Sunday, February 28, 2021

Lan man từ chiếc Ikarus-250...

 Chiếc busz huyền thoại của Hungary mang trong mình bộ máy từ phương Tây. Nó là biểu tượng cho hình thái XHCN đậm chất của người Hung: tự do và phóng khoáng, 1 sản phẩm tiêu biểu của Kádár-korszak.

Cũng như các nước XHCN khác thuộc khối Đông Âu*, Hungary khôi phục sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 và phát triển trong tầm ảnh hưởng của LX. Do bị chi phối/chỉ đạo bởi đường lối của LX nên ko tránh khỏi hạn chế từ lỗi hệ thống mà 1 trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ là bởi ko có được 1 động lực phát triển mạnh mẽ như các nước trong thế giới tư bản phương Tây.

Trong những năm 70, điều này ko thể nhận ra, nhưng đến nay, tôi đã tìm thấy nó từ nhiều nguồn, trong đó có phần đúc kết và phân tích rất rõ ràng, sắc sảo và thuyết phục của cựu thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu.

Trong cuốn sách của mình*, ông Lý Quang Diệu đã trình bày thế giới quan của mình trên phạm vi toàn cầu, những nhận định được phân tích từ hiểu biết sâu rộng của ông bao trùm từ châu Á đến châu Âu, qua đó tập trung vào vai trò của Mỹ và sự trỗi dậy của TQ để thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới của Tàu đỏ. Theo ông, đây là 2 quốc gia sẽ có những chính sách/hành động ảnh hưởng tới thế giới trong thế kỷ 21.

Thế giới phương Tây với ưu thế vượt trội trong thế kỷ 20, sẽ vẫn là lực lượng đi đầu của thế giới với Mỹ là cường quốc số 1 trong vai trò duy trì ưu thế vốn có để bảo đảm quyền lợi của Mỹ và các đồng minh của Mỹ. 

Khác với sự hung hăng của Tàu đỏ, Mỹ vẫn được nhiều quốc gia tin tưởng vì là 1 cường quốc hòa bình.

Dù sức mạnh của Mỹ suy giảm qua từng giai đoạn biến động do kinh tế hay chiến tranh, nhưng sau từng biến cố, người Mỹ lại tìm thấy ý chí và sức mạnh để phục hồi vị thế dẫn đầu của mình.

Thành công của Mỹ nằm ở nền kinh tế năng động, được duy trì bằng khả năng phi thường, vừa hiệu quả vừa liên tục sáng tạo/đổi mới.

Lý Quang Diệu còn khẳng định sự tin tưởng của mình vào nước Mỹ bởi xh Mỹ là 1 xh mà Tàu đỏ ko bao giờ sánh được. Nước Mỹ là 1 thế giới tự do, đầy sức sống và những ý tưởng mới mẻ. Trải qua nhiều thế kỷ, Mỹ thu hút những thiên tài từ khắp nơi trên thế giới. Giấc Mơ Mỹ đã tạo nên dòng chảy của những người nhập cư, xh Mỹ cho họ cơ hội, và từ đây Mỹ đón nhận sự đóng góp của họ trong quá trình sáng tạo trên mọi lĩnh vực, từ công nghệ mới, sản phẩm mới và cả những cách làm ăn mới trong điều kiện và hoàn cảnh thay đổi...

Vì thế, sức hấp dẫn của Mỹ là vô cùng lớn. Lý Quang Diệu cũng thừa nhận điều này khi ông bày tỏ rằng: ông ủng hộ việc cấp học bổng cho sinh viên Singapore du học ở Anh hơn vì những sinh viên này sẽ trở về Singapore chứ ko ở lại như các sinh viên du học ở Mỹ.

Ngoài điều này, quyền lực mềm mà Mỹ có được, chủ yếu là từ lợi thế ngôn ngữ. Và còn những trung tâm phát triển của Mỹ, đây là những điểm sáng vì tạo được sức mạnh/nguồn lực cạnh tranh đáng kể. Nổi bật ở bờ Đông phải kể đến Boston, New York, Washington, bờ Tây có Berkeley, San Francisco, ở miền Trung và Nam thì có Chicago và Texas. Tất cả đều xuất sắc, cạnh tranh lẫn nhau khắp cả nước. Tất cả đều tạo nên 1 xh  đa dạng với 1 tinh thần cạnh tranh luôn sản sinh ra ý tưởng mới và sản phẩm mới bền vững với thời gian.

Khi người Mỹ có vẻ xuống dốc trên một số lĩnh vực so với các đối thủ mạnh mẽ khác. Họ lập tức thay đổi/áp dụng các biện pháp cần thiết: giảm quy mô, giảm biên chế đồng thời cải thiện năng suất thông qua công nghệ. Họ lại thấy tương lai mà sự thịnh vượng ko phải được tạo ra bằng cách thức cũ, mà bằng sức mạnh trí óc, bằng sức sáng tạo, nghệ thuật, kiến thức và sở hữu trí tuệ.

Và nước Mỹ tiếp tục tồn tại như thế... với 1 nền vh tôn vinh những người dám nghĩ dám làm.

*: Tên gọi của tổ chức gồm các quốc gia thành viên của Hiệp ước Warszawa (một liên minh quân sự do Liên Xô lãnh đạo)

** : One Man's View Of The World (xb tại Singapore năm 2013)

Saturday, February 27, 2021

Câu chuyện xe hơi: Công nghiệp ô tô của Hungary

 

Từ chiếc busz Ikarus đến mô hình XHCN của Hungary là điều làm tôi nghĩ rằng: hợp tác cùng phát triển mới là mục đích của toàn thế giới, ko phân biệt Đông-Tây, CNTB hay CNXH. Có lẽ đó là điều tôi cảm nhận được trong những năm 70, khi sống ở Hung.

Nếu mô hình phát triển của Hungary có thể áp dụng cho toàn khối XHCN, có thể ko dẫn đến quyết định của Mikhail Sergeyevich Gorbachev dẫn đến sự tan rã của LX vào năm 1991.

Tuy nhiên, cũng như chiếc xe, vấn đề cốt lõi mà CNXH và phe XHCN thiếu là động lực phát triển.

Nhưng sau đó, thế giới đã xoay chuyển theo hướng bất ổn hơn cho đến nay với những thảm họa/nguy cơ từ thiên nhiên và con người.

-----------

xem toàn bài ở đây

Friday, February 26, 2021

Câu chuyện xe hơi: Hàng Made in VN

 Hãy nghe Kỹ sư ô tô nói về xe Vinfast của Mr Vượng.

Tôi là một kỹ sư thiết kế xe, làm việc ở Nhật hơn 20 năm. Nói thật lòng thì ngày trước khi còn là sinh viên tôi cũng ấp ủ một giấc mơ chế tạo một chiếc xe Made in Việt nam. Nhưng từ khi vào làm cho hãng xe hơi Nhật tiếp xúc với công nghệ và cách làm việc của họ thì tôi nghĩ giấc mơ của tôi khó thực hiện bởi vì phạm trù công việc để chế tạo một chiếc hơi rất rộng. Nên khi tôi nghe ông Xuân Kiên giám đốc của Vinaxuki có giấc mơ chế tạo xe hơi Made in Việt nam hoàn toàn bởi người Việt thì tôi rất khâm phục. 

Rất tiếc giấc mơ của chú Xuân Kiên không thành công trong cơ chế xã hội của chính phủ VN. Lúc tôi nghe Vinfast làm xe hơi tôi cũng có cảm giác khâm phục, nhưng khi biết quy trình làm xe hơi của họ thì từ góc độ một kỹ sư thiết kế, tôi hoảng. Đó không phải là cách làm xe hơi, nói nôm na là một chiếc xe được thiết bằng miệng và truyền thông. 

Theo thông tin đánh giá xe Vinfast từ trang Autoblog của Nhật thì Vinfast mua sườn xe và động cơ model cũ không còn bán trên thị trường của BMW là X5 và Series 5. Động cơ N20 được BMW bán cho Vinfast là động cơ 2 lít 4 xy lanh có hệ thống Turbo tăng áp. Tuy nhiên BMW không bán bản quyền computer điều khiển và tháo hệ thống Vavetronic nên hệ thống Turbo không hoạt động. Vinfast phải nhờ đến công ty AVL của Áo để độ lại phần mềm điều khiển nên công suất hoạt động không bằng động cơ nguyên bản chỉ tối đa là 175hp và 227hp cho mỗi loại. Truyền thông báo chí trong nước gọi quá trình "độ" lại này của AVL là "Tinh chỉnh". Đây là sự lừa bịp trên câu chữ. Các kỹ sư Vinfast còn lừa bịp khách hàng ở chỗ cho rằng AVL tinh chỉnh bằng chu trình Atkinson, thực chất họ không biết ngay cả kiến thức cơ bản bởi vì động cơ N20 là động cơ dùng nguyên lý phun trực tiếp, chu trình Atkinson chỉ áp dụng ở trên các động cơ cũ những năm 90 sau khi nguyên lý động cơ phun trực tiếp ra đời bởi các giáo sư của Đại học Kyoto-Nhật thì chu trình Atkinson ngoài công ty Honda dùng chu trình Atkinson cải tiến cho các loại xe nhỏ không cần công suất cao như Honda Fit thì không còn được các hãng xe hơi Nhật sử dụng. Hơn nữa động cơ N20 cũng không phải là động cơ tốt, nó chỉ xếp hạng 8/10 trong các loại động cơ gắn trên xe ở thị trường Mỹ năm 2011. Thậm chí nó còn không qua được kiểm tra về độ khí thải và tiếng ồn của Nhật nên không được bán trong các xe ở Nhật. BMW phải cải tiến lại thành động cơ N20B20B và B48 để bán ở thị trường Nhật. Hộp số thì họ dùng hộp số 8 tốc của ZF China cung cấp. Tức là một chiếc xe đầu gà đuôi vịt không đồng bộ bởi không có bản thiết kế hoàn chỉnh, thân xe và cửa họ cũng không có thiết bị dập, phải nhờ đến công AApico Thái Lan ở Hải phòng dập giúp. 

Theo tôi biết thì Vinfast hiện tại không có phòng thí nghiệm va đập nên thông số an toàn của xe Vinfast còn là một ẩn số. Thông thường đối với các mẫu xe mới trước khi đưa ra thị trường thì người Nhật phải cho chạy test kiểm tra 24/24 tối thiểu 2 năm trong đường chạy thực nghiệm với địa hình đủ các loại hoàn cảnh để đánh giá độ an toàn. Còn Vinfast thì mới năm ngoái còn thuê người vẽ mẫu xe, năm nay đã tung ra thị trường bán thì họ quá coi thường sinh mệnh của khách hàng.

Nguồn: Tony Pham

Thursday, February 25, 2021

Tuesday, February 23, 2021

Học và hành: SO SÁNH CÁCH HỌC GIỮA TA VÀ TÂY

 Người Việt mình ra nước ngoài thường kháo nhau, đi học 12 năm phổ thông chung thì bọn Tây dốt lắm.

Vậy mà, các cấp bậc học sau đại học có khi không đủ sức đua với “chúng nó”, nhất là xui mà gặp giống Do Thái hay hội hàn lâm gốc Đông Âu.

Rồi đến lúc đi làm, thì trăm phần trăm là phục sát đất mấy ông sếp Tây, công lực thâm hậu mà liêm minh chính trực cũng vững vàng. Chưa xét tới quan điểm sống. Cũng chỉ nói về thành phần số đông thôi, bỏ bớt thành phần cá biệt, thiểu số, và các loại thần đồng.

Cái gì đã xảy ra trong một thời gian ngắn, từ sau 18 tuổi, khiến cho thành phần 12 năm học dốt mình hay nói tới, thành nhân và thành công hơn hội học sinh khá và giỏi của chúng ta?

Thật ra, không phải người ta vào đại học rồi cuồng học lên để bù đâu các bạn ạ. Họ dành 12 năm phổ thông, và nhiều năm sau đó học chuyên môn, chỉ để làm điều họ thích. Vì vậy mình sẽ thấy họ lựa chọn nghề nghiệp rất đa dạng. Nếu họ không còn thích nữa, họ sẵn sàng xé nháp, làm lại cuộc đời. Tính thích ứng và tự thân vận động rất cao.

Người Việt học dày đặc từ mẫu giáo, lên lớp 1 đã biết làm hết các phép toán cơ bản, viết thư, làm văn, thi vở sạch chữ đẹp, đến lớp 9 là đã học hết khoa học cơ bản của giáo trình 12 năm bên này. Dành 3 năm cấp ba để tụng kinh gõ mõ luyện thi bộ đề dành cho các giải thi Olympics quốc tế. Sau khi vào đại học, trước siêng bao nhiêu thì nay lười bấy nhiêu. Phần lớn vẫn trông cậy vào bài đọc giảng của giáo viên, các môn học khi thi toàn viết theo khuôn mẫu đã học, chữ nghĩa trả lại cho thầy. Không viết được thì chép, không chép được thì thuê người viết hộ. Cứ thế, đến khi đi làm thì ngừng luôn việc tự học. Phần lớn chọn an phận thủ thường, khi các bạn mới ở độ tuổi 24-25.

Nếu vẽ biểu đồ, thì người Việt mình học theo giáo trình của hình tháp. Khi nhỏ thì gánh khối kiến thức nặng nhất, càng lớn lại càng ít dần, đến tuổi vào đời thì gần như ngừng học.

“Bọn Tây” thì ngược lại, họ học theo hình tháp ngược. Khoảng thời gian đầu đời khi đi học chỉ toàn chơi. Các bậc phụ huynh người Việt tha hồ sốt ruột. Học đã không xếp thứ hạng, mà đứa nào cũng được lên lớp. Gặp đứa chịu học thì không sao, mấy đứa lười lười thì vẫn được tạo điều kiện để... vừa lười vừa học mà vẫn không bị hổng kiến thức. Họ xây dựng giáo trình như những viên gạch xây nhà. Mỗi năm trẻ vẫn học lại kiến thức cũ, nhưng cách áp dụng mới. Một concept toán cơ bản, loanh quanh suốt 9 năm chỉ có cộng trừ nhân chia. Vậy mà khi làm bài kiểm tra, có ngồi trước Google và máy tính cũng không nhờ máy giải hộ được, vì toán của họ là toán tư duy, không phải loại giải hay tính nhẩm ào ào như mưa rào.

Ai cũng biết trẻ con ở nước ngoài được khuyến khích tranh thủ cái tháp ngược, học rất ít thì chơi rất nhiều. Giờ hoạt động thể chất của tụi nó, bao gồm tắm nắng và chạy nhảy ngoài trời ít nhất 1h mỗi ngày là bắt buộc, bất luận thời tiết quá nóng hay quá lạnh. Một trẻ quên không làm bài tập về nhà, thì tự dành thời gian nghỉ giữa các tiết học để cho kịp trước khi vào bài mới. Trong tuần có ít nhất vài tiết học bỏ trống, để mấy ông lười làm nốt các bài tập, còn các bạn đã làm xong bài dùng thời gian đó để làm cái mình thích.

Khi giải bài, tụi nó thường giải trong nhóm, bàn cãi chán chê, không có câu trả lời nào là sai cả. Nếu chúng nó cần thêm thời gian để cãi nhau, cô giáo cũng đào đâu ra thời gian để đợi, có khi cả tuần tụi nhỏ mới giải xong. Vấn đề là ở chỗ, người Việt mình sẽ rất nóng vội. Người lớn sẽ lao vào giải cứu. Sẽ dùng hết sinh lực để giải càng nhanh, càng khó, càng nhiều càng tốt. Còn bên này, không một bài toán nào của cô có lời giải. Trước và sau, toàn bọn học trò tự giải thích và chỉ nhau thôi. Khi nộp bài, cô cũng không vội chấm điểm. Mỗi đứa tự dò lại bài theo tiêu chí chấm điểm công khai. Xong rồi giao bài cho đứa khác trong lớp nó chấm và sửa cho. Sau đó, tuỳ đứa trẻ ấy có muốn sửa lại theo hướng dẫn của bạn không, rồi nộp cho cô bản final.

Điểm số không có tính định kiến hay may rủi ở đây. Nó hoàn toàn là kết quả của việc tư duy, tự học, học ở bạn và học theo kì vọng cá nhân đã được đặt ra. Từ nhỏ đến lớn, học theo hình xoáy ốc, càng lớn thì năng lực tự học và học ở người khác ngày càng dồi dào. Họ học trong một thế giới mở. Ai cũng có quyền có sai lầm, và được tạo điều kiện để được góp ý, chỉnh sửa trước khi hoàn thiện.

Mười hai năm phổ thông để rèn luyện phẩm chất đó, chứ không phải chinh phục bộ đề toán cao cấp nhanh nhất có thể. Các vị phụ huynh người Việt ở đây sẽ có hai lựa chọn, tiếp tục sốt ruột và nóng vội gửi con đi học các lớp kèm thêm, hay ... để cho lũ trẻ cãi nhau vì một bài toán nhỏ suốt cả tuần, thời gian còn lại ngoài lớp học chỉ thấy chúng nó say sưa cào cát ở ven sông :))

T.S Toán học Trần Văn Nhung

Monday, February 22, 2021

Chiến thắng kiểu Pyrros và thất bại Augburg

 1. Năm 280 trước Công nguyên, nhà vua Pyrros, xứ Ipiros, danh tướng Hy Lạp kiệt xuất đã chiến thắng quân La Mã tại Heraclea. Quân La Mã bị đánh cho tan tác, thương vong nặng nề. Tuy vậy Pyrros cũng mất đi một số lớn dũng tướng, cận thần xuất sắc nhất của mình. 

