1. Sự hài hòa, tính đối xứng tạo nên cái đẹp nhưng cũng là bắt đầu của sự nhàm chán. Chính việc phá vỡ hài hòa và vi phạm đối xứng một chút sẽ tạo nên cái tuyệt đẹp. Nhưng chỉ một chút đó thôi.
2. Con người chúng ta nói chung là đối xứng, chỉ một chút không đối xứng nhìn thấy được tạo nên sự duyên dáng và người. Những người chải ngôi giữa có một cái gì đó quá hài hòa, chi li đến mức biển lận. Nếu Marilyn Monroe có thêm một cái nốt ruồi đối xứng, có lẽ sẽ rất nhàm chán. Vi phạm đối xứng quan trọng nhất của con người, không nhìn thấy được là trái tim nằm ở một bên.
3. Nghệ thuật luôn có những quy tắc ràng buộc để tạo nên sự hài hòa. Người ta luôn muốn phá các quy tắc, không loại trừ bất cứ quy tắc nào. Nhưng nghệ thuật sẽ biến mất nếu không có quy tắc ràng buộc. Thơ có vần điệu, nhạc có hợp âm, tranh có phối màu và đường nét cơ bản. Mặc dù cố gắng phá từng quy tắc của các nghệ sĩ tạo nên kiệt tác, nhưng đa số các quy tắc sẽ tồn tại cùng nghệ thuật.
4. Nghệ thuật tạo hình, kiến trúc là rõ ràng nhất và thơ ca, khoa học cũng vật bao giờ cũng bắt đầu với sơ kỳ, thịnh kỳ và kết thúc với tàn kỳ. Sơ kỳ là thời của những lực sĩ khai sơn, không có thời gian mài giũa, chăm chút tới các chi tiết. Tác phẩm của họ, thô khỏe, nhiều chỗ không toàn bích, nhưng tràn ngập ý tưởng. Tàn kỳ là thời kỹ thuật đạt đỉnh cao của sự hài hòa, tinh xảo và trở nên nhàm chán, ước lệ, rập khuôn và giống nhau như một trại lính. Sự toàn bích trở thành hàng chợ sẽ giết chết nghệ thuật. Đó là cái chết nội tại. Không phải yếu tố bên ngoài giết nghệ thuật Chàm, thơ Đường, nhạc pop rock, hội họa và âm nhạc cổ điển. Mà chính sự toàn bích về hài hòa đến mức tinh xảo của chúng đã đưa chúng vào thời tàn kỳ.
5. Vì vậy, bản chất của nghệ thuật là tạo nên mỹ cảm, bản chất của khoa học là tạo nên ý tưởng chứ không phải sự hài hòa và kỹ thuật tính toán hay thí nghiệm.
6. Xa hơn một chút, sự hài hòa trong quan hệ giữa hai con người cũng có thể đem lại sự nhàm chán. Va chạm đôi lúc là cần thiết như những hợp âm 7 trên nên hợp âm chính tạo ra các làn điệu ngọt ngào của giây phút dàn hòa trong nước mắt. Nhưng đôi lúc nó cũng dẫn đến những thảm họa không thể cứu vãn. Đó chính là cuộc đời.
2. Vài người may mắn có nốt ruồi đúng chỗ, đúng cỡ và đúng màu.
ReplyDeleteCòn lại rất nhiều người khổ sở vì nốt ruồi...
4. Có rất nhiều style trong kiến trúc. Nhưng mất tỷ lệ là sụp đổ về mặt nghệ thuật, cả về cấu trúc và sự hài hòa.
Thậm chí, về chiều cao của các tòa tháp hiện nay. Muốn tạo sự tương phản với các công trình xung quanh, người ta cố gắng vươn cao bằng các tòa nhà chọc trời tưởng chừng như ko có giới hạn. Nhưng muốn có sự hài hòa, phải giữ được tỷ lệ của phần bệ và những phần còn lại. Đó là nghệ thuật.
Ko phải tất cả những tháp cao nhất thế giới (kể cả những tháp truyền hình) đều là những kiến trúc đẹp.
6. Dù là kiệt tác, 1 bài ca/bản nhạc cũng mang lại những cảm xúc khác với 1 bản giao hưởng hay nhạc kịch.
ReplyDeleteNhưng sự rung cảm và cảm xúc vẫn đóng vai trò chính. Đó là sự kết nối giữa người thưởng thức và tác giả thông qua tác phẩm.
Sự hài hòa của 1 kiệt tác từ âm thanh, hay nhạc ko gian từ kiến trúc và màu sắc đường nét trong hội họa... là nghệ thuật siêu đẳng.
Tuy vậy, vẫn sẽ nghèo nàn và buồn chán nếu chỉ biết thưởng thức 1 bản nhạc cũ hay chỉ sống mãi với 1 bức tranh...
