Người Á Đông vốn không có logic. Cao Xuân Huy bảo tư duy phương Đông khác biệt với phương Tây là tính "chủ toàn", xét mọi vấn đề trên tổng thế. Cụ phê phán phương Tây bạ cái gì cũng phân tích, cắt nhỏ "divide and conquest". Nghe thì rất hay. Giá mà đúng như thế thì tự hào thay. Nhưng "trời tròn đất vuông" và logic, có lẽ chẳng phải chỉ là chủ biệt. Dù muốn xét vấn đề tổng thể thì vẫn phải có logic, và kết quả phải phù hợp với thực tế. Bọn Hy Lạp từ khi chưa có phương tiện khoa học thực nghiệm chính xác, bằng logic đã suy ra Trái Đất Tròn, lại tính được cả bán kính Trái Đất mới tởm lợm.
Đã đành chân lý nằm trong tay kẻ cầm quyền, nhưng logic cũng bắt kẻ cầm quyền phải nói đúng luận lý và thúc đẩy họ đi tìm chân lý mới phục vụ cho ý đồ của mình, hoặc điều chỉnh ý đồ để giữ quyền lợi của mình mà không ngăn cản phát triển. Không có logic nhà cầm quyền cứ ì ra, muốn nói gì thì nói, không biết ngượng mồm và cũng không thúc đẩy phát triển.
Việt Nam dịch chữ logic là "luận lý" nhưng ít người dùng, trừ phi trong sách vở dịch logics là "luận lý học". Tôi cũng ủng hộ dùng cả 2 từ logic và một từ "việt hóa". Tại sao không? Thiếu gì từ đồng nghĩa trong tiếng Việt. Có lẽ giới học giả không nên độc quyền kiến thức, nhất lại quan trọng như thế này. Tôi nghĩ một người dân bình thường cũng phải biết logic để phân định thị phi, phải trái, theo chuẩn mực. Chẳng lẽ chỉ vì họ không thể phát âm "lâu chịch" mà tước đi cái quyền đó của họ. Bên cạnh việc phát âm, tư duy Á Đông dựa trên ngôn ngữ đơn âm vị, mỗi âm vị thành phần đều khiêu ý (Nhà thơ Lê Đạt gọi là "bóng chữ" "Chiều Âu Lâu bóng chữ động chân cầu").
Người Tàu (tuy rằng cái gì cũng rập khuôn Tàu là một thói quen đáng ghét của người Việt từ ngàn năm) tiến bộ hơn người Việt ở chỗ họ chẳng cãi nhau về chuyện dùng logic hay từ "Hoa hóa" là lai căng, "dĩ âu vi trung" hay hủ lậu, họ đã dùng cả hai cách từ cả thế kỷ. Hãy xem họ gọi logic là gì? Họ dùng chữ "la tập"[luó ji] 逻辑 là một từ phiên âm, đọc theo giọng quan hỏa, người Âu châu có thể hiểu là logic. Điều đó có nghĩa là trong tư duy người Trung Quốc trước khi bị phương Tây vào đè đầu cưỡi cổ và khai hóa, không biết logic-la tập là của nợ gì. "Chủ toàn thì ngộ cần gì logic của các nị".
Tất nhiên trong sách vở Trung Quốc đều có chú "Nước ta thời cổ đại đã có "la tập học" gọi là "hình danh học", "danh học", "lý học", "lý tắc học",..." Tôi không rõ "cổ đại" đây là nói thời Minh-Thanh, khi phương Tây vào Trung Quốc đem theo khoa học, lịch pháp, mô hình vũ trụ và văn minh, hay thời Tần-Hán về trước. Nếu là thời "Bách khoa chư tử" thì "hình danh học" là của Công Tôn Long, Trâu Diễn nói về "kiên bạch" (Đá cứng không phải là đá, ngựa trắng không phải là ngựa) một hình thức ngụy biện, một dạng ứng dụng quái thai của logic cho những mục tiêu mờ ám. "Lý học" là của Chu Hi thời Tống, nói về bát quái, ngũ hành, lộn xộn rối rắm bất nhất, chẳng có ứng dụng gì cụ thể ngoài bói toán, dùng để lòe bịp đám bình dân đang đảo điên trong thế cuộc rối ren, không thể nói là logic.