    2. Năm 279 trước Công Nguyên, Pyrros lại một lần nữa xuất sắc đánh quân La Mã tan tác tại Asculum. Liên quân Hy Lạp do Pyrros chỉ huy thắng trận nhưng cũng chịu thương tổn nặng nề. Nhà vua lại mất thêm các dũng tướng,  bản thân cũng bị thương. Sau chiến thắng có người ca tụng võ công của nhà vua. Pyrros chua chát nói "Thêm một chiến thắng thế này nữa, chúng ta sẽ đi đời."

  3.  Hy sinh của quân đội Ipiros không thể bù đắp. Liên minh Hy Lạp sau chiến thắng lại nghi kị nhau trở nên lỏng lẻo. Trong khi đó Lã Mã có nền kinh tế mạnh, dân số đông đảo, thể chế tổ chức mạnh mẽ lại luôn huy động được nguồn lực mới để bổ sung cho những mất mát. Năm 275 trước Công Nguyên, quân đội kiệt quệ của Pyrros đã thất bại tại Beneventum, chấm dứt chiến tranh của Pyrros với La Mã bằng thất bại sau cùng. 

   4. Từ đó có thuật ngữ "chiến thắng kiểu Pyrros" là những chiến thắng nhưng bị hao tổn nội lực không thể bù đắp và dẫn tới bại vong sau cùng. Trong lịch sử nhân loại có rất nhiều chiến thắng kiểu Pyrros. Gia Cát Lượng mang quân ra Kỳ Sơn, nhiều trận thắng, giết các danh tướng Trương Cáp, Hác Chiêu, nhưng ngày càng suy yếu, dẫn đến diệt vong tất yếu. 

    5.  Quân đội Hungary với sở trường là kỵ binh nhẹ tung hoành khắp châu Âu, ra vào nước Pháp, rong ruổi nhiều lần trên bán đảo Ý, tự do tàn phá nước Đức, bắt Bizance phải triều cống. Các danh tướng bất khả chiến bại như Taksony, Lehel, Bulcsu, Kopany,... là nỗi kinh hoàng đối với toàn thể Âu Châu. Cuối cùng, tại Augsburg đã thất bại trước một nhà vua trẻ tuổi Otto, mà người Hung coi là tên nhãi nhép.  Các chiến tướng dũng mãnh nhất đều bị chặt đầu tại trận. Quân kỵ binh nhẹ với cung tên và đoản kiếm, sở trường bất khả chiến bại của dân tộc Hung bị nghiền nát bởi quân bộ mang giáp trụ nặng sử dụng khiên dày và trường thương của Otto. Cả dân tộc phải để tang thất bại này. 

    6. Thất bại Augsburg chấm dứt cuộc phiêu lưu của người Hung, buộc họ phải dừng lại, cày ruộng, đọc sách, theo tôn giáo và xây dựng nhà nước dựa trên hiến pháp. Nếu không có thất bại cay đắng đó, dân tộc Hungary có lẽ đã bị đẩy ra khỏi châu Âu nếu không bị tiêu diệt hoàn toàn. 

    7. Thất bại đôi khi là cần thiết và ích lợi. Chiến thắng đôi khi là hư ảo vì không thể bù đắp những tổn thương.

Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)

CHUYỆN MỘT BÀI THƠ TÌNH BỊ CẮT BỎ 3 KHỔ THƠ

 Lâu nay ta nghe bài hát Gởi em ở cuối sông Hồng ở đoạn cuối thấy ngô nghê và lạc lõng bởi những hình ảnh trong đoạn trên và khúc dưới trong ca từ không ăn nhập với nhau. Đi tìm bài thơ ta lại gặp ba dấu chấm như bỏ mất một đoạn. Đọc tờ báo Thể thao văn hoá thuật lại đoạn nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ nói về hoàn cảnh ra đời bài thơ trong chương trình Giai điệu tự hào, ta cũng bắt gặp ba dấu chấm lửng đó.

Hoá ra bài thơ đã bị lưỡi kéo kiểm duyệt cắt bỏ mất một khúc, mà lại là đoạn thơ quan trọng, là cái hồn của cả bài thơ. Tuyên huấn không dám nhắc đến cuộc chiến tranh chống bọn xâm lược Trung quốc năm 1979 nên không cho phổ biến đoạn thơ này, khiến bài thơ mất đi tính chiến đấu vốn có của nó. Điều đó cho thấy lãnh đạo ta cố tránh né không muốn nhớ đến cuộc chiến đấu chống bọn xâm lược Bắc Kinh khởi đầu từ ngày 17.02.1979.

Nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ bị kiểm duyệt. Nguồn: VN Xứ Đoài

Nguyên văn bài thơ đã bị cắt xén và phổ biến lâu nay:

“Anh ở Lào Cai

Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt

Tháng Hai, mùa này con nước

Lắng phù sa in bóng đôi bờ

Biết em năm ngóng, tháng chờ


Cứ chiều chiều ra sông gánh nước

Nên ngày ngày cùng bạn bè lên chốt

Anh lại xuống sông Hồng cho thoả nỗi em mong

Đài báo gió mùa, em thương ở đầu sông


Đỉnh đồi cao chiến hào anh gặp rét

Biết mùa màng đồng quê chưa cấy hết

Tay em ngập dưới bùn, lúa có thẳng hàng không?

Giá chúng mình còn cái thuở dung dăng…


Anh thả lá thuyền xuôi về dưới ấy

Em ra sông chắc em sẽ thấy

Chỉ nỗi nhớ chúng mình đủ ấm mọi mùa đông.

Thì hỡi em yêu ở cuối sông Hồng

Nếu gặp dòng sông ngàu lên sắc đỏ

Là niềm thương anh gửi về em đó

Qua màu nước sông Hồng, em hiểu chiến công anh.”

(Dương Soái)

-------------------------------------

Nguyên văn bài thơ chưa bị kiểm duyệt cắt bỏ

(Copy từ face Nguyễn Anh Tuấn)

Gửi em ở cuối sông Hồng

(Dương Soái)

“Anh ở Lào Cai

Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt

Tháng Hai, mùa này con nước

Lắng phù sa in bóng đôi bờ


Biết em năm ngóng, tháng chờ

Cứ chiều chiều ra sông gánh nước

Nên ngày ngày cùng bạn bè lên chốt

Anh lại xuống sông Hồng cho thoả nỗi em mong


Đài báo gió mùa, em thương ở đầu sông

Đỉnh đồi cao chiến hào anh gặp rét

Biết mùa màng đồng quê chưa cấy hết

Tay em ngập dưới bùn, lúa có thẳng hàng không?


Giá chúng mình còn cái thuở dung dăng…

Anh thả lá thuyền xuôi về dưới ấy

Em ra sông chắc em sẽ thấy

Chỉ nỗi nhớ chúng mình đủ ấm mọi mùa đông.


Nhưng thơ ngây đâu còn ở chúng mình

Khi Tổ quốc trao anh lên tuyến đầu chặn giặc

Khi biên cương trong anh đã trở thành máu thịt

Đạn lên nòng anh giữ trọn nguồn sông


Nỗi nhớ cho em chưa viết được đôi dòng

Đạn quân thù bỗng cuồng điên vào thị xã

Xe tăng thù nghiến mặt sông êm ả

Nhịp cầu thù chặt đứt chờ mong


Bão lửa này mang sức mạnh hờn căm

Phá cầu thù, xé vụn xe tăng giặc

Giữa dòng sông nghìn xác thù ngã gục

Máu giặc loang ố cả một vùng


Thì hỡi em yêu ở cuối sông Hồng

Nếu gặp dòng sông ngàu lên sắc đỏ

Là niềm thương anh gửi về em đó

Qua màu nước sông Hồng, em hiểu chiến công anh.

Lào Cai, 1979”.

Qua đó, ta thấy rằng người ta không những tránh né trong lịch sử, trong sách giáo khoa dạy học sinh mà cả những tác phẩm văn chương viết về cuộc chiến tranh chống xâm lược Trung quốc, người ta cũng cắt bỏ không thương tiếc. Lịch sử Việt Nam thời hiện đại đã bị cố ý bỏ sót chương chống bè lũ xâm lược Bắc Kinh .

Đã đành vì muốn giữ hoà khí, vì hữu nghị để phát triển đất nước, tránh hoạ chiến tranh. Nhưng không vì thế mà phải đục bỏ lịch sử, quên đi xương máu của anh hùng liệt sĩ, của nhân dân đã đổ xuống để giữ yên bờ cõi. Bỏ quên hay xoá bỏ lịch sử là một tội lỗi khó tha thứ.

Đỗ Duy Ngọc

Sunday, February 21, 2021

TÂM TĨNH THÂN ĐỘNG - BÍ MẬT CỦA DƯỠNG SINH

 Phan Anh Sơn: Bài viết đầu năm rất hay của thầy Phan Vũ Bình, mình chép lại để FB chia sẻ đến nhiều người hơn là share link. 

#sk_duongsinh #sk_phongbenh #sk_tamly #sk_vandong

Hôm nay đã là mùng 7 tết Tân Sửu, đối với nhiều người thì có lẽ số 7 không phải là con số đẹp, và nhiều nơi họ rất kiêng kị con số này. nhưng đối với mình lại trái ngược, số 7 là một con số rất đặc biệt, và cũng rất đẹp. Vì sao nó đẹp ư? Vì khá nhiều lí do.

Ngay khi Đức Phật vừa mới đản sanh, ngài đã bước đi bảy bước, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất và nói: “thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”. Chư thiên hoan hỉ, mặt đất rung động, ánh sáng ngập tràn các cõi. Và cũng trong ngày đức Phật đản sanh ấy, cây Bồ Đề nơi Kim Cương Đạo Tràng đâm chồi nảy lộc, tất cả các hoa ở vườn Lâm Tỳ Ni trăm hoa đua nở, năm trăm em bé cùng chào đời trong dòng tộc Thích Ca. Thật đúng là:

Bảy đóa sen vàng nâng gót ngọc

Ba ngàn thế giới đón Như Lai.

Tất cả các cõi đều hiện lên tướng tốt để chào đón bậc vĩ nhân đến với thế giới này. Vậy tại sao khi đức Phật đản sanh, ngài lại bước đi bảy bước, mà không phải là năm hoặc sáu. Bảy bước này có gì đặc biệt.

Nếu ai từng học qua Kinh Dịch đều sẽ biết đến bát quái, mỗi quái gồm 3 vạch. Khi hai quái chồng lên nhau thì thành 6 vạch-lục hào, và gọi 1 quẻ. Tám quái chồng chéo lên nhau mà thành 64 quẻ. Chỉ từ 64 quẻ mà có thể luận đoán mọi sự cát hung trong thiên hạ. 

Vì sao có thể luận đoán được cát hung? Vì 64 quẻ này tượng trưng cho sự biến hóa của âm dương. Đầu tiên cần phải nói, con người chúng ta đang sống trong thế giới tương đối, luôn có sự đối đãi nhị nguyên. Nhị nguyên ở đây là gì? Là có dài có ngắn, có cao có thấp, có xấu có đẹp, có trời có đất, có ngày có đêm, có âm có dương. Đó chính là sự đối đãi nhị nguyên, chính vì thế mà chúng ta luôn trôi lăn trong biển khổ sinh tử, chịu sự ảnh hưởng của âm dương. Chính vì vậy nên người nào hiểu được 64 quẻ trong Kinh dịch, hiểu được lẽ biến hóa âm dương thì có thể biết mọi việc trên đời. Đúng như câu nói:

Bát quái suy lai huyền diệu lý

Lục hào sưu tận quỷ thần cơ.

Ngoài ra, lục hào còn tượng trưng cho lục đạo luân hồi. Con người chúng ta, đang sống trong lục đạo thì điều đó cũng có nghĩa rằng chúng ta đang nằm trong lục hào. Tất cả chúng sanh, khi chưa giác ngộ đều sẽ trôi lăn trong lục đạo luân hồi. Cho nên khi đức Phật đản sanh, ngài đã đi bảy bước, bảy bước này tượng trưng cho sự thoát khỏi trói buộc của sinh tử, bước ra khỏi lục đạo. Chính vì vậy số 7 là một số rất đặc biệt trong Phật giáo.

Hôm nay, nhân ngày đặc biệt của đầu năm, xin được viết một bài chia sẻ tới mọi người, bài viết nói về bí mật của việc - khỏe mạnh.

Nói về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, thì thực sự có rất nhiều trường phái. Mỗi trường phái lại nói một quan điểm, lý thuyết khác nhau, có các bài tập khác nhau. Trường phái A thì chú trọng ăn uống, trường phái B thì chú trọng hơi thở (khí công,..), trường phái C lại chú trọng các động tác tập luyện (yoga,...) Vậy, trường phái nào đúng. Và cốt lõi ở đây là gì. Hôm nay mình sẽ chia sẻ với mọi người, một bí quyết cực kì đơn giản để khỏe mạnh và trường thọ, hiểu được bí quyết này thì dù bạn có tập gì cũng sẽ khoẻ mạnh. Và khi hiểu được bí quyết này rồi, bạn sẽ không còn quan tâm trường phái gì là nhất nữa. 

Vậy bí quyết này là gì? Chỉ ở bốn chữ: tâm tĩnh, thân động. Vâng, chỉ đơn giản như vậy thôi, mang tiếng là bí quyết nhưng thực sự nó chỉ đơn giản như vậy. Nhưng đừng bao giờ nghĩ nó đơn giản mà coi thường, để phân tích bốn chữ này, nói mãi không hết ý nghĩa được. Càng đơn giản bao nhiêu, nội hàm của nó càng sâu bấy nhiêu, càng gần với đạo bấy nhiêu.

Tại sao tâm cần yên tĩnh.

Tâm cần yên tĩnh chính là để khí huyết có thể bình hòa, không dễ dàng bị ảnh hưởng mà đi sai đường. Ai học khí công hay yoga đều biết một điều: ý điều khí, khí điều huyết. Cho nên tâm ý sẽ luôn luôn ảnh hưởng đến sự vận hành của khí huyết. Tâm bình hòa thì khí huyết sẽ bình hòa, tâm xao động ắt khí huyết sẽ xao động theo. Xao động ở đây là gì. Vui quá cũng sinh ra bệnh, giận quá cũng sinh ra bệnh, lo nghĩ quá cũng sinh ra bệnh. 

Người thường xuyên phải lo nghĩ, công việc áp lực, mạch tả quan thường huyền khẩn. Khẩn ở đây có thể hiểu giống như khi chúng ta khẩn trương vậy, thân thể xao động bất an, đứng ngồi không yên. Mạch khẩn cũng y hệt như vậy, khi chúng ta khẩn trương, mạch cũng sẽ khẩn trương (khẩn), từ đó khí huyết cũng sẽ khẩn trương theo, không còn sự bình hoà thong dong vốn có nữa. Đó là từ tâm (lo nghĩ, áp lực) hiển hiện ra tướng (mạch), cái này gọi tâm sanh tướng. Cho nên với thầy thuốc đông y, xem mạch mà biết được tính cách của một người không phải là một việc gì khó cả. 

Tương tự, với người thường xuyên tức giận, mạch cũng sẽ tương ứng có sự biến chuyển. Và trong dưỡng sinh, để khỏe mạnh thì điều đại kị chính là tức giận. Bởi vì sao. Vì khi chúng ta tức giận, can hỏa sẽ bốc lên, can hỏa bốc khiến can huyết bị hư. Can hành mộc, thận hành thủy, thủy sinh mộc. Khi can hỏa bốc lâu ngày khiến can huyết hư, can huyết hư sẽ dẫn đến thận âm hư.Người thường xuyên tức giận, mạch tả quan thường sẽ uất và huyền khẩn. 

Ở trên đã nói về khẩn, còn mạch huyền là gì? Chính là mạch căng cứng như dây đàn. Vừa căng vừa cứng. Chúng ta có để ý một điều rằng, khi chúng ta tức giận, cơ thể của chúng ta căng cứng lên, giống như muốn đánh nhau đến nơi. Còn khi chúng ta bình tĩnh, cơ thể rất mềm mại. Mạch tượng cũng giống như vậy, khi chúng ta tức giận, mạch sẽ huyền khẩn; khi chúng ta bình tĩnh, mạch sẽ nhu hòa, mềm mại.

Chương 76 của Đạo Đức Kinh viết:

“Con người khi mới sinh thì mềm mại, mà khi chết thì cứng cỏi. Vạn vật cỏ cây, khi mới sinh thì mềm mại, đến khi chết thì khô héo. Cho nên cứng cỏi thì chết, mềm mại thì sống. Cho nên cứng cỏi thì kém, mềm mại thì hơn”.