Thời tôi ở Hungary, nhạc hòa tấu của Paul Mauriat là 1 đặc sản âm nhạc rất được ưa chuộng bởi ko thể hiện những bản nhạc cao siêu, Paul Mauriat thường chọn những bản hit để trình bày theo phong cách hòa âm dung hòa giữa nhạc cổ điển bên cạnh những ý niệm rất mới vào thời đó. Thế mạnh của Paul Mauriat là dàn dây và các nhạc cụ acoustic trong những đoạn solo được chắt lọc rất cẩn thận.
Nhưng bây giờ, chúng ta đã qua 1 trang khác... dù âm nhạc của Paul Mariat đã mang lại điều kỳ diệu với một cảm giác vô cùng thanh bình...
Trong xóm tôi, tôi hay nghe bản Xuân Chiến Khu, 1 bài rất hay của Xuân Hồng, từ nhà của 1 anh biệt động SG già. Ko hiểu sao, nghe tới nghe lui quá nhiều chỉ những bài như vậy mà ông ấy vẫn còn ham thích.
Còn với tôi, ngay cả Yesterday của Beatles, nghe lắm cũng nhàm...!
Về cách thưởng thức: tôi nhớ lại thời ở Hungary câu chuyện của 1 anh chàng VN ôm khư khư cái máy hát chạy bằng pin, anh ấy tỏ ra vô cùng yêu thích, rất tập trung vào âm thanh đang phát ra để lôi kéo sự chú ý của mọi người, và chỉ mở tới mở lui 1 bản Lý Hoài Nam réo rắt của sáo trúc... Cứ thế, anh ta lượn đi lượn lại trước những bạn học các nước khác và các thầy cô giáo Hung trong 1 chuyến đi thăm các tp của Hung (năm học tiếng @ NEI). Thật nghèo nàn và nhạt nhẽo làm sao, bởi anh ta đã tạo nên sự phản cảm với 1 bản nhạc vốn rất hay của VN bằng cách phô diễn kệch cỡm và rởm đời ko giống ai như thế.
Mới đầu, tôi tưởng anh ấy cũng nghĩ rằng: "Nghệ thuật không phải điều bạn thấy mà là điều khiến người khác thấy"*.
Nhưng sau thì tôi thấy anh này đã sai lại còn lố...
*: Edgar Degas
Tổng hợp lại: Tôi muốn mượn âm nhạc, bởi nó là cái tôi cũng chẳng am hiểu nhiều, chỉ thích thôi.
ReplyDeleteTừ âm thanh, nhạc sĩ tạo ra tác phẩm bằng những ký tự của âm nhạc để ghi cao độ, nhịp điệu của âm. Nhạc sĩ tài ba là người có sáng tác đi vào lòng người, làm rung động trái tim của những người giàu lòng bác ái nhất, bất kể giàu hay nghèo, từ tầng lớp tinh hoa hay chỉ là những người rất đỗi bình thường, ko hề nổi tiếng...
Dù chỉ là những bản nhạc đơn sơ, nhưng có thể khắc họa nên 1 thời đại, ko cần phải hòa tấu với cả 1 dàn nhạc giao hưởng lớn. Đó là những tác phẩm sống mãi qua nhiều thế hệ, vẫn còn giá trị mà những tác phẩm mới khó có thể vượt qua.
Và để thể hiện, dù chỉ là 1 ca khúc hay 1 bản giao hưởng đồ sộ, thì cái hay, điều tạo được ấn tượng là sự tha thiết và tình yêu âm nhạc được trình bày qua tác phẩm từ trái tim chân thành, ấm áp và rung động bằng tài hoa và cảm xúc, lay động được tâm hồn của mọi tầng lớp trong xh. Bởi gắn bó với âm nhạc và thể hiện được nó như thế phải là nghệ sĩ thực thụ, dù có bằng cấp hay ko. Từ cuộc sống, con người sẽ nhận thấy tâm hồn mình giàu có hơn nhờ âm nhạc. Và đó là 1 nhu cầu.
Về Trịnh Công Sơn, có lẽ chưa có ai bao dung đến thế, nâng niu đến thế với tình yêu. Nhưng để hát lên nỗi niềm ấy, phải quay về quá khứ, tìm lại hoàn cảnh ra đời, mới hiểu tâm tư của nhạc sĩ trong từng lời ca để hòa với cảm xúc của người hát mới lột tả hết được cái tình cảm chân thật ấy. Phải thật mới chinh phục được người nghe. Làm sao có thể hát với 1 bản phối và hòa âm để diễn tả hết nỗi chơ vơ, lạc lõng đến vô biên khi tình yêu đã ra đi, tất cả đã trở lại thật bình lặng, nhưng bão tố lòng mình thì vẫn còn nguyên ở đó...
