Hình chụp từ cuốn Ludas Matyi Évkönyve 1975
Tuesday, August 31, 2021
Sunday, August 29, 2021
Thời kỳ quá độ
Con đường đau khổ
Trong những năm 50 và 60, Việt Nam coi Liên Xô và Trung Quốc là hai nước đứng đầu phe xã hội chủ nghĩa, là “anh cả” và “anh hai”. Điều này có vẻ như Việt Nam trùng quan điểm với Trung Quốc (Liên Xô và Trung Quốc là anh cả và anh hai của phe xã hội chủ nghĩa), khác quan điểm với Liên Xô (Liên Xô một mình lãnh đạo phe xã hội chủ nghĩa). Nhưng thực chất có sự khác biệt quan trọng giữa ba quan điểm của ba nước. Trung Quốc vẫn công nhận phe xã hội chủ nghĩa lãnh đạo bởi Liên Xô, nhưng điểm mấu chốt mà Trung Quốc đòi hỏi là họ phải được độc lập, không bị phụ thuộc vào “anh cả”. Vì thế mà Mao muốn Liên Xô chia sẻ kỹ thuật làm bom nguyên tử với Trung Quốc. Nhưng Liên Xô muốn các nước xã hội chủ nghĩa phụ thuộc vào mình nên từ chối cho Trung Quốc công nghệ nguyên tử. Đây là nguyên nhân sâu xa và căn bản của sự “bất hòa” giữa hai nước trong những năm về sau. Về phía Việt Nam, để phục vụ mục tiêu hoàn toàn giải phóng miền Nam, Việt Nam cần cả hai cường quốc xã hội chủ nghĩa, còn chuyện họ có phụ thuộc vào nhau hay không thì không quan trọng.
Tuy nhiên, trong giai đoạn Khrushchev cầm quyền ở Liên Xô, Hà Nội bất đồng với Mátxcơva trên hai điểm căn bản. Thứ nhất là chủ trương chung sống hòa bình giữa hai hệ thống xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Chính sách này làm Hà Nội bất mãn, vì họ không tin Mỹ cũng muốn chung sống hòa bình, bằng chứng của họ là việc Washington ngày càng can thiệp sâu vào miền Nam. Thêm nữa, chủ trương chung sống hòa bình đi ngược lại ý đồ của Hà Nội là quyết tâm giải phóng miền Nam, kể cả bằng vũ lực. Thứ hai là chủ trương xét lại các giáo điều của Lênin và Stalin. Điều này gây hoang mang, xáo trộn tư tưởng trong cán bộ, khi mà Hà Nội lại đang rất cần thống nhất và ổn định tư tưởng để tranh đấu ở miền Nam. Trong lúc đó thì Trung Quốc cũng chủ trương dùng đấu tranh vũ trang để chống Mỹ và giương ngọn cờ chống xét lại để tiếp tục bám giữ các giáo điều. Do đó, tại Hội nghị trung ương 9 khóa 3 Đảng Lao động Việt Nam, tháng 12/1963, cùng với một nghị quyết “giải phóng miền Nam” là một nghị quyết “chống chủ nghĩa xét lại” của Liên Xô như một sự “ngả về” Trung Quốc. Tuy nhiên, như W. R. Smyser (1980: 80) nhận định, vấn đề đối với Hà Nội không phải là theo Trung Quốc hay ngả về Liên Xô hay giữ một vị trí cân bằng giữa hai bên. Chính sách của Hà Nội theo đuổi một mục tiêu không đổi: giành sự kiểm soát hoàn toàn miền Nam. Và Hà Nội sẽ nghiêng về bên nào ủng hộ mục tiêu đó.
Dưới thời quân chủ – nông dân – nho giáo, ở Viễn Đông, có một ước mơ ĐẠI ĐỒNG. “Thế giới ĐẠI ĐỒNG, thiên hạ vi CÔNG”. Ở đầu thập kỷ 20, trong một bài viết, Nguyễn Ái Quốc cho rằng cái chủ nghĩa ĐẠI ĐỒNG của Khổng Nho ấy rất gần với chủ nghĩa Cộng sản. Alexander Woodside nhận xét: Ông Mao phê phán rất dữ dằn Khổng Nho còn ông Hồ rất nhẹ nhàng với Nho Khổng. Xây “đời sống mới” năm 46, ông Hồ nêu khẩu hiệu của Nho Khổng: CẦN KIỆM LIÊM CHÍNH CHÍ CÔNG VÔ TƯ. Dạy đạo đức cho cán bộ, ông Hồ lấy câu Nho Tống: “Tiên ưu hậu lạc”. Về giáo dục xã hội, ông cũng dùng câu có sẵn của Khổng Mạnh, đại loại như “Bất hoạn bần nhi hoạn bất quân…” (Không sợ thiếu chỉ sợ không công bằng…) hay là “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, v.v. và v.v. Đến di chúc, ông cũng đưa vào một câu trích dẫn của Đỗ Phủ đời Đường: “Nhân sinh thất thập cổ lai hy”. Thơ chữ Hán của ông, có nhiều câu, y phỏng theo Đường thi…
Nhưng cái mô hình xã hội chủ nghĩa kiểu Stalin hay kiểu Mao (Stalin Mao hoá) dù đã ít nhiều Hồ hoá, Việt Nam hoá, cũng tỏ ra không thành công trước thực tiễn “bướng bỉnh” của một nước Việt Nam nhỏ bé – tiểu nông.
Người Cộng sản Việt Nam đã lầm khi tưởng rằng dù với cơ cấu kỹ thuật cũ, ít thay đổi, cứ làm đại việc công hữu hoá (quốc hữu hoá, tập thể hoá, hợp tác hoá…) thì vẫn xoá bỏ được áp bức bóc lột, cải tạo xã hội chủ nghĩa thành công. Hoá ra là một công thức đơn giản hơn:
CÔNG HỮU HOÁ + CHUYÊN CHÍNH (VÔ SẢN) = (QUÁ ĐỘ sang) CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Cơn cuồng phong bắt đầu từ Ðại hội XX Ðảng cộng sản LX lớn dần thành cơn bão trong khối các nước XHCN, mà mắt bão ở TQ.
Tại các cơ quan báo chí/truyền thông là những chương trình học tập liên miên. Tài liệu học tập là những bài giảng của TW gửi xuống, của Nhà xuất bản ngoại văn BK do sứ quán TQ phát không. Công việc củng cố lập trường và họp hành/thảo luận chiếm hết thời giờ làm việc. Ðược cái làm báo xhcn không khó. Tờ báo là công cụ giáo dục nhân dân, không cần bán chạy, chỉ cần minh họa các chủ trương của TW sao cho khéo là được. Không ai trách anh nếu anh viết giống bài nào đó đã in rồi trong báo Ðảng. Nhai lại những gì báo Ðảng viết đã không mang tội đạo văn thì chớ, lại còn được khen: ý thức tổ chức cao. Nay có viết giống Ðài phát thanh BK hoặc Nhà xuất bản ngoại văn BK thì cũng được khen không kém: lập trường vững.
Không khí chỉnh huấn tưởng đã vĩnh viễn lùi xa vào quá khứ nay trở lại với sức mạnh gấp đôi.
Thế hệ chúng tôi bất hạnh: chúng tôi ra đời trong thân phận nô lệ, lớn lên trong khói lửa chiến tranh và trưởng thành trong nỗi sợ hãi các đồng chí.
Chưa bao giờ tôi chứng kiến một sự hư hỏng trong tâm hồn người như thế. Người ta bới lông tìm vết trong các đồng chí với nhau, người nọ vu cáo người kia, anh này hại anh khác, đấu đá nhau không thương tiếc. May là số đông vẫn cố giữ đạo đức truyền thống. Họ tham gia cuộc đại đấu đá do Ðảng đề xướng một cách vừa phải, chỉ đủ để trình ra cái lập trường không thể thiếu, để cấp trên khỏi quên họ trong những đợt xét lên lương, xét thăng chức. Mỗi người đều có những đứa con phải nuôi, một ngân sách gia đình eo hẹp, tất cả đều bị viêm màng túi, như chúng tôi thường cay đắng tự nhạo báng. Nỗi sợ hãi bị Ðảng nghi ngờ làm cho người ta phải ra sức chứng minh rằng họ trước sau một lòng một dạ trung thành với Ðảng.
Cái sợ được vun trồng, chăm bón nhiều năm đã cho vụ mùa bội thu.
Sự quản lý cán bộ và dân chúng nói chung bằng lý lịch là đặc điểm chung cho tất cả các nước xã hội chủ nghĩa. ê Việt Nam, trong hai thập niên 50 và 60 nó được đẩy tới mức cao nhất nhờ chủ nghĩa thành phần.
Những chính sách của Ðảng sau khi Lê Duẩn lên ngôi làm cho cha tôi không bằng lòng ngày một nhiều thêm. Mỗi ngày ông xa Ðảng thêm một chút.
Cha tôi không bằng lòng việc đẩy nhân sĩ trí thức ra ngoài bộ máy Nhà nước để thay vào đó những đảng viên bất tài, kém học. Ông cảm thấy ông có lỗi với những người trước kia ông vật nài, lôi kéo họ tham gia chính phủ lâm thời năm 1945-1946, như các ông Nguyễn Văn Tố, Bùi Bằng Ðoàn, Phan Kế Toại, Hoàng Minh Giám, Ðặng Phúc Thông, Nghiêm Xuân Yêm, Nguyễn Văn Huyên, Hồ Ðắc Di, Trần Ðăng Khoa, Vũ Ðình Tụng (18)... Chế độ đảng trị càng vững chắc thì quyền dân chủ của nhân dân càng mỏng manh, càng bị cắt xén.
Xã hội Việt Nam truyền thống cũ có nhiều nét hay, vẻ đẹp nên ở cạnh nước lớn, bị xâm lăng, đô hộ, đè nén hàng ngàn năm vẫn trỗi dậy phục hưng dân tộc, “trở thành chính mình”. Nhưng xã hội quân chủ – nông dân – nho giáo từ sau thế kỷ XV có nhiều “khuyết tật trong cấu trúc” – nói theo các nhà khoa học hôm nay:
Ở trong NHÀ thì có thói GIA TRƯỞNG, tuy tâm niệm “con hơn cha là nhà có phúc” mà vẫn không thích “ngựa non háu đá”, “trứng khôn hơn vịt”.
Ở trong LÀNG thì có nạn CƯỜNG HÀO, với tinh thần ngôi thứ, chiếu trên, chiếu dưới, “miếng giữa làng hơn sàng xó bếp”.
Ở trong VÙNG thì có nạn SỨ QUÂN, thủ lĩnh vùng thích “nghênh ngang một cõi”, gặp dịp là sẵn sàng “rạch đôi sơn hà”.
Ở cả NƯỚC thì có nạn QUAN LIÊU, quan tham nhũng, tân quan tân chính sách, luật không bằng lệ, kiện thì cứ kiện nhưng “chờ được vạ má đã sưng”, nên chỉ cứng đầu thì dại, “không ngoan” nhất là “luồn cúi” và trí thức “lớn” thì cũng tự an ủi “gặp thời thế thế thời phải thế”. Vì ngoài thì “bế môn toả cảng”, trong thì “chuyên quyền độc đoán”, cho nên sỉ khí ắt phải bạc nhược.
Thế giới giờ đây thay đổi đã nhiều. Song trong nước mình thì chưa đổi được bao nhiêu. “Nỗi ám ảnh của quá khứ” vẫn còn đè nặng.
Cái mô hình xã hội chủ nghĩa kiểu Stalin hay kiểu Mao (Staline Mao hoá) dù đã ít nhiều Hồ Chí Minh hoá, Việt Nam hoá cũng thất bại trước thực tiễn "cùng đinh" cố hữu, hiểu theo nghĩa nghèo nàn về mọi mặt, của một nước Việt Nam nhỏ bé – tiểu nông.