Qua đây chúng ta hiểu được một điều rằng, cây cối có mềm mới non, mới dồi dào sinh lực. Cây cối khô quắt, cứng rắn tức là đã cằn cỗi sắp chết. Con người cũng vậy, trẻ thì mềm mại, già thì cứng cỏi. Người mạch nhu hoãn, tích cách đa phần nhẹ nhàng, cho dù có bệnh, đa phần cũng có thể nhanh chóng hết bệnh. Mà người mạch cứng mà cương, đa phần có tính cách ngoan cố bảo thủ dễ tức giận. Và những người này, giống như cây cỏ vậy, rất dễ dàng khô héo rồi đi đến tử vong. Tại sao ư? Bởi vì một người mà tính cách cương cường, dễ tức giận sẽ khiến can hoả bốc lên, can hoả mà càng bốc càng vượng thì sẽ càng tiêu hao thận thủy, giống như lửa quá to, đen nước trong nồi đun khô. Có thuỷ thì mềm mại, mất thuỷ thì khô cứng. Hậu quả kéo theo là những người này động mạch huyết quản rất dễ dàng bị xơ cứng và rạn nứt, thiết mất sự đàn hồi. Chỉ cần một cơn tức giận thoáng qua khiến huyết áp tăng lên, bùm, mạch vỡ ra, thế là đột quỵ. 

Và chúng ta có để ý một điều, trẻ em sức sống rất dồi dào, cân cốt rất mềm mại. Tại sao lại vậy?  Bởi vì trẻ em giống như cây cỏ mới sinh, tình chí rất ít phải lo nghĩ, cũng rất ít tức giận, tâm như tờ giấy trắng, vô lo vô nghĩ. Chính vì do có cái tâm vô lo vô nghĩ này nên khiến cho khí huyết lúc nào cũng thong dong bình hoà, khí cơ không bị đi sai đường mà thượng nghịch, cũng không dễ dàng uất mà hoá hoả, do đó sức sống sinh cơ rất dồi dào. Các bậc tu đạo, thường thường có thể phản lão hoàn đồng, bí quyết chính là đây. Chỉ cần tâm có thể phản lão trở về trong trắng như một đứa trẻ thì thân cũng sẽ phản lão theo mà thôi. 

Đọc đến đây mọi người đã hiểu rõ tầm quan trọng của tâm chưa, cực kì quan trọng đúng không ah. Và các bạn học đông y, các bạn có rút ra thêm một điều gì không. Đó chính là để hiểu sâu về mạch pháp, không cần học khóa học nào cả, y lý mà vững, mạch pháp tự nhiên sẽ tinh thông. Đừng mất thời gian chạy theo các khóa mạch pháp học xong đoán được bệnh, phán bệnh vanh vách, trong khi lại không hiểu tí gì về bệnh cơ của nó. Học vậy ích gì? Cứ y lý mà học, mạch từ đó mà ra. Y dã ý dã, nhiều thứ không thể nói ra được bằng lời, chỉ có thể từ tâm mà ấn ngộ.

Đấy là nói về tâm cần nên tĩnh. Tiếp tục, tại sao thân cần nên thường xuyên vận động. Cái này thì quá dễ rồi. Thân thể phải thường xuyên vận động để khí huyết thường xuyên lưu thông, quá trình thay cũ đổi mới luôn luôn được diễn ra, khí huyết không dễ dàng bị bế tắc, từ đó cơ thể mới có thể khỏe mạnh được. Kinh mạch trong cơ thể con người giống như một dòng sông vậy, khí huyết chính là nước trong dòng sông ấy. Nước trong sông luôn luôn chảy thì không có nước bẩn. Nước mà ngừng chảy sẽ hình thành ao tù, nước bẩn rác rưởi đọng lại. Tương tự, kinh mạch mà bế tắc, bệnh tật ắt sẽ sinh ra.

Tại sao lại bị bế tắc. Đa số do ăn uống nhiều và vận động ít. Những người thường xuyên đã ăn nhiều lại còn lười vận động, thường thường mạch hữu quan sẽ uất trệ bất sướng.

Tóm lại, bí quyết để khỏe mạnh nó không nằm ở một bài thuốc hay ở một bài tập khí công chữa bách bệnh nào hết, nó chỉ đơn giản ở bốn chữ: tâm tĩnh và thân động. Đơn giản vậy thôi.

Nó cũng giống như Thái dương hệ vậy, mặt trời là tâm, các vì sao quay chung quanh là thân. Tâm bất động, thân động thì sẽ hài hòa. Hay như trên trái đất chúng ta vậy, nếu chúng ta xem ở góc độ mặt đất là tâm và vạn vật sinh sống trên trái đất là thân. Đất thì lúc nào cũng bất động, còn vạn vật trên mặt đất lúc nào cũng vận động sinh trưởng và biến hóa thì trên trái đất này mới tràn đầy sinh cơ, sự sống. Nếu giả sử thân-vạn vật bất động thì sao, thì trái đất sẽ âm u đầy tử khí. Còn nếu như tâm-mặt đất không bất động mà động thì sao, thì sẽ thường xuyên xảy ra động đất sóng thần. Thiên tai, động đất, sóng thần nó chỉ là hình là tướng, tướng sinh bởi tâm. Tâm động ắt tướng động, tâm bình ắt tướng bình.

Viết đến đây lại nhớ đến câu chuyện về Lục tổ Huệ Năng, khi ngài đến chùa Pháp Tánh, có cơn gió thổi qua và lá cây rung động, có hai vị tăng cãi nhau, một vị nói đó là gió động, vị kia nói là lá cây động. Lục Tổ đi qua thấy vậy đáp: Không phải gió động, không phải lá động, chỉ là do tâm các ông động”.

Việc tu học cũng giống vậy, đạo lí rất đơn giản, tâm an như đại địa, thân động như nước chảy. Nếu mỗi ngày chúng ta phải làm rất nhiều việc, nhưng vẫn luôn bảo trì được cảnh giới nhất tâm bất loạn, thì thời thời khắc khắc đều có quá trình thủy thăng hỏa giáng, thời thời khắc khắc đều có sự âm dương giao hòa. Nếu vậy thì lo gì không khỏe mạnh.

Đọc đến đây chắc mọi người đã hiểu được phần nào, bí quyết của việc khỏe mạnh rồi. Những bệnh nhân tới phòng khám Chân Như, mình vẫn thường xuyên khuyên rằng, vứt hết các bài tập rườm rà, không cần theo một ông thầy dạy tập luyện nào cả, cứ về chạy bộ và thiền định, ắt sẽ khỏe mạnh. Luôn luôn nhớ một nguyên tắc, hướng nội cầu chứ không hướng ngoại cầu, thường xuyên tu tâm tích đức, tạo phúc cho thương sinh. Nếu làm được vậy, lo gì không trường thọ.

Đôi lời chia sẻ đầu năm, hi vọng mọi người sẽ hiểu. Kính chúc tất cả mọi người có một năm mới an lạc và vạn sự như ý.

(Phan Vũ Bình)

Nguồn: https://www.facebook.com/story.php?story_fbid=843264359572406&id=100016665492282

Quách Gia, Quản Trọng giữ mình

  1. Quách tự Phụng Hiếu Gia người quận Dĩnh Xuyên, Kinh Châu là nơi có nhiều danh sĩ. Nổi tiếng thì có Bàng Đức Công, Tư Mã Huy, bọn trẻ thì có Bàng Thống, Gia Cát Lượng, Thôi Châu Bình, Thạch Thao, Từ Thứ đã nổi tiếng khắp thiên hạ. Quách Gia tự cho mình sắc sảo hơn cả, bèn tự dấu mình, nên người đương thời không ai biết. Có người hỏi "Ngài mai danh ẩn tích thế này há chẳng mai một tài năng ư?" Gia cười đáp "Tài của ta chỉ một người dùng được, ý đang đợi minh chủ."

        Viên Thiệu khởi binh ở U Ký, Hà Bắc, binh lắm, lương nhiều, tướng đông, mưu sĩ như nấm, lại được tiếng là ba đời tam công, làm minh chủ chư hầu, là thế lực mạnh nhất, coi như nắm thiên hạ trong tay. Gia nghe tiếng, bèn lên Ký Châu ra mắt Thiệu. Thiệu thích nghe mưu kế lạ, lại trọng người tài bèn đãi Gia rất hậu. Được chừng nửa năm Gia bèn bỏ đi. Trước khi đi gặp bạn đồng liêu là Quách Đồ và Tân Bình. Bình và Đồ hỏi:"Chúa công đãi túc hạ rất hậu, lại là người nhún mình trọng kẻ sĩ, lại chịu khó nghe mọi người. Sao lại bỏ đi." Gia nói "Kẻ sĩ tìm được người xứng đáng để theo mới gọi là trí. Nay Viên Thiệu nhún nhường nhưng không thực tâm. Thích nghe mưu kế nhưng chẳng dám thi hành. Ai cũng trọng đãi nhưng cuối cùng chẳng nghe ai. Thiệu có lòng nhân đức của công tử con nhà giàu chưa hề biết khổ. Không phải là người chia ngọt xẻ bùi trong hoạn nạn. Theo Thiệu, thực lòng bày mưu cao sẽ mang họa. Tả hữu sau này sẽ giết hại lẫn nhau. Ta há lãng phí thân nam tử ở đây. Chẳng thà để thời gian với phong hoa tuyết nguyệt" Bèn dứt áo ra đi, tay gươm tay đàn, lang thang chốn giang hồ, biệt tăm tích, không màng chuyện đời. 

     Bấy giờ mưu sĩ của Tào Tháo là Hí Chí Tài, chẳng may bệnh nặng qua đời. Tháo lo lắm bèn hỏi ý Tuân Úc. Úc nói "Để bày mưu sâu, thiên hạ chỉ có hai người Giả Hủ và Quách Gia thôi. Này Hủ đang ở trong quân Lý Thôi, Quách Tỵ. Còn Gia trước theo Viên Thiệu nay không biết đi đâu. Tháo bèn bỏ ngàn vàng sai người tìm Quách Gia. Tháo gặp Gia nói chuyện suốt đêm nói "Tuân Lệnh Quân là Trương Tử Phòng, nhà ngươi mới là Trần Bình của ta." Gia cười đáp "Chúa công cần kế lớn của Trương Lương, Quản Trọng, Nhạc Nghị, Khương Thượng tôi cũng có sẵn. E rằng chưa cần gấp mà thôi." Tháo nói "Người hiểu bụng ta chỉ có Phụng Hiếu." Gia lui ra ngửa mặt lên trời cười "Người này thực đáng làm chủ của Gia". 

      Rồi Gia bày mưu cho Tháo lần lượt bình Lã Bố, Viên Thuật, Viên Thiệu. Kế nào cũng khác cách nghĩ của người khác, lần nào cũng thành công, chủ yếu dựa vào cách nhìn người, nắm được tâm lý và chỗ yếu của kẻ địch như trong lòng bàn tay, vô cùng xác đáng. Trần Quần nói với Gia "Nay trong triều có ông và Tuân Lệnh Quân, tài cao át chúng. Tuân Lệnh Quân mực thước, ai cũng mến. Ông lại phóng túng, chẳng giữ gìn, lại chẳng giao du với ai." Gia chỉ cười không đáp. Quần bèn chỉ trích Gia giữa triều. Gia nghe được lại càng làm quá lên. Tháo thấy vậy lại càng trọng đãi và tin Gia, coi như cật ruột.

    2. Quản Trọng được Hoàn Công trọng dụng cho giữ quyền tướng quốc, còn tôn làm Trọng Phụ, ý kính trọng như cha. Khi Hoàn Công làm bá chủ chư hầu, nước Tề hùng mạnh, Trọng bèn xây nhà rực rỡ, đàn sáo suốt ngày. Có người trách. Trọng cười "Tôi xa xỉ chơi bời là để che tiếng cho chúa công xa xỉ chơi bời đó thôi". Người đó không cho là phải. Hoàn Công nghe nói, yên tâm giao hết quyền cho Trọng. 

    3. Lệnh Lỗi Dương nói: " Mưu kế có hai đường dương và âm. Dương mưu là kế lớn, theo đạo lý, lâu mới có kết quả, it người dám bày, vì các nhà chính trị hay sốt ruột, muốn nhìn thấy kết quả ngay. Vì thế dương mưu thường bị cho là viển vông. Vì nghe ra hợp lý nên nghĩ rằng ai cũng biết. Nhưng chỉ lệch một chân tơ kẽ tóc là dương mưu không thành. Âm mưu là kế sâu, dùng cho việc khẩn cấp, chủ yếu dựa vào tâm tính người. Vì vậy các nhà chính trị thích âm mưu nhưng lại nghi ngại người bày ra nó. Kẻ bày âm mưu phải tự giữ mình. Giả Hủ bày mưu nhỏ làm Tào Tháo khốn đốn. Sau theo Tháo, bày mưu nhỏ đốt lương Viên Thiệu, chia rẽ Mã Siêu Hàn Toại, nhưng rốt cuộc cũng luôn kiệm lời để giữ mình. Vì thế dương mưu có thể bàn, âm mưu phải chờ minh chúa."

Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)

Saturday, February 20, 2021

Từ Hiệp ước Việt-Xô 1978 và trách nhiệm đối với VN trong cuộc chiến tranh biên giới vs Tàu đỏ

 KÝ ỨC CUỘC CHIẾN ĐẤU VỆ QUỐC 17/02/1979

Một bức ảnh quý từ lưu trữ cá nhân của nhà báo Aleksandr Mineev, nguyên trưởng phân xã TASS tại Việt Nam thời kỳ diễn ra cuộc chiến tranh biên giới 2/1979.

Đó là ảnh Phó đô đốc Yasakov, Phó Tư lệnh thứ nhất Hạm đội Thái Bình Dương (Liên Xô) trên tuần dương hạm "Đô đốc Fokin" tại Hải Phòng trong những ngày xảy ra chiến tranh. Tại sao một vị tướng hải quân Liên Xô lại có măt tại đây?

Có lẽ không nhiều người biết rằng, Liên Xô đã giăng lưới sẵn ở Vịnh Bắc Bộ, sẵn sàng cho TQ nếm quả đắng nếu chúng tấn công bằng đường biển: 30 tàu chiến Liên Xô đã sẵn sàng ở Biển Đông.

Xin đăng kèm bức ảnh và bài báo cũ quanh sự kiện này:

CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI 1979:

30 TÀU CHIẾN LIÊN XÔ ĐÃ SẴN SÀNG Ở BIỂN ĐÔNG

1. Tàu chiến Liên Xô sẵn sàng ở Biển Đông

Ít người biết được rằng ngoài việc cử đoàn chuyên gia quân sự cao cấp sang sát cánh bên chúng ta trong những ngày đầu chiến tranh biên giới, lập cầu hàng không, tổ chức các cuộc tập trận lớn gây sức ép với Trung Quốc sát biên giới với Mông Cổ, Liên Xô còn cử một lực lượng hải quân hùng hậu sang sẵn sàng chiến đấu cùng các bạn Việt Nam.

Nhà nghiên cứu, TS lịch sử Aleksandr Okorokov trong cuốn sách “Những trận chiến bí mật của Liên Xô” cho biết từ tháng 6/1978, khi Trung Quốc thường xuyên tổ chức các cuộc khiêu khích ở biên giới với Việt Nam, Liên Xô đã cử 2 tàu tuần dương và 2 tàu khu trục tập trận ở eo biển Bashi giữa Đài Loan và Philippines.

Đến tháng 1-2/1979, lực lượng này đã có mặt tại biển Đông để thể hiện sự ủng hộ Việt Nam, khi đang có những thông tin Trung Quốc đang muốn "dạy cho Việt Nam một bài học". Sau khi chiến tranh xảy ra vào tháng 2/1979, số tàu chiến của Liên Xô ở biển Đông đã tăng lên đến con số 13 và họ đang chờ một hải đoàn do tuần dương hạm "Đô đốc Senyavin" dẫn đầu sẽ đến.

Đến tháng 3/1979, đã có 30 tàu chiến Liên Xô luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu ở biển Đông. Có thể kể đến tàu "Đô đốc Senyavin", "Đô đốc Fokin", "Vasily Chapaev", "Sposobnyi", "Strogy", "Razyashi"...

Thuyền trưởng V.E.Glukhov nhớ lại:" Tôi được giao nhiệm vụ cấp tốc là chuẩn bị đón các tàu chiến của chúng ta vào cảng Việt Nam. Chúng tôi có 24 giờ chuẩn bị, và sau 5 ngày thì đã có mặt tại cảng Đà Nẵng. Nhiệm vụ của chúng tôi là khẩn trương xác định độ sâu, cách tiếp cận, dòng chảy, kiểm tra tình trạng các cầu cảng.

Và sau đó chúng tôi đến căn cứ Cam Ranh. Sau hơn một tháng làm việc, mọi việc đã sẵn sàng để đón các tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương. Thời điểm đó gió rất mạnh, nóng không chịu nổi. Các thợ lặn của chúng tôi sau này có kể lại là như đang ở trong nồi nước sôi...

