Thỉnh thoảng các bạn thấy có những chàng trai tuấn tú ăn mặc lịch thiệp, hoặc các thiếu nữ tóc vàng đẹp đẽ, những quân nhân Mỹ lái máy bay hoặc ở hạm đội, ở chiến trường Trung Đông xin kết bạn. Nhiều người Việt Nam tưởng rằng đấy là nhân vật có thật và thấy sung sướng hãnh diện được kết bạn với người Mỹ. Trên thực tế, đa số đều là những quả lừa đảo có chủ mưu. Những kẻ này phần lớn nằm ở Ấn Độ, điều hành từ xa để chơi một trò chơi với bạn. Chúng nắm được một số tâm lý của những bạn chưa có kinh nghiệm sống, tìm ảnh của một số người Mỹ dùng để giao tiếp với bạn, dần dần xây dựng tình cảm với bạn, cũng có thể chúng thông qua đặt hàng từ Mỹ gửi đến tay bạn vài món quà nhỏ mang ý nghĩa đặc biệt, nhận được hàng từ Mỹ của một anh bạn điển trai giàu có (bởi đa số người nhầm tưởng người Mỹ là rất giàu, đô La có thể lấy để chùi đít) nên vừa cảm động, vừa sung sướng. Đây gọi là thả con săn sắt bắt con cá rô. Rồi một ngày đẹp trời, anh bạn này nói rằng có một khoản tiền di sản của ông nội để lại tại Singapore lên đến vài chục triệu Đô La, nhưng muốn giải ngân cần có vài tỉ đồng tiền Cụ Hồ. Và số tiền này bạn ( hoặc đã phát triển thành người tình) muốn tặng cho người bạn Diệc Lam một nửa, hẹn gặp nhau tại Singapore để nhận tiền và để cerebration ăn mừng. Vậy là cô bạn Diệc Lam đã đủ chín muồi để tẩu hỏa nhập ma mừng như trúng độc đắc. Cố gắng vơ vét vay mượn để chuyển số tiền vài tỉ vào một tài khoản chỉ định. Sau khi tiền chuyển đi cô ta chờ đợi ngày đổi đời thì tay kia lập tức biến mất, không còn để lại một dấu vết gì trên bầu trời tình ái.
Câu chuyện minh chứng trên của lão cũng là một câu chuyện có thật xẩy ra với một thiếu phụ thôn quê hiền lành ở Bắc Ninh mà ca nương Thuý Hoàn quen biết.
Ứng dụng Truecaller của Mỹ đã thực hiện một cuộc thăm dò ý kiến của Harris và phát hiện ra rằng có tới 56 triệu người Mỹ bị lừa đảo qua điện thoại và mất gần 20 tỷ đô la Mỹ. Bạn có thể không nghĩ rằng những trò lừa đảo qua điện thoại này chủ yếu đến từ Ấn Độ.
Người Ấn Độ có một lịch sử lâu dài về việc lừa đảo người Mỹ qua điện thoại. Bởi tính cách người Mỹ trung lưu trở lên đều không muốn rắc rối đến cho mình, thà mất chút tiền cho xong. Nó đơn giản như đang ngồi ngắm biển bị một thằng dở hơi ngồi ngay bên cạnh gẩy đàn hát nghêu ngao, thôi thì vứt cho nó ít tiền để nó đi chỗ khác cho xong. Ít tiền của người Mỹ vào tay người Ấn thì là một mẻ cá lớn.
Ngay từ năm 2016, đã có báo cáo rằng Ấn Độ đã đánh sập một vụ lừa đảo qua điện thoại của một tổ chức 700 người. Băng nhóm này chủ yếu thực hiện các vụ lừa đảo qua điện thoại quy mô lớn đối với người Mỹ. Hàng nghìn công dân Mỹ đã trở thành nạn nhân và số tiền liên quan lên tới hàng chục triệu USD.
Vào năm 2018, một tuyên bố trên trang web của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết 24 thành viên của một đường dây lừa đảo qua điện thoại có trụ sở tại Ấn Độ đã bị kết án từ 4 đến 20 năm tù vì lừa đảo hàng trăm triệu đô la của công dân Mỹ.
Vậy câu hỏi đặt ra là, người Ấn Độ lừa người Mỹ bằng cách nào?
Trên thực tế, các phương thức không có gì mới, chẳng qua là sự dọa dẫm hoặc mồi chài dụ dỗ.
Dọa dẫm 1: Đe dọa bị nghi ngờ buôn bán ma túy.