*: Vũ Thư Hiên
Nguyễn Trãi có câu: Chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân. Đảng chỉ mạnh khi quốc phú binh cường. Đặng Tiểu Bình nói: Dân không giàu, nước không mạnh thì Đảng cũng không thể giữ được vai trò lãnh đạo của mình. Mà muốn dân giàu nước mạnh thì Trung Quốc không thể quay lưng với Mỹ, quay lưng với thế giới.
Trung Quốc to thế mà ông ta còn nói vậy, huống chi là Việt Nam.
Nước Việt Nam ta hiện là một quốc gia kém phát triển về mọi mặt, vừa lạc hậu, vừa lạc điệu với một thế giới nhìn chung đã và đang phát triển rất nhanh, đặc biệt từ nửa sau thế kỷ XX.
Có ĐỘC LẬP rồi chăng, nhưng hoạ LỆ THUỘC vẫn luôn luôn mai phục, cả về mô hình chính trị và sự phát triển kinh tế…
Có THỐNG NHẤT rồi chăng, nhưng mầm CHIA RẼ mọc rễ sâu xa, nào Bắc / Nam, nào Cộng sản / không Cộng sản…
Điều chắc chắn, là NHÂN DÂN chưa có HẠNH PHÚC, TỰ DO thực sự.
Người vượt biên ra đi hàng triệu, bỏ xác ngoài biển khơi hàng ngàn, vạn, biết bao em gái ta, chị ta, cả mẹ ta nữa… bị kẻ hải tặc khốn kiếp dày vò làm nhục! Cho đến gần đây vẫn chưa dứt, kẻ phiêu dạt, trốn lại ở Nhật, ở Hàn Quốc, người ra đi đến tận những nước khác xa hơn, ở châu Âu, châu Mỹ và cả những nơi khác chưa được nói đến...
Và bây giờ là sự ra đi của nhưng người khốn khổ
Wednesday, August 25, 2021
Ngả khác
C H U Y Ệ N N H À 5 - B Á C L A N G T H A N H
Một hôm, tôi ngần ngừ nói với mẹ:
- Mẹ ơi! Cho con hỏi mẹ chuyện này.
Mẹ tôi đang đọc sách.
- Gì, con?
Tôi không biết nên bắt đầu câu hỏi thế nào. Nó sẽ giống sự trách móc:
- Tên con là bố hay mẹ đặt hở mẹ?
Mẹ tôi mở to mắt:
- Sao tự nhiên con lại hỏi thế?
Tôi ngập ngừng:
- Là con hỏi cho biết thôi
- Con không thích nó à?
- Không phải con không thích. Cơ mà nó giống tên con gái, mẹ ạ.
Mẹ tôi bật cười:
- Người ta không hiểu đấy thôi, chứ nó là một cái tên hay, có ý nghĩa lắm đấy.
- Nhưng là mẹ hay bố đặt?
- Không phải mẹ, cũng không phải bố - mẹ tôi thần mặt, không trả lời ngay - Là bác Lang Thanh.
Mẹ tôi thở dài. Bà buồn khi nhắc tới bác Lang Thanh.
Bác mới bị bắt, đang ở trong tù, mẹ nói tôi mới biết.
Bác Lang Thanh không phải khách thường xuyên trong nhà tôi. Ông thoáng đến, thoáng đi, nhưng là người bố mẹ tôi chờ đón.
Người dong dỏng cao, đi cà nhắc, gương mặt dài với đường nét phân minh, nhưng khắc khổ, đôi mắt sáng mà cái nhìn lại hiền.
Trong số bè bạn của cha mẹ tôi, ông là người đặc biệt. Ông là người bạn duy nhất mà cha mẹ tôi xưng “em” . Cha mẹ tôi coi ông như ruột thịt.
Nghe mẹ tôi kể thì bác Lang Thanh bị tù nhiều hơn bất cứ ai trong những nhà cách mạng - trên ba chục năm cả thảy. Chính quyền thuộc địa ngán ông lắm. Có lần ông bị nhọt ở chân, giám thị nhà tù đã nhờ bác sĩ Pháp cắt luôn gân chân ông. Một lần khác, ông đau bụng, bác sĩ cắt béng một khúc ruột dài.
Ra tù trong tình trạng ốm yếu ông nhờ các đồng chí cáng ông đi hoạt động. Cũng như mẹ tôi, những đồng chí của ông là đảng viên Quốc Dân Đảng. Sau, ông vào Đảng Cộng sản, nhưng với các đồng chí Quốc Dân Đảng ông mãi mãi giữ tình bạn chung thuỷ. Vì tình bạn ấy, sau này nhiều người nghĩ ông không phải đảng viên cộng sản, có người còn viết ông thuộc Việt Nam Cách mệnh Đồng minh hội (Việt Cách). Ông cười:
- Thuộc đảng nào không quan trọng, cháu ạ. Quan trọng là mình có phải người cách mạng hay không?
Tôi không ghi về bác Lang Thanh như một người nghiên cứu tiểu sử, cho nên những gì tôi nghe kể chắc chắn không đầy đủ.
Sau Tháng Tám 1945 tôi mới biết tên thật của bác là Đinh Chương Dương.
Chẳng riêng cha mẹ tôi, đến chủ tịch nước Hồ Chí Minh cũng xưng “em” với bác. Tôi có ghi chuyện ấy trong hồi ký Đêm Giữa Ban Ngày: “ Chỉ một lần tôi nghe thấy ông Hồ xưng em với người khác - đó là với nhà cách mạng lão thành Đinh Chương Dương. Trước Bắc bộ phủ là cả một rừng cờ và hoa bên trên biển người xao động, trong tiếng nhạc binh trầm hùng, tiếng hô khẩu hiệu vang trời. Tôi đi cùng bác Đinh. Bác Đinh lúc bấy giờ đã yếu lắm, phải tựa vào vai tôi mà bước.
Vì đến muộn, chúng tôi chật vật mãi mới len được qua đám đông để vào Bắc bộ phủ. Nhìn thấy bác Đinh từ xa, bác Hồ lật đật từ trên thềm cao chạy xuống, đỡ tay ông: "Bác tới thăm em làm chi, khổ quá, bác chưa được khỏe mà". Trả lời câu hỏi thăm của bác Đinh, bác Hồ ưỡn ngực ra, cười lớn tiếng: "Hồi nầy em khá nhiều rồi, bác ạ".
Tính về tuổi tác, về quá trình hoạt động cách mạng, bác Hồ có coi bác Đinh Chương Dương như đàn anh cũng là phải phép.
Điều làm tôi hết sức ngạc nhiên là nhà nước cho bác Đinh hưởng một khoản phụ cấp hằng tháng vừa bằng lương tôi, cán sự 3, một nhà báo quèn.
Nghe cha tôi kể thì chính bác Lang Thanh đã đưa cha tôi vào đường cách mạng, khi ông còn là học sinh được ông anh cả là bác Phán Linh làm việc ở toà sứ Tuyên Quang mang theo. Cái tỉnh lỵ nọ chẳng có gì lôi cuốn cậu học trò ra đi từ cái làng quê bùn lầy nước đọng. Cậu buồn, cậu nhớ nhà, vì thế cứ tan học là cậu lang thang khắp chốn trong mấy phố xá đìu hiu.
Gần toà sứ có một ngọn đồi thấp không hiểu sao lại được gọi là núi - Núi Cố. Những người tù khổ sai thường được giải ra khỏi trại giam ra đấy làm “cỏ vê”. Tù là loại người đặc biệt, bao giờ cũng gợi tò mò ở những người sống ngoài nhà tù. Họ trước kia có thể là những kẻ giết người máu lạnh, những tên cướp hung hãn, và thứ người gì nữa không biết, nhưng nay họ đều giống nhau ở gương mặt lầm lì. Họ lẳng lặng làm công việc mà những người lính khố đỏ áp giải bắt họ làm.
Cậu học sinh lân la đến với những người tù khổ sai. Ở Núi Cố cậu đã gặp người thay đổi cuộc đời cậu.
Người tù cách mạng với những câu chuyện tâm tình về lịch sử đất nước, về thân phận nô lệ của nhân dân và cuộc đấu tranh giành độc lập cuốn hút cậu học sinh.
Cậu bừng tỉnh. Khi ấy cậu chẳng biết làm gì hơn là nhịn tiền quà sáng chị dâu cho để mua báo cho những người tù đọc, mua cho họ các thứ cần thiết chuẩn bị cho một cuộc vượt ngục .
Năm 1997, ở Paris, tôi tìm được một người bạn thân của cha tôi từ những năm xa xưa là ông Ngô Thế Tân. Ông cũng là người giúp đỡ nhiều cho hoạt động cách mạng của cha tôi, mẹ tôi kể. Vợ ông, bà Lê Thị Lựu là bạn học của mẹ tôi.
Cha tôi không bao giờ kể cho tôi nghe chuyện đời mình. Những gì tôi biết là qua lời kể của mẹ tôi và bạn bè ông bà.
Ông Ngô Thế Tân là người có thể cho tôi biết thêm về cha tôi thuở thiếu thời. Nhưng thật tiếc, tôi không gặp được ông. Khi ấy ông Tân ở Nice, một tỉnh miền Nam nước Pháp, còn tôi thì vừa chân ướt chân ráo đến Paris, cuộc sống chưa ổn định, tôi rất muốn gặp mà không đi được vì không có tiền để mua vé tàu. Đến lúc có thể đi gặp ông thì ông không còn nữa.
Trên điện thoại, ông Tân ôn lại kỷ niệm với cha tôi thời hai người ở Tuyên Quang:
- Chẳng hiểu bằng cách nào mà bố cháu dám một mình tổ chức một cuộc gặp mặt ban đêm với những người có cảm tình với cách mạng ở khu rừng bên kia bến đò Ghềnh Quýt.. Bác có mặt, không phải do bố cháu rủ mà do một bạn khác. Hồi ấy hai đứa có quen nhau, nhưng chưa thân. Nghe giọng, bác nhận ra là bố cháu. Giọng Nam Định của bố cháu không lẫn vào đâu được.
Cái cách hoạt động cách mạng như thế thật ngây thơ. Nhưng nó là sự sôi nổi chân thành của một thiếu niên khi bước vào đường cách mạng.
Nhiều năm trước, một lần tôi tình cờ đọc được bức thư cha tôi viết dở cho ông Tân. Trong thư có đoạn viết:
- Mình hiểu cậu muốn về giúp nước. Đã sống ổn định ở bên ấy rồi, cậu cứ ở yên đấy, về bây giờ chẳng ích lợi cho ai. Cái lý tưởng trước kia của chúng ta không giống những gì đang diễn ra trong thực tế. Chưa biết rồi ra sẽ thế nào…
Bức thư không gửi bằng đường bưu điện mà nhờ người ở Pháp về thăm nhà chuyển tận tay. Trong một xã hội mà mọi mối quan hệ với người ở ngoài nước ngày ấy đều bị bí mật giám sát, cha tôi phải thận trọng. Cách mạng không đồng nghĩa với tự do. Cha tôi đã nhìn thấy mặt trái của nó.
Ông Tân nghe cha tôi, không về.
Ông gửi cho người bạn cách mạng năm xưa một chiếc Mobilette màu xanh lam. Không hiểu vì lẽ gì người Hà Nội gọi loại xe gắn máy hai thì này là “cá xanh”. Cha tôi rất quý con “cá xanh” bạn cho. Có nó, ông có phương tiện đi lại, mà không phải nhận ô tô theo tiêu chuẩn vụ trưởng Vụ Lễ tân thường phải tiếp khách nước ngoài.
Ông bảo:
- Nước ta nghèo, dân ốm nặng còn không có xe tải thương. Có mấy phố Hà Nội đi xe đạp cũng được, hà tất phải ô tô.
Nhưng không dùng ô tô cũng có cái bất tiện. Một lần ông cưỡi “cá xanh” tới dự chiêu đãi nhân dịp kỷ niệm quốc khánh Liên Xô, lính gác ở cửa sứ quán đã không cho ông vào, vì các quan chức được mời dự đều đi ô tô, không ai đi xe đạp hoặc xe máy.