Nếu như chiến sự lan rộng, đoàn tàu chiến của chúng ta sẽ tiến vào Vịnh Bắc Bộ. Và ở đó... ở đó có thể dẫn đến việc phóng tên lửa. Nhưng ơn trời là mọi việc đã không phải diễn ra".

2. Tàu ngầm Liên Xô trực chiến

Đoàn tàu chiến hùng hậu của Hải quân Xô viết còn ở biển Đông cho đến tháng 4/1979, tức là một tháng sau khi Trung Quốc tuyên bố rút quân khỏi Việt Nam. Không những thị uy Trung Quốc bằng lực lượng tàu chiến, Liên Xô đã vận chuyển thành công nhanh chóng một số lượng lớn vũ khí khí tài sang Việt Nam.

Cảng Hải Phòng lúc nào cũng có từ 5-6 tàu đang dỡ hàng, như "Georghi Chicherin", "Valery Mezhlauk", "Bela Kun"... Điều đặc biệt là để dỡ hàng nhanh trong thời chiến, Liên Xô đã gửi theo các tàu này đội vận tải bốc xếp của các cảng Nakhodka, Vladivostok, Korsakov, Vanin dưới sự chỉ huy giám đốc cảng Nakhodka G.I.Pikus.

Tổng cộng, các công nhân Xô viết đã bốc xếp trên 100.000 tấn hàng từ 26 tàu thủy tại cảng Hải Phòng và cảng Sài Gòn.

Cũng cần nói thêm, khi chiến tranh biên giới xảy ra, tàu chiến của Mỹ đã lân la vào biển Đông và Hải quân Liên Xô có thêm nhiệm vụ nữa là ngăn cản điều này. Hàng không mẫu hạm USS Constellation (CV-64), tàu tuần dương Learny (CG 16), tàu khu trục Morton (DD 948), tàu vận tải Takelma (ATF 113) khi đó đã có mặt ở biển Đông "để kiểm soát tình hình", theo như tuyên bố của phía Mỹ.

Để ngăn chặn các tàu Mỹ không cho tiến vào vùng có thể xảy ra chiến sự lan rộng, các tàu ngầm Liên Xô đã vào cuộc. Một số tàu ngầm náu mình dưới biển, còn một số thì được lệnh nổi trên mặt nước tạo thành một đường vành đai trên biển.

Kết quả là ngày 6/3/1979, đoàn tàu chiến của Mỹ dẫn đầu là hàng không mẫu hạm Constellation đã phải rời biển Đông, tiến về hướng vịnh Aden.

Vì lòng dũng cảm và chủ nghĩa anh hùng được thể hiện khi thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, 36 cá nhân của Hạm đội Thái Bình Dương đã được Chính phủ Liên Xô trao tặng các huân chương cao quý.

Phan Việt Hùng

Friday, February 19, 2021

Ông vua thời đói thiếu

 "Vua lốp xe'' Nguyễn Văn Chẩn: Vào tù vì tội... làm giàu!

Những năm 80, báo chí tốn không biết bao nhiêu giấy mực để nói về "vua lốp" Nguyễn Văn Chẩn. Số phận thăng trầm của "vua lốp" Nguyễn Văn Chẩn có thể gói gọn trong hai chữ "oan nghiệt". Cuộc đời ông là cả một chuỗi bi kịch liên tiếp với ba lần vào tù ra tội đầy cay đắng. Từ hai bàn tay trắng, "vua lốp" gây dựng cơ nghiệp, trở thành người giàu có và rồi bị ép vào tù tội mãi đến sau đổi mới mới được minh oan.

Ông Nguyễn Văn Chẩn vốn là một nông dân ở huyện Nga Sơn, Thanh Hoá. Năm 1954, ông bán tài sản giá trị nhất là ruộng rau, để lại cho vợ con một nửa số tiền, mang theo nửa còn lại tìm đường ra Hà Nội. Thoạt đầu, ông xin vào làm công ở “ngành công nghiệp” bóc vỏ xe ô tô cũ cắt ra làm dép. Sau khi tích luỹ được một số vốn, ông mở một cửa hiệu nhỏ rồi đón vợ con lên Hà Nội. Chỉ sau một năm, công việc làm ăn của ông Chẩn phất lên…. Nhưng điều này khiến ông bị coi là “tư sản mới”, bị kiểm tra, toàn bộ tài sản bị tịch biên và bản thân ông bị đưa đi cải tạo nhưng may mắn, chỉ vài ngày sau, ông được thả.

Trở về, ông Chẩn vẫn không bỏ được máu làm ăn. Một lần, khi cây viết mực của con bị hư, ông phải đi khắp các “cửa hàng bách hoá” mà không mua được vì “bút máy” là mặt hàng “phân phối”. Sau khi tìm mua được một cây viết chợ đen với giá đắt hơn giá trong cửa hàng Nhà nước nhiều lần, ông Chẩn tức mình ngồi tháo ra nghiên cứu và nhận thấy là ông có thể tự làm được những cây viết mực. Thế rồi ông chuyển sang làm “bút máy”. Bút máy của ông có kiểu dáng gần giống và chất lượng tương đương “bút máy Trường Sơn” nhưng được bán tự do với giá rẻ. Ông Chẩn đem mẫu bút ra Phòng thủ công nghiệp quận đăng ký sản xuất bút mực. Tá bút được người ta thi nhau lia trên 12 tờ giấy trắng. Một thời gian sau, ông được phép sản xuất và những chiếc bút máy mang kiểu dáng bút Trường Sơn được xuất xưởng hàng loạt, mỗi ngày ra hàng trăm chiếc vẫn không có đủ để bán.

Ông Chẩn lại phất lên và lại bị “tài chính quận Hoàn Kiếm” kiểm tra chỉ vì ông “sống ở quận Ba Đình mà kinh doanh ở Hoàn Kiếm”. Toàn bộ công cụ, đồ nghề, nguyên liệu, sản phẩm lại bị tịch thu rồi chỉ được trả một phần nhỏ sau nhiều lần thưa kiện. Sau lần bị tịch thu công cụ, nguyên vật liệu sản xuất bút, "vua lốp" đoạn tuyệt với nghề làm bút tai vạ. Những tưởng sẽ được yên ổn, nào ngờ chỉ một thời gian ngắn sau đó, công an quận Ba Đình kéo đến khám nhà, tịch thu toàn bộ môtơ, khuôn làm bút, vài tạ dép đứt quai, cao su, hàng ngàn chi tiết bút.... Với tội danh “tàng trữ và đầu cơ hàng hoá sản xuất trái phép”, ông Nguyễn Văn Chẩn bị Toà án Hà Nội xử 30 tháng tù giam. Thay vì phúc thẩm ngay theo đơn kháng án của ông, mãi tới ngày 25-5-1972, Toà án Tối cao mới xử phúc phẩm và tại bản án số 22, ông Chẩn chỉ bị buộc tội “đầu cơ”, bị “cảnh cáo và nộp phạt một trăm đồng” sau khi đã phải trải qua 18 tháng trong nhà tù Hoả Lò, 12 tháng trong trại tù Yên Bái.

Khi từ nhà tù Yên Bái trở về, ông Chẩn đã định từ giã con đường làm ăn tư nhân. Ông xin vào công ty vệ sinh Thành phố và buổi tối thì nhận xăm của nhà máy cao su về nối. Nhưng… ông nhận ra nhựa vá xăm lốp quốc doanh “chưa vá đã bong” nên mày mò pha chế và tìm ra một loại nhựa tốt hơn.

Các chủ đại lý lại xếp hàng rồng rắn trước xưởng nhựa của ông Chẩn. Khách các tỉnh xa về mua hàng can lớn. Ông Chẩn lại giàu lên. Tháng 1-1974, ông bị bắt và ngồi tù cho tới ngày 30-3 năm ấy. Ra tù ở tuổi 50, sau 5 năm bán chè chén, năm 1979, ông quay lại với nghề làm vỏ xe ở một trình độ cao hơn. Năm 1980, ông Chẩn cho xuất xưởng những chiếc vỏ xe thồ có thể chạy ba năm trong khi vỏ xe cùng loại của Nhà máy cao su Sao Vàng chỉ chạy được chưa đầy sáu tháng. Sản phẩm của ông từng được trao Huy chương đồng tại Hội chợ triển lãm Giảng Võ. Từ đây, ông Nguyễn Văn Chẩn bắt đầu có tên “Vua Lốp”.

Khách hàng từ các tỉnh phía Bắc đến xếp hàng hằng ngày chờ mua vỏ xe thồ đã làm cho Chính quyền chú ý. Người có tiền án hai lần vào tù vì “buôn bán xăm lốp ô tô cũ và sản xuất bút máy” đương nhiên trở thành đối tượng của công an. Đầu tháng 7-1983, ông Chẩn bị kiểm tra và trong suốt ba ngày trời, “dưới sự chứng kiến của hàng trăm quan chức đủ mọi thành phần và hàng ngàn người dân hiếu kỳ, ông Chẩn và các con đã phải thao tác quy trình làm lốp bằng phế liệu”. Không tìm ra lỗi, Chính quyền Hà Nội đành cáo buộc ông “tự ý sản xuất” làm “rối loạn” nền kinh tế mà, trong đó, mọi sản phẩm đều do Nhà nước lên kế hoạch, giao chỉ tiêu từ khâu sản xuất cho đến khâu tiêu thụ.

Hà Nội năm 1983 là địa phương duy nhất hăng hái thi hành “Chỉ thị Z-30” mà theo đó, sự giàu có cũng được coi là tội trọng. Sáng sớm ngày 27-8-1983, lực lượng liên ngành quận Ba Đình bao gồm quân đội, công an, viện kiểm sát, uỷ ban đã phong toả nhà và xưởng sản xuất của Vua Lốp, rồi tuyên bố, tịch thu toàn bộ nhà cửa, nguyên vật liệu và dây chuyền sản xuất xưởng sản xuất lốp, đồng thời ra lệnh bắt giam ông Chẩn. Đã có kinh nghiệm từ ba lần trước, ông Chẩn bỏ trốn lên Hàng Đào, rồi sau đó bắt đầu những ngày phiêu bạt, nay Thái Bình, mai Hải Phòng, Hà Bắc. Các lực lượng chức năng kéo đến nhà ông Chẩn ở làng Ngọc Hà rất đông. Lệnh khám nhà; Bắt người khẩn cấp; Thu nhà; Thu toàn bộ công cụ, nguyên liệu sản xuất, lệnh truy nã toàn quốc đối tượng Nguyễn Văn Chẩn cũng lập tức được ban bố rộng rãi. Điều trớ trêu là sau khi bị thu nhà, tài sản, đến tháng 9/1983, gia đình “Vua lốp” nhận được giấy mời đi nhận huy chương cho lốp Quyết Thắng!.

Bản thân "Vua lốp" phải sống những ngày chui lủi tăm tối của một kẻ bị truy nã, nhưng ông vừa trốn vừa kêu oan. "Đó là khoảng thời gian rất cơ cực, tôi vừa phải trốn vừa làm đơn kêu oan gửi đi khắp nơi, bất cứ chỗ nào có thể. Cuộc hành trình đi tìm công lý gian khổ và vất vả không thể kể hết thành lời", ông Chẩn nói. Không thể kể hết bao nhiêu lá đơn ông viết, bao nhiêu lần gửi đơn đến cơ quan công quyền. Cuối cùng thì Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cũng ra quyết định đình chỉ vụ án, yêu cầu trả lại toàn bộ tài sản, nhà cửa cho "Vua lốp". Nhưng Công an lại ra quyết định miễn tố. Ông Chẩn tiếp tục kiện: "Miễn tố là có tội nhưng miễn cho, nhưng tôi có tội gì?". Lại thêm những đơn từ kiện lên, kiện xuống. Ngày 21/12/1985, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao ra quyết định hủy bỏ quyết định miễn tố của Sở Công an Hà Nội, quyết định đình chỉ điều tra, thừa nhận tôi vô tội và yêu cầu Hà Nội trả lại tài sản cho gia đình ông. Đây có thể nói là một "thắng lợi tinh thần", giúp ông lấy lại danh dư vì được minh oan và trở thành người vô tội.

Từ năm 1989, Hà Nội bắt đầu sửa sai chiến dịch Z30 theo thông báo số 83 TB/TƯ ngày 8/8/1986 của Ban Bí thư Trung ương Đảng: "Đối với những trường hợp kết luận, xử lý sai phải trả lại nhà và tài sản thu giữ của họ". Ngày 1/9/1990, Hà Nội ra công văn số 4071 do Chủ tịch UBND Lê Ất Hợi ký về việc trả lại tài sản cho "Vua lốp". Ngày 13/2, gia đình ông hân hoan đón nhận ngôi nhà sau gần 7 năm bị thu giữ, trong tiếng pháo ăn mừng của bà con trong làng Ngọc Hà. "Nhà được trả lại, nhưng tài sản thì không, "Vua lốp" lại tiếp tục đi gõ cửa các cơ quan chức năng, không mệt mỏi. Và phải 10 năm sau đó, ông mới nhận lại được một phần tài sản của mình.

Nguồn: Theo Loạt phóng sự về Vua lốp- Báo dân trí 1-4

Thanh tra Nhà nước bất nhất trong vụ "vua lốp" Nguyễn Văn Chẩn

"Xé rào"- Phản ứng tích cực của nền kinh tế hiện đại?

Cuộc đời chìm nổi của “vua lốp” Hà thành - Hànộimới.

Trung Lễ st (Những câu chuyện thú vị)

PHIM "PHẢN BỘI" BỊ PHẢN BỘI

 Ngày 17 tháng 2.1979, Trung cộng đem hơn nửa triệu quân xâm lược nước ta suốt 6 tỉnh biên giới, gây bao tội ác dã man.

Nghệ sĩ Nhân dân Trần Văn Thủy nhớ lạị:

"Vào dịp này năm ấy, tôi cùng nhóm làm phim cũng có mặt ở mặt trận Tam Đường - Lào Cai, rồi Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên..., ghi hình trực tiếp. Ác liệt, tàn bạo và man rợ vô cùng.

Cùng với sự trực tiếp giúp đỡ đặc biệt của ông Nguyễn Cơ Thạch, tôi đã cho ra mắt Phản Bội - bộ phim tài liệu (đen trắng) dài nhất trong lịch sử Hãng phim Tài liệu Trung ương cho đến thời điểm đó: 90 phút. Nó đoạt Giải Vàng Đặc Biệt trong Liên hoan phim Quốc gia 1980 và tham dự nhiều liên hoan phim quốc tế khác... Nó hấp dẫn hơn một phim truyện. 

'Đang xem không thể đi... tè được'.

Vậy mà Phản Bội hiện tại bị... cấm chiếu! Cấm xuất kho. Cấm in ấn. 

Tôi cũng không cách nào xem lại được".

Ôi! Sao mà "tài tình" và "sáng suốt" đến vậy?

Nhớ câu:

Dân ta phải biết sử ta

Nếu mà không biết thì tra Gu- gờ, 

tôi cố tìm trên Google mãi cũng không thấy dấu tích của phim Phản Bội. Có lần tôi đã giục Nghệ sĩ Nhân dân Trần Văn Thủy: 

- Anh phải đi đấu tranh đòi cho được bộ phim đó, vì đó là tài sản của anh.

Nhưng anh lắc đầu ngao ngán...

Thế là phim Phản Bội từng được Giải Vàng, giờ đã bị phản bội rồi!

17 tháng 2 

Gs. Mạc Văn Trang

---

Đạo diễn Trần Văn Thủy là tác giả của Hà Nội Trong Mắt Ai và Chuyện Tử Tế.

Thursday, February 18, 2021

Kể chuyện chiến trường

 Truyện kể về cuộc chiến Việt Nam - Trung Quốc (1984) của tác giả Cao Sơn -Tác giả từng tham gia bộ đội, nên nghe giọng văn chân thực và rất sinh động , mời cả nhà cùng đọc :

Xúc động quá kể không biết có đầu có đũa không.

Ngày đấy em thuộc Tiểu đoàn 5, trung đoàn 692 ( đoàn Thanh Xuyên, đơn vị trước đây của Lê Đình Trinh), sư đoàn 301, Quân khu TĐ lên tăng cường cho mặt trận. Lên đến Bắc Quang, cách thị xã HG khoảng 80km thì lính đào ngũ hơn nửa. Sợ quá các bác ạ. Em thì lúc đấy 17 tuổi, bẻ gẫy sừng trâu nên còn máu. Từ thị xã HG, rẽ phải đi lên cổng trời Quản Bạ. Đây gọi là cửa tử vì pháo TQ suốt ngày giã cua. Bọn em hành quân bộ. Chập tối, cả đơn vị dừng chân nghỉ ăn cơm. Cơm xong, em với thằng Toản cầm găng gô xuống suối múc nước lên đun pha trà. Đột nhiên có nhiều tiếng nổ dữ dội. TQ pháo kích đấy. Đất đá bay rào rào. Em với thằng Toản ngã dúi ngã dụi. Sợ không thở được. 15 phút thì pháo dứt, Toản nằm cạnh em không nhúc nhích. Em lay nó dậy, nó không núc nhich. Nó đi rồi các bác ạ.

