Ánh sáng từ phương Tây
Tung bay với những lá cờ đỏ sao vàng, tâm hồn con người như mọc cánh trong niềm vui tự do cùng với bản Tuyên ngôn độc lập của nước VNDCCH. Đó là ko khí của lớp người trẻ tuổi đầy nhiệt huyết với tinh thần yêu nước sẵn sàng từ bỏ tất cả để đi theo tiếng gọi của Tổ quốc. Với họ, những ngày đầu thành công của cuộc cm là thời gian tuyệt vời tràn đầy ko khí lãng mạn. Ở đâu cũng thấy một tinh thần đoàn kết và thân tình, những yếu tố tạo nên sức mạnh của cả dân tộc.
Hồ Chí Minh, ngọn cờ của cuộc cm khi đó chỉ 56 tuổi, được tôn vinh là Cha già Dân tộc, đã quy tụ xung quanh ông 1 hàng ngũ những người ưu tú nhất. Trong đó có cả những trí thức xuất chúng được thực dân Pháp đào tạo.
Tháng 2 năm 1934, lần đầu tiên trong lịch sử ĐH Sorbonne có 1 chàng sinh viên VN 26 tuổi tên là Nguyễn Văn Huyên bảo vệ xuất sắc luận án TS Văn khoa. Chủ tịch Hội đồng giám khảo, ngài Vendryes, ko tiếc lời ca ngợi: "Đây là một sự kiện lớn lao đáng ghi nhớ trong lịch sử Trường Đại học Sorbonne!".
Trở về nước, chàng trai HN Nguyễn Văn Huyên đã nguyện trong lòng mình "Chỉ theo nghề dạy học, nghiên cứu khoa học, viết sách... chứ không làm quan". Rồi ông trở thành GS dạy sử tại Trường Bưởi... Năm 1939, ông chuyển sang làm nghiên cứu tại Viễn Đông Bác Cổ và lấy đây "làm nơi ẩn thân, cho đó là không đụng chạm đến thực dân, giữ được thanh danh, rèn luyện mình, huấn luyện người, dành cho Việt Nam một cương vị khoa học". Từ 1935 đến 1945, Nguyễn Văn Huyên đã để lại cho hậu thế một số lượng lớn công trình nghiên cứu khoa học (46 công trình) bao quát nhiều lĩnh vực như sử học, dân tộc học, folklore học, như Văn Minh Việt Nam; Tục Thờ Cúng Thần Tiên Ở Việt Nam; Điều Tra Về Tình Hình Ăn Uống, Y Phục, Nhà ở Của Người Việt... Ông được coi là "một trong những người đầu tiên xây dựng môn Việt Nam học hiện đại, nghiên cứu lịch sử và văn hóa VN một cách khoa học, dứt khỏi cách nghiên cứu kiểu từ chương do ảnh hưởng Khổng học và đề cao TQ".
Trên bước đường nghiên cứu khoa học và "lặng lẽ thể hiện lòng yêu nước lắng sâu của một nhà khoa học", Nguyễn Văn Huyên đôi khi đơn độc trong bối cảnh nhiều đồng nghiệp người Việt thời bấy giờ "ăn cơm Tây, nói tiếng Tây" và quay lại khinh thường cội rễ dân tộc, đồng bào mình, báng bổ tín ngưỡng dân gian truyền đời. Thời kỳ ấy, Nguyễn Văn Huyên đã thấm thía sâu sắc tín ngưỡng thờ thần Thành Hoàng của người Việt "KHÔNG NGHI NGỜ GÌ NỮA LÀ MỘT TRONG NHỮNG YẾU TỐ VỮNG CHẮC CỦA VĂN MINH VIỆT NAM", và cũng là người dám đúc kết vai trò lịch sử của dân tộc Việt Nam ở ĐNA: "DÂN TỘC NÀY KHÔNG CHỊU SAO CHÉP NHỮNG GÌ CỦA TRUNG QUỐC MÀ TỰ TẠO LẤY CUỘC SỐNG RIÊNG, TRONG TRƯỜNG KỲ LỊCH SỬ VẪN LUÔN ĐƯỢC THANH XUÂN HÓA"...
Là vị bộ trưởng Quốc gia giáo dục VN do Chủ tịch HCM đích thân chọn lựa năm 1946, Nguyễn Văn Huyên đã có 30 năm cống hiến bền bỉ cho sự nghiệp chấn hưng nền giáo dục nước nhà.