Sau khi mất liên lạc với ông Đinh Chương Dương và những người tù chính trị bất ngờ bị chuyển đi, cha tôi nghĩ chỉ có thể bắt liên lạc được với những người cách mạng bằng cách chính mình phải vào tù, ở đó thể nào ông cũng gặp được họ.
Trở về quê, ông sang tỉnh lỵ Thái Bình, tự mình viết truyền đơn hô hào đánh Pháp giành độc lập. Chẳng cần tài giỏi gì mật thám cũng tìm ngay ra thủ phạm. Cha tôi bị tống giam.
Báo hại mấy bà chị thương em phải đội thức ăn đánh đường sang Thái Bình nuôi em. Ông anh cả làm thông phán Toà Sứ ở Hà Nội phải chạy vạy, gõ mọi cửa có thể gõ, để xin cho ông em vị thành niên thoát án tù hoặc nhà trừng giới.
Nhưng kế sách ngớ ngẩn của cha tôi thế mà thành. Trong trại giam Thái Bình ông đã gặp những người ông mong gặp.
Ông bước hẳn vào đường cách mạng từ đó.
Bác Lang Thanh còn có vị trí đặc biệt đối với cha mẹ tôi còn ở chỗ ông là người tác thành cho cuộc hôn nhân nhiều trở ngại của hai người.
Vào khoảng đầu những năm 20 thế kỷ trước, tinh thần đấu tranh chống Pháp dâng cao trong mọi tầng lớp dân chúng. Đó là thời kỳ mà sau này được ghi vào sử sách là “những tổ chức cách mạng mọc lên như nấm”. Những người cách mạng Việt Nam khi ấy rất quan tâm tới việc sáp nhập các tổ chức manh mún tự mọc lên thành một lực lượng nếu chưa thể thống nhất thì cũng thành một tổ chức lớn.
Cha tôi bắt đầu hoạt động cách mạng theo chân bác Đinh Chương Dương từ năm 1923, gia nhập tổ chức Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội năm 1925. Từ đấy ông trở thành người cộng sản.
Mẹ tôi và các bạn học sinh trong trường nữ học Brieux, đặc biệt là với bà Trịnh Thị Điền cũng thành lập tổ chức yêu nước của mình. Bà là vợ ông Đỗ Đình Thiện, một nhà cách mạng, mà người ta thường gọi là nhà tư sản dân tộc nổi tiếng trong Tuần lễ Vàng những năm 1945-1946. .
Theo sự chỉ đạo của ông Đinh Chương Dương, cha tôi thay mặt Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội tìm gặp tổ chức nữ học sinh do mẹ tôi làm đại diện. Mối tình giữa hai người yêu nước nảy nở từ đấy.
Bà ngoại tôi không ưng mối tình ấy. Cho dù là con của người tham gia phong trào chống Pháp, bà ngoại tôi không muốn con gái mình lấy một chàng trai nghề nghiệp bấp bênh, nay việc này mai việc khác, trong khi mẹ tôi được nhiều ông thông ông phán ngấp nghé.
Đùng một cái, mẹ tôi ngã bệnh thương hàn. Bệnh trở nặng, hết ông lang này đến ông lang kia bó tay. Trong khi đó thì bà ngày một lả dần. Cha tôi đánh bạo đến xin bà ngoại tôi để cho ông lang là bạn mình chữa. Trong tình thế ngặt nghèo bà ngoại tôi đành ưng thuận.
- Mẹ các cháu lúc ấy đã bắt chuồn chuồn rồi – bà ngoại tôi kể - Không thì bà đã đuổi bố các cháu ra khỏi nhà. Biết bà không bằng lòng mà vẫn lăn xả vào van xin, liều thế đấy. Âu cũng là cái duyên cái số, bà mới có lũ chúng mày.
Ông lang đến bắt mạch, bốc thuốc, túc trực ngày đêm bên giường bênh. Mẹ tôi hồi tỉnh dần. Rồi khỏi. Ông lang không lấy tiền công, tiền thuốc, chỉ vật nài xin bà ngoại tôi rủ lòng thương cho cha tôi được làm rể. Mang ơn cứu tử, bà ngoại tôi đành thuận.
- Ông ấy tốt lắm, người nhà trời đấy, các cháu ạ.
Nói về bác Đinh Chương Dương, bà ngoại tôi kết luận.
Cuộc gặp gỡ của chúng tôi với bác Lang Thanh lần chót rất buồn.
Sau khi bố tôi bị đảng của ông bắt giam vì tội "xét lại chống đảng", tháng 10 năm 1967, mẹ tôi đưa các con vào HàĐông thăm bác.
Bác Đinh khi ấy nằm liệt trên giường, ra hiệu cho chúng tôi lại gần, gắng lết tới thành giường để ôm lấy từng đứa, áp vào má mình.
Tôi có ghi lại vắn tắt cuộc gặp mặt lần ấy như sau:
“Huỳnh ơi! Huỳnh ơi! Huỳnh ơi!” Nghe tin dữ, bác Đinh đang nằm liệt đập tay xuống giường kêu lên ba lần, khóc nức nở.
Nhìn người già lăn lộn khóc lóc, lòng tôi đau quặn.
Mẹ tôi nói với bác Đinh:
- Em cũng có thể bị chúng nó bắt, bởi vì em cũng biết nhiều điều bí mật chồng em biết. Nếu em bị bắt thì cháu Hiên sẽ thay mặt vợ chồng em vào thăm bác, cháu Hiên bị bắt thì còn cháu Phương, còn lại đứa nào trong mười đứa con em thì sẽ còn có đứa vào đây thăm bác”.
Rồi mẹ tôi nghẹn ngào, nụ cười méo xệch:
- Đẻ nhiều đâm ra những lúc như thế này lại có lợi, bác ạ!.
Bác Đinh hỏi tôi:
- Cháu có nhớ chuyện “giật giải mũ” không?
Tôi thưa có. Bác nói:
- Người xưa còn thế được, người nay mà thế a?!”
Nhắc chuyện giật giải mũ, bác Đinh có ý trách ông Hồ Chí Minh. Không bước ra khỏi giường bệnh, ông đâu có biết lúc ấy ông Hồ chẳng còn bao nhiêu quyền lự, ông không phải là thủ phạm chính của vụ bắt bớ bất nhân. Ông im lặng vì ông không thể can thiệp, hoặc ông không dám can thiệp. Sự im lặng đặt ông vào vị trí đồng phạm.
Hôm ấy mẹ tôi và chúng tôi ở lại với bác Đinh cả buổi chiều. Tôi kể cho bác nghe về những người bạn cách mạng, đúng hơn là những đàn em của bác, bị bắt trong đợt trấn áp vừa xảy ra. Bác nhớ hết, không quên một ai. Nói đến ai bác lại đập tay xuống giường, lại nấc lên, nước mắt ròng ròng.
Khi tôi nhắc tới Kỳ Vân thì bác Đinh ngắt lời:
- Là Phạm Kỳ Vân chứ. Chính bác gửi anh này sang Trung Quốc dự lớp huấn luyện của Hội Thanh Niên mà. Người trẻ mà tinh thần yêu nước thật lớn. Người cách mạng như Phạm Kỳ Vân mà còn bắt bỏ tù thì khốn nạn quá”.
Nhà cách mạng Đinh Chương Dương là người như thế.
Nhưng ông hoàn toàn vắng bóng trong sử ký cách mạng.
Người ta đã quên ông.
Người ta cố tình quên ông.
Cuộc cách mạng mà vì nó ông hiến dâng cả đời mình đã rẽ sang ngả khác mất rồi.
Tuesday, August 24, 2021
Chuyện ở 1 góc đường tp
TRƯỚC HẾT PHẢI LÀ NGƯỜI TỬ TẾ
Chiều đi làm về quá đói bụng hắn ghé tiệm xôi ở Nguyễn Văn Đậu. Đợi mua xôi, lấy điện thoại gọi cho đứa bạn, tự nhiên có thằng nhỏ đâu nhảy ra, làm hắn giật cả mình:
- Chú ơi, đừng xài điện thoại ở đây, dễ bị giật lắm.
Hắn gật gù, ờ ờ...
- Con biết chú không mua vé số đâu, nhưng nếu được, chú ủng hộ con 1 tờ thôi?
- Sao biết chú không mua? Cho 1 tờ đi - hắn bảo.
- Dạ, con cảm ơn chú.
- Con ăn gì chưa, chú bao con hộp xôi nha.
Thằng nhỏ gật đầu, lí nhí cảm ơn.
- Cô ơi, phần xôi của con cô tách làm đôi để trong bịch ni-lông giúp. Thằng nhỏ dặn chị bán xôi.
- Ăn bịch ni-lông độc lắm - hắn bảo.
- Tại nếu con xin thêm cái hộp thì tội cô bán xôi. Con để dành cho nhỏ em cũng đang bán vé số chắc chưa ăn gì.
- Chị, vậy cho thằng nhỏ thêm 1 hộp nữa nha, rồi tính cho em luôn.
Thằng nhỏ cầm 2 hộp xôi, rối rít cảm ơn rồi chạy vụt đi. Chị bán xôi góp chuyện:
- Nhìn vậy chớ có lòng lắm. Hôm rồi trời mưa to, thấy người ta bị tắt máy xe, nó lao ra phụ đẩy, cái rồi bị rớt xấp vé số xuống nước, thương gì đâu. Mười ngàn, em.
- Ủa, 3 hộp sao có 10 ngàn?
- Hổng có em tui cũng cho nó mà. Tính hộp của em thôi.
Tự nhiên nghe mắt cay cay... Cổ họng hắn như nghẹn lại...
Ôi, quê hương... Lòng tin nhiều khi đặt có thể sai, có thể đúng, có thể bị phản bội... nhưng ở nơi này, muốn mất lòng tin cũng đâu có dễ!
Vui quá, hắn chợt hát nghêu ngao một mình: “Phố thị đông, người đông đông/ Tôi như đứa nhóc lông bông, chơi xa mà không về nhà...”
Đừng trách con người, nên chăng trách những này nọ làm họ quay lưng lại với nhau.
...
Đâu cần làm ông nọ bà kia, đâu cần phải vinh hoa, phú quý. Một người thày của tôi từng nói: "... trước hết phải là người tử tế".
Theo fb: Đăng Quang long
Monday, August 23, 2021
Nước Đức: Đông và Tây (3)
Bức tường Berlin (3) – Ngày 13.08.1961
(Tiếp theo)
Tại sao một nhà nước cảnh sát hùng mạnh như CHDC Đức, thừa sức xây 1400 km biên giới bất khả xâm nhập từ 1949 mà không khóa nổi mấy chục cây số đường biên Đông-Tây-Berlin suốt bao nhiêu năm, khiến 3 triệu người di tản qua đó?
Vấn đề nằm ở quy chế đặc biệt của thành phố Berlin trong các thỏa thuận ở Yalta và Potsdam. Ở đó việc chia tư nước Đức và thành phố Berlin là những điều khoản khác nhau, khiến Berlin trở thành một lãnh thổ đặc biệt.
Chỉ riêng việc Liên Xô huy động 2 triệu rưởi quân, 7500 máy bay và 6000 xe tăng, tổn thất 80.000 người để chiếm trọn Berlin rồi sau đó nhường 3/4 thành phố cho Mỹ, Anh, Pháp đã nói lên tầm quan trọng của Berlin trong cục diện chính trị lúc đó.
Khác với nước Đức, Berlin được coi là „Thành phố tự do“, cai quản bởi „Ban quân quản đồng minh“. Ban này do tư lệnh quân đồn trú Mỹ, Anh, Pháp, Liên Xô thay nhau điều khiển. Sau 1948, Liên Xô đơn phương rút ra khỏi cơ quan này thì ba ông kia họp vẫn phải để cái ghế trống có cờ búa liềm bên cạnh.[1] Ngoài ra còn có Ủy ban quốc tế giám sát bao gồm 16 nước đồng minh (Military missions MM). Do đó mọi quyết định đơn phương của từng bên về Berlin luôn gặp rắc rối.