Sau đó, em ở trên ấy 6 tháng. Bọn em tiếp quản của đặc công. Nếu em không nhầm thì đấy lính của M113. Đại hình điểm cao đấy rất buồn cười. Phía bên TQ thì rất dốc và có nhiều vật cản, phía bên ta thì thoai thoải và trống trơn. Chính vì vậy, bên kia mới tổ chức đánh theo phân đội 3 người. Đánh kiểu đó, bộ binh ta khóc thét vì địa hình trống trải.

Trong kỹ thuật QS, mỗi nước có môt lực lượng dọn chiến trường riêng của mình. Mỹ lấy không quân làm lực lượng dọn chiến trường. Liên xô lấy tên lửa. TQ thì dùng pháo binh. Chính vì vây, chiến thuật của chúng nó là rót pháo. Cấp tập, dồn dập vào những vị trí chúng cho là trọng yếu. Khoảng 30 phút sau khi pháo bắn, bộ binh mới xông trận. Đó là lý do tại sao bọn Tàu khoái chơi pháo thế. Những chuyện thêu dệt là pháo tầu bắn giỏi đến mức đạn chui vào nòng pháo ta là phét lác. Khi pháo bắn, trinh sát pháo phải nằm trong trận địa pháo để báo về hiệu chỉnh. Có khi pháo dập luôn cả vào vị trí đang ẩn nấp.

Sau trận pháo đầu tiên. Em đã hiểu thế nào là chiến trường. BỌn em thu dọn đồ đạc nhanh chóng và hành quân tiếp.

Khi lên đến chốt. Thật kỳ lạ. Bọn em vừa qua 3 tháng huấn luyện bản lề, quân lệnh như sơn, tóc tai quần áo chỉnh tề. Nhưng trên này, lính chốt trông như người rừng. Họ thực hiện 3 không:

1. Không mặc quần áo mới ( chỉ người chết mới thay quần áo mới)

2. Không cắt tóc cạo râu( Sợ vận đen)

3. Không bắt tay và chào tạm biệt ( sợ tạm biệt rồi mãi mãi không về)

Bọn em nhanh chóng vào hầm. Gọi là hầm cho oai, pháo dập trúng thì 10 hầm như thế cũng không tránh nổi. Em cùng hầm với thằng Chính. Thằng này quê Hải hưng, nói ngọng, núc nào cũng mơ ước được ăn nòng nợn.

Thằng Chính lên đây 3 tháng, nó đánh 5 trận rồi. Em hỏi nó có sợ không. Nó bảo trận đầu sợ đ... bắn được. Nằm dưới hầm, thò súng lên trời kéo một băng.

Thằng Chính cùng hầm hơn em 3 tuổi đời. Nó nhập ngũ trước em 3 năm. Đúng ra, giờ này nó phải ở quê cày ruộng rồi mới phải. Nó bảo, hôm đó, chúng nó đã được ra quân. Đơn vị cách nhà ga 15 km đi bộ. Một số thằng cầm được quyết định là về ngay. Một số còn lưu luyến anh em, ở lại đêm cuối với anh em, mai đi sớm ra ga. Chính cũng vậy, 3 năm ăn cùng mâm, ngủ cùng giường với nhau, còn một đêm hàn huyên, nên nó ở lại. Không ngờ, đêm hôm đó, bọn Tàu giở chứng. Toàn đơn vị được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao độ. Những cậu nào về từ chiều thì thôi, cậu nào còn ở lại thì phải ở lại để chiến đấu. Vậy là nó phải ở lại và hôm nay đang ngồi với em trong hầm chữ A, bên kia là đất Tầu.

Em là lính mới, nhiều cái bỡ ngỡ chưa biết, Chính phải chỉ bảo từng ly từng tý. Chẳng hạn như là, ra khỏi hầm phải đội cái nồi cơm điện nặng 1,4kg. Đầu em thì nhỏ, đội vào cứ lủng là lủng lẳng. Em nghĩ chẳng cần mảnh đạn mảnh pháo, chỉ cần hòn đá rơi vào cái mũ sắt này em cũng lộng óc mà chết.

Đầu hầm luôn đặt một khẩo cối cá nhân 60 và 2 hòm đạn đã nhồi liều phóng. Chính bảo em tranh thủ mà ngủ, ngủ được lúc nào là ngủ ngay. Bọn Tàu nó đánh không kể giờ đâu. Chính kiểm tra lại cơ số đạn, kéo cơ bẩm, khoá an toàn, đặt súng xuống rồi nằm ôm. Một lát thì thấy nó gáy như sấm.

Em ra khỏi hầm, nhìn ngó các hầm xung quanh. Các hầm được nối với nhau bằng giao thông hào. Em chạy qua mấy hầm chơi, tìm mấy thằng cùng đơn vị. Có mấy thằng đang khóc tu tu. Em cũng hơi hãi nhưng không đến mức ấy. Đại đội trưởng nhắn em về hầm. Giọng nói ông mềm mỏng đến không ngờ. Sau này em mới hiểu, trên này, cái sống và cái chết cách nhau gang tấc. Mọi người luôn cảm thấy cần nhau, dựa vào nhau để sống, vì vậy, không có chủ nghĩa quân phiệt như của mấy ông sỹ quan dưới kia.

--------------------------------------------------------

Phần tiếp theo : Đánh nhau bên đất Tầu.

Đêm hôm ấy, em không ngủ được. Hoàn toàn không phải vì sợ, mà thấy tiếc thời gian cho giấc ngủ. Cứ nghĩ rằng, mình ngủ và chẳng biết liệu ngày mai mình có dậy không, thế là lại cố căng mắt để thức.

Một đêm yên tĩnh trôi qua.

Sáng sớm, thằng Chính dậy. Nó đứng ***** ngay trước cửa hầm. Một tay cầm vòi phun lung tung, một tay cầm quả đạn cối to bằng cái bắp ngô thả vào khẩu cối 60. Tiếng nổ đầu nòng làm em giật mình, vơ khẩu súng, đội mũ sắt lao ra cửa hầm. Thằng Chính cười hềnh hệch bảo đấy là bắn cầm canh. Em kêu phí đạn thế, Tàu nó sang thì lấy đâu ra đạn mà đánh. Thằng Chính bảo, phải bắn cho chúng nó biết chủ quyền của VN ở trên điểm cao này. Các hầm xung quanh cũng thế, anh em vừa ***** vừa bắn, ngoạn mục lắm.

Trời sáng rõ, em leo lên hầm nhìn sang bên tàu. Cũng rừng cũng núi như ở bên ta. Sao nó còn muốn lấy đất ta làm gì?

8h sáng, em được lệnh tập trung. Khả năng hôm nay lại đánh. Một trung đội được lệnh vòng ra sau đánh vào lưng khi tấn chúng tấn công điểm cao. Em nằm trong nhóm đó. Thằng Chính nhìn em đầy lo âu, nó không chào tạm biệt, chỉ bảo em cẩn thận.

Bọn em xuất phát, có trinh sát dẫn đường. Hành trang gọn nhẹ: lương khô, nước, 2 quả lựu đạn, súng và 100 viên AK.

Trinh sát là thằng Sơn rùa, quê ở Đan phượng, trước là lính trung đoàn 72, trinh sát luồn sâu. Cu cậu cũng mới được điều lên đây. Riêng nó có la bàn và bản đồ. Địa điểm tập kết thì chỉ mình nó biết.

Đi đến chiều. Bọn em dừng lại ăn lương khô. Mặt thằng Sơn tái ngắt, không hiểu vì đói hay mệt. Ăn xong nó lại giục anh em đi mau. Nó truyền lệnh xuống phía dưới cho những người đi sau xoá dấu vết. Bỏ mẹ, sao lại phải thế? Sao lại phải xoá dấu vết. Em chưa có kinh nghiệm chiến trường nhưng cũng thấy nghi ngờ.

Trời tối. Bon em dừng chân ở một thung lũng. Mọi người tản ra, không được nói chuyện, ko được hút thuốc, không có ánh lửa. Em tiến đến chỗ Sơn rùa. Nó đang cầm cái đèn pin bịt vải đen chỉ khoét một lỗ bằng hạt gạo soi bản đồ. Em hỏi lạc đường rồi đúng không Sơn. Nó nhìn em sợ hãi hỏi sao biết. Em bảo thấy mày bắt xoá dấu vết là tao ngờ rồi. Sơn bảo, bỏ mẹ, lạc vào đất tầu 5 cây rồi. Em tí ***** ra quần. Bây giờ mà gặp lính Tàu, chắc chắn cái thung lũng này thành cối xay thịt. Sơn bảo, có nên nói cho anh em biết không. Em bảo, nên nói để anh em chuẩn bị tinh thần. Trung đội phần lớn là lính mới như em, một số lính cũ, cũng chỉ đánh dăm ba trận thôi, không lại được với lính thời chống Mỹ. Thoạt đầu mọi người rất hoang mang, sau cũng ổn định dần. Em bảo, tối nay ta cố mà ngủ. Nếu đánh thì đánh, chết thì chết. Đời trai, một xanh cỏ, hai đỏ ngực, lo gì.

May quá, một đêm yên tĩnh bên Tàu đã trôi qua.

Trời tang tảng sáng, bọn em quyết đinh nhằm hướng nam tiến. Không cần trinh sát, không cần la bàn, không cần cắt góc phương vị, cứ hướng nam là về đất Việt rồi. Mệnh lệnh được ban ra, tuyệt đối bí mật, gặp địch, mọi người tản thật nhanh. Nếu bị phát hiện. Lính mới không được nổ súng, để lính cũ bắn trước.

Đi được khaỏng 2 tiếng, bên sườn núi bên cạnh có tiếng đá rơi rào rào. Anh em vội vang tản ra mỗi người mỗi hướng. Không biết bọn Tàu đã phát hiện ra mình chưa. Không khí như đông đặc lại, thời gian ngừng trôi, ai nấy căng thẳng.

Một tràng AK đột nhiên ré lên, phá tan sự im lặng. Bên kia nhốn nháo, bên ta nhốn nháo. Thằng Tạo, quê ở phúc thọ, sợ quá tay ríu vào cò súng không gỡ ra được. Bên tàu đã phát hiện ra ta. Chúng chưa biết bên ta có bao người. ta cũng chưa biết chúng thuộc đơn vị nào, binh chủng vào, bộ đội biên phòng hay sơn cước. Sau tràng AK lỡ làng kia, lập tức ta nổ súng áp đảo ngay. Bây giờ em mới hiểu tại sao chỉ có lính cũ được bắn. Khi chưa biết thực lực của nhau, các bên thường nghe tiếng súng để đoán trình độ tác nghiệm chiến trường của nhau. Nếu tiéng điểm xạ đều, tằng tằng...tằng tằng. Cứ 2 phát một, đều như giã cua, không nhanh, không chậm, ắt hẳn tay cơ cao, đánh trận nhiều. Lính mới thường làm một tràng dài, bắn vọt lên giời, sau đó lại im bặt. Riêng khoản điểm xạ, sâu tay cò không lo tắc cú, em bắn hơi bị chuẩn. Lúc đó em hơi sợ, lẩm bẩm bài:'''''''' tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới..." lấy lại được khí thế ngay. Bọn Tàu nhốn nháo chạy ngược chạy xuôi. Chúng có chừng một đại đội, đóng vắt vẻo bên sưòn núi. Chúng đang đánh răng rửa mặt buổi sáng. Chắc chúng mới đến đêm qua vì chiều qua chúng em qua đây không gặp. Em vừa bắn vừa di chuyển. Khoảng 10 phút sau, em hết sợ, máu căng phần phật trên mặt. Em mang có 100 viên đạn nên bắn rất tiết kiệm. Trong iều kiện thế này, lấy đạn của đich là điều không tưởng. Bọn Tàu bắt đầu ổn định, chúng cũng đoán ta không đông, chúng bắt đầu triển khai tấn công. Tả khoai ầm ỹ như đi chơ.

Vừa đánh vừa rút. Rút không nhanh chúng chặn khe núi đằng kia thì ngồi đấy đợi nó nhằm từng thằng nó xơi. Bọn tàu cũng nhìn thấy điều đó, chúng bắt đầu triển khai quân chặn đượng rút của bọn em. Bọn em chạy phía dưới, chúng chạy phía trên. Vừa chạy vừa bắn như phim Mỹ. Khi còn cachs khe núi một quãng nữa, súng rổ rát mang tai. Em và mấy người nữa, trong đó có thằng Tạo, chặn lại cho mọi người rút lui. Mọi người nhanh chóng vượt qua khe núi. Em và nhóm ở lại bình tĩnh chặn các đợt phản công của địch. Đạn mọi người để lại cho bọn em khá nhiều. Thằng Tạo nổi hứng bỏ AK, dùng trung liên RBK bắn như vãi trấu. Thằng Luyện dùng AK và khẩu M79, thi thoảng lại đệm một quả như tiếng pháo đùng. Bọn em cầm cự khaỏng 1 tiếng. Thằng Luyện bị một viên xuyên qua bắp tay, may chỉ vào phần mềm. Cái mũ sắt của em bẹp một góc, không hiểu bị bắn lúc nào. May thế cơ chứ, nếu không, chắc vỡ tan thiên linh cái rồi còn đâu.

Khi biết chắc chắn anh em đã thoát khỏi tầm nguy hiểm, bọn em rút lui.

Sau khoảng một tiếng. Bọn em bắt đầu rút. Phía bên kia cũng ngừng tấn công. Em kiểm lại cơ số đạn dược. Thấy còn đủ để đánh trận nữa. Thằng Tạo lấy một quả lựu đạn mỏ vịt, rút gần tụt chốt, buộc vào sợ dây chuối, chăng ngang đường đi. 5 thằng chạy nhanh qua hẻm núi. Chạy khoảng nửa tiếng thì dừng lại thở. Thằng nào mặt mũi cũng đen nhẻm vì khói súng. Bây giờ mọi người mới chú ý đến vết thương của thằng Luyện, máu vẫn chưa cầm, ri rỉ chảy qua lớp băng. Mặt nó tái xanh vì sợ và vì mất máu. Nó khát nước, em đưa cho nó cái bi đông. Nó uống được 2 hớp em giằng lại, uống càng nhiều càng mất máu. Có tiếng lựu đạn nổ sau khe núi. Thằng Vinh, quê ở ba vì, cười sằng sặc. Ít nhất cũng phải đi 2 thằng Khựa. Em bảo, nghỉ thế thôi. Tiếng nổ vừa rồi chứng tỏ bọn nó đã vượt qua khe núi. Chạy không mau thì thành bia di động cho chúng nó bắn bây giờ.

Lúc ở lại chặn địch, thằng nào cũng thích có nhiều súng đánh cho nó máu. Bây giờ cần rút nhanh thấy lỉnh kỉnh quá. Thằng Tạo ngoài khẩu AK còn khẩu Trung liên. Thằng Luyện bị thương, tự đi được là may lắm rồi, khẩu AK và khẩu M79 chia cho thằng Vinh và thằng Minh vác. Em xách túi đạn M79, đâu còn mươi quả gì đấy, nặng cũng kha khá.

Bọn em tính nhẩm trong đầu, đường chim bay về VN khảng 2 đến 3 km. Trèo đèo lội suối vòng vo đến 10 km là cùng. Đi nhanh chỉ hết 2 tiếng. Cả bọn mừng khấp khởi. Dọc đường còn bình luận lính sơn cước của Tàu thua xa dân quân tự vệ của mình.

Bên kia sườn núi bỗng có 2 con đại bằng bàng núi bay vọt lên, lượn mấy vòng trên không mà chẳng chịu xuống. Em là người HN, nhưng vẫn theo ông đi săn. Em hiểu rằng có người ở đấy. Vậy thì chết rồi. Thảo nào thấy bọn nó ngừng tấn công. Anh em đã vội coi thường lính sơn cước. Chúng nó thôi tấn công để triển khai các mũi bắt sống anh em đây mà. Em bảo mọi người dừng lại hội ý nhanh. Tình hình là không thể đi qua con đường trước mặt. Hai bên là núi đá, vách dựng đứng. Có trèo được lên thì cũng chạm bọn tàu phiá bên kia. Chúng nó là lính sơn cước. Xuất thân là dân miền núi, leo núi nhanh hơn chạy bộ. Mình toàn dân đồng bằng, có mỗi thằng Vinh người ba vi, ở đấy còn có núi. Leo thi với bọn tàu cầm chắc caí thua. Tiến lên không được, lui lại không song. Anh em ngồi xuống phiến đá bên đường, ngó nghiêng tìm chỗ nấp. Đánh nhé, chết thì thôi. Cả năm anh em chưa ai lấy vợ. Chết rồi, bố mẹ khóc một ngày là nguôi ngoai. Thằng Luyện có người yêu rồi. Lúc nhập ngũ có ăn nằm với cô ấy. Chẳng hiểu có đậu giọt máu nào không. Nó sụt sịt ngồi khóc. Anh em chia nhau đều chỗ đạn. 5 thằng phá lệ chia tay nhau, nói lời vĩnh biệt, thằng nọ mong thằng kia sống để về chăm dưỡng bố mẹ của nhau. Cứ hi vọng thế thôi. Chứ ai cũng cầm chắc cái chết. Sau màn chia tay, thằng nào thằng nấy vào vị trí sẵn sàng chiến đấu. Em chọn một phiến đá cao. Tựa lưng vào vách núi, mặt hướng ra đoạn đường vừa qua. Đằng nào cũng chết thì phải chết cho oai.