Là 1 trí thức, 1 "ông nghè Tây", nhưng Nguyễn Văn Huyên trong ký ức của những người thân và đồng nghiệp lại rất gần gũi, dung dị như chính tên ông, "Văn Huyên là một ánh sáng nhẹ nhàng". Và cả cuộc đời con người của ông đã tỏa sáng ko ngừng cho đến khi ông bất ngờ từ biệt cõi trần vào 1 ngày cuối năm 1975...
VN với cái nhìn của một học giả nước ngoài
GS Tiến sĩ David Marr, Chủ nhiệm khoa lịch sử ĐNA-Thái Bình Dương thuộc ĐH Quốc gia Úc, người đã viết 3 cuốn sách về lịch sử cận đại và hiện đại VN cho biết:
Ông sinh năm 1937 tại Mỹ, từng là sĩ quan lính thủy đánh bộ Mỹ và học tiếng Việt từ năm 1961 vì say mê lịch sử và quan tâm đến đất nước VN là nơi Mỹ ngày càng dính líu ngày càng sâu hơn trong cuộc chiến cách xa nước Mỹ nửa vòng Trái Đất.
Sau cuốn Vietnamese anti colonialism về các phong trào yêu nước giai đoạn 1865-1925 (1971), năm 1981 ông xuất bản cuốn Truyền thống Việt Nam trước sự phán xét (Vietnamese tradition on trial). Trong cuốn khảo cứu này, TS sử học David Marr thử tìm cách lý giải lịch sử các trào lưu tư tưởng VN từ 1920 đến 1945 mà trong đó dòng chủ đạo là tư tưởng yêu nước. Theo ông, đây là thời kỳ các trào lưu tư tưởng VN phát triển mạnh, đa sắc nhất trong vòng 100 năm qua, trong đó các thế hệ trí thức, chịu nhiều ảnh hưởng từ châu Âu, đóng vai trò rất quan trọng.
Cuốn sách thứ 3 của ông tập trung vào VN thời kỳ 1945, có tên Vietnam 1945: the quest for power (xuất bản năm 1995) rất phong phú về tư liệu. Với tác giả, đây là cuốn sách rất quan trọng vì lịch sử và con người VN trong năm 1945 là thời điểm quan trọng nhất trong lịch sử cận đại của VN.
Tác giả cho rằng: cần đặt VN vào trung tâm các sự kiện, trong vòng xoáy của bối cảnh quốc tế ở thời điểm của nút thắt ấy mới có thể hiểu được vấn đề.
Ông cho rằng: muốn hiểu và lý giải cặn kẽ 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ, mà phần thắng thuộc về nhân dân VN, thì phải hiểu rõ thời điểm xuất phát của nó là từ năm 1945.
Có lẽ, điều mà TS muốn nói tới là khát vọng tự do của 1 dân tộc.
Bản Tuyên ngôn độc lập
Trở lại bản Tuyên ngôn của Hồ Chí Minh, chúng ta có thể nói gì về vị thế của nó như một “văn bản” khác biệt với buổi lễ ngày 2 tháng Chín tại Hà Nội? Điều tôi thấy đáng chú ý nhất là tính sắc sảo của bài văn, kết cấu chặt chẽ, không giả tạo. Gần như không từ nào có thể được coi là thừa. Ví dụ điển hình nhất cho tính súc tích là câu: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo đại thoái vị”. Nhiều sự kiện chính trị đương thời, chất chứa nhiều ý nghĩa chính trị, được gói gọn trong chín từ. Thực ra ông Hồ có thể giảm câu đó xuống còn tám từ, nhưng lại chọn cách cho Bảo Đại có được danh tước bình dân bằng cách dùng từ vua, mặc dù không phải tước hiệu chính thức là Hoàng đế. Lối nói cô đọng này ngay lập tức gợi lại những tác phẩm kinh điển Trung Hoa thời Chiến quốc, vốn là thứ rất quen thuộc với nhiều người Việt những năm 1940, tương tự như cách mà nhiều người Mỹ nhận ra nhiều đoạn trích ngắn từ Kinh Cựu ước. Dĩ nhiên ông Hồ thời trẻ có đọc kinh điển Trung Hoa, và từ đầu thập niên 1940 ông đã thấy sẽ hữu ích nếu đóng vai trò một trí thức Khổng giáo trong một số dịp nhất định.
