Wednesday, February 10, 2021

Làm phiền

 Bạn có nhận xét rằng

      1. Số người thích yên tĩnh than phiền dạy bảo người thích ồn ào nhiều hơn rất nhiều so với ngược lại.

      2. Số người ăn chay than phiền, dạy bảo người ăn mặn nhiều hơn rất nhiều so với ngược lại.

       3. Số người giới sắc than phiền, dạy bảo những người không giới sắc nhiều hơn nhiều so với ngược lại. 

       4. Số người đem tâm linh giải thích khoa học than phiền dạy bảo người làm khoa học nhiều hơn nhiều so với ngược lại.

        5. Số người ủng hộ toàn trị than phiền dạy bảo những người ủng hộ tự do  nhiều hơn nhiều so với ngược lại.

    Đừng tưởng họ có quyền than phiền dạy bảo vì những người kia làm phiền họ. Nhiều khi trái lại. Người thích yên tĩnh còn làm phiền người thích ồn ào nhiều hơn chúng ta tưởng.

Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)

26 comments:

  1. Anchik Hoang
    Câu cuối em chưa rõ lắm bác cho ví dụ được ko ạ? Tks

    ReplyDelete
    Replies
    1. Aiviet Nguyen
      Anchik Hoang, Hồi tôi ở Florida, ở một khu xung quanh toàn các cụ già sắp xuống lỗ. Rất sợ ồn ào. Có một anh chàng trẻ, một cô vợ xinh xắn và 3 thằng con, rất thích nghe nhạc, cười đùa, tiệc tùng. Các cụ góp ý. anh này phải chiều các cụ cho đến một ngày thấy không thể sống nổi. Anh ấy nói thẳng với các cụ "Tôi cũng phải sống. Nay tôi không ồn vào buổi tối thôi chứ". Các cụ nói "Chúng ta đều là người, sao anh không thể sống yên tĩnh." Anh ta ức quá bèn chầy "Có một khác biệt quan trọng là tôi đến đây để sống. Các cụ đến đây để chết."

      Delete
    2. Duy Nguyễn
      Aiviet Nguyen, "Tôi đến đây để sống, các cụ đến đây để chết". Hay quá bác.

      Delete
    3. Anchik Hoang
      Aiviet Nguyen, vậy các cụ yên tĩnh đâu làm phiền gì đâu anh ?

      Delete
    4. Hai Nguyen
      Anchik Hoang, không cho sống ồn ào.

      Delete
    5. Nguyen Tran Phuong
      Aiviet Nguyen, những rõ ràng là người ồn ào thì có thể làm phiền người yên tĩnh và không có chiều ngược lại 🙂

      Delete
    6. Aiviet Nguyen
      Nguyen Tran Phuong, Không rõ ràng tý nào. Có những người không có tiếng động là họ phát điên.

      Delete
    7. Anchik Hoang
      Hai Nguyen, hihi tks, mãi ko nghĩ ra! Giai đoạn cuối của sự phát triển rồi anh!

      Delete
    8. Khang Vo
      Aiviet Nguyen, ko cho ồn ào thì cũng đỡ, đây là ko cho gây ra tiếng động. Thế phát điên là phải.

      Delete
  2. Tung Viet Lam
    Cái gì phản quy luật tự nhiên thì cần nhiều năng lượng để làm ngược lại mà anh 😊

    ReplyDelete
  3. Van Pham
    Em thấy sự so sánh nhiều hơn hay ít hơn là rất tương đối. Sorry em không hiểu ý anh là gì ạ.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Aiviet Nguyen
      Van Pham, Không cần hiểu đâu. Thống kê và quan điểm thôi.

      Delete
  4. Vũ Hoàng
    Bác là một người muốn mang tri thức của mình cống hiến và phụng sự xã hội, truyền tải đến mọi người nên cháu nghĩ bác sẽ không thấy phiền đâu ạ 😁 Nếu phiền thì sự thảo luận ở mỗi bài đăng của bác đã k như...1 cái chợ 😁 Aiviet Nguyen

    ReplyDelete
  5. Vu Thuong
    Số 4, số 5 không đúng.
    Nhiều ít đương nhiên phụ thuộc vào số người tham gia nữa.

    ReplyDelete
  6. Aiviet Nguyen
    Tôi sắp xếp theo thứ tự tăng của conflict. Mấy ông toàn trị hay than phiền, dạy bảo nhưng đem thiêu sống và chặt đầu mấy ông tự do, chứ không chỉ "làm phiền". Ít thấy ông tự do nào thiêu sống hay chặt đầu ông toàn trị.