Một ý nghĩ loé lên. Chỗ nguy hiểm nhất là chỗ an toàn nhất. Bọn Tàu đang đuổi theo ta, tai sao ta không đi ngựoc lại chỗ chúng nó. Ít ra là thoát được trận này. Sau đó tuỳ cơ ứng biến. Em gọi mọi người, trình bày phương án. tất cả đồng ý. Em bảo mọi người bây giờ mình đang chơi trò mèo đuổi chuột. Vì vậy phải nhanh, gọn, giấu bớt súng đi chạy cho nhanh. Năm thằng lập tức quay ngược trở lại. Em vẫn giữ khẩu M79 vì nó cũng không nặng lắm.

Đúng như dự đoán, đi được một lúc thì bọn em gặp bọn Tàu. Chúng đi không nhanh, cẩn thẩn nhưng không lục soát dọc đường. Chúng nghĩ là bọn em đã chạy xa. Chúng đợi bọn em gặp cánh phục kích nổ súng thì chúng mới khép vòng vây. Chính vì điều đó, chúng đi qua chỗ 5 thằng nấp mà không hề hay biết. Em nhìn rõ từng thằng đi qua, thằng nào thằng ấy đi trên đá như bay. Chúng chẳng to hơn anh em là mấy, nhưng rắn rỏi hơn nhiều. Khi thằng cuối cùng đi qua, đợi một lát cho an toàn, bọn em ra khỏi chỗ nấp. Thằng Tạo lại đ ái ra quần vì sợ. May lần này nó không bóp cò súng. Em bảo mọi người, bây giờ quay lại chỗ chúng nó đóng quân hôm qua. Trốn đấy là an toàn nhất. Vì khoảng 1,2 giờ nữa, 2 cánh quân gặp nhau, chúng sẽ xới tung cả cánh rừng này để truy lùng bọn em. Vì vậy, nơi ít có khả năng tìm kiếm chính là chỗ chúng vừa đóng quân.

Khi bọn em trở lại đến khe núi hồi sáng đánh nhau, chỗ quả lựu đạn nổ, không hề có vết máu. Lựu đạn mỏ vịt khi bật chốt, sáu đến bảy giây sau mới nổ. Chắc là chúng kịp chạy. Bọn em thận trọng leo lên lưng chừng núi. Mười mấy cái xác được xếp ngay ngắn, bọc bên ngoài bằng một túi nilon màu xanh, in ngôi sao bát nhất và chữ Tàu loằng ngoằng. Chúng nó đã kịp căng lều dã chiến. Chắc bên trong có thương binh vì bọn em nghe thấy tiếng la hét đau đớn vọng ra. Thằng Vinh bảo trèo lên phía trên bọn Tàu rồi kiếm hốc đá nào ẩn náu. Em bảo lên trên dễ coi động tĩnh của bọn tàu, nhưng sểnh chân, có hòn đá nào rơi xuống thì xong phim. Xuống thấp hơn chúng nó, khéo vẫn theo dõi được mà lại an toàn hơn.

Bình thường, chắc mấy thằng phải cãi nhau ỏm tỏi tranh nhau ai bắn trúng, Tàu chết nhiều. Bây giờ không ai còn tâm trí để đùa. Bọn em kiếm hốc đá ẩn tạm vào, giở lương khô ra ăn. Lương khô chỉ còn một ngày ăn. Bọn em không dám ăn nhiều, sợ phải ở lại đây vài ngày cho đến khi bọn Tàu rút lui.

Đến chiều, hai cánh quân gặp nhau đã rút về. Chúng nói oang oang. Tiếc là em không hiểu tiếng tầu để nắm tình hình. Mọi người thấy thế bảo đên nay rút luôn. Em vốn cẩn thận, bảo suy nghĩ cái đã. Em quyết đinh ở lại đêm nay, đến sáng mai nếu không thấy chúng đổi quân thì rút. Đêm hôm đó, anh em thay nhau gác. Mệt đờ đẫn nhưng chẳng dám ngủ.

Đến sáng, một số lính Tàu rời khỏi doanh trại, Chúng đi đổi ca cho bọn phục kích bọn em suốt đêm qua. May chưa. Nếu đêm qua bọn em mò mẫm về chắc bị chúng tóm sống.

----------------------------- ---------------------------

Ngày hôm đó là một ngày dài nhất trong đời em. Em có cảm giác một ngày dài 100 tiếng chứ không phải 24 tiếng như mọi khi. Thằng Luyện mất nhiều máu, yếu lắm rồi. Nằm bệt trong hốc đá, thiêm thiếp ngủ. Thằng Tạo thì ngưòi khai lòm. Thằng này đến lạ. Vào trận đánh đấm không đến nỗi nào, cừ ra phết. Thế mà cứ trước lúc đánh thì lại hay ti rỉn ra quần. Thằng Vinh tựa đầu vào tảng đá. Ngủ mơ, cười tủm tỉm một mình. Thằng này ăn khoẻ như trâu, chắc đang mơ được một bữa tuý luý. Thằng Minh ngồi một chỗ, không ngủ, không nói năng, mắt mở thao láo vô hồn, tay mân mê chốt an toàn quả lựu đạn. Em động viên tinh thần mọi người. Thành cổ quảng trị bé bằng cái nong tằm. Bộ đội ta rúc từ dưới cống ngầm đánh cả tháng có sao đâu. Bây giờ ở đây, rừng núi đại ngàn mịt mùng thế này. Bọn Khựa tìm chúng ta sao được. Anh em yên tâm, kiểu gì tao cũng có cách.

Em là thằng ít tuổi nhất bọn. Em nhập ngũ khi mới 17. Các chú ở phường còn bắt em xin chữ ký phụ huynh vào đơn nhập ngũ. Ngày về đơn vị huấn luyện. Ma mới bị ma cũ bắt nạt. Em đánh từng thằng không nương tay. Kết quả là bị thuyên chuyển sang đơn vị chiến đấu. Nhưng được cái, anh em nể phục, tin yêu, bảo gì nghe nấy. Nghe hơn cả mấy ông sỹ quan chỉ huy.

Chỉ một phút núng chí vào lúc này. Hậu quả sẽ khôn lường. Em bảo thằng Minh đưa em quả lựu đạn đang cầm trong tay. Chỉ sợ nó nghĩ quẩn, liều mạng với mấy thằng Tàu thì nguy. Đến lúc này, em thấy cần phải sống, cần phải về, không được manh động.

Mọi người đói lả. Không dám ăn nhiều lương khô. Em bảo, thôi ăn đi, ăn hết đi để lấy sức mà về đến VN. Tối nay, tao sẽ đi kiếm đồ ăn dự trữ. Thằng Vinh nghe thấy thế, cười rạng rỡ, cho một phong 702 vào mồm, nhai nhồm nhoàm. Thiếu nước, nó bị nghẹn. mãi mới nuốt được. Em bò xuống khe lấy nước cho anh em. Đói thì 30 ngày mới chết, khát thì chỉ 3 ngày là chết.

Mấy thằng Tàu đang tắm dưới suối. Em chỉ cách chúng nó khoảng 20m. Quần áo, súng đạn chúng vứt đầy trên bờ. Ngon quá, nếu mà không sợ bị lộ, em nấp ở đây, kéo một băng, máu bọn Tàu sẽ hoà với nước suối, chảy về xuôi, gột rửa cho những linh hồn đồng đội đã ngã xuống vì quê hương.

Buổi chiều, chúng nó lại đổi quân. Chúng quyết bắt sống anh em. Em lẩm bẩm, may bọn này là lính sơn cước, trèo núi thì nhanh nhưng hơi bị ngu. Gặp lính biên phòng, dùng chó nghiệp vụ đánh hơi thì bọn em không thoát được.

Tối đến, anh em đã xơi hết khẩu phần lương khô. Em sẽ đột nhập doanh trại bọn tầu, kiếm cái ăn. Định mặc mỗi cái quần đùi và mang theo con dao găm cho gọn nhẹ. Thấy không ổn. Lính hà nội cởi quần áo ra da trắng như cục bột. Không trăng không sao, kẻ kém mắt cũng phát hiện ra. Em lại mặc quần áo vào, kể ra cũng hơi vướng víu, nhưng chịu đuợc.

Bọn Tàu đang ăn tối. Chúng cũng tổ chức sáu người một mâm như quân đội ta. Mỗi thằng một bát canh, to bằng cái chậu rửa đ ít của chị em. Mùi thức ăn bay ra làm em nuốt nước bọt ừng ực. Không khéo tiếng nuốt nước bọt gây ra tiếng động lộ thì chết. Em không nuốt nữa, nứơc dãi túa ra 2 bên mép, chảy cả xuống cổ. Một thằng ăn xong, bô lô ba la cái gì đó rồi đi ra ngoài. Nó đứng ngay cạnh em, cởi khuy quần rồi đ ái tồ tồ. Đái mãi không hết. ăn nhiều uống nhiều thế kia cơ mà. Em không dám thở, sợ nó nghe thấy. Gần quá. Em có cảm giác, quàng tay một cái, làm đến roẹt, đứt ngay động mạch cảnh, kêu đằng giời. Tay nắm chuôi dao, tay kia sờ vào lưỡi xem có đủ độ sắc làm một nhát không. Nếu nó nhìn thấy em, chỉ cần có một hành động bất thường, em sẽ thịt nó ngay. Rồi sau tính tiếp. May quá, nó đ ái xong, đứng vung vẩy cho hết nước rồi vào lán.

Chúng nó đã ăn xong. Bọn nuôi quân đang thu dọn bát đĩa. Em bò vào gần bếp dã chiến. Mắt em hoa lên: thịt hộp, lương khô, thực phẩm để tràn trề trong những hòm gỗ thông sơn màu xanh ***** ngựa.

Em lấy một cái túi bẩn vứt ở đấy, cho một số đồ ăn vào, bò ra. Vừa đi vừa nghĩ không biết chúng nó có phát hiện ra mất túi không. Liều quá. Thôi thây kệ, chắc chả chú ý đến cái túi này đâu, mà hình như chúng nó vứt đi rồi thì phải.

Xuống đến nơi. Mấy anh em mồ hôi vã như tắm. Chúng nó ngồi dưới sợ hơn em bò lên. Chúng nó lo cho em. Em bảo, sợ cái đ... gì. Tao mà không đi lính, thì chắc tao cũng đi ăn cắp. Thầy tử vi xem cho tao lúc tao mới sinh bảo thế. Em pha trò nhưng không thằng nào dám cười. Chúng nó sợ quá, mất cả khôn.

Em dùng lưỡi lê, mở hộp thịt, bón cho thằng Luyện. Nó trệu trạo nhai, mãi không nuốt được. Em đành cho nó húp nước thịt. Em bảo nó cố mà ăn. Ăn để sống. Sống để về xem cái đứa kia có mắn đẻ không. Nó cười cười nồi lại thiếp đi. Cánh tay nó đã cầm máu, nhưng nhiễm trùng, sưng to, đỏ lựng như bắp chuối. Người nó nóng hầm hập.

Lại một đêm không dám ngủ. Em bị bệnh nghiến răng, ngủ là nghiến ken két. Trời đất âm u thế này, tiếng nghiến răng vang cả cây số. Bọn Tàu trên kia mà nghe thấy, có không biết là tiếng nghiến răng của người, cũng tưởng của thú. Phệt cho một quả na xuống đây thì chết oan. Em bật lưỡi lê. Ngồi tựa vào vách đá, mở mắt trừng trừng. Thi thoảng cái đầu lại gật xuống. Mũi lê đâm vào trán, tỉnh ngủ ngay.

---------------------------- ---------------------------

Tiếp theo...

Đã sang đến ngày thứ tư bên đất Tầu. Sáng hôm đó, chúng vẫn đổi quân phục kích. Em bảo mọi người cố chờ nốt hôm nay. Nếu tối nay, chúng rút bọn phục kích về, bọn em sẽ rút trong đêm. Ban ngày, ngủ gà gủ gật. Anh em chia nhau cảnh giới xem động tĩnh của bọn Tàu trên sườn núi. Đến chiều, ca thằng Vinh gác, nó vội lay em dậy, bảo ra xem lạ lắm. Em trườn ra ngoài, tìm một chỗ kín đáo, lấy thêm cây rừng che cho chắc chắn, chăm chú quan sát. Hình như bọn Tàu tăng thêm quân. Lính Tầu ở đâu kéo về đông lắm. Chết rồi, thế này thì không có cơ hội rút về đêm nay rồi. Mồ hôi rịn ra ướt cả áo. Nhưng mà lạ thật. Có thằng bị thương, đi đứng tập tễnh. Có bọn khiêng xác, nhiều lắm. Thôi đúng rồi, bọn này chính là bọn tấn công điểm cao mà trung đội em sẽ đánh vu hồi đây. Tức là trận chiến đã xảy ra. Ở đây khuất núi, không nghe được tiếng súng. Anh em ơi, ở nhà có ai việc gì không? Chính ơi, mày có còn để sáng sáng ***** sang đất Tầu nữa không? Mà trung đội em không biết có kịp về đến nơi tập kết để táng nhau với bọn này không?

Em trở lại vị trí trú ẩn. Trao đổi tình hình và nhận định với anh em. Cũng có khả năng, bọn tầu thương vong thế này, chúng sẽ rút vào đêm nay hoặc sáng mai. Cũng có thể, đại đội sơn cước đang đóng trên kia, là lực lượng hỗ trợ cho đơn vị đánh điểm cao. Nhưng bất ngờ gặp bộ đội ta, suy đoán tình hình không chính xác nên cố thủ ở đây. Mà cũng có thể, cả đơn vị này nhập vào một, củng cố đội hình, lấy địa điểm này làm căn cứ rồi lại tiếp tục đánh lấn sang đất ta. Em cứ suy nghĩ miên man mà không có lời giải đáp cụ thể. Em bảo thằng Vinh, lên theo dõi tiếp xem chúng có căng thêm lều bạt dã chiến không. Thằng Vinh báo về, hình như chúng đang thu dọn. Bọn em thở phào.

Đến chiều. Chúng vẫn chưa có dấu hiệu chuyển quân. Em bắt đầu thấy lo. Thương binh mới rống như bò trong mấy lều quân y. Bọn nó vẫn đổi ca đi phục kích.

Tối hôm đấy, mọi người ăn tiếp chỗ thực phẩm lấy trộm của bọn Tầu. Bây giờ bọn chúng đông quá, em không dám mạo hiểm trộm cắp một lần nữa. Một đêm căng thẳng và không ngủ lại trôi qua.

4h sáng, thằng Tạo lay lay em thì thầm, chúng nó đang rút. Chúng nó đang rút thât. Chúng đang xuống núi. May quá, đường chúng leo xuống cách xa bọn em cả trăm mét. Nó mà xuống đường này có khi anh em không kịp chạy.

Em hội ý nhanh. Rút thôi. Nhưng không rút theo đường cũ. Sẽ rút theo đường vòng qua quả núi kia. Nếu vẫn còn bọn phục kích. Mình sẽ xuất hiện sau lưng chúng nó. Mình chủ động, nó bị động. Mình sẽ đánh vượt mặt chúng nó để về. Bọn Tàu ở đây chắc cũng rút khá xa, chúng không kịp gửi quân viện trợ đâu. Mà quân viện trợ có đến nơi, thì có lẽ mình đã ngồi rung đùi uống rượu trong hầm rồi. Còn bọn phục kích trong lòng thung lũng này, không sợ lắm, vì chúng mệt mỏi lắm rồi. Vả lại, lúc đó, mình trên cao, nó dưới thấp, thoải mái mà nện.

Bọn em kiểm tra lại đạn dược. Không đến nỗi tồi. Khó khăn nhất là thằng Luyện, nó không đi được nữa, mê man, mụ mị. Em bảo thằng Tạo và thằng Vinh hai đứa 2 bên dìu thằng Luyện. Khi nào gặp địch thì quảng nó vào hốc đá nào rồi đánh. Em đi trước, 2 thằng dìu Luyện đi giữa, thằng Minh đi cuối.

Bọn em đi chậm vì có thương binh, vả lại đi chậm để dò đường và nghe ngóng.