Dù vậy, ấn tượng phong cách nói chung của Tuyên ngôn Độc lập là nó mang tính đương đại, chứ không truyền thống. Hồ Chí Minh không chêm vào bất kì dòng thi ca nào, vốn là điều thường được người ta mong chờ ở các Nho gia. Những câu chữ gọn gàng của ông có thể phần nhiều nhờ vào ba thập niên tiếp xúc với các bản văn xuôi hiện đại của Pháp, Anh, và Nga, và nhờ vào sự nghiệp hoạt động chính trị bí mật và dạy học, hơn là nhờ vào Tuân tử hay Mặc tử. Ông không rắc vào bài diễn văn của mình những thuật ngữ ngoại lai, vốn là điều thường thấy ở giới trí thức Việt Nam ngày đó. Thay vì vậy, người ta cảm thấy ảnh hưởng Tây phương ít trực tiếp hơn, thể hiện ở việc tránh dùng các câu văn biền ngẫu, lối phát triển logic rõ ràng, hay tính chất thẳng thừng. Khi ông Hồ chọn cách tăng chất hùng biện bằng cách dành ra một phần tư toàn bộ bản tuyên ngôn để công kích những đặc điểm cụ thể của chế độ thực dân Pháp, từ “chúng” mang tính miệt thị được sử dụng 14 lần liên tục để gọi những kẻ thực dân. Ở đây, ông rõ ràng lấy cảm hứng từ các bản cáo trạng tư pháp kiểu Tây phương hoặc cụ thể hơn là từ những lời cáo buộc chống lại Vua George III trong bản Tuyên ngôn Mỹ, chứ không phải lối công kích kẻ thù của các vị vua nước Việt, lối tranh cãi giữa các già làng, hay lối cãi nhau giữa chợ.
Cách tiếp cận Tây phương này ít khả năng sẽ làm khó chịu người nghe ở buổi mít-tinh ngày 2 tháng Chín hay những người đọc sau đó, bởi hai lẽ. Thứ nhất, tiếng Việt đã trải qua những thay đổi quan trọng hồi thập niên 1920 và 1930, trong lúc Hồ Chí Minh đang ở hải ngoại. Đã có sự giảm dần những lối nói hoa mỹ, văn vẻ, ít chú tâm hơn đến những nhịp điệu và lối hoà âm, hiệp vận. Ở chừng mực nào đó những thuộc tính truyền thống này đã nhường lối cho tính chuẩn xác trong cách biểu đạt và cú pháp logic. Chúng ta không biết ông Hồ có dịp đọc nhiều văn liệu tiếng Việt thời đó trong lúc sống ở Liên Xô và Trung Quốc hay không, nhưng ông quả có tương tác với những thanh niên lưu vong người Việt, và ông luôn nhanh nhạy khi lưu ý những sắc thái trong ngôn ngữ. Ngoài việc đó ra thì có lẽ tất cả chỉ là sự tình cờ khi có sự hội tụ giữa những trải nghiệm ngôn ngữ của ông Hồ ở hải ngoại với những đổi thay bên trong đất nước.
Thứ nhì, Hồ Chí Minh có sự lựa chọn thẳng thắn về từ ngữ, không cố gắng giới thiệu thuật ngữ lạ cũng như không có dấu hiệu gì cho thấy lên giọng kẻ cả với người nghe. Phải thừa nhận là những từ như bình đẳng và lâm thời, hay ngay cả từ độc lập và tự do, tất cả đều không phải cách diễn đạt truyền thống của người Việt, nhưng chúng đã bắt đầu được giới trí thức sử dụng lác đác từ hồi thập niên đầu tiên của thế kỉ 20, và cho đến thập niên 1940 thì đạt được mức thịnh hành.
Khi quyết định mở đầu bản Tuyên ngôn bằng những trích dẫn từ các bản văn 1776 và 1789, Hồ Chí Minh không chỉ thể hiện sự tôn trọng Washington và Paris, mà quan trọng hơn là đặt Việt Nam ngang hàng trong dòng cách mạng thế giới nối tiếp nhau. Mặc dù nếu đề cập đến cách mạng Bolshevik 1917 sẽ không thuận lợi về mặt chính trị, nhưng các thính giả có học có thể tự mình rút ra kết luận.