    ReplyDelete
  7. Hiền Nguyễn
    Cháu hiểu ý của bác.
    Những người ở vế sau đôi khi là những người rất dễ chấp nhận hơn, ko căn care.
    Những người ở vế đầu mỗi đối tượng khi mà còn than phiền thì chưa nghĩ đc thông suốt. Còn những người đã chín đủ họ lại không than, và ảnh hưởng bởi xung quanh.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Aiviet Nguyen
      Hiền Nguyễn, Có vẻ người ít than phiền là người gần chân lý hơn vì họ cởi mở hơn, chính họ mới có thể đưa nhận thức lên phía trước. Không phải họ thông minh hơn mà họ có nhiều thời gian để làm việc hơn vì không phải than phiền và giáo huấn vô bổ.

      Delete
  8. Nguyễn Trọng Dũng
    Số 5 phải ngược lại mới nhất quán với pattern.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Aiviet Nguyen
      Nguyễn Trọng Dũng, Em nghĩ người tự do thích giáo huấn hơn hay người toàn trị thích giáo huấn hơn?

      Delete
    2. Nguyễn Trọng Dũng
      Ý em nói là nhất quán với pattern của 1, 2, 3, 4 thôi. Ăn chay giả thiết là tĩnh tâm hơn hoá ra lại than phiền nhiều hơn ăn mặn, cứ như vậy đến số 4. Tự do giả thiết là bao dung hơn hoá ra lại hẹp hòi hơn toàn trị.

      Delete
    3. Aiviet Nguyen
      Nguyễn Trọng Dũng, Đó cũng có thể là một pattern, có thể bàn thêm, riêng anh thì không nghĩ có bao giờ tự do lại hẹp hòi hơn toàn trị. Nếu hẹp hòi thì phải chặt đầu và thiêu sống chứ. Có thể nghĩ theo pattern khác, ông toàn trị thích tĩnh tại, ông tự do thích ồn ào. Vì vậy pattern vẫn perfect.

      Delete
    4. Nguyễn Trọng Dũng
      Em nghĩ rằng thực tế có đúng như câu anh nói hay không, khó mà thống kê được, và theo em cũng không quan trọng. Câu nói hay và có ích ở chỗ gợi cho người đọc nhìn nhận lại những mệnh đề tưởng như hiển nhiên để tránh rơi vào thiên kiến.

      Delete
    5. Nguyễn Trọng Dũng
      Quay lại chuyện pattern. Ông toàn trị thích mọi việc theo một ý. Ông tự do thì tuỳ ý. Như vậy đáng ra ông toàn trị phải liên tục correct ông tự do.

      Delete
  9. Cuong Le
    GS viết thế cũng là một góc nhìn. Nhân ngày Chủ nhật cuối tháng rảnh một chút xin phép nêu ý kiến cá nhân: tất nhiên trong xã hội gồm nhiều cá thể, mỗi cá thể có một behavior của riêng mình. Thời mông muội thì thằng mạnh có quyền quyết định; Tiến bộ hơn chút thì theo số đông; Còn cao hơn chút nữa là có luật: luật đứng giữa (đang trong miền lí tưởng là nghiêm minh) - nếu các cá thể thoả thuận (hay thoả hiệp) được thì OK, còn không luật sẽ vào cuộc. Với giả thiết là “mọi thứ như mơ” thì nguyên lí sẽ là: “ tối đa anh chỉ có thể hại chính anh chứ không hại người khác”! Trong ví dụ Floriđa của GS thì nước “tư bản giãy chết” nó có quy định là tiếng ồn tối đa là bao nhiêu để làm căn cứ. Tất nhiên từ có luật đến việc thi hành nó đúng thì cũng là cả một vấn đề.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Trần Tiến Thành
      Cuong Le, người tạo ra luật coi trọng, ưu tiên bảo vệ hệ thống hay ưu tiên bảo vệ từng cá nhân con người trong hệ thống. Giả sử sau này hệ thống quản lý và phục vụ con người hiện đại và tự động hóa tới mức 99,99% đều do máy tính và robot quản lý và vận hành thì chúng vẫn sẽ ưu tiên phục vụ sự sống còn của hệ thống hay ưu tiên phục vụ sự an toàn và sung sướng của từng con người là trên hết?

      Delete
    2. Cuong Le
      Tuỳ theo mức độ tiến bộ và cách nhìn hệ thống. Cá nhân nghĩ rằng nên chú ý đến từng cá thể thì hơn và đấy cũng là xu hướng 4.0 hiện nay. Và nguyên lý mình nêu là tối đa chỉ hại chính bản thân mình thôi mà.

      Delete