Những kẻ lừa đảo đóng thành nhân viên của Cơ quan Thực thi Ma túy Hoa Kỳ và gọi điện cho người Mỹ, thông báo rằng họ đã phát hiện tài khoản ngân hàng của đối phương tại một hiện trường vụ án liên quan đến một băng đảng ma túy ở Mexico hoặc Colombia. Vì tình nghi buôn bán ma túy, không chỉ tài sản và tài khoản ngân hàng sẽ bị tịch thu, các cá nhân cũng sẽ phải đối mặt với sự bắt giữ. Nếu muốn tránh bị phạt tù, bạn có thể “hòa giải” bằng cách nộp phạt.
Phương pháp đe dọa 2: Đe dọa trốn thuế do nghi ngờ trốn thuế.
Những kẻ lừa đảo giả danh nhân viên Sở Thuế vụ và gọi điện cho công dân Mỹ, báo rằng họ đang bị truy thu thuế, đồng thời đe dọa rằng nếu không nộp phạt ngay lập tức, họ sẽ bị bắt, bỏ tù, phạt tiền hoặc trục xuất. Nhiều người Mỹ là dân đi cư nên nghe thấy câu trục xuất cũng hoảng hồn. Mà thuế vụ là khâu quan trọng nhất ở Mỹ, dính vào là phiền hà vô cùng.
Phương pháp đe dọa thứ ba: đe dọa bằng công nghệ của hacker.
Những kẻ lừa đảo sẽ giăng một mạng lưới để gửi liên kết đến vô số trang web khiêu dâm cho người Mỹ. Khi liên kết được nhấp vào, hệ thống máy tính của người dùng sẽ bị cấy phần mềm độc hại. Những kẻ lừa đảo sử dụng điều này để đe dọa thu phí. Chỉ cần nạn nhân đồng ý trả ít tiền để êm chuyện, những kẻ lừa đảo sẽ hướng dẫn họ chuyển tiền vào tài khoản được chỉ định, tài khoản này sẽ được xóa và rửa sạch nhanh chóng sau khi nhận được.
Ngoài ra còn có một thủ đoạn là mồi chài dụ dỗ.
Phương thức cụ thể là kẻ lừa đảo gọi điện cho nạn nhân để thông báo nạn nhân đã trúng thưởng hoặc đã được hoàn tiền cho một dịch vụ, sản phẩm nào đó mà mình đã mua trước đó và tiền đã về tài khoản ngân hàng.
Trong lúc giao tiếp, những kẻ lừa đảo sẽ tìm mọi cách để moi thông tin thẻ ngân hàng của nạn nhân nhằm chiếm đoạt số tiền bên trong.
Những phương pháp này dường như không được cao tay nhưng tại sao người Ấn Độ thành công thường xuyên đến mức họ đã lừa đảo hàng chục tỷ đô la?
Điều này là do những phương pháp này, dường như vô mục đích và phổ biến, thực sự nhắm vào các nhóm đối tượng cụ thể.
Trốn thuế là nhằm vào những người nhập cư mới vào Hoa Kỳ. Khi mới đến Hoa Kỳ, họ chưa hiểu rõ những chính sách thuế phức tạp của Hoa Kỳ, nhưng họ cũng biết những hậu quả nghiêm trọng của việc trốn thuế ở Hoa Kỳ. Vì vậy, khi nhận được cuộc gọi, họ rất có thể sẽ hốt hoảng và đành tốn tiền để giải trừ tai họa, tránh bị “trục xuất”.
Một ví dụ khác là các trò lừa đảo trúng thưởng xổ số, hoàn tiền, chủ yếu nhắm vào người cao tuổi, bản thân họ ý thức về an toàn kém, cộng với mất trí nhớ nên rất dễ để lộ thông tin thẻ ngân hàng trong phần xác nhận thông tin với kẻ gian.
Mặc dù tỷ lệ bị lừa rất thấp, nhưng bạn phải biết rằng có hơn 300 triệu người Mỹ. Người Ấn Độ đã áp dụng một chiến thuật đánh đông, đãi cát lấy vàng và lừa đảo thành công hàng chục tỷ đô la.
Ấn Độ cách xa Mỹ hàng ngàn cây số, đất nước thì nát bét, việc làm thì khó tìm, ngồi trước điện thoại để lừa người Mỹ là dễ nhất, lợi nhuận lại cao nhất, không làm thì không phải Ấn Độ. Để đánh lừa người Mỹ, người Ấn Độ có lợi riêng tức là thiên thời địa lợi nhân hoà. Một là lợi thế về ngôn ngữ. Lừa đảo qua điện thoại trước tiên nạn nhân phải nghe và hiểu rõ. Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ chính thức của Ấn Độ, với số lượng nhân lực có thể giao tiếp bằng tiếng Anh chỉ đứng sau Hoa Kỳ trên thế giới. Đây là lợi thế ngôn ngữ để người Ấn Độ và người Mỹ giao tiếp.