Những đoạn dẫn từ văn bản 1776 và 1789 cho phép ông Hồ có được cơ sở triết học và tư cách luân lí về “các quyền tự nhiên” (của con người), hoàn toàn tương phản với tính dã man và chế độ nô lệ của thực dân Pháp. “Quyền tự nhiên” chỉ được tranh luận công khai giữa những trí thức Việt từ cuối thập niên 1920, và ý tưởng này chưa bén rễ sâu. Chính ông Hồ cũng không theo đuổi chủ đề quyền tự do cá nhân bên ngoài những trích dẫn này, thay vào đó lại chuyển tức thì sang quyền tự nhiên dành cho các dân tộc. Tồn tại giả định mặc nhiên rằng những quyền tự do cá nhân cần được trì hoãn lại cho đến khi đất nước Việt Nam lớn mạnh và an toàn trước những mối đe doạ của nước ngoài. Trong lúc đó, mặc dù ông Hồ không nói ra điều này, nhưng toàn thể người Việt đều rơi vào một trong hai loại: yêu nước hoặc phản bội. Từ khoảng năm 1951, người dân càng lúc càng bị phân chia theo nguồn gốc giai cấp cũng như theo mối quan hệ. Với tư cách một người hết lòng theo Lenin, Hồ Chí Minh ủng hộ những phân loại giai cấp như thế, mâu thuẫn trực tiếp với những khẳng định hồi năm 1945 của ông.
Những người đọc cẩn trọng của bản Tuyên ngôn độc lập hẳn chú ý đến khác biệt tinh tế giữa những điều Hồ Chí Minh nói dành cho người trong nước so với những điều dành cho người ngoại quốc. Với người Việt, nền độc lập là một sự kiện đã xong xuôi, phải được bảo vệ hoàn toàn, không thoả hiệp. Đối với quân Đồng minh, bởi vì nền độc lập của Việt Nam tương ứng với những gì các lãnh đạo Đồng minh đã cam kết tại các hội nghị quốc tế, nên nó phải được công nhận. Nhấn mạnh của ông Hồ về tính chất lâm thời của chính quyền của ông do vậy không chỉ liên quan tới nhu cầu cần tổ chức bầu cử quốc gia và soạn thảo hiến pháp, mà nó còn ra hiệu cho các chính quyền ngoại quốc biết rằng ông sẵn sang thương thảo những thoả thuận dài hạn.
Hồ Chí Minh đã mời thiếu tá Patti xuất hiện trên khán đài ở buổi lễ Độc lập chính thức, nhưng Patti quyết định chọn cách tới cùng ba đồng đội OSS khác với tư cách người quan sát, họ tự chọn chỗ đứng giữa những chức sắc địa phương ở trước khán đài. Trong khi lắng nghe người thông ngôn liên lạc của Việt Minh cung cấp phần dịch tại chỗ về diễn văn của ông Hồ, Patti quan sát phản ứng của đám đông, nhanh chóng kết luận rằng ông Hồ “đã chạm được tới họ”. Khi được cung cấp bản Tuyên ngôn tiếng Việt sau đó vào buổi chiều, Patti đảm bảo rằng nó sẽ được dịch và truyền đi theo sóng radio tới Côn Minh. Qua sóng radio, Patti bổ sung vào những lí giải sống động của chính mình, ví dụ như mô tả bề ngoài ông Hồ là “trán cao, mớ râu tóc bị cơn gió nhẹ thổi phất phơ, và ông ấy dùng lối truyền tải mạnh mẽ đầy cảm xúc…”. Dù tới thời điểm đó một số cấp trên hẳn đã nghĩ Patti đã “thành dân bản xứ” rồi, nhưng họ vẫn chuyển lại một cách chính xác những báo cáo của ông về cho giám đốc OSS tại Washington. Giám đốc OSS đã tóm lược lại chúng thành những bản báo cáo nội bộ ngắn để trình lên Ngoại trưởng, người vì có quá nhiều thứ để đọc nên có thể đã hoàn toàn không hề để ý tới chúng.
Khi Jean Sainteny có được những báo cáo chi tiết về những phát biểu tại buổi mít-tinh, ông đã chú ý tới cách Hồ Chí Minh giữ được đường lối ôn hoà hơn so với những đồng chí của ông. Ngày kế tiếp, một trong những trợ lí của Sainteny bước hùng hổ vào tổng hành dinh của chính quyền lâm thời, nói chuyện với ông Hồ và phụ tá của ông về những vấn đề ngoại giao, và sau đó tỏ ra bị thuyết phục rằng có thể đạt được thương lượng. Sainteny tha thiết mong muốn mở ra những cuộc thương lượng với ông Hồ, nhưng không thể nhận được chỉ dẫn nào từ Paris. Khi các văn bản các bài phát biểu trong ngày lễ Độc lập tới được Paris, thì dường như người ta đã làm ngơ chúng. Vài tháng sau, một phân tích tình báo đã mô tả phần nội dung một cách chế nhạo:
… một sự kết hợp lai tạp giữa chủ nghĩa quốc tế theo sách vở với chủ nghĩa yêu nước kiểu sô-vanh, một sự pha trộn giữa chủ nghĩa Marx trí thức với các nhu cầu xã hội nguyên thuỷ, tương ứng chính xác với những khát vọng của một thành phần dân chúng lạc hậu ở những vùng châu thổ Á châu này.