Quả như em dự đoán. Đi được 2 tiếng, trời đã sáng rõ, em phát hiện ra bọn phục kích. Chúng có khoảng hơn 10 thằng.Chúng đang tập thể dục cho người ngợm đỡ mỏi vì cả đêm nằm phục. Theo thường ngày thì giờ này chúng sắp đổi ca. Vì vậy chúng rất mất cảnh giác. Phía trước chúng có rất nhiều tảng đá để che chắn, nhưng sau lưng chúng, đối diện với bọn em lại tơ hơ. Chúng không nghĩ là bọn em đi đường này. Em ra hiệu cho mọi người. Tìm chỗ nghỉ ngơi cho Luyện. Nó đã tỉnh, nó thều thào xin quả lựu đạn. Nó chỉ đủ sức để nếu có mệnh hệ gì thì dùng răng cắn chốt quả lựu đạn. Một giọt nước mắt lăn trên gò mà nó. Em thấy cay sống mũi, nhưng không còn thì giờ nữa. Em nhanh chóng tìm vị trí chiến đấu. 3 thằng kia cũng vậy. Thằng Tạo đi khom, vừa đi vừa lấy tay gại gại đũng quần. Chắc lại ti rỉn rồi. Cả bốn thằng cùng đồng loạt nổ súng và hô xung phong. Thét xung phong chứ không còn là hô nữa. Cho khí thế, cho áp đảo. 5,6 thằng Tàu gục ngay sau loạt đạn đầu tiên. Lũ còn lại nháo nhác như ong vỡ tổ. Thằng vội đi lấy súng. Có thằng đang ị hớt hải không kịp kéo quần cứ thế bò lê tìm chỗ nấp. Bọn em tiếp tục bắn, bình tĩnh tiêu diệt từng thằng. Bọn tàu bắt đầu bắn trả. Đạn đập bôm bốp voà vách đá xung quanh em. Thằng Tạo ném một quả lựu đạn về phái sau tảng đá. Cùng với tiếng nổ là vài cái mũ bay lên. Bọn Tàu bị đánh bất ngờ, lại vào thời điểm bất ngờ, khiến chúng không kịp trở tay. Trận đánh kéo dài độ 20 phút. Mấy thằng Tầu còn sống đã bắn hết đạn. Lúc cuống chúng chỉ kịp vớ lấy súng. Mỗi khẩu cùng lắm có 30 viên. Chúng không dám bò ra chỗ để đạn, thằng nào bò ra em bắn rát rạt. Chúng cởi áo may ô mắc lên đầu súng xin hàng. Chúng không dám đợi viện binh ở phái bên kia núi, trong thung lũng. Chỉ sợ bọn em tung thêm mấy quả lựu đạn thì chấm dứt. Em bảo thằng Tạo và thằng Minh bắn iểm trợ, em và thằng Vinh bò ra bắt chúng nó. Đầu tiên, em vứt hết vũ khí đạn dược của chúng xuống vực. Sau tảng đá, có 6 thằng Khựa, mặt mũi tái mét, run rẩy. Có thằng vẫn đang mặc quần đùi. Có thằng chưa kịp lấy súng. Thằng Vinh bảo bắn hết chúng nó đi trừ hậu hoạ. Em bảo không được. Chúng nó là tù binh. Vinh cãi nhưng mình có đem về VN được đâu. Em bảo Vinh trói chân trói tay bọn nó lại đã. Vinh sợ đi rồi thì chúng sẽ cởi trói cho nhau. Em bảo cứ yên tâm. Sau khi trói tay trói chân từng thằng, em trói 6 thằng quay lưng vào với nhau. Gài một quả lựu đạn rút gần tuột chốt vào nút trói. Chúng mà gỡ, chốt tụt. 6 thằng đang dính chặt thế này, chạy đường giời. Trừ khi có thằng khác đến gỡ. Số súng còn lại, thằng Vinh tháo qui lát, vứt thật xa xuống vực. Thằng Tạo đã kịp thời mót được mấy phong lương khô của bọn Khựa, đưa cho thăng Vinh một thanh. Lương khô bọn này ăn ngon hơn của ta.

Em ra hiệu rút nhanh. Theo như dự tính, khoảng một tiếng sẽ gặp nốt toán còn lại. Lần này đánh sẽ gay go hơn vì chúng nó cũng chủ động. Mình chỉ có lợi điểm là ở trên cao và bí mật về lực lượng.

Không đầy một tiếng, cánh quân kia xuất hiện. Không đông như toán trước, nhưng chúng tiến cẩn thận hơn. Vừa đi, chúng vừa tìm địa thế ẩn nấp. Em ra hiệu cho mọi người tản ra. Phương án tác chiến lần này phải thật bài bản. Đầu tiên bắn rát xung quanh toán quân, khiến chúng co cụm lai, em sẽ dùng M79 phệt cho chúng chết có bầy, xuống âm ty có bạn có bè. Mọi việc diến ra như mong muốn. Nhóm đầu tiên, vụt một quả M79 chơi 6 thằng. Bọn còn lại biết có bên ta có hoả lực mạnh, chúng không co cụm nữa. Bên chúng có một khẩu trung liên, khạc đạn điếc nhĩ. Chúng còn độ 5 tên, như vậy là tương đối cân bằng lực lượng. Bây giờ cứ thong thả mà đánh. Bọn viện trợ có tới được cũng phải mất nửa ngày đường. Trận chiến có vẻ căng thẳng, lựu đạn 2 bên đều không nắm tới. Em lấy cái mũ sắt cướp được của bọn tàu, đội lên đầu súng, thò một chút xem sao. lập tức đạn va choang choang, tay rung bần bật. Vị trí của em thế là mất thế thượng phong rồi. Chắc là lúc em tụt xuống để thay băng đạn thì chúng trồi lên đây. Em tính kế trườn ra chỗ khác. Khó quá, mình giơ cái mũ mà đã thế. bây giờ quăng thân ra khác gì bị thịt. Đang suy nghĩ lung mung thì chợt nhìn thất khe hở giữa 2 phiến đá, to gần bằng cái bát. Giời thương ta rồi, khác gì lỗ châu mai đâu. Em kê súng vào khe hở, tìm mục tiêu. Mấy chú thấy em không bắn, nhấp nha nhấp nhổm, có lúc thò cả nửa đầu lên khỏi chỗ ẩn nấp. Em bình tĩnh lấy đường ngắm. Cái đầu kia kìa, của thằng gĩư trung liên. Em nín thở bóp cò. Cái đầu bật ngửa ra đằng sau. Tiếng mũ sắt đập vào đá kêu loảng xỏang. Bọn Tầu thấy vậy vội thụp xuống, anh em vội trồi lên lấy đường ngắm trước. Thế thượng phong laị thuộc về ta. Em bảo mỏi người bắn áp đảo để em bò lên ném lựu đạn. Anh em bắn rát ràn rạt, không thằng tàu nào dám ngóc đầu lên. Em vừa bò vừa lăn, chỉ sợ cậu nào chúi mũi súng xuống đất thì em tiêu đời. Em rút chốt quả lựu đạn thứ nhất, buông mỏ vịt cho búa đập vào nụ xoè, đếm đến 3 mới ném. Quả thứ 2 cũng thế. Mỗi một quả, hi vọng một tằng chầu diêm vương. Anh em tranh thủ lúc chúng rối trí, thay đổi vị trí ẩn nấp có lợi hơn. Vừa di chuyển, vừa nhả đạn. Bọn tàu bắt đầu rút chạy, chúng còn 3 tên. Lần này thì anh em quyết không để sổng trừ hậu hoạ.

Sau khi tiêu diệt tên cuối cùng. Mọi người nhìn nhau vui mừng, nhưng không ai nói gì. Bốn anh em thay nhau rìu Luyện. Cứ nhằm thẳng hướng nam mà tiến. Đến chiều tà, không biết đã về đến đất Việt hay chưa. Đang đi, bỗng dưng em bị ai đó ôm chặt chân, đẩy ngã dúi về phái trước. Ngay lập tức bị một cái bao tải chùm lên mặt, tay bị trói nghiến. Em ho sặc sụa vì cái bao tải hôi quá. Sơ sểnh quá đi mất anh em ơi, đánh mãi không ai chết, bây giờ lại bị chúng nó bắt sống. Em còn đang ho, chưa kịp hoàn hồn, nghe thấy tiếng lào xào báo cáo tiểu đội trưởng bắt được 5 thằng tàu, trong đó có một thằng bị thương. Giời ơi, hoá ra là quân ta. Em thét lên. Người nhà, người nhà. Cậu tiểu đội trưởng nghe thấy thế vội bảo anh em bỏ cái bao tải trùm kín mặt bọn em. Em thều thào đọc mật khẩu: Quê hương, quê hương... Cậu tiểu đội trưởng sững người một lúc rồi bảo mật khẩu đã thay đổi. Em bảo em đánh nhau bên kia năm ngày nên không biết thay đổi thế nào, chỉ biết mật khẩu cũ hỏi Quê hương, trả lời Đất mẹ. Cậu tiểu đội trưởng bỗng xẩy xổ đến ôm chầm lấy em, miệng lẩm bẩm, lính 301 hả? Mọi người tưởng các cậu đi rồi. Hôm qua vừa có điện từ chỉ huy mặt trận xuống các đơn vị nêu gương hi sinh anh dũng của các cậu.

Thế là bọn em về được đến VN, sau năm ngày đấu trí đấu súng. Em cũng không hiểu, sau này các ông nhà văn viết truyện toàn lấy ở đâu đâu, còn vụ của em thì không thấy ai đả động đến, hay là vì điều gì tế nhị chăng.

--------------------------------------------------------

Tiếp theo là trận đánh của anh em ở nhà..

Bọn em cũng không kịp hỏi những người lính vừa bắt bọn em thuộc đơn vị nào. Gặp người nhà là mừng lắm rồi. Họ bảo về chỗ họ ăn uống, nghỉ ngơi rồi về đơn vị sau. Em hỏi đơn vị em còn cách bao xa, đi như thế nào. Cậu tiểu đội trưởng bảo một người lính dẫn đường rồi dùng máy 2W gọi về sở chỉ huy, thông báo về tình hình của bọn em.

Hoá ra chỗ này chẳng xa đơn vị em là bao nhiêu, vòng qua mấy quả đồi trọc, trèo lên con dốc đi một đoạn là thấy. Chỉ có một đoạn đưòng chừng 5km đường chim bay mà bọn em đi hết 5 ngày. Bây giờ nghĩ lại, vẫn thấy tởn.

Anh em đơn vị nghe báo bọn em về. Mừng quá, nhiều người chân đất cởi trần chạy xuống chân dốc đón. Thằng Sơn rùa vừa chạy vừa khóc hu hu. Gặp em, nó bảo tao tưởng bọn mày không về tao ân hận cả đời. Em bảo trinh sát luồn sâu mà đi rừng như c ứt Anh em không cho bọn em đi, họ bảo bọn em đã quá mệt, bọn em xứng đáng để họ khênh lên núi. Một phần vì mệt, một phần không muốn phụ lòng tốt của mọi người, mấy thằng nằm tơ hơ ra cho anh em khiêng. Mọi người đưa luôn bọn em về tiểu đoàn. Tiểu đoàn trưởng là lính đánh Mỹ. Gan ông là gan cóc tía. Ông đã từng đánh giáp la cà cùng lúc với 2 thằng Mẽo. Ông chạy ra đón từ đầu chiến hào. Ông vỗ vai, lắc lắc rồi ôm từng thằng. Mắt ông ngấn nước. Ông bảo chúng mày khá lắm, lính mới mà thế này thì có thằng giặc nào mà ta không thắng. Ông nói tiếp, hồi trưa, ông có nghe thấy tiếng súng bên kia bên giới, ông hỏi sở chỉ huy xem có đơn vị nào tác chiến bên ấy không. Trên sở chỉ huy cũng không biết gì. Ông không dám nghĩ là mấy thằng còn sống đang choảng nhau với địch. Ông đoán là bọn Tàu bắn nhầm nhau.

Thằng Luyện được đưa ngay về tuyến sau trong đêm hôm ấy. Mãi sau này em mới gặp lại nó, một ống tay áo gió thổi bay phất phơ. Nó bảo cánh tay ấy bị hoại tử, phải tháo khớp.

Em báo cáo chuyện không mang được súng về vì lý do bảo toàn tính mạng. Tiểu đoàn trưởng trầm ngâm. Ông là lính già, đánh hàng trăm trận, ông biết việc bảo toàn vũ khí đạn duợc rất khó. Nhưng quân lệnh là như thế. Mất súng là có tội. Ông sẽ xem xét tình tiết cụ thể để báo cáo cho trung đoàn sau.

Em về đến hầm, thằng Chính đang ngồi đợi. Nó nhìn em cười. Nó bảo may cho bọn em, nó không tạm biệt nên em còn sống để về. Em bảo, 5 thằng bọn tao còn vĩnh biệt mà bây giờ vẫn sống nhởn thì sao? Nó cười, tí nữa thì thiếu một thằng buổi sáng cùng nó đ ái sang đất Tầu. Mà bây giờ phải cẩn thận đấy. Bọn Tàu đang ở gần lắm, nó dùng súng bắn tỉa, suýt nữa thì tao cụt mất chim. Nói xong nó cười ********** nẻ.

Em lăn vào hầm, bảo nếu bọn bộ binh Tàu tấn công thì đánh thức, còn pháo bắn thì mặc kệ, cho em ngủ một bữa. Nói chưa dứt câu, răng em đã nghiến kèn kẹt.

Cũng không biết là em ngủ bao lâu. Có lẽ phải một ngày một đêm. Khi em bừng mắt là gần chiều. Thằng Chính đang ngồi lau súng ở cửa hầm. Nó hỏi đói không, ăn cơm đi. Bữa nào nó cũng đi lấy cơm cho em, sợ em thức giấc thì có cái ăn ngay. Em đói quá, và một lúc hết ngay đống cơm nguội. Nó bảo, đại đội phó chính trị xuống bảo khi nào thức thì viết bản tường trình. Em hỏi lại, bản tường trình mất súng hay bản báo công? Nó bảo không rõ và ngạc nhiên, ơ thế 2 cái đấy khác nhau à?

Lúc này em mới nhớ đến trận đánh vừa rồi. Em hỏi nó chuyện đánh đấm thế nào? Nó kể:

" Bố t iên s ư cái bọn Tàu. Sau khi bọn mày đi nửa ngày, pháo bắt đầu giót xuống điểm cao". Em hỏi lại, cối hay pháo? Nó à lên "chắc là cối. Chúng bắn lâu lắm, lâu hơn mọi khi nhiều lần. Mà lính mình đã làm sạch cả một vùng, làm sao mà trinh sát pháo của nó vẫn bò vào trận địa để hiệu chỉnh nhỉ. Bọn nó bắn trúng lắm". Em bảo, cối thì cần đ... gì trinh sát, ở bên kia nó dùng ống nhòm cũng chỉnh được. Nó lại ừ nhỉ. Đúng là đồng chí nông dân, đánh trận mãi mà vẫn chưa phân biệt được cối với pháo. Nó tiếp" Tao có dám bò ra khỏi hầm đâu, nằm bẹp gí. Đại đội trưởng đội mũ sắt, theo giao thông hào đến từng hầm động viên anh em chiến sỹ. Ông ấy bảo tý nữa là nó đánh lên đấy. Chuẩn bị tinh thần. Chẳng bảo thì tao cũng chuẩn bị tinh thần. Oánh đến trận thứ 6 mà không biết sau cối thì bộ binh xung trận thì ngu quá mày nhỉ". Em hưởng ứng, ngu thật! Nó lại tiếp tục" Lần này khác, không đợi pháo... à... cối dứt, súng bộ binh của Tàu đã nổ chí chát dưới chân điểm cao. Bỏ mẹ. Trên vẫn giã cối, dưới bộ binh vẫn xung trận. Chắc đợi bộ binh áp sát trận địa thì cối mới dừng đây. Bên ngách bên cạnh, trung liên của thằng Lượng đã réo rắt nhả đạn. Mả b ố khẩu súng ấy như ma làm, lúc thì bắn hay thế, lúc thì hóc liên tục. Tao đội mũ sắt, lao ra ngoài. Mảnh đạn cối bay vèo vào trên đầu. Dưới chân dốc. Bọn Tàu đang tranh thủ triển khai chiến thuật. Chúng lợi dụng khi cối bắn thì anh em mình rúc cả dưới hầm. Một quả đạn cối thối liều, rơi ngay dưới chân dốc. Đạn nó giết chúng nó. Ba bốn thằng bay lên phất pha phất phơ. Đúng là đạn của chúng nó mà. Gần thế, cối mình sao bắn được.