Mặc dù Đạo luật cơ bản 1949 của CHLB Đức coi Tây Berlin là một bang của mình, nhưng Liên Xô, CHDC Đức cùng hai thành viên của MM là Ba-Lan và Tiệp Khắc cực lực phản đối. Vì vậy nhiều đạo luật của CHLB Đức không có giá trị ở Tây Berlin, ví dụ như nghĩa vụ quân sự. Thanh niên Tây Đức trốn lính hay sang Tây Berlin sống. Máy bay dân sự của Tây Đức không được bay qua lãnh thổ Đông Đức để sang Tây Berlin, mọi đường bay Tây Đức-Tây Berlin đều do đồng minh đảm nhiệm.
Chính quyền Đông Đức một mặt coi Đông-Berlin là thủ đô của mình, mặt khác không chấp nhận Tây Berlin như một bang của CHLB Đức, mà chỉ là „Thành phố tự do“. Thái độ mâu thuẫn này gây khó khăn cho chính họ: Không có lý gì để xây biên giới với một thành phố tự do. Chủ tịch CHDC Đức Walter Ulbricht vì vậy mà phải tuyên bố: Không ai có ý định xây tường!
Nhưng trở ngại chính của việc xây tường đến từ lãnh tụ Liên Xô Nikita Kruschev. Ông chủ trương xây dựng một CNXH nhân đạo và phồn vinh, chủ trương giải quyết câu hỏi „Ai Thắng Ai“ bằng tính ưu việt của CNXH. Dưới thời ông, Liên Xô đã có những thắng lợi quan trọng trong chạy đua vũ trang và vũ trụ với Mỹ, văn học, nghệ thuật được cởi trói, đời sống nhân dân nâng cao [2]. Vì vậy Krushev không cho phép Ulbricht xây tường Berlin mà đòi hỏi thành công trong kinh tế để chặn dòng người ra đi. Đối với Krutshev, bức tường sẽ phá tan giấc mơ XHCN tươi đẹp.
Krushev có chính sách riêng cho Berlin. Tuy mềm mỏng hơn người tiền nhiệm, nhưng ông cũng sử dụng lý lẽ cứng của Stalin ngày trước “Tớ đã tốn nhiều máu để giải phóng Berlin, sau cho các cậu „mượn“ quyền quân quản 3 vùng để giữ hòa hiếu. Nay chế độ quân quản đã hết (từ 1948), tớ muốn bàn lại“.
Một mặt, ông dùng vũ lực đe dọa phương Tây, mặt khác đưa ra sáng kiến „Hiệp định hòa bình“ mà bốn nước thắng trận sẽ ký với hai nước Đức, công nhận chủ quyền lãnh thổ của hai nước này. Khi đó quyền kiểm soát các ngõ ra vào „Thành phố tự do Berlin“ hoàn toàn nằm trong tay CHDC Đức. Ông hy vọng, mặc dù Đông-Tây Berlin vẫn đi lại tự do, nhưng chính sách bao vây xung quanh sẽ khiến cái ao tư bản khô cạn và phương tây sẽ chán nản từ bỏ dần Tây Berlin.[3]
Đầu năm 1961 Kennedy lên cầm quyền, khẳng định ý đồ giữ Berlin bằng mọi giá. Chính sách đó phá sản.
Trong khi đó sự tụt hậu của miền Đông so với miền Tây ngày càng nặng. Người Đông Đức ồ ạt kéo về Đông Berlin rồi tìm cách sang Tây Berlin xin tỵ nạn. Mặc dù không được Liên Xô đồng ý, nhưng chính quyền Ulbricht vẫn ngấm ngầm chuẩn bị xây bức tường. Kế hoạch này bí mật đến mức ông Hans Modrow, thủ tướng cộng sản cuối cùng của CHDC Đức, tháng 8.1961 đã là cán bộ đảng cấp quận, cũng không được biết.[4]
Kế hoạch này phải giải quyết hàng loạt bài toán. Nếu như xây 1400km biên giới Đức-Đức là chia cắt một gia đình, thì chia cắt Berlin là cuộc giải phẫu tách hai đứa bé song sinh. Một cuộc giải phẫu không có thuốc mê vì cả hai đứa sẽ cùng giãy dụa, chống lại.
Trẻ song sinh vì các mạch máu kinh tế, xã hội đan xen nhằng nhịt giữa hai bên. Thành phố gần 4 triệu dân này không chỉ sử dụng chung hệ thống cấp điện, cấp nước, thoát nước, một mạng giao thông công cộng, mà từng tế bào kinh tế cũng phụ thuộc vào nhau. Rất nhiều dân Đông ngày sang Tây làm việc, tối về nhà ngủ. Tiền lương DM đổi ra DDR-M (Ostmark) nuôi cả nhà. Rất nhiều cá nhân và hãng Tây mang đồ sang Đông gia công, giá rẻ như bèo. Vải lụa Tây may bởi thợ Đông ra cái váy tuyệt cú mèo. Hàng ngàn nông trại Đông Đức sống nhờ vào cung cấp rau quả cho Tây Berlin. Hai bên cứ dính vào nhau mà sống như vậy.
Các nhà „thiết kế“ bức tường đã tính toán mọi chi tiết liên quan. Từ việc cân phụ tải khi cắt đôi mạng lưới điện, đến việc thay đổi dòng chảy các cống ngầm. Đó là chưa kể đến việc vận chuyển hàng ngàn tấn dây thép, bê tông, vật liệu xây dựng đến gần các đường biên mà không để ai biết.
Ngày 3.6.1961, tại cuộc gặp thượng đỉnh Vienna, Khrushev vẫn tìm cách thuyết phục Kennedy về kế hoạch hóa giải Berlin của ông, nhưng thất bại.
Mãi đến ngày 20.06.1961, Khi N. Schelepin, phụ trách KGB ở Đức báo cáo cho Krushev về sự nguy kịch của Berlin, ông ta mới thay đổi ý kiến. Đây có lẽ là quả đắng lớn nhất mà Krushev phải nuốt. Các đơn vị đồn trú Liên Xô được lệnh giúp đồng minh xây tường. Lẽ ra đây mới là ngày ra đời của bức tường.
Chiến dịch „Hoa Hồng“ (Aktion Rose) lập tức được tư lệnh quân đồn trú Liên Xô cùng các đồng nghiệp Đức soạn thảo. Người Nga ngạc nhiên vì mọi việc đều đã được người Đức chuẩn bị xong hết.
Nửa đêm thứ bảy 12.08 rạng sáng chủ nhật 13.08.1961 Erich Honecker, nhân vật thứ hai của CHDC Đức phát lệnh ra quân. Hàng vạn binh sỹ, dân quân tự vệ được các sư đoàn xe tăng của Hồng quân và Quân đội Nhân dân Quốc gia Đức (NVA) yểm trợ dựng lên các hàng rào bằng dây thép gai và gỗ. Một số nơi được củng cố bằng cột bê tông. Xung quanh các công trường xây dựng này là những đám đông dân chúng hỗn loạn chen lấn để vượt qua tường, người thì muốn về chỗ ở bên này hoặc bên kia, người thì muốn thoát thân, người thì chỉ chạy đi tìm người thân đang còn kẹt ở đâu đó bên kia. Bên phía Đông, môt hàng rào dân quân tự vệ dàn ra để ngăn cản người dân vượt qua những chỗ rào chưa kín. Bên phía Tây, cảnh sát được điều đến hàng rào để cứu giúp những người vượt dây thép gai chạy sang. Cũng có những người đang mải chơi bên Tây, nay sống chết phải về với gia đình ở bên Đông. Người ta xô đẩy giành giật từng người sang phía mình. Những ai đã sang bên kia vạch trắng thì dù nửa mét cũng coi như thoát. Hai bên rất quân tử tây, không ăn gian.
Bộ phịm tài liệu “Một ngày trong tháng 8”[4] do đài truyền hình ZDF mới sản xuất đã ghi lại những câu chuyện thật của nhiều nhân chứng ngày 13.8.1961. Tất cả họ đều bị sốc vì hành động nhanh chóng và lạnh lùng của các lực lượng xây tường. Ai cũng đoán là sẽ có điều gì xảy ra, nhưng với một bức tường thép gai chia cắt mọi tế bào của cuộc sống thì không ai tính tới.
Phương Tây bị bất ngờ hoàn toàn, nhưng không hề có phản ứng xứng đáng. Vài xe tăng Mỹ kéo ra checkpoint Charly đối đầu với tăng Liên Xô. Công binh Đông Đức vẫn cần mẫn kéo dây thép gai ở giữa. Chỉ thể rồi tăng Mỹ lại rút. Không có lệnh gì từ nhà trắng. Báo chí lá cải đổ tội cho ngày chủ nhật.
Kennedy khi được tin thậm chí còn thấy nhẹ nhõm vì vấn đề người tỵ nạn đổ vào Tây Berlin sẽ biến mất, trong khi nguyên tắc “Three essentials” (3 trọng yếu) [5] mà ông đang đấu với Krushev không hề bị phá vỡ.
1- Dân Tây Berlin không bị tấn công,
2- Quân đồn trú Mỹ, Anh, Pháp vẫn ở lại,
3- Các tuyến giao thông transit từ Tây Đức đi Tây Berlin vẫn còn nguyên
Số phận của người dân Đông Berlin không có trong “3” điều này.
Bà Ingrid Taegner, ngày đó là một cô gái Đông Berlin, nhớ lại: Bố tôi hét từ bên kia hàng rào. “Con đừng sợ, người Mỹ sẽ không để trò này kéo dài. Bố sẽ về với con”.
Lâu lâu cô lại thấy ông đến bên kia hàng rào để tìm cô, nhưng cô không dám lộ diện. Ingrid không bao giờ gặp lại bố mẹ nữa, kể cả khi ông bà mất ở Tây Đức.
(Còn tiếp)
Bài trước: https://www.facebook.com/tho.nguyen.9231/posts/6290701660947854
[1] https://en.wikipedia.org/wiki/Allied_Kommandatura
[2] Liên xô phóng tầu Sputnik, đưa chó Laika, đưa ngươi (Gagarin) vào vũ trụ đều trước Mỹ. Mỹ làm ra máy bay U2 bay cao 22km, tưởng LX chịu thua. Nhưng LX dùng tên lửa SAM2 bắn hạ U2 năm 1961…. Thời kỳ này những phim “Đàn sếu bay qua”, hay “Người thứ 41” của LX nói về tình người trong chiến tranh rất hay, nhưng bị cấm chiếu ở VN và TQ.
[3]https://www.bpb.de/.../53708/die-udssr-und-die-mauer...
[4] https://www.zdf.de/.../zdfzeit-ein-tag-im-august...
[5] https://www.grin.com/document/56237
Sunday, August 22, 2021
Một người mẹ
M Ẹ T Ô I - V ÀI N É T C H Â N D U N G
Đã rất nhiều lần, không đếm được là bao nhiêu, tôi đã ngồi thừ trước trang giấy, muốn viết về Mẹ. Thế rồi giấy vẫn trắng, ý vẫn nguyên, điều định viết mãi không thành.
Thôi thì nhân 20 năm ngày giỗ mẹ, tôi ghi lại ở đây vài ấn tượng hằn sâu trong trí nhớ.
1. NỖI ĐAU CỦA MẸ
Mẹ ngồi tựa lưng vào cái tủ sách cao, trước mặt là cuốn tạp chí Illustration mở rộng. Tôi chạy lại, ngạc nhiên thấy mẹ khóc, nước mắt dòng dòng.
- Sao mẹ khóc? – tôi ôm lấy mẹ.
Mẹ không trả lời, chỉ cho tôi nhìn cái hình trong báo. Đó là một dãy đầu người nhem nhuốc lăn lóc trên mặt đất.
- Đây là các bác của con – mẹ nói, còn khóc to hơn.
Tôi còn quá nhỏ để hiểu nỗi đau của mẹ. Tôi chỉ biết lấy bàn tay bé nhỏ lau nước mắt cho mẹ.
Tôi đâu có biết các bác mà một thời mẹ tôi từng gặp, từng yêu mến, từng kính trọng ở Nam Đồng thư xã.
