Ở Trung Quốc, là quê hương của mấy từ này mà VN ta nhập khẩu, "thư ký" oai hơn "bí thư". Tổng Bí thư của ta, bên TQ gọi là Tổng Thư ký, Bí thư Tỉnh Ủy là Thư Ký trưởng Tỉnh ủy. Còn các "thư ký" của ta, TQ đều gọi là "bí thư".
Ai bảo ta hay copy. Không biết là do sáng tạo hay không thể copy cho đúng. 12 con giáp, ta cũng copy thỏ thành mèo. Cụ Thanh Tâm Tài Nhân mô tả vua cho cừu kéo xe tới hành lạc với cung nữ, cụ Nguyễn Du dịch thành dê kéo xe. Người TQ nói "thích phóng", thì ta copy thành "phóng thích" để chữ "thích phóng" nói chuyện khác. Sáng tạo phết.
Nguyễn Ái Việt (Debrecen.VIDI72)
Nam Nguyen: Việt Nam cũng như Trung Quốc đều học từ Nhật Bản các danh từ ( thuật ngữ ) hiện đại.
ReplyDeletePhan Phuong Dat: Ngày trc 2 đảng Xã hội và Dân chủ thì có Tổng thư ký chứ ko phải TBT
ReplyDeleteQvoc Khanh: Đây là hiện tưởng dịch-chuyển ngữ-nghĩa (của cả từ đi vay mượn lẫn từ thuần chủng) khá bình thường trong ngôn-ngữ-học lịch-sử, anh ạ.
ReplyDeleteMột thí dụ khác: từ «khốn-nạn» trong Hán-ngữ vốn có nghĩa là «gian-khổ», «khó-khăn»; trong tiếng Việt hiện nay, ngữ nghĩa chính của «khốn-nạn» tương dồng với «đê-tiện».
Từ thuần Việt «mát-mẻ» ban đầu chỉ một trạng thái của thời tiết hoặc một thuộc tính của khí hậu, lâu nay có thêm ngữ nghĩa «nói kháy», «nói bóng-gió».
Vân vân...
Van-Nam DO: Ta vẫn dùng khái niệm "Tổng thư kí liên hiệp quốc" chứ nhất định ko dùng "Tổng bí thư liên hiệp quốc".
ReplyDeleteAiviet Nguyen: Van-Nam DO, Ta dứt khoát không cho đc Tập Cận Bình làm Tổng Thư Ký mà hạ xuống Tổng Bí Thư
Delete