Bởi tình yêu như một luồng ánh sáng phát ra từ chính mình giữa đêm đen, nhờ thế ta thấy được bóng một cánh chim vụt qua. Tình yêu luôn từ con người mình, tỏa sáng từ mình. Nếu nghĩ như thế sẽ ko còn đau khổ vì sự mất-còn, vì sự tuyệt đối, vì sự sở hữu nữa.
Nếu là đàn ông, hãy hát để bộc lộ nỗi lòng và tâm tình của 1 người đàn ông, hát để kể lại những trải nghiệm của cuộc đời mình, tình yêu của mình, giống như 1 gia tài, có cả cay đắng và niềm hạnh phúc.
Và như thế, xung quanh hầu như chẳng còn gì ngoài sự im lặng. Và con người khi ấy như hòa vào thiên nhiên, hòa vào vũ trụ. Đó cũng là một cách thiền sau mỗi cơn giông...
(Viết theo tư liệu cá nhân)
Cuối cùng, vẫn là âm nhạc, "thứ tôn giáo mà tín đồ của nó đâu đâu cũng có"* , được thể hiện hài hòa ở từng giai điệu trong tổng phổ ở tầm cao nhất và được thể hiện với dàn nhạc giao hưởng/Symphony.
ReplyDeleteSymphony là sự tổng hợp một cách uyên bác trong sáng tác âm nhạc, đồng thời đòi hỏi sự lão luyện của các nhạc công để thể hiện ở mức cao nhất những tác phẩm lớn thuộc nền âm nhạc cổ điển phương Tây.
Nếu ca sĩ có thể trình bày 1 ca khúc bất hủ bằng cách đổi mới/cover từ nhạc đệm và xử lý bằng cách hát của mình thì Symphony cũng ko còn trình diễn một cách trịnh trọng trong những nhà hát lớn, các nhạc công "hàn lâm" phải đổi mới trong 1 ko gian biểu diễn mở rộng, ko được thiết kế chuẩn mực để hỗ trợ về âm thanh cho bất cứ loại nhạc cụ nào.
Một ví dụ về sự đổi mới này: Yanni đã rất thành công với album trực tiếp thu hình liveshow của mình vào năm 1994 (Yanni Live at the Acropolis). Bằng cách phát triển và mở rộng hình thức trình bày âm nhạc của mình, thể loại trình diễn của Yanni được xếp vào dòng nhạc "new age" mang âm hưởng của nhiều châu lục. Yanni sáng tạo bằng cách dựa vào hòa âm theo những dòng nhạc đương đại, kết hợp các tiết điệu mạnh mẽ với các bộ gõ phụ trợ... tổng hợp và tạo thành một phong cách bằng cách sáng tác với khuynh hướng riêng. Yanni ko muốn gọi âm nhạc của mình là "new age" mà ưa dùng cụm từ "nhạc hòa tấu đương đại" để nói về nhạc của mình hơn.
Nhạc của Yanni khai thác mạnh tính hoành tráng của dàn nhạc với những phần cao trào liên tục và bừng sáng, rất cuốn hút người nghe.
Chúng ta cũng có thể thấy điều này trong sự kết hợp Symphony và nhạc cụ điện tử như 1 giải pháp tổng hòa của âm nhạc trong những buổi biểu diễn của các ban nhạc lừng danh như Metallica với sự hỗ trợ của dàn nhạc giao hưởng San Francisco với lối chơi biến tấu đầy cuốn hút hay những ai đã xem Scorpions trình bày Still Loving You cùng với Berlin Philharmonic hẳn sẽ ko thể quên sự mạnh mẽ, uyển chuyển trong cách phối hợp rock-giao hưởng đã giúp Still Loving You được xếp trong nhóm Những Bài Ca Bất Hủ của mọi thời đại.
Những cố gắng đầy sáng tạo như thế đã thổi 1 luồng sinh khí mới vào những gì từng thuộc về truyền thống vô cùng quen thuộc, rất đỗi thân quen...
Như vậy, để đạt đến sự hài hòa, nếu ko phải từ tự nhiên, do Tạo Hóa, con người sẽ phải trở nên vô cùng uyên bác, nếu muốn thể hiện một cách phi thường, còn nếu muốn đơn giản hơn, thì hãy từ tấm lòng của mình, bộc bạch tất cả với trái tim chan hòa yêu thương về thân phận con người trong thế giới này, bằng tài năng thiên phú và tất cả tình yêu thương vốn có, ko chút gian dối, bề ngoài...
*: Yanni
(viết theo tư liệu cá nhân, có tham khảo onl)