2. THẾ HỆ ÁI QUỐC CUỒNG
Rồi tôi lớn lên, thấy trong nhà mình có nhiều người lớn mà tôi gọi bằng các bác. Họ thoắt đến, thoắt đi trong đêm tối.
Cha tôi sai tôi lấy gạch non vẽ một con cò trên bức tường nhà máy rượu ở đầu phố. Con cò không có mắt. Các bác đến nhà tôi nhất thiết phải đi qua bức vẽ ấy. Nếu nó có mắt, họ phải rẽ sang ngả khác.
Người ở trong nhà tôi, số 65 phố Sergent Larrivet, lâu nhất, nhiều lần nhất, là Bác Cả Hà Đông, tức ông Nguyễn Lương Bằng và Bác Ba Lâm, tức ông Bùi Lâm. Một ông sau này là phó chủ tịch nước, ông kia làm phó chánh án Toà án Nhân dân Tối cao.
Thời ấy, tôi không có chú nào. Mọi người, dù ít tuổi hơn cha mẹ tôi, tôi đều gọi là bác.
Các bác có chung một mục đích: chống Pháp, giành độc lập. Trong lòng họ không có gì khác ngoài tình yêu đất nước và cuộc chiến đấu vì đất nước.
Mẹ tôi nuôi ăn, lo mặc cho các đồng chí đến nhà mình, như lẽ tự nhiên.
Chuyện sau này họ trở thành cái gì là chuyện sau này. Các thế hệ sau vẫn cần ghi nhớ: một thời đã từng có những người yêu nước cuồng nhiệt.
3. ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG
Cuộc duyệt binh đầu tiên khi cách mạng thành công rất hoành tráng, theo cách nói bây giờ.
Chị Tường, người giúp việc trong nhà chúng tôi, người được cha mẹ tôi dạy dỗ để bảo vệ các bạn cách mạng của ông bà, được ông Nguyễn Lương Bằng mời lên lễ đài xem duyệt binh.
Tôi tin ông Nguyễn Lương Bằng hành động đúng với giáo điều cách mạng. Ông quên người tham gia cách mạng, nuôi nấng đồng chí. Ông nhớ người có địa vị thấp kém mà cách mạng phải tâng lên.
Ông không biết mẹ tôi, người nuôi các đồng chí trong đó có ông, thì đứng ở vỉa hè, chiêm ngưỡng đoàn quân đi qua nhà.
4. TÌNH ĐỒNG CHÍ
Cha tôi và tôi bị bỏ tù trong cái gọi là “chống chủ nghĩa xét lại hiện đại”.
Mẹ tôi đến gặp ông Nguyễn Lương Bằng. Ông bảo:
- Tập thể quyết định, tôi làm gì được.”
Có một cái thở dài, chứng tỏ ông thương cha tôi.
Khi cha tôi được thả, nhưng còn bị phát vãng ở Nam Định, ông Nguyễn Lương Bằng có đến thăm, an ủi ông, và biếu một hộp sâm.
Cha tôi bảo ông:
- Anh không làm nên tội. Anh chỉ là công bộc, là tay sai. Tôi giận anh làm gì.
Rồi bảo mẹ tôi:
- Cái hộp này bà xem ai nghèo mà cần đến thì cho họ.
Thời gian ấy ông Nguyễn Lương Bằng lãnh đạo công việc thanh tra, được coi là người cầm thanh kiếm bảo vệ đảng.
5. QUÁN CHÈ CHÉN
Mẹ tôi có một cái thùng bán chè chén và thuốc lá ở trước cửa nhà mình, số 5 Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Khi có ông bạn cũ, nay làm to, đến thăm, biếu cha tôi một bao Ba Số 5, ông bảo các con:
- Mang ra cho mẹ bán.
Người mời một điếu ông cũng không hút, bảo đưa cho bà.
6. CÂY CỘT CÁI CỦA NGÔI NHÀ TRONG BÃO TÁP
Khi cả hai cha con tôi bị bỏ tù, bà vẫn bình thản:
- Chúng ta còn đồng bào, các con ạ. Đồng chí có thể phản bội. Đồng bào thì không bao giờ.
Mẹ tôi luôn đúng trong niềm tin không gì có thể lay chuyển này.
Saturday, August 21, 2021
Lực lượng Taliban: Vài góp nhặt
Cho đến nay, thế giới đã biết đến Taliban như 1 đội quân bộc lộ đặc điểm phi nhân tính, hà khắc và tàn bạo với dân chúng, huỷ hoại các giá trị vh phi Hồi giáo và điều hành xh làm nó dường như hỗn loạn theo cảm tính...
Thực chất của những điều này là gì?
Phong trào Taliban theo đuổi với ý thức/mục đích thực hiện chính sách mà theo đó xh trong chế độ do họ kiểm soát phải sống như thời kỳ xuất hiện của đạo Hồi.
Taliban cho rằng: những tiến bộ về khoa học, giáo dục, quan hệ thế tục... hiện nay đều sai lạc, đều chống lại Thánh Thần và phải loại bỏ để thay thế bằng nếp sống làng quê theo nghề nông của tổ tiên ngày xưa.
Vì thế, Taliban là bộ phận bảo thủ nhất của người Hồi giáo. Họ cố gắng để lùi vào quá khứ.
Mục đích của phong trào Taliban được quảng bá trên khắp Afganistan, nó được những người nông dân ủng hộ. Đó là điều ko 1 đội quân nào có thể đánh bại Taliban với tư tưởng này.
Vào năm 1995, Taliban chỉ có 25.000 người, năm 2000 tăng lên 110.000 người.
Khi người Mỹ đến Afganistan, đội quân Taliban giảm sút, sau đó tăng trở lại và hiện tại đã xấp xỉ hoặc thậm chí có thể đã vượt quá mức năm 2000 với thực tế đang diễn ra khi các tp của Afganistan lần lượt rơi vào tay họ.
Bất chấp chiến tranh tàn phá ác liệt và chết chóc, những người nông dân Afganistan vẫn đi theo tiếng gọi của lý tưởng và niềm tin của họ.
Friday, August 20, 2021
Nước Đức: Đông và Tây (2)
Bức tường Berlin (2) – Biên giới Đức-Đức
(tiếp theo)
Nhiều người nhầm lẫn, coi bức tường Berlin là biên giới Đức-Đức. Lý do là bức tường đó được bất ngờ dựng lên trong một đêm, như một quả bom hạt nhân nổ khiến cả thế giới nói về nó, coi nó như một biểu tương của chiến tranh lạnh. Còn biên giới Đức-Đức thì khổng lồ hơn nhiều, cứ ngấm ngầm len lỏi, lớn dần lên giữa các làng mạc trong vòng 7 năm liền nên ít ai để ý đến nó.
Sau hội nghị Potsdam tháng 8.1945, quân đội các bên rút về những đường biên đã thỏa thuận và thiết lập chế độ quân quản. Ba vùng quân quản phía tây chỉ kiểm soát giấy căn cước đi lại để bắt các tội phạm Nazi còn ẩn náu. Sau khi ba vùng thống nhất tiền tệ vào năm 1948, dùng chung đồng DM thì tự do thông thương hoàn toàn.
Giữa vùng Xô Viết và 3 vùng còn lại cũng có một đường ranh. Nhưng bên cạnh việc truy lùng tội phạm chiến tranh (thông qua căn cước), Liên Xô còn kiểm soát hành chính bằng giấy thông hành (Passierschein). Lúc đầu, khi lính Liên Xô còn kiểm soát, mọi việc nhiêu khê nhưng vẫn ụ xọe cho xong. Đến khi chính quyền được trao dần cho những người cộng sản Đức thi công việc trở nên khắt khe hơn. Công an đông Đức biết rõ lý lịch của từng người làng nên việc cấp giấy thông hành trở nên khó khăn. Thế là dân chúng bắt đầu vượt biên, đi qua các con suối, các đường mòn để sang bên kia chơi, mua sắm, thăm nom. Để chống lại việc này, chính quyền miền Đông cứ dần chăng thêm thép gai hết đoạn này đến đoạn khác, buộc người dân phải đi qua các cửa khẩu, giờ đây do công an người Đức kiểm soát.
Câu chuyện có thật của làng Mödlareuth ở miền nam CHDC Đức được đài truyền hình ZDF làm thành phim với tên „Làng Tannbach“[1] là một khắc họa điển hình của quá trình chia cắt nước Đức. Đường biên giữa hai khu vực Xô-Mỹ là một con suối chạy qua giữa làng. Sau chiến tranh, cả hai bên đều đói khổ, điêu tàn như nhau.
Trong khi cuộc sống ở bên Đông bị xáo trộn bởi cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa, thì ở bên Đoài bọn cựu Nazi lại làm loạn. Những kẻ như lão địa chủ Schober lợi dụng lúc tranh tối tranh sáng nịnh người Mỹ để thâm nhập vào chính quyền, quân Mỹ thì ú ớ. Nhưng Schober không ngờ rằng có người giữ được tấm thẻ đảng NSDAP (đảng Quốc xã) của gã. Thế là cuộc truy tìm tấm thẻ đảng của Schober trở nên đẫm máu.
Có thể nói thời kỳ mới hòa bình, cuộc sống ở hai miền Đông-Tây Đức đều khốn khổ như nhau. Người ta đi lại vì kinh tế thì ít, mà vì thăm nom là chủ yếu. Nhưng việc cái hàng rào ngăn chặn người dân đi từ Đông sang Tây cứ cao dần lên khiến người Đông Đức hoảng sợ và ngày càng có nhiều người bỏ sang phía Tây. Dòng người càng tăng thì cái hàng rào thép gai đó càng dài ra và cao lên. Nhưng nó chưa phải là biên giới. Nước Đức vẫn là một, cùng đói khổ đổ nát như nhau.
Sau ngày 7.10.1949 khi nước CHDC Đức ở miền Đông ra đời để trả lời việc hình thành nước CHLB Đức ở phía Tây thì cái hàng rào thép gai đó được Đông Đức đơn phương xây thành biên giới. Khi đó nó đã dài 1400km với hàng trăm chòi canh có đèn pha và các trạm chó săn. Cho đến năm 1952, nó được mở rộng thành hai hàng rào thép gai, ở giữa là đường đi của lính biên phòng. Hàng rào dây thép gai được gắn các loại cảm biến để khi có người động vào sẽ báo động. Lại còn có loại có loại mìn tự động phát hỏa về phía có tiếng động [2]. Không biết loại mìn có chân tay này đã giết chết người nào chưa, nhưng lợn, hươu rừng thì rất nhiều.
Năm 1970, tôi thực tập ở đài truyền hình Rostock, chơi thân với ông Parschen, người phụ trách chương trình săn bắn và lâm nghiệp „Weidmannsheil“ nên hay được đi theo quay phim ở vùng sát biên giới Đông-Tây Đức.
Tuy chỉ đứng từ xa nhìn vào, nhưng tôi bị ấn tượng mạnh bởi hệ thống hàng rào dây thép gai hùng vỹ này. Người Đức làm cỗ máy giết người đó cũng rất chỉnh tề, chỗ nào cũng có biển báo: hoặc là sẽ bị bắn, hoặc sẽ có mìn. Người ta đã rải 1,3 triệu trái mìn trên nhiều tuyến biên giới[3]. Sau ngày thống nhất nước Đức, việc tháo gỡ các bãi mìn này cũng nhanh vì công binh có các bản đồ chính xác đến từng cm.
Dải đất chết 1.400km này chạy qua rất nhiều làng mạc, ấp trại như làng Tannbach nói trên, cắt đứt mọi liên hệ máu mủ, mọi mối tình. Nhưng ngôi làng như Rüterberg sau đây thì chỉ có một. Tôi đã may mắn đến đó [4].