Thực tế thì Paris rất ít lưu tâm đến các ý tưởng của Hồ Chí Minh hay Võ Nguyên Giáp so với việc lưu tâm đến chuyện một lần nữa giành lấy ưu thế quyền lực ở Đông Dương, sau chuyện đó mới có thể bắt đầu những thương thảo với những thành phần bản địa tự nhận là đại diện cho thứ này hay thứ khác.
Một khi thương lượng bắt đầu giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Pháp thì những bản cáo trạng sống động, đầy cảm xúc của Hồ Chí Minh dành cho chế độ thực dân Pháp, chẳng hạn như bản cáo trạng được trình bày trong Tuyên ngôn Độc lập, đã khiến cho thậm chí những người theo tư tưởng tự do ở Pháp như Sainteny cũng phải nổi giận. Nghiêm trọng hơn, thứ ngôn ngữ cứng rắn như vậy đã hợp pháp hóa thái độ thù địch của quần chúng Việt Nam đối với binh lính và thường dân Pháp, những người quay lại theo những hiệp ước mà ông Hồ là một bên tham gia thoả thuận. Ông Hồ cố gắng giải quyết chuyện này bằng cách phân biệt công khai giữa “những kẻ đế quốc cũ” và những người đại diện cho chính quyền Pháp hiện tại, nhưng những phân biệt này thật khó để duy trì trên thực tế. Tới tháng Mười một năm 1946, cả hai bên đều trở thành tù nhân của những cuộc đấu khẩu hàng ngày và luận điệu của mình. Xung đột toàn diện là điều không tránh khỏi.
Suốt nhiều thập niên kể từ lúc Hồ Chí Minh đứng trên khán đài gỗ tạm tại Hà Nội, bản Tuyên ngôn Độc lập đã trở thành một biểu tượng quốc gia, với việc những em học sinh ghi nhớ những đoạn văn trong đó, các nhà chính trị dùng nó liên tục như một cái neo cung cấp thẩm quyền cho các công bố chính sách của mình, và các sử gia dẫn nó ra như là điểm bản lề giữa chế độ nô lệ thực dân và sự giải phóng thắng lợi. Ngày nay bản Tuyên ngôn có thể là văn bản mang lại tính chính danh quan trọng nhất của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, giúp giải thích tại sao hệ thống chính trị này đến nay vẫn vượt qua được mọi cơn chấn động phát xuất từ Moskva. Dù vậy, rất ít người Việt có thể đọc lại được bản Tuyên ngôn nếu được hỏi tới (không như Truyện Kiều hay những bài thơ có độ dài đáng kể). Nó hiếm khi được xuất bản trọn vẹn, và các viên chức Đảng Cộng sản đã cực kì phóng túng khi biên tập lại hay thậm chí sửa đổi bản văn, đó là chưa kể tới việc diễn giải nó theo cách làm sao phục vụ được cho bản thân nhiều nhất. Cho đến gần đây những điểm nhấn mạnh của bản Tuyên ngôn về quyền được sống, tự do, hạnh phúc, và bình đẳng, cùng với nền độc lập quốc gia, hiếm khi được chú ý một cách chi tiết, ngay cả với những cây bút phi Cộng sản. Tuy nhiên, điều này đang thay đổi khi giới trí thức tìm cách hình thành nên những lí tưởng cho một xã hội mà trong đó chủ nghĩa Marx-Lenin đã chết chỉ còn lại cái tên. Tuy nhiên vẫn còn phải chờ xem thử bản Tuyên ngôn có phai nhạt đi cùng với ý thức hệ thống trị hiện nay hay không, hay vẫn giữ được vị thế trong đài tưởng niệm của chủ nghĩa ái quốc, cùng với những áng văn cổ xưa của Lí Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, và Nguyễn Trãi./.
