Phong tục ba ngày Tết
Theo quan niệm của ông cha ta trong phong tục ba ngày Tết thời xa xưa thì mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy.
1 - Mùng 1 Tết cha :
Chữ cha ở đây chính là họ hàng gia đình bên nội, những người con gái theo chồng thì phải ở nhà chồng mùng 1 sau đó mới được về bên nhà mình mùng 2.
Mùng 1 Tết là ngày dành để đến thăm họ hàng gia đình bên dòng họ nội.
Phong tục đầu tiên của Tết nguyên đán diễn ra rất trang nghiêm, những người lớn tuổi nhất trong gia đình sẽ được con cháu thăm hỏi, nhận những lời chúc tốt đẹp từ con cháu. Sau khi chúc xong sẽ đến phần mừng tuổi là phần mà những đứa trẻ con thích thú nhất.
Mâm cơm ngày tết cũng mang lại nhiều ý nghĩa tâm sự của những anh em trong gia đình lâu không gặp nhau mang đến không khi vui vẻ thoải mái.
2 - Mùng 2 Tết mẹ :
Là ngày dành cho gia đình họ ngoại. Mùng 2 có một nghi thức cũng quan trọng không không khác gì mùng 1. Và điều đặc biệt nhất trong 3 ngày lễ Tết là nhận lì xì đầu năm lấy may, nó là một điều rất nhỏ nhoi tuy nhiên lại mang lại một ý nghĩa lớn. Quây quân bên mâm cơm gia đình cùng với tất cả người thân, đó là một sợi dây vô hình gắn kết mọi người lại.
3 - Mùng 3 Tết thầy :
Thường thì những người con đã ngồi trong nhà trường cùng một lớp sẽ tập hợp lại sang nhà cô, thầy giáo chủ nhiệm để chúc tết. Đó là ghi nhớ công ơn những người dạy bảo và chắp cánh những ước mơ khi còn ở trên giảng đường. Bạn bè sum vầy khơi lại những câu chuyện kỉ niệm tuổi học trò. Trong toàn bộ các châu lục không có một nước nào có được phong tục truyền thống như Việt Nam ta.
Thanh Hương (Sưu tầm)
No comments:
Post a Comment