Quân Anh và Hồng quân quy định chia vùng quản lý dọc theo sông Elbe, Liên Xô ở bờ Đông, Anh ở bờ Tây. Vì đoạn sông Elbe đi qua Rüterberg lại gấp khúc hình chữ V nên khi chia ranh giới người ta trót kẻ thẳng, để cho quân Anh lấn sang bờ đông sông Elbe, quản luôn cả làng Rüterberg. Tranh chấp mãi, về sau quân Anh rút khỏi Rüterberg, nhưng đóng quân xung quanh để tối tối vào làng uống bia, tán tỉnh chị em thôn nữ. Hồng quân tiếp quản Rüterberg, biến nó thành một vùng thuộc CHDC Đức, nằm lọt thỏm 3 mặt trên lãnh thổ Tây Đức.
Vì lọt thỏm trong lãnh thổ Tây Đức nên nhiều người Đông Đức vẫn đến làng này du lịch và tranh thủ ban đêm, trốn sang bên kia. Năm 1961, CHDC Đức xây hai lớp hàng rào bao quanh 3 mặt làng, ở giữa là đường đi có đèn pha chiếu sáng, có lính biên phòng đi tuần. Vậy mà thỉnh thoảng vẫn có người cắt được dây thép gai, lừa được lính biên phòng để chạy qua bên kia. Tức quá, công an Đông Đức rào béng cả mặt thứ tư, xây một cái cổng sắt to đùng và chỉ cho người làng được ra vào. Ở giữa làng, người ta xây một tháp canh cao vút, có đèn pha chiếu sáng bốn mặt. Họ hàng, bè bạn ở nơi khác muốn đến thăm, phải làm đơn xin phép trước cả tháng. Lá đơn phải được cơ quan công an ở Rüterberg và ở nơi ông họ hàng kia chứng nhận. Xe cộ, máy móc nông nghiệp của dân làng Rüterberg mỗi khi đi qua cổng làng đều bị kiếm soát chặt chẽ như ra vào một căn cứ hạt nhân. Từng đống rơm rạ đều bị khui ra xem có ai nằm trong đó không. Dân làng có một loại căn cước riêng. Cuộc sống ở đó cũng khá giả hơn các nơi khác vì là bộ mặt của CHDC Đức lọt thỏm trong Tây Đức giàu có…. Từ đó hình thành ra „Làng Cộng hòa Rüterberg“, kẹp giữa hai nước Cộng hòa Dân chủ và Liên Bang Đức.
Những ví dụ trên cho thấy chính quyền CHCD Đức chi một phần rất lớn GDP cho biên giới. Giá như không có cái đó thì đời sống dân Đông Đức chắc sướng lắm. Mà quả thật, tới đầu những năm 1960, khoảng cách về kinh tế giữa hai miền chưa lớn. Nhìn sang Tây Đức người ta chỉ thèm những cái ô-tô đẹp, những loại cà phê, thuốc là thơm, rượu ngon, nói chung là đồ xa xỷ. Dân chúng Đông Đức ăn uống no đủ, có nhà cửa bao cấp, trường học, vườn trẻ, y tế miễn phí, không lo thất nghiệp v.v. Đối với tôi CHDC Đức là thiên đường XHCN, không có lý do gì để dân bỏ đi.
Vì vậy tôi tin là cái biên giới kiểu dinh lũy đó, được canh phòng bởi 45.000 quân nhằm chống lại một cuộc xâm lăng từ bên kia, chứ không nhằm ngăn chặn làn sóng di dân về phía tây.
Sau này tôi mới vỡ ra rằng: Người dân Đông Đức không thiếu ăn, thiếu mặc, không lo sợ thất nghiệp, nhưng thiếu tự do. Đó là lý do khiến họ bỏ về miền Tây. Chính quyền coi đó là tội bỏ trốn (Republikflucht) trong khi người dân coi là đi tỵ nạn.
Nhưng giải đất chết người đã chặn đứng dòng người tỵ nạn.
Trong khi đó thành phố Berlin vẫn tiếp tục hưởng quy chế đặc biệt của Đồng minh. Việc đi lại giữa bốn vùng uỷ trị ở Đông và Tây Berlin vẫn bình thường. Tàu điện, tàu nhanh (S-Bahn), xe Bus vẫn chở khách qua lại. Ở mỗi checkpoint (cửa khẩu), cảnh sát vẫn kiểm tra căn cước. Ở cái thành phổ mênh mông này còn muôn vàn ngõ ngách mà bọn trẻ con vẫn chạy sang chơi với nhau, đám thanh niên vẫn sang bên kia phố tán gái, nhảy đầm mà không cần check point. Người Đông sang được Tây Berlin mà muốn ở lại bên đó sẽ được chấp thuận ngay và được máy bay đồng minh chở về Tây Đức định cư.
Cửa thoát này khiến dòng tỵ nạn qua Berlin ngày càng nhiều. Ngày cao điểm nhất có đến 20.000 người đổ sang Tây Berlin.
Ước tính từ tháng 10.1949 đến hè 1961 có khoảng 3 triệu công dân CHDC Đức bỏ sang Tây Đức, phần lớn là qua ngả Tây-Berlin[5].
(Còn tiếp)
Bài trước:https://www.facebook.com/tho.nguyen.9231/posts/6280357785315575
---
[1]https://www.zdf.de/filme/tannbach
[2]https://de.wikipedia.org/wiki/Selbstschussanlage
[3] https://www.welt.de/.../DDR-Erbe-Landminen-kann-noch...
[4] https://www.facebook.com/tho.nguyen.9231/posts/1924741607543903
[5] Từ sau 13.8.1961 đến đầu năm 1990 có thêm khoảng 500.000 công dân CHDC Đức bỏ sang CHLB Đức. Trong suốt 45 năm chia cắt, tổng số người Đông chạy sang Tây Đức là 3,5 triệu người. Có 400.000 người từ Tây Đức chạy sang Đông Đức.
Thursday, August 19, 2021
Câu chuyện hôm nay: Con đường ánh sáng
Ánh sáng từ phương Tây
Tung bay với những lá cờ đỏ sao vàng, tâm hồn con người như mọc cánh trong niềm vui tự do cùng với bản Tuyên ngôn độc lập của nước VNDCCH. Đó là ko khí của lớp người trẻ tuổi đầy nhiệt huyết với tinh thần yêu nước sẵn sàng từ bỏ tất cả để đi theo tiếng gọi của Tổ quốc. Với họ, những ngày đầu thành công của cuộc cm là thời gian tuyệt vời tràn đầy ko khí lãng mạn. Ở đâu cũng thấy một tinh thần đoàn kết và thân tình, những yếu tố tạo nên sức mạnh của cả dân tộc.
Hồ Chí Minh, ngọn cờ của cuộc cm khi đó chỉ 56 tuổi, được tôn vinh là Cha già Dân tộc, đã quy tụ xung quanh ông 1 hàng ngũ những người ưu tú nhất. Trong đó có cả những trí thức xuất chúng được thực dân Pháp đào tạo.
Tháng 2 năm 1934, lần đầu tiên trong lịch sử ĐH Sorbonne có 1 chàng sinh viên VN 26 tuổi tên là Nguyễn Văn Huyên bảo vệ xuất sắc luận án TS Văn khoa. Chủ tịch Hội đồng giám khảo, ngài Vendryes, ko tiếc lời ca ngợi: "Đây là một sự kiện lớn lao đáng ghi nhớ trong lịch sử Trường Đại học Sorbonne!".
Trở về nước, chàng trai HN Nguyễn Văn Huyên đã nguyện trong lòng mình "Chỉ theo nghề dạy học, nghiên cứu khoa học, viết sách... chứ không làm quan". Rồi ông trở thành GS dạy sử tại Trường Bưởi... Năm 1939, ông chuyển sang làm nghiên cứu tại Viễn Đông Bác Cổ và lấy đây "làm nơi ẩn thân, cho đó là không đụng chạm đến thực dân, giữ được thanh danh, rèn luyện mình, huấn luyện người, dành cho Việt Nam một cương vị khoa học". Từ 1935 đến 1945, Nguyễn Văn Huyên đã để lại cho hậu thế một số lượng lớn công trình nghiên cứu khoa học (46 công trình) bao quát nhiều lĩnh vực như sử học, dân tộc học, folklore học, như Văn Minh Việt Nam; Tục Thờ Cúng Thần Tiên Ở Việt Nam; Điều Tra Về Tình Hình Ăn Uống, Y Phục, Nhà ở Của Người Việt... Ông được coi là "một trong những người đầu tiên xây dựng môn Việt Nam học hiện đại, nghiên cứu lịch sử và văn hóa VN một cách khoa học, dứt khỏi cách nghiên cứu kiểu từ chương do ảnh hưởng Khổng học và đề cao TQ".
Trên bước đường nghiên cứu khoa học và "lặng lẽ thể hiện lòng yêu nước lắng sâu của một nhà khoa học", Nguyễn Văn Huyên đôi khi đơn độc trong bối cảnh nhiều đồng nghiệp người Việt thời bấy giờ "ăn cơm Tây, nói tiếng Tây" và quay lại khinh thường cội rễ dân tộc, đồng bào mình, báng bổ tín ngưỡng dân gian truyền đời. Thời kỳ ấy, Nguyễn Văn Huyên đã thấm thía sâu sắc tín ngưỡng thờ thần Thành Hoàng của người Việt "KHÔNG NGHI NGỜ GÌ NỮA LÀ MỘT TRONG NHỮNG YẾU TỐ VỮNG CHẮC CỦA VĂN MINH VIỆT NAM", và cũng là người dám đúc kết vai trò lịch sử của dân tộc Việt Nam ở ĐNA: "DÂN TỘC NÀY KHÔNG CHỊU SAO CHÉP NHỮNG GÌ CỦA TRUNG QUỐC MÀ TỰ TẠO LẤY CUỘC SỐNG RIÊNG, TRONG TRƯỜNG KỲ LỊCH SỬ VẪN LUÔN ĐƯỢC THANH XUÂN HÓA"...
Là vị bộ trưởng Quốc gia giáo dục VN do Chủ tịch HCM đích thân chọn lựa năm 1946, Nguyễn Văn Huyên đã có 30 năm cống hiến bền bỉ cho sự nghiệp chấn hưng nền giáo dục nước nhà.
Là 1 trí thức, 1 "ông nghè Tây", nhưng Nguyễn Văn Huyên trong ký ức của những người thân và đồng nghiệp lại rất gần gũi, dung dị như chính tên ông, "Văn Huyên là một ánh sáng nhẹ nhàng". Và cả cuộc đời con người của ông đã tỏa sáng ko ngừng cho đến khi ông bất ngờ từ biệt cõi trần vào 1 ngày cuối năm 1975...
VN với cái nhìn của một học giả nước ngoài
GS Tiến sĩ David Marr, Chủ nhiệm khoa lịch sử ĐNA-Thái Bình Dương thuộc ĐH Quốc gia Úc, người đã viết 3 cuốn sách về lịch sử cận đại và hiện đại VN cho biết:
Ông sinh năm 1937 tại Mỹ, từng là sĩ quan lính thủy đánh bộ Mỹ và học tiếng Việt từ năm 1961 vì say mê lịch sử và quan tâm đến đất nước VN là nơi Mỹ ngày càng dính líu ngày càng sâu hơn trong cuộc chiến cách xa nước Mỹ nửa vòng Trái Đất.
Sau cuốn Vietnamese anti colonialism về các phong trào yêu nước giai đoạn 1865-1925 (1971), năm 1981 ông xuất bản cuốn Truyền thống Việt Nam trước sự phán xét (Vietnamese tradition on trial). Trong cuốn khảo cứu này, TS sử học David Marr thử tìm cách lý giải lịch sử các trào lưu tư tưởng VN từ 1920 đến 1945 mà trong đó dòng chủ đạo là tư tưởng yêu nước. Theo ông, đây là thời kỳ các trào lưu tư tưởng VN phát triển mạnh, đa sắc nhất trong vòng 100 năm qua, trong đó các thế hệ trí thức, chịu nhiều ảnh hưởng từ châu Âu, đóng vai trò rất quan trọng.
Cuốn sách thứ 3 của ông tập trung vào VN thời kỳ 1945, có tên Vietnam 1945: the quest for power (xuất bản năm 1995) rất phong phú về tư liệu. Với tác giả, đây là cuốn sách rất quan trọng vì lịch sử và con người VN trong năm 1945 là thời điểm quan trọng nhất trong lịch sử cận đại của VN.