Vậy chữ "luận lý học" của Việt Nam ở đâu ra? Thời Lương Khải Siêu, tư tưởng phương Tây mới bắt đầu ồ ạt vào Trung Quốc theo đường Nhật Bản, họ cũng dùng chữ Hán của Nhật chế ra dịch logic là "luân lý" có nghĩa như "đạo đức". Không hiểu ý đồ của những người Nhật sáng chế chữ Hán này như thế nào, nhưng luân lý, đạo đức là những phạm trù mà người phương Tây cũng có và có chữ riêng (Ethics chẳng hạn). Rất nhiều thuật ngữ chính trị và triết học của Trung Quốc, Việt Nam nghe như từ Hán-Việt là do người Nhật chế ra (ví như chính phủ, dân chủ, cộng hòa,... đều không có gốc tích Á Đông đều do người Nhật chế ra chữ Hán để du nhập từ phương Tây) (Riêng chữ "cộng hòa" thì một số học giả TQ khăng khăng có gốc Tàu vì có một ông tên là Cung Cộng Hòa thời Tây Chu truất ngôi vua, chủ trương cai trị không cần vua. Tôi chẳng biết là trùng hợp ngẫu nhiên hay thế thật). Việt Nam ta học chữ tác đánh chữ tộ, không phải là của hiếm, "luân lý" lâu ngày trại thành "luận lý" là chuyện thường. Nghe cũng hay hay và phù hợp về nghĩa tuy không chính xác mấy.
Nguyễn Ái Việt (Debrecen.VIDI72)
Truyen Tran: Em đang đọc thêm về giá trị , đạo đức & luân lý để hiểu thêm về ... AI. Mới giật mình nhận ra ngôn ngữ Á Đông của mình hiểm thật. Mấy khái niệm đó thoạt nghe có vẻ gần như trùng lắp. Và vì chỉ cần hiểu đại thể kiểu Á Đông, nên không nghĩ mình cần biết chính xác các khái niệm chẻ nhỏ hơn kiểu Tây. Hậu quả là không nghĩ mình cần phải học sâu thêm.
ReplyDeleteP/S: Diễn đạt mấy câu trên hơi lộn xộn. Viết tiếng Anh không như thế.
Aiviet Nguyen: Viết tiếng Anh đi.
DeleteTruyen Tran: I'm studying values, ethics and morality as part of investigation into the impact of AI on humanity. For example, there is the so-called "value alignment problem" in that we're worried about the mismatch in value systems between human and machine. These concepts hold distinct meanings in English, and they have layers and sub-concepts. But when using equivalent Vietnamese words (suppose there exist these words), they sound very similar to the ears (e.g., things like "giá trị đạo đức"). Not sure this is because of the "holism" that the Easterners claim they have, or this is because they didn't bother to dig deeper the layers of meaning.
DeleteFor example, I didn't know until reading Faidt that morality has many dimensions:
- Care/harm,
- Fairness/cheating. Fairness itself has two interpretations, the equality in share, and the equality in gain/effort.
- Loyalty/betrayal,
- Authority/subversion,
- Sanctity/degradation, and
- Liberty/oppression.
Aiviet Nguyen: I do believe that holism is a bullsh*t, actually holism is a zero order approximation and analytics is a better approximation O(1),... O(n),... if we analyze things deeper.
DeleteNguyễn Trọng Dũng: Phương Đông, cụ thể là Trung Quốc, có thể có nhiều phát kiến cơ bản (giấy, thuốc pháo?) nhưng vì không có suy luận hình thức và phương pháp thực nghiệm nên không thể có khoa học. Văn minh có thể rất cao thâm, vật dụng có thể rất tinh xảo nhưng sẽ không bao giờ chế tạo được cái TV nếu hoàn toàn cách biệt với Phương Tây.
ReplyDeleteAiviet Nguyen: Chắc thuốc súng và giấy là do TQ phát minh thật. Nhưng cuối cùng thì phương Tây dùng tốt hơn, nên lại dùng chính các phát kiến này để chinh phục TQ. Có một số phát minh TQ claim là của mình là họ bịa. Ví dụ như in typo.