----------
Bất kỳ một quốc gia văn minh nào trên thế giới thì đội ngũ Giáo sư giảng dạy ở các trường ĐH đều là những bậc được tôn kính nhất trong xã hội. Tầng lớp tinh hoa này sẽ tác động như nguồn sáng cho giới trí thức kế thừa những giá trị văn hóa và tư tưởng của xh.
Không biết việc Việt Nam mãi lẹt đẹt nhược tiểu thì lỗi phần lớn ở tầng lớp elite hay ở tầng lớp bình dân, hay ở một lớp người cơ hội mà ta hay gọi là Việt gian? (AV)
Hai cuộc chiến tranh và bóng đen từ phương Bắc
Ðó là những ngày đẹp nhất trong cuộc đời của những thế hệ cm tiên phong trong cuộc chiến tranh với thực dân Pháp. Nếu lịch sử lại lặp lại những ngày Tháng Tám, chắc chắn họ sẽ lại sống như từng sống một cách oanh liệt: Trước mặt họ là quân xâm lược, sau lưng họ là nền độc lập vừa giành được, là Tổ quốc. Không có sự lựa chọn nào khác.
Chiến tranh, tất nhiên, gắn liền với bom đạn, với hy sinh. Nhưng chúng tôi không sợ. Lớp trẻ chúng tôi đi vào chiến tranh với những khúc quân hành hùng tráng và những bản tình ca lãng mạn. Chúng tôi không sợ hy sinh, chúng tôi không sợ chết. Thế hệ chúng tôi là thế hệ quyết tử quân của cách mạng."*
Nhưng kháng chiến chống Pháp vừa kết thúc thì cuộc cách mạng của chúng tôi bỗng dưng trở thành không phải của chúng tôi nữa.Tôn ti trật tự của xã hội mới được thiết lập ngay từ những ngày đầu hòa bình. Một phép lạ, hoặc một ma thuật, đã xảy ra. Nó vẫn đấy, nhưng không còn là nó. Trước mắt chúng tôi là một cái gì lạ lẫm, hoàn toàn không giống cái mà chúng tôi hình dung khi lên đường chiến đấu. Cái xã hội mới ấy hình thành dần, mỗi ngày một rõ nét. Càng ngày nó càng trở nên xa lạ. Càng ngày nó càng giống cái mà chúng tôi vừa chiến đấu để xóa bỏ. Chỉ có bề ngoài là khác, với ngôn từ khác.
Khó chịu nhất là cái sự phải gò mình vào trong cái gọi là dân chủ tập trung. Không còn ở đâu bóng dáng của sự bình đẳng giữa những người cùng chung một chiến hào. Bất cứ quyết định nào của Trung ương cũng là chân lý, là duy nhất đúng đắn và vô cùng sáng suốt, cấp dưới chỉ có việc học tập cho thông để thực hiện.
Trước hiệp định Geneva, ông Lê Duẩn là người lãnh đạo phong trào cách mạng ở miền Nam. Như nhiều nhà lãnh đạo của Việt Nam khi ấy, ông thực sự tin Trung Quốc là người anh em, đồng chí thực sự của cách mạng Việt Nam.
Năm 1954, Hiệp định Geneva được ký kết đã bẻ ngoặt nhận thức của ông về mối quan hệ với Trung Quốc. Nhà thơ Việt Phương, thư ký của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng kể:
“Khi bàn thảo về Hiệp định Geneva, Bộ Chính trị của ta chỉ đồng ý lấy vĩ tuyến 16 là ranh giới cuối cùng của khu phi quân sự tạm thời giữa hai miền Nam – Bắc trong thời gian chờ tổng tuyển cử. Nhưng Trung Quốc với sự ảnh hưởng của mình, đã khăng khăng ép ta phải đồng ý chọn vĩ tuyến 17. Khi chúng ta bàn bạc vấn đề này với Trung Quốc, họ đã nói: “Chúng tôi là tướng ngoài mặt trận. Các đồng chí hãy để cho chúng tôi tùy cơ ứng biến”. Khi nói như thế, người Trung Quốc đã tự cho mình quyền định đoạt số phận của người Việt Nam”.
Thời điểm đó, ta đã kiểm soát phần lớn vùng Nam bộ, ngoại trừ một vài đô thị nhỏ. Ở miền Bắc, ta chiến thắng vang lừng ở Điện Biên. Nhưng Trung Quốc đã bắt ta phải ký một hiệp định chia cắt đất nước - một hành động mà sau này như nhiều người nói: “người anh lớn” đã phản bội lại “người em” của mình.