Tác giả cho rằng: cần đặt VN vào trung tâm các sự kiện, trong vòng xoáy của bối cảnh quốc tế ở thời điểm của nút thắt ấy mới có thể hiểu được vấn đề.
Ông cho rằng: muốn hiểu và lý giải cặn kẽ 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ, mà phần thắng thuộc về nhân dân VN, thì phải hiểu rõ thời điểm xuất phát của nó là từ năm 1945.
Có lẽ, điều mà TS muốn nói tới là khát vọng tự do của 1 dân tộc.
Bản Tuyên ngôn độc lập
Trở lại bản Tuyên ngôn của Hồ Chí Minh, chúng ta có thể nói gì về vị thế của nó như một “văn bản” khác biệt với buổi lễ ngày 2 tháng Chín tại Hà Nội? Điều tôi thấy đáng chú ý nhất là tính sắc sảo của bài văn, kết cấu chặt chẽ, không giả tạo. Gần như không từ nào có thể được coi là thừa. Ví dụ điển hình nhất cho tính súc tích là câu: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo đại thoái vị”. Nhiều sự kiện chính trị đương thời, chất chứa nhiều ý nghĩa chính trị, được gói gọn trong chín từ. Thực ra ông Hồ có thể giảm câu đó xuống còn tám từ, nhưng lại chọn cách cho Bảo Đại có được danh tước bình dân bằng cách dùng từ vua, mặc dù không phải tước hiệu chính thức là Hoàng đế. Lối nói cô đọng này ngay lập tức gợi lại những tác phẩm kinh điển Trung Hoa thời Chiến quốc, vốn là thứ rất quen thuộc với nhiều người Việt những năm 1940, tương tự như cách mà nhiều người Mỹ nhận ra nhiều đoạn trích ngắn từ Kinh Cựu ước. Dĩ nhiên ông Hồ thời trẻ có đọc kinh điển Trung Hoa, và từ đầu thập niên 1940 ông đã thấy sẽ hữu ích nếu đóng vai trò một trí thức Khổng giáo trong một số dịp nhất định.
Dù vậy, ấn tượng phong cách nói chung của Tuyên ngôn Độc lập là nó mang tính đương đại, chứ không truyền thống. Hồ Chí Minh không chêm vào bất kì dòng thi ca nào, vốn là điều thường được người ta mong chờ ở các Nho gia. Những câu chữ gọn gàng của ông có thể phần nhiều nhờ vào ba thập niên tiếp xúc với các bản văn xuôi hiện đại của Pháp, Anh, và Nga, và nhờ vào sự nghiệp hoạt động chính trị bí mật và dạy học, hơn là nhờ vào Tuân tử hay Mặc tử. Ông không rắc vào bài diễn văn của mình những thuật ngữ ngoại lai, vốn là điều thường thấy ở giới trí thức Việt Nam ngày đó. Thay vì vậy, người ta cảm thấy ảnh hưởng Tây phương ít trực tiếp hơn, thể hiện ở việc tránh dùng các câu văn biền ngẫu, lối phát triển logic rõ ràng, hay tính chất thẳng thừng. Khi ông Hồ chọn cách tăng chất hùng biện bằng cách dành ra một phần tư toàn bộ bản tuyên ngôn để công kích những đặc điểm cụ thể của chế độ thực dân Pháp, từ “chúng” mang tính miệt thị được sử dụng 14 lần liên tục để gọi những kẻ thực dân. Ở đây, ông rõ ràng lấy cảm hứng từ các bản cáo trạng tư pháp kiểu Tây phương hoặc cụ thể hơn là từ những lời cáo buộc chống lại Vua George III trong bản Tuyên ngôn Mỹ, chứ không phải lối công kích kẻ thù của các vị vua nước Việt, lối tranh cãi giữa các già làng, hay lối cãi nhau giữa chợ.
Cách tiếp cận Tây phương này ít khả năng sẽ làm khó chịu người nghe ở buổi mít-tinh ngày 2 tháng Chín hay những người đọc sau đó, bởi hai lẽ. Thứ nhất, tiếng Việt đã trải qua những thay đổi quan trọng hồi thập niên 1920 và 1930, trong lúc Hồ Chí Minh đang ở hải ngoại. Đã có sự giảm dần những lối nói hoa mỹ, văn vẻ, ít chú tâm hơn đến những nhịp điệu và lối hoà âm, hiệp vận. Ở chừng mực nào đó những thuộc tính truyền thống này đã nhường lối cho tính chuẩn xác trong cách biểu đạt và cú pháp logic. Chúng ta không biết ông Hồ có dịp đọc nhiều văn liệu tiếng Việt thời đó trong lúc sống ở Liên Xô và Trung Quốc hay không, nhưng ông quả có tương tác với những thanh niên lưu vong người Việt, và ông luôn nhanh nhạy khi lưu ý những sắc thái trong ngôn ngữ. Ngoài việc đó ra thì có lẽ tất cả chỉ là sự tình cờ khi có sự hội tụ giữa những trải nghiệm ngôn ngữ của ông Hồ ở hải ngoại với những đổi thay bên trong đất nước.
Thứ nhì, Hồ Chí Minh có sự lựa chọn thẳng thắn về từ ngữ, không cố gắng giới thiệu thuật ngữ lạ cũng như không có dấu hiệu gì cho thấy lên giọng kẻ cả với người nghe. Phải thừa nhận là những từ như bình đẳng và lâm thời, hay ngay cả từ độc lập và tự do, tất cả đều không phải cách diễn đạt truyền thống của người Việt, nhưng chúng đã bắt đầu được giới trí thức sử dụng lác đác từ hồi thập niên đầu tiên của thế kỉ 20, và cho đến thập niên 1940 thì đạt được mức thịnh hành.
Khi quyết định mở đầu bản Tuyên ngôn bằng những trích dẫn từ các bản văn 1776 và 1789, Hồ Chí Minh không chỉ thể hiện sự tôn trọng Washington và Paris, mà quan trọng hơn là đặt Việt Nam ngang hàng trong dòng cách mạng thế giới nối tiếp nhau. Mặc dù nếu đề cập đến cách mạng Bolshevik 1917 sẽ không thuận lợi về mặt chính trị, nhưng các thính giả có học có thể tự mình rút ra kết luận.
Những đoạn dẫn từ văn bản 1776 và 1789 cho phép ông Hồ có được cơ sở triết học và tư cách luân lí về “các quyền tự nhiên” (của con người), hoàn toàn tương phản với tính dã man và chế độ nô lệ của thực dân Pháp. “Quyền tự nhiên” chỉ được tranh luận công khai giữa những trí thức Việt từ cuối thập niên 1920, và ý tưởng này chưa bén rễ sâu. Chính ông Hồ cũng không theo đuổi chủ đề quyền tự do cá nhân bên ngoài những trích dẫn này, thay vào đó lại chuyển tức thì sang quyền tự nhiên dành cho các dân tộc. Tồn tại giả định mặc nhiên rằng những quyền tự do cá nhân cần được trì hoãn lại cho đến khi đất nước Việt Nam lớn mạnh và an toàn trước những mối đe doạ của nước ngoài. Trong lúc đó, mặc dù ông Hồ không nói ra điều này, nhưng toàn thể người Việt đều rơi vào một trong hai loại: yêu nước hoặc phản bội. Từ khoảng năm 1951, người dân càng lúc càng bị phân chia theo nguồn gốc giai cấp cũng như theo mối quan hệ. Với tư cách một người hết lòng theo Lenin, Hồ Chí Minh ủng hộ những phân loại giai cấp như thế, mâu thuẫn trực tiếp với những khẳng định hồi năm 1945 của ông.
Những người đọc cẩn trọng của bản Tuyên ngôn độc lập hẳn chú ý đến khác biệt tinh tế giữa những điều Hồ Chí Minh nói dành cho người trong nước so với những điều dành cho người ngoại quốc. Với người Việt, nền độc lập là một sự kiện đã xong xuôi, phải được bảo vệ hoàn toàn, không thoả hiệp. Đối với quân Đồng minh, bởi vì nền độc lập của Việt Nam tương ứng với những gì các lãnh đạo Đồng minh đã cam kết tại các hội nghị quốc tế, nên nó phải được công nhận. Nhấn mạnh của ông Hồ về tính chất lâm thời của chính quyền của ông do vậy không chỉ liên quan tới nhu cầu cần tổ chức bầu cử quốc gia và soạn thảo hiến pháp, mà nó còn ra hiệu cho các chính quyền ngoại quốc biết rằng ông sẵn sang thương thảo những thoả thuận dài hạn.
Hồ Chí Minh đã mời thiếu tá Patti xuất hiện trên khán đài ở buổi lễ Độc lập chính thức, nhưng Patti quyết định chọn cách tới cùng ba đồng đội OSS khác với tư cách người quan sát, họ tự chọn chỗ đứng giữa những chức sắc địa phương ở trước khán đài. Trong khi lắng nghe người thông ngôn liên lạc của Việt Minh cung cấp phần dịch tại chỗ về diễn văn của ông Hồ, Patti quan sát phản ứng của đám đông, nhanh chóng kết luận rằng ông Hồ “đã chạm được tới họ”. Khi được cung cấp bản Tuyên ngôn tiếng Việt sau đó vào buổi chiều, Patti đảm bảo rằng nó sẽ được dịch và truyền đi theo sóng radio tới Côn Minh. Qua sóng radio, Patti bổ sung vào những lí giải sống động của chính mình, ví dụ như mô tả bề ngoài ông Hồ là “trán cao, mớ râu tóc bị cơn gió nhẹ thổi phất phơ, và ông ấy dùng lối truyền tải mạnh mẽ đầy cảm xúc…”. Dù tới thời điểm đó một số cấp trên hẳn đã nghĩ Patti đã “thành dân bản xứ” rồi, nhưng họ vẫn chuyển lại một cách chính xác những báo cáo của ông về cho giám đốc OSS tại Washington. Giám đốc OSS đã tóm lược lại chúng thành những bản báo cáo nội bộ ngắn để trình lên Ngoại trưởng, người vì có quá nhiều thứ để đọc nên có thể đã hoàn toàn không hề để ý tới chúng.
Khi Jean Sainteny có được những báo cáo chi tiết về những phát biểu tại buổi mít-tinh, ông đã chú ý tới cách Hồ Chí Minh giữ được đường lối ôn hoà hơn so với những đồng chí của ông. Ngày kế tiếp, một trong những trợ lí của Sainteny bước hùng hổ vào tổng hành dinh của chính quyền lâm thời, nói chuyện với ông Hồ và phụ tá của ông về những vấn đề ngoại giao, và sau đó tỏ ra bị thuyết phục rằng có thể đạt được thương lượng. Sainteny tha thiết mong muốn mở ra những cuộc thương lượng với ông Hồ, nhưng không thể nhận được chỉ dẫn nào từ Paris. Khi các văn bản các bài phát biểu trong ngày lễ Độc lập tới được Paris, thì dường như người ta đã làm ngơ chúng. Vài tháng sau, một phân tích tình báo đã mô tả phần nội dung một cách chế nhạo:
… một sự kết hợp lai tạp giữa chủ nghĩa quốc tế theo sách vở với chủ nghĩa yêu nước kiểu sô-vanh, một sự pha trộn giữa chủ nghĩa Marx trí thức với các nhu cầu xã hội nguyên thuỷ, tương ứng chính xác với những khát vọng của một thành phần dân chúng lạc hậu ở những vùng châu thổ Á châu này.
Thực tế thì Paris rất ít lưu tâm đến các ý tưởng của Hồ Chí Minh hay Võ Nguyên Giáp so với việc lưu tâm đến chuyện một lần nữa giành lấy ưu thế quyền lực ở Đông Dương, sau chuyện đó mới có thể bắt đầu những thương thảo với những thành phần bản địa tự nhận là đại diện cho thứ này hay thứ khác.
Một khi thương lượng bắt đầu giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Pháp thì những bản cáo trạng sống động, đầy cảm xúc của Hồ Chí Minh dành cho chế độ thực dân Pháp, chẳng hạn như bản cáo trạng được trình bày trong Tuyên ngôn Độc lập, đã khiến cho thậm chí những người theo tư tưởng tự do ở Pháp như Sainteny cũng phải nổi giận. Nghiêm trọng hơn, thứ ngôn ngữ cứng rắn như vậy đã hợp pháp hóa thái độ thù địch của quần chúng Việt Nam đối với binh lính và thường dân Pháp, những người quay lại theo những hiệp ước mà ông Hồ là một bên tham gia thoả thuận. Ông Hồ cố gắng giải quyết chuyện này bằng cách phân biệt công khai giữa “những kẻ đế quốc cũ” và những người đại diện cho chính quyền Pháp hiện tại, nhưng những phân biệt này thật khó để duy trì trên thực tế. Tới tháng Mười một năm 1946, cả hai bên đều trở thành tù nhân của những cuộc đấu khẩu hàng ngày và luận điệu của mình. Xung đột toàn diện là điều không tránh khỏi.
Suốt nhiều thập niên kể từ lúc Hồ Chí Minh đứng trên khán đài gỗ tạm tại Hà Nội, bản Tuyên ngôn Độc lập đã trở thành một biểu tượng quốc gia, với việc những em học sinh ghi nhớ những đoạn văn trong đó, các nhà chính trị dùng nó liên tục như một cái neo cung cấp thẩm quyền cho các công bố chính sách của mình, và các sử gia dẫn nó ra như là điểm bản lề giữa chế độ nô lệ thực dân và sự giải phóng thắng lợi. Ngày nay bản Tuyên ngôn có thể là văn bản mang lại tính chính danh quan trọng nhất của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, giúp giải thích tại sao hệ thống chính trị này đến nay vẫn vượt qua được mọi cơn chấn động phát xuất từ Moskva. Dù vậy, rất ít người Việt có thể đọc lại được bản Tuyên ngôn nếu được hỏi tới (không như Truyện Kiều hay những bài thơ có độ dài đáng kể). Nó hiếm khi được xuất bản trọn vẹn, và các viên chức Đảng Cộng sản đã cực kì phóng túng khi biên tập lại hay thậm chí sửa đổi bản văn, đó là chưa kể tới việc diễn giải nó theo cách làm sao phục vụ được cho bản thân nhiều nhất. Cho đến gần đây những điểm nhấn mạnh của bản Tuyên ngôn về quyền được sống, tự do, hạnh phúc, và bình đẳng, cùng với nền độc lập quốc gia, hiếm khi được chú ý một cách chi tiết, ngay cả với những cây bút phi Cộng sản. Tuy nhiên, điều này đang thay đổi khi giới trí thức tìm cách hình thành nên những lí tưởng cho một xã hội mà trong đó chủ nghĩa Marx-Lenin đã chết chỉ còn lại cái tên. Tuy nhiên vẫn còn phải chờ xem thử bản Tuyên ngôn có phai nhạt đi cùng với ý thức hệ thống trị hiện nay hay không, hay vẫn giữ được vị thế trong đài tưởng niệm của chủ nghĩa ái quốc, cùng với những áng văn cổ xưa của Lí Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, và Nguyễn Trãi./.
----------
Bất kỳ một quốc gia văn minh nào trên thế giới thì đội ngũ Giáo sư giảng dạy ở các trường ĐH đều là những bậc được tôn kính nhất trong xã hội. Tầng lớp tinh hoa này sẽ tác động như nguồn sáng cho giới trí thức kế thừa những giá trị văn hóa và tư tưởng của xh.
Không biết việc Việt Nam mãi lẹt đẹt nhược tiểu thì lỗi phần lớn ở tầng lớp elite hay ở tầng lớp bình dân, hay ở một lớp người cơ hội mà ta hay gọi là Việt gian? (AV)
Hai cuộc chiến tranh và bóng đen từ phương Bắc
Ðó là những ngày đẹp nhất trong cuộc đời của những thế hệ cm tiên phong trong cuộc chiến tranh với thực dân Pháp. Nếu lịch sử lại lặp lại những ngày Tháng Tám, chắc chắn họ sẽ lại sống như từng sống một cách oanh liệt: Trước mặt họ là quân xâm lược, sau lưng họ là nền độc lập vừa giành được, là Tổ quốc. Không có sự lựa chọn nào khác.
Chiến tranh, tất nhiên, gắn liền với bom đạn, với hy sinh. Nhưng chúng tôi không sợ. Lớp trẻ chúng tôi đi vào chiến tranh với những khúc quân hành hùng tráng và những bản tình ca lãng mạn. Chúng tôi không sợ hy sinh, chúng tôi không sợ chết. Thế hệ chúng tôi là thế hệ quyết tử quân của cách mạng."*
Nhưng kháng chiến chống Pháp vừa kết thúc thì cuộc cách mạng của chúng tôi bỗng dưng trở thành không phải của chúng tôi nữa.Tôn ti trật tự của xã hội mới được thiết lập ngay từ những ngày đầu hòa bình. Một phép lạ, hoặc một ma thuật, đã xảy ra. Nó vẫn đấy, nhưng không còn là nó. Trước mắt chúng tôi là một cái gì lạ lẫm, hoàn toàn không giống cái mà chúng tôi hình dung khi lên đường chiến đấu. Cái xã hội mới ấy hình thành dần, mỗi ngày một rõ nét. Càng ngày nó càng trở nên xa lạ. Càng ngày nó càng giống cái mà chúng tôi vừa chiến đấu để xóa bỏ. Chỉ có bề ngoài là khác, với ngôn từ khác.
Khó chịu nhất là cái sự phải gò mình vào trong cái gọi là dân chủ tập trung. Không còn ở đâu bóng dáng của sự bình đẳng giữa những người cùng chung một chiến hào. Bất cứ quyết định nào của Trung ương cũng là chân lý, là duy nhất đúng đắn và vô cùng sáng suốt, cấp dưới chỉ có việc học tập cho thông để thực hiện.
Trước hiệp định Geneva, ông Lê Duẩn là người lãnh đạo phong trào cách mạng ở miền Nam. Như nhiều nhà lãnh đạo của Việt Nam khi ấy, ông thực sự tin Trung Quốc là người anh em, đồng chí thực sự của cách mạng Việt Nam.
Năm 1954, Hiệp định Geneva được ký kết đã bẻ ngoặt nhận thức của ông về mối quan hệ với Trung Quốc. Nhà thơ Việt Phương, thư ký của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng kể:
“Khi bàn thảo về Hiệp định Geneva, Bộ Chính trị của ta chỉ đồng ý lấy vĩ tuyến 16 là ranh giới cuối cùng của khu phi quân sự tạm thời giữa hai miền Nam – Bắc trong thời gian chờ tổng tuyển cử. Nhưng Trung Quốc với sự ảnh hưởng của mình, đã khăng khăng ép ta phải đồng ý chọn vĩ tuyến 17. Khi chúng ta bàn bạc vấn đề này với Trung Quốc, họ đã nói: “Chúng tôi là tướng ngoài mặt trận. Các đồng chí hãy để cho chúng tôi tùy cơ ứng biến”. Khi nói như thế, người Trung Quốc đã tự cho mình quyền định đoạt số phận của người Việt Nam”.
Thời điểm đó, ta đã kiểm soát phần lớn vùng Nam bộ, ngoại trừ một vài đô thị nhỏ. Ở miền Bắc, ta chiến thắng vang lừng ở Điện Biên. Nhưng Trung Quốc đã bắt ta phải ký một hiệp định chia cắt đất nước - một hành động mà sau này như nhiều người nói: “người anh lớn” đã phản bội lại “người em” của mình.
Sau khi hiệp định được ký, trên đường từ Bắc vào Nam, nhìn những quân dân miền Nam giơ 2 ngón tay chào nhau, vừa là biểu tượng victory - chiến thắng, vừa là lời hẹn 2 năm sau sẽ đoàn tụ, ông Lê Duẩn đã khóc. Ông hiểu, sẽ không bao giờ có tổng tuyển cử, sẽ không bao giờ chỉ là 2 năm…Rồi đây đất nước sẽ còn bị chia cắt rất lâu vì Hiệp định Geneva năm đó.
Sau đó, khi chia tay Lê Đức Thọ ra Bắc tập kết, ông Lê Duẩn đã nói với người đồng chí của mình một câu rất nổi tiếng: “Anh ra nói với Bác, 20 năm nữa tôi mới được gặp Bác”.
Rất trùng hợp, 20 năm sau, đất nước thống nhất. Nhưng quan trọng hơn, đó là lần ông Lê Duẩn thực sự thấy thấm thía nhất về nỗi đau chứng kiến đất nước ông đã bị người anh em Trung Quốc phản bội. Năm 1972, trong một cuộc trò chuyện với Chu Ân Lai, nhắc lại về Hiệp định Geneva, ông Lê Duẩn đã không ngần ngại lên án: “Năm đó, người Trung Quốc các anh đã bán đứng chúng tôi trên bàn đàm phán”.
Dù là năm 1954 hay năm 1972 hay sau này, dù là lúc đang lãnh đạo cách mạng miền Nam hay khi đã ra Bắc lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, kể cả khi đất nước đã thống nhất, chưa một phút giây nào, TBT Lê Duẩn quên bài học đó.
“Chúng ta không được phép sợ Trung Quốc”
Người Mỹ nhảy vào, biến nó thành chiến tranh Việt-Mỹ, thành cuộc đối đầu giữa hai phe cộng sản và tư bản thế giới. Trong bối cảnh cuộc chiến tranh lạnh toàn cầu đã kéo dài nhiều năm, cuộc chiến tranh nóng ở Việt Nam còn kéo thêm một số quốc gia vào lò lửa của nó, hứa hẹn một sự dai dẳng không biết khi nào mới kết thúc. Trên lãnh thổ Bắc Việt Nam cuộc giao tranh chống lại chiến tranh phá hoại của Mỹ là một cuộc chiến dữ dội chưa từng có giữa bầu trời và mặt đất, bắt đầu từ năm 1965, là sự phát triển tất yếu của cuộc chiến tranh cục bộ nọ. Bằng những trận không tập ồ ạt, rất ác liệt, không ngưng nghỉ, tổng thống thứ 36 của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ quyết tâm bắt miền Bắc Việt Nam phải quỳ gối trước sức mạnh của vũ khí, đưa miền Bắc VN trở về thời kỳ đồ đá...
Song chẳng bao lâu sau, vào cuối những năm 60, đầu những năm 70, quan điểm và đường lối đại chiến lược của Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu rời xa nhau. Bất đồng sâu sắc với Liên Xô mà không lôi kéo được phe xã hội chủ nghĩa theo mình, Trung Quốc quay ra giương cao ngọn cờ lãnh đạo các nước đang phát triển. Cuối những năm 60, Trung Quốc đưa ra viễn tượng “nông thôn thế giới bao vây thành thị thế giới”, trong đó “nông thôn thế giới” do Trung Quốc lãnh đạo, còn “thành thị thế giới” bao gồm cả Mỹ lẫn Liên Xô. Cũng trong khoảng thời gian này, Liên Xô đưa ra mô hình “ba dòng thác cách mạng thế giới”. Ba dòng thác ấy bao gồm chủ nghĩa xã hội ở các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa, và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước đang phát triển. Theo thuyết của Liên Xô, nước này lãnh đạo phe xã hội chủ nghĩa và lực lượng xã hội chủ nghĩa là chủ lưu của ba dòng thác cách mạng. Như vậy, Liên Xô là lãnh đạo của lãnh đạo. Việt Nam không nhận được vai trò gì quan trọng trong viễn tượng thế giới của Trung Quốc, nhưng vẫn có thể có chỗ đứng danh giá trong mô hình của Liên Xô. Đó là một lý do vì sao Bí thư thứ nhất Lê Duẩn nhanh chóng tiếp thu lý luận “ba dòng thác cách mạng” của Suslov, đồng thời gắn vào đó hình