Thứ hai, lợi thế về tài năng. Các cơ sở giáo dục của Ấn Độ đào tạo hơn 1,5 triệu kỹ sư phần mềm mỗi năm và ít hơn 20% kỹ sư có được các việc làm phù hợp. Điều này cho thấy thậm chí có nhiều thanh niên dù đã được học hành đến nơi đến chốn nhưng không tìm được việc làm. Lừa đảo trong ngành này, tiền đến nhanh chóng, thu nhập không hề thấp, nghiễm nhiên thu hút một lượng lớn người tham gia.
Thứ ba, lợi thế sản nghiệp.
Cũng chính vì hai lý do trên mà Ấn Độ đã trở thành trung tâm gia công phần mềm của toàn cầu. Ngoài phát triển phần mềm, nhiều công ty đa quốc gia cũng đặt các trung tâm cuộc gọi ở Ấn Độ. Rất nhiều công ty Mỹ đặt trụ sở cuộc gọi ở đây để gọi cho khách hàng tại Mỹ nhắc nhở món nợ phải trả, đến kỳ hạn hoặc hỗ trợ những việc liên quan. Nên khi ở Mỹ bạn nhận được cú gọi giục bạn trả tiền thẻ tín dụng thì đến 90% là gọi từ Ấn Độ. Cũng có lẽ chính người Mỹ đã giúp cho dân Ấn nẩy sinh ra cách làm ăn này. Riêng cách này lão PP đã phát hiện ra từ trước nên ứng phó dễ dàng mà khiến đối phương ức nhưng chẳng làm gì được. Nhiều năm trước chỉ sài điện thoại bàn, hồi đó lão PP trong túi có vài chục thẻ tín dụng, nhiều tháng tiêu quá tay trong sòng bài nên cũng bí và kéo dài trả tiền. Hàng ngày rất nhiều cú gọi đến giục trả tiền, phương pháp ứng phó là “Vâng, tôi đây, xin hãy chờ một lát, tôi đang dở tay” và đặt điện thoại sang một bên cho đầu giây kia chờ, chờ, và chờ. Nên nhớ chờ càng lâu đối phương càng mất tiền điện thoại, cuối cùng đành úp điện thoại xuống. Khi nghe “beep, beep...” thì lại đặt điện thoại của mình vào. Phương pháp này có thể áp dụng khi bạn bị mời chào mua bảo hiểm, mua nhà, giới thiệu sản phẩm.
Một dữ liệu từ năm 2010 cho thấy Ấn Độ là thị trường gia công phần mềm tổng đài lớn nhất ở châu Á, với hơn 2.000 trung tâm cuộc gọi và gần 500.000 nhân viên hành nghề.
Từ đặt vé máy bay đến bán hàng qua điện thoại di động, phạm vi kinh doanh của tổng đài rất đa dạng. Việc kinh doanh trung tâm cuộc gọi bùng nổ đã trau dồi khả năng giao dịch với người nước ngoài của người Ấn Độ. Đối với người Ấn Độ, trò gian lận này đều là những trò lừa bịp trên đầu lưỡi với người nước ngoài nên họ càng thích thú. Nhìn từ bên ngoài, một trung tâm cuộc gọi chính thức không khác gì một trung tâm lừa đảo qua điện thoại, cũng là nơi cung cấp vỏ bọc cho trung tâm lừa đảo.
Thứ tư, ưu điểm tính cách.
Người Ấn Độ tính cách hướng ngoại, dễ làm quen và thích học hỏi một số kỹ xảo vặt, một khi bước vào nghề lừa đảo, tính cách này sẽ trở nên hữu dụng. Việc cảnh sát Ấn Độ không hành động dẹp bỏ cũng khiến nghề này phát triển như cỏ dại mọc sau cơn mưa. Ngành công nghiệp lừa đảo của Ấn Độ quá phát triển và thu hút rất nhiều vốn đầu tư nước ngoài. Lừa đảo qua điện thoại cũng có thể được coi là một danh thiếp của Ấn Độ.
Theo phân tích của các chuyên gia Mỹ, do ảnh hưởng của dịch bệnh, tỷ lệ thất nghiệp ở Ấn Độ tăng mạnh, có thể dẫn đến nhiều người tham gia lừa đảo trên mạng viễn thông.
Qua bài này bạn học được gì? Liệu còn ao ước có một người bạn nước ngoài đẹp trai như một hoàng tử trong mộng không? Hoặc các nam nông hộ thì liệu còn mơ màng đến một nàng công chúa tóc vàng mắt xanh xinh đẹp rồi mơ tưởng thêm là sẽ được mây mưa với nàng sau đợt dịch nghiệt ngã này?
Peter Pho
No comments:
Post a Comment