Sau khi hiệp định được ký, trên đường từ Bắc vào Nam, nhìn những quân dân miền Nam giơ 2 ngón tay chào nhau, vừa là biểu tượng victory - chiến thắng, vừa là lời hẹn 2 năm sau sẽ đoàn tụ, ông Lê Duẩn đã khóc. Ông hiểu, sẽ không bao giờ có tổng tuyển cử, sẽ không bao giờ chỉ là 2 năm…Rồi đây đất nước sẽ còn bị chia cắt rất lâu vì Hiệp định Geneva năm đó.
Sau đó, khi chia tay Lê Đức Thọ ra Bắc tập kết, ông Lê Duẩn đã nói với người đồng chí của mình một câu rất nổi tiếng: “Anh ra nói với Bác, 20 năm nữa tôi mới được gặp Bác”.
Rất trùng hợp, 20 năm sau, đất nước thống nhất. Nhưng quan trọng hơn, đó là lần ông Lê Duẩn thực sự thấy thấm thía nhất về nỗi đau chứng kiến đất nước ông đã bị người anh em Trung Quốc phản bội. Năm 1972, trong một cuộc trò chuyện với Chu Ân Lai, nhắc lại về Hiệp định Geneva, ông Lê Duẩn đã không ngần ngại lên án: “Năm đó, người Trung Quốc các anh đã bán đứng chúng tôi trên bàn đàm phán”.
Dù là năm 1954 hay năm 1972 hay sau này, dù là lúc đang lãnh đạo cách mạng miền Nam hay khi đã ra Bắc lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, kể cả khi đất nước đã thống nhất, chưa một phút giây nào, TBT Lê Duẩn quên bài học đó.
“Chúng ta không được phép sợ Trung Quốc”
Người Mỹ nhảy vào, biến nó thành chiến tranh Việt-Mỹ, thành cuộc đối đầu giữa hai phe cộng sản và tư bản thế giới. Trong bối cảnh cuộc chiến tranh lạnh toàn cầu đã kéo dài nhiều năm, cuộc chiến tranh nóng ở Việt Nam còn kéo thêm một số quốc gia vào lò lửa của nó, hứa hẹn một sự dai dẳng không biết khi nào mới kết thúc. Trên lãnh thổ Bắc Việt Nam cuộc giao tranh chống lại chiến tranh phá hoại của Mỹ là một cuộc chiến dữ dội chưa từng có giữa bầu trời và mặt đất, bắt đầu từ năm 1965, là sự phát triển tất yếu của cuộc chiến tranh cục bộ nọ. Bằng những trận không tập ồ ạt, rất ác liệt, không ngưng nghỉ, tổng thống thứ 36 của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ quyết tâm bắt miền Bắc Việt Nam phải quỳ gối trước sức mạnh của vũ khí, đưa miền Bắc VN trở về thời kỳ đồ đá...
Song chẳng bao lâu sau, vào cuối những năm 60, đầu những năm 70, quan điểm và đường lối đại chiến lược của Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu rời xa nhau. Bất đồng sâu sắc với Liên Xô mà không lôi kéo được phe xã hội chủ nghĩa theo mình, Trung Quốc quay ra giương cao ngọn cờ lãnh đạo các nước đang phát triển. Cuối những năm 60, Trung Quốc đưa ra viễn tượng “nông thôn thế giới bao vây thành thị thế giới”, trong đó “nông thôn thế giới” do Trung Quốc lãnh đạo, còn “thành thị thế giới” bao gồm cả Mỹ lẫn Liên Xô. Cũng trong khoảng thời gian này, Liên Xô đưa ra mô hình “ba dòng thác cách mạng thế giới”. Ba dòng thác ấy bao gồm chủ nghĩa xã hội ở các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa, và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước đang phát triển. Theo thuyết của Liên Xô, nước này lãnh đạo phe xã hội chủ nghĩa và lực lượng xã hội chủ nghĩa là chủ lưu của ba dòng thác cách mạng. Như vậy, Liên Xô là lãnh đạo của lãnh đạo. Việt Nam không nhận được vai trò gì quan trọng trong viễn tượng thế giới của Trung Quốc, nhưng vẫn có thể có chỗ đứng danh giá trong mô hình của Liên Xô. Đó là một lý do vì sao Bí thư thứ nhất Lê Duẩn nhanh chóng tiếp thu lý luận “ba dòng thác cách mạng” của Suslov, đồng thời gắn vào đó hình ảnh Việt Nam là “tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa ở Đông Nam Á” và “mũi nhọn của phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới”.