-------------------------------------------------------

Em hỏi lại, cối nó nện chính xác lắm à? Quân nhà mình thương vong nhiều không? Chính kể tiếp:" lúc đầu thì anh em chui tịt dưới hầm ếch, bịt tai nhắm mắt thây kệ nó bắn. Sau thấy bộ binh chúng triển khai nên ai nấy vào vị trí chiến đấu. Lúc ấy bắt đầu thương vong nhiều. Cái hầm của thằng Trung kia kìa... đấy... chỗ hố đạn đấy. 3 thằng đi một lúc. Thằng Trung chỉ tìm thấy cái đùi phải với cái mũ sắt. Tội nó quá, nó mới lấy vợ". Em kêu thế à và bảo nó kể tiếp đi, đừng lam man quá. Nó tiếp: " Bọn này nó hiểm quá. Nó triển khai bộ binh đểu dụ lính mình ra khỏi hầm để cho cối nện. Mà lúc ấy, quân mình đã nghĩ đến chuyện ấy đâu. Cứ sợ bất cẩn một chút, bộ binh nó ào lên thì hối không kịp. Mấy bố sỹ quan chạy đôn chạy đáo hò hét anh em vào vị trí chiến đấu. Sợ bỏ mẹ, mảnh đạn bay rèo rèo trên đầu như thế ai mà chẳng sợ." Em hỏi lại, sao mình không ào xuống đánh bỏ mẹ chúng nó đi. Chính bảo: " Mày ngờ u, đ... hiểu gì về binh pháp, mình chỉ cần dốc quân ra khỏi vị trí cố thủ, là bộ binh nó rút ngay về bên kia. Lúc đó không chỉ là mấy khẩu cối đểu đang bắn, mà cả họ hoả lực nhà chúng nó trút lửa vào mình. Chạy về cũng chả kịp." Em à lên một cách ngớ ngẩn. Đúng là em chưa có nhiều kinh nghiệm chiến trường. Mấy ngày choảng nhau bên kia, một phần là bản năng cá nhân, một phần là sự thông minh đột xuất giữa cái chết và cái sống. Mà có lẽ, phần nhiều là may mắn nên mới thoát chết. Giờ về trạng thái bình thường, thấy mình ngô nghê thật. Thằng Chính lại kể tiếp " Ông Lượng, tiểu đoàn trưởng lo sốt vó, theo ông ấy dự tính thì giờ cái trung đội của mày phải thịt xong lũ cối rồi chứ. Sao mà chúng nó vẫn ngang nhiên khạc đạn thế kia. Ông động viên anh em, sống chết cũng phải bám chiến hào nhé. Đội bom đội đạn để bám chiến hào. Sểnh một tý là mất điểm cao đấy. Mà lúc ấy, bọn tàu vẫn không xông lên, cũng chẳng rút lui. Thi thoảng chúng lại bắn cạch cạch đùng đùng trêu ngươi. Đạn cối vẫn nện đều đặn. Ông Lượng liên lạc với sở chỉ huy xem có tin tức của trung đội mày ko. Trên đấy bảo không. Ông ấy càng lo. Tao cáu quá, lấy khẩu B41 của thằng Tình bò xuống phía dưới, tìm cái thằng cạnh đùng ấy, phụt cho nó một phát. Trượt mới đau chứ. Lúc ấy cuống, tao quên mẹ nó mất B41 lấy đường nhắm ngược với chiều gió. Tao lại lấy xuôi chiều gió như B40. Có mỗi viên đạn, bắn xong thấy tiếc quá, bao nhiêu công mới bò được xuống đây, giờ bắn trượt lại hết đạn. Mà cái khẩu B41 này, hết đạn khác gì cái tuýp nước đâu mày nhỉ, vô dụng quá. Tao lại bò lên. Ông Đại đội trưởng đang gào khản cổ, lạc giọng, yêu cầu triển khai cái này, triển khai cái kia.

Thương binh bắt đầu nhiều. Phần lớn là bị mảnh đạn. Trung đội 24 ( quân y) chạy ngược chạy xuôi không hết việc. Ông Luợng thương lính quá. Thế gọi là nướng quân đây. Ông ra lệnh chia nhau ra mà xuống hầm tránh đạn. Chỉ giữ lại trên này ít thôi. Chắc ông đọc được chiến thuật của mấy thằng Khựa dưới kia. Toàn bộ những người nằm trên đều phải bắn. Không trúng cũng bắn, không có địch cũng bắn. Bắn rát vào để bộ binh chúng không có cơ hội tiến lên. Anh em toàn tụt dưới hào, giơ súng lên đầu nhả đạn đấy chứ. Thay phiên nhau như thế. Lượng thương binh giảm hẳn. Đến chiều, cối ngừng bắn, bộ binh chúng cũng rút. Ông Lượng nhận xét tính hình, nếu chúng nó dùng chiến thuật này, chắc chắn tối nay chúng sẽ không đánh. Chúng sẽ đánh vào ngày mai, cốt để lính ta nhìn thấy mà chui ra khỏi hầm để hứng pháo. Thế là tối hôm đó tao ngủ một giấc ngon lành.

----------------------------- ---------------------------

Tiếp nhé....

" Hôm sau, cả buổi sáng, toàn bộ mọi người chuẩn bị tinh thần chiến đấu. Mấy thằng hôm qua bị thương nhẹ cũng không chịu lui về tuyến sau. Vài thằng nghĩ ra sáng kiến lấy mũ sắt của anh em dưới hầm, đội liền 2 cái cho chắc chắn, bám trụ ngoài chiến hào.

Đến trưa, bọn tàu vẫn không có động tĩnh gì. Không hiểu chúng nó định giở trò gì đây? Chúng định chơi kiểu xa luân chiến ư? Đợi cho lính nhà mình kiệt sức và thương vong nhiều mới tấn công ư? Tao đề nghị ông Luợng cho một số anh em dũng cảm, mang theo hoả lực mạnh, bò xuống, cận chiến khiêu khích. Ông Lượng không đồng ý, ông ấy bảo sẽ đánh thế nhưng không phải là lúc này. Bây giờ cái quan trọng nhât là khoá mõm những khẩu cối lại. Mà lúc ấy bọn mày ở đâu nhỉ, đi hơn một ngày rồi còn gì?". Em lẩm bẩm, thôi, kể kiếp đi, biết rồi còn hỏi làm gì. Thằng Chính tiếp: " Đến trưa, mọi người đang ăn, mặt đất rung lên bần bật, đất đá rơi rào rào. Mọi người bật dây, xách súng sách mũ chạy ra. Chúng nó tăng cường thêm hoả lực mày ạ. Rõ ràng là tiếng nổ của pháo 105 xen lẫn cối 82. Bọn Tàu lại bắt đầu triển khai quân. Ông Lượng ra lệnh giữ nguyên chiến thuật hôm qua để bảo toàn lực lượng. Bọn tàu bắn độ 1 tiếng thì thấy đạn rơi lung tung, không chụm nữa, sau thấy thưa dần rồi tắt hẳn. Ở đây nghe thấy tiếng súng vọng về. Ông Lượng không kìm được, nhẩy lên khỏi chiến hào hô: " Trung đội 4 khoá mõm được hoả lực rồi. Đại đội 2 bảo vệ điểm cao, 2 trung đội còn lại của đại đội1 theo tôi đánh xuống phía dưới. Anh em hô xung phong ầm ỹ, vừa hô vừa tập hợp lực lượng. Dưới núi, bọn Tàu bắt đầu hoang mang. Chúng không giữ được bình tĩnh như hôm qua nữa. Bọn nó bắt đầu vỡ trận. Không có cối, pháo iểm trợ là bọn nó hoảng rồi. Ông Lượng dẫn 2 trung đội xuống, vừa tiếp cận vừa bắn. 2 trung đội lại chia thành nhiều nhóm nhỏ. Mỗi nhóm khoảng 4,5 người. Nhóm nào cũng có hoả lực, ít ra thì trung liên, không thì B40 hoặc M79. Bọn Tàu cũng đánh trả, vừa đánh vừa rút". Em hỏi Chính lúc đó ở trên hay ở dưới. Nó bảo: '''''''' Ở trên, tao thuộc ở trung đội hoả lực cơ mà. Quân mình đánh cho chúng nó ra xa, rơi vào tầm ngắm của trung đội tao. Lúc ấy cối mình mới nện. Sướng tay lắm mày ạ. Bộ đội mình được lệnh lui quân, không đánh tiếp nữa. Ông Lượng bảo đánh nữa là lọt vào vòng vây của nó. Bởi lực lượng đánh chiếm điểm cao thật sự chưa xuất hiện, chúng còn đang ém quân đợi lệnh. Thằng Quân mông béo bò nhấp nha nhấp nhổm, bị bắn mất một miếng thịt sấn, không ngồi được la oai oái." Em hỏi tiếp, thế đêm hôm ấy nó có đánh không? Chính bảo:" Không, đêm hôm ấy nó không đánh. Ông Luợng đoán sai. Chẳng hiểu vì sao nó không đánh. Nhưng mới sáng sớm thì nó đánh. Chắc nó đợi cả đêm lính mình thức, gần sáng quá mệt rồi thì nó mới đánh. Đêm qua lính nó sang đông quá. Chỗ nào cũng tháy chúng nó. Đằng trước, đằng sau, hai bên đều thấy bọn quấn xà cạp. Ông Luợng lo quá. Không nghĩ là chúng đông thế này. Lực lượng đánh tập hậu thì có mỗi trung đội mày. Hôm qua đã chiến với bọn cối rồi, không biết thương vong thế nào. Mà có còn nguyên vẹn thì cũng mỏng lắm so với chúng nó.

Chúng bắt đầu tấn công. Chúng áp sát điểm cao nhanh lắm. Khẩu trung liên của thằng Lượng đang nổ như pháo rang bỗng câm tịt. Tao tưởng nó dính rồi, vội bò sang ngách bên ấy. Nó đang ngồi thụp xuống móc vỏ đạn hóc. Khẩu súng lại giở chứng, bây giờ chỉ bắn cắc bụp như súng trường. Tao bảo thằng Luởng vất mẹ nó khẩu ấy đi, lấy AK mà đánh. Nhanh lên không nó tràn vào bây giờ. Tầm bắn lúc ấy khoản 100 đến 300 mét, lựu đạn vô dụng. Vài anh em chỉnh lại hướng bắn của cối 60, nện thẳng vào chúng nó. Cối bắn gần thế nguy hiểm lắm, mình chết như chơi. Nhưng thây kệ, Chúng nó đông quá mà. Ông Lượng chạy đi chạy lại. Ông gọi điện về trung đoàn yêu cầu tăng thêm quân. Chúng nó khép vòng vây rồi. Bắt đầu thấy tiếng súng của trung đội tập hậu. Ông Lượng mừng quá, động viên anh em đánh mạnh vào. Quanh tao bỗng sáng nhoà, nóng hừng hực. Bỏ mẹ, chúng nó thổi B40 đấy. Tiếng súng của thằng Lượng tắt hẳn. Vài cụm lửa kèm theo tiếng nổ lớn giữa lực lượng chúng nó. Lúc ấy, tao cũng chẳng hiểu là hoả lực gì. Bọn nó nhốn nháo, chạy tứ tung. AK của tao bắn nẩy tưng tưng, tê tay quá. Khẩu của mày là đời sau, có khuyết chống nẩy. Khẩu của tao khác đ... khẩu cạcbin. Tao chạy sang lấy khẩu súng của thằng Lượng. Nó tựa lưng vào vách hào, mắt vẫn mở trừng trừng. Máu rỉ ra từ tai và mũi. Tao cũng chẳng kịp vuốt mắt cho nó. Vơ vội khẩu súng là nhổm lên táng tiếp. Bọn tàu bắt đầu chia nhỏ quân ra theo từng nhóm. Một vài nhóm đã tiến đến gần ta lắm rồi. Tao thấy ông đại đội trưởng rút súng ngắn ra bắn. Ông này có vấn đề hay sao ấy? Lúc đấy thì oai với ai mà dùng súng ngắn. AK của thương binh ngổn ngang dưới giao thông hào sao không lấy. Súng ngắn bắn xa 50 m mà trúng tao gọi ông ấy bằng cụ ngay. Hình như sau đó ông ấy cũng thấy sự bất hợp lý, ông ấy đổi súng sang CKC. Vẫn dở hơi, loại này cắc bụp 5,6 phát lại hì hục lắp đạn. Tao gần hết đạn, may quá lúc ấy phía sau chuyển đạn lên. Tao bảo sao không lắp sẵn vào hộp tiếp đạn cho anh em, bọn nó bảo thiếu người. Bên ngách hầm gần đấy bị sụt vách, hở tơ hơ. Mấy thằng bên đấy bò sang ngách bên này Cho nó có anh có em. Thắng nào thằng ấy mồm toàn đất. Thằng Kiên vị một viên rẹt qua tai, máu chảy ròng ròng. Nó chúng chẳng chịu băng bó, nó bảo để thế tý là khô miệng ngay, như đỉa cắn là cùng. Mệnh lênh được ban xuống. Bằng mọi cách phải bám trận địa, kể cả phải đánh giáp la cà. Còn một người thì còn đánh. Tao nghĩ chả đánh thì chạy đi đâu, việc gì phải lên gân lên cốt, đúng là mấy bố sỹ quan chính trị.

Vị trí của trung đội 4 thất thủ rồi. Một vài thằng tàu đã nhảy xuống được chiến hào. Bên ấy đang đánh giáp la cà. Tiếng thét của ta, tiếng khóc của tàu nghe to hơn cả tiếng súng. Cứ đến đùm một cái đi luôn thì không sao. Bị lê đâm vào người chết từ từ đau bỏ mẹ. Thằng Kiên vừa bắn vừa di chuyển sang phía trung đội 4. May quá mình lại đẩy bật chúng ra khỏi chiến hào. Bọn dưới lên chưa kịp vì ta bắn rát quá. Bọn trên bị ta thịt hết. Bên ấy, địa hình địa vật có lợi cho bên nó, anh em bị thương khá nhiều. Bọn Tàu cũng nhìn thấy được vấn đề, chúng tập hợp lực lượng khoét sâu vào vị trí phòng thủ của trung đội 4. Ông Lượng lập tức triển khai, chia lửa ở các nơi xung quanh về đấy. Chúng nó cũng chẳng làm gì được hơn.

Tiếng súng của trung đội tập hậu rộ lên, gần lắm rồi. Phía bên này thấy bọn Tàu co lại thằng bắn lên trên, thằng bắn xuống dưới. Ông Lượng nhìn thấy vội kéo một trung đội đánh xuống phiá ấy. Ông ấy đoán sau lưng chúng là trung đội đánh hậu. Phải đánh xuống để mở đường cho chúng nó lên đây. Y như rằng, trên đánh xuống, dưới đánh lên, bọn tàu dạt sang sang một bên. Trung đội đánh hậu vừa đánh vừa giật lùi để lên chốt. Trên này phải ngừng bắn, thi thoảng bắn tỉa phát một thôi. Sợ luống cuống lại nện vào lưng nhà mình. Trung đội đánh hậu thiệt hại mất 1/3 quân số. Đấy, mấy hôm sau thằng Sơn rùa với ông Trung đội trưởng phải ngồi hầm viết bản kiểm điểm đấy. May mà lập công chuộc tội, diệt được đại đội cối." Em lại phải nhắc nó kể tiếp, thằng này hay con cà con kê ngan ngỗng lắm

" Lại một lần nữa, Bọn tàu nhảy được vào chiến hào. Lần này ở đoạn mé đồi dưới kia kìa. Chúng nó đông lắm, đến vài chục thằng. Chui được vào chiến hào rồi chúng nó đánh loang ra 2 bên. Bên ấy yêu cầu trên này đánh thẳng xuống, trùm đạn lên cả ta lẫn đich, thế thì mới giữ được. Nếu không, chúng cố thủ được chỗ ấy, Lấy chỗ đó làm cơ sở để đánh tiếp, ta còn mất nữa. May qua, nửa tiếng sau ta lấy lại đuợc. Chiến sỹ ta hầu như chẳng còn ai. Một vài thằng còn sống vì bị thương rồi giả chết nên thoát. Thằng Tiến, hình như ở gần nhà mày, chết đè lên một thằng Tàu. Gỡ mãi mới ra. Tay trái ôm cổ, tay kia vẫn nắm chặt cán dao, lưỡi dao cắm sâu vào bụng thằng Khựa. Thương lắm.

Đánh đến chiều muộn thì chúng nó bắt đầu rút. Tao hoa mắt, tai điếc đặc. Bọn nó rút cũng không thu được hết xác. Hôm sau anh em phải đi dọn, nôn mãi về nhà không hết. Mày thấy không, đến hôm nay mày về mùi vẫn nồng nặc đấy thôi. Đến chiều thì lính ở mấy điểm cao khác cũng đên chi viện. Lúc đấy trận gần tàn rồi. Đến để hôi chiến lợi phẩm à?" Em bảo, sao lại mất quan điểm thế. Các điểm cao khác cũng phải giữ chứ, đi hết thì để đấy cho không chúng nó à?. Thằng Chính cười hềnh hệch. Nó bảo nó biết chứ, nhưng nó cứ thích nói thế cho sướng mồm đấy.

Trận đấy ta giữ được điểm cao. Gọi là thắng cũng đươc. Nhưng nói thật, không hoành tráng như phim đâu. Trước đây, em là thằng thích xem phim chiến đấu của Liên xô. Đánh rồi mới thấy chiến trường không giống phim. Khốc liệt hơn nhiều. Tàn bạo hơn nhiều.

Thi thoảng em vẫn gặp lại anh em, nhất là dịp 22 tháng 12. Mấy anh em ngồi lại với nhau, uống dăm ba chén rượu, nhắc lại chuyện cũ. Năm nào cũng thế, chuyện chỉ có vậy thôi nhưng đều cảm thấy như vừa hôm qua. Cứ gặp là ôm nhau, như ở dưới chân dốc sau năm ngày đi lạc.

Thằng Sơn rùa giờ lang thang ở HN kiếm sống. Nó ngồi khâu giầy ở ngõ Hào nam. 

...

Vũ Thanh Thủy - Tìm hiểu về lịch sử Việt Nam (The history of Vietnam)