DeleteThanh Nguyen Huu: Aiviet Nguyen, in typo là in bằng sắp con chữ chì, phần cuối có giống in bản thạch là bài văn khắc trên đá (hoặc gỗ, kiểu kinh Phật) chăng?
DeleteAiviet Nguyen: Em có đọc một bài, nói về gần đây TQ có xu hướng ngụy tạo các bằng chứng phát minh mọi sự ở TQ. Một trong cái đó là in typo. Tuy nhiên người ta tìm được chứng cứ nói là các bằng chứng của TQ là fake.
DeleteLao Cong: Khác với logic phương Tây có True và False. Người phương Đông luôn hiểu theo nghĩa "trong sáng có tối và trong tối có sáng", "trong nóng có lạnh, trong lạnh có nóng" ..., sự kết thúc của trạng thái này là sự khởi đầu của trạng thái kia. Triết lý của phương Đông mang tính liên tục, của phương Tây mang tính gián đoạn. Mỗi cách hiểu có giá trị riêng của nó.
ReplyDeleteTien Nguyen: Tôi đồng ý hoàn toàn với anh Aiviet Nguyen !
ReplyDeleteVà thêm nỗi lo là trí thức việt vẫn quanh quẩn trong cái ‘tự hào chủ toàn’ đó.
Tự hào mang bản chất tự ty.
Văn hoá Trung hoa đã mang nặng tính thiếu ‘la tập’.
Văn hoá Việt Nam còn thiếu hơn nữa!
Nhiều trí thức Việt Nam mãi miết chứng tỏ ‘ta’ không phải là ‘tàu’. Nhưng đó là vì .. tự ái!
Khó có thể phủ nhận là cái bóng văn hoá Trung Hoa phủ rợp , áp đảo và kềm hãm sự phát triển VN.
Cho dù thiếu Logic nhưng ở Tàu, Nhật, Triều vẫn có những nhà triết học nghiên cứu kỹ lưỡng.
Ở ‘ta’ hầu như không!
Với ngoại lệ là nhà Trần , sau đó VN không có triết học!
Những nhà Nho như Lê Quý Đôn,... dẫu uyên bác chỉ là ngoại lệ.
Với thời Lý Trần , XH vn tương đối giống Nhật, Triều .
Có tầng lớp quý tộc ‘ở không’! Dư ‘giờ’!
Để biện luận, học hỏi , suy nghĩ về triết học.
Từ thơi Lê , chỉ là cái ‘bóng’ trung quốc.
Kẻ ‘sĩ’ là nhà nông, chàng đọc sách nàng quay tơ, ‘đẹp’ đấy!
Nhưng cốt học các quyển ‘toát yếu’ về tứ thư ngũ kinh!
Học cho nhanh đề ‘đỗ đạt’.
Thành tài , võng anh đi trước võng nàng theo sau, chàng làm quan, thì giờ đâu suy nghĩ!
Đấu quan trường mãi , mệt ..
nhà nho tìm về phật , lão , trang.
Tìm thế thôi!
Chủ yếu là tim thanh nhàn.
Đấy là cái ta .. tán tụng về sự ‘thâm sâu ‘ củ ‘tam giáo hoà đồng’!
Không mấy ai nghiên cứu , tranh biện cả về Nho Phật Lão!
Chủ yếu là làm thơ.
Không chút ‘la tập’.
Tự hào là ‘tại tâm’! Là ‘hoà đồng ‘thiên địa nhân’!
Đọc ‘công án thiền’ chả .. hiểu gì cả, nhưng tưởng là ‘đốn ngộ’!
Cái ‘hời hợt’ ấy là nguyên nhân lạc hậu, nghèo khổ, tối tăm, thiển cận..
dẩn tới thua Pháp, lệ thuộc.
Chẳng phải do súng đại bác.
Trong cùng hoàn cảnh, sĩ phu Nhật đã thấy nguyên do và chủ trương ‘thoát á’!
Hình nhưu, cho đến nay, ‘sĩ phu’ VN vẫn rất còn ‘quanh quẩn’?
Bùi Anh Vũ: Đơn âm thực ra chỉ có quan thoại của Việt Nam và Tàu thôi, chứ còn dân gian nói vẫn là đa âm
ReplyDeleteAiviet Nguyen: Hình như tiếng Thái, Campuchia, Lào đều đơn âm vị.
Delete