Ngoài ra, cũng trong khoảng thời gian cuối những năm 60, đầu những năm 70, một loạt biến cố quan trọng đã xảy ra trong chính sách và mối quan hệ của các nước lớn liên quan đến Việt Nam. Năm 1966, căng thẳng giữa Trung Quốc và Liên Xô bùng cháy thành xung đột biên giới. Năm 1967, Mỹ tổn thất nặng vì chiến tranh Việt Nam, Tổng thống Johnson không dám ra tranh cử tổng thống. Năm 1968, Nixon trúng cử tổng thống Mỹ, chuyển sang chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh. Cố vấn an ninh quốc gia Kissinger, một giáo sư sử học đặc biệt tâm đắc phương thức “cân bằng quyền lực” (balance of power), phương thức mà theo ông đã giúp châu Âu duy trì hòa bình trong suốt một thế kỷ (từ sau Chiến tranh Napoléon đến trước Thế chiến thứ 1), bí mật sang Trung Quốc thăm dò khả năng dùng nước này làm đối trọng với Liên Xô. Năm 1972, nhân chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Nixon, hai nước ký Tuyên bố chung Thượng Hải, đặt nền móng cho liên minh chiến lược chống lại Liên Xô. Sự bắt tay của Trung Quốc với Mỹ càng làm Việt Nam xích lại gần Liên Xô. Như Eero Palmujoki (1997: 48) nhận xét, việc Hà Nội tiếp thu lý luận “ba dòng thác cách mạng” là để thể hiện chính sách thân Liên Xô, vì quan điểm “ba dòng thác cách mạng” mà Liên Xô đưa ra năm 1969 về cơ bản không khác gì quan điểm “ba lực lượng cách mạng thế giới” mà Hội nghị các đảng cộng sản và công nhân đã thông qua vào năm 1960.
Nguồn sáng trong tôi
Nhớ lại làm suy nghĩ...
Đã 76 năm trôi qua. Từ ngôn ngữ trong văn bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 02 tháng 9 năm 1945, những gì mà nước VNDCCH làm được là thoát khỏi những sự trói buộc và kìm hãm dân tộc, kể từ ngôn ngữ cho đến những vấn đề khác.
Chúng tôi chỉ là lớp người thừa kế những gì tốt đẹp nhất từ nền độc lập của nước VNDCCH mang lại. Tiếng Việt từ sách GK và những thầy cô đáng kính vẫn còn ảnh hưởng từ ánh sáng của nền giáo dục mà nước Pháp để lại là những điều chúng tôi đã hấp thụ được. Và ko thể thiếu những cuốn sách mang lại ánh sáng văn minh từ những dòng chữ được viết (và dịch) bởi những người đầy tài năng và tâm huyết đã mở ra cho chúng tôi 1 thế giới khác, rất đẹp với muôn vàn sắc thái khác nhau...
Hành trang vào đời lúc ấy ko thể nói là phong phú, nếu so với các nền vh khác tự do hơn, phóng khoáng hơn, nhưng ít ra, những gì chúng tôi tiếp thu đủ để nhận thấy những cái chướng tai gai mắt trong thực trạng hiện nay (nghe và thấy hàng ngày).
Cái ánh sáng ít ỏi mà tôi tiếp thu từ bé là nguồn ánh sáng từ châu Âu mà Nhật Bản, Ấn Độ, Singapore... hướng tới, tưởng chừng tàn lụi cùng phong trào NVGP và thay bằng bóng tối từ BK cùng những cố vấn Tàu đỏ kéo sang căn cứ cm ở Việt Bắc..., đã bừng sáng với những ngày sống ở Hungary và vẫn ko thay đổi trong tôi cho đến bây giờ.
Dù ko phải là thành viên đứng trong đội ngũ của đảng nhưng tôi cũng bị nhiễm/ảnh hưởng từ bộ máy tuyên truyền trong hàng chục năm, ngộ nhận vì học nhầm lịch sử.
ReplyDeleteNên tôi chỉ là người biểu hiện thái độ ko ủng hộ/đồng tình với những gì dối trá, sai lầm cho đến nay.
Nếu chọn nhầm đường, là đảng viên chẳng hạn, thì chắc chắn lựa chọn của tôi là ly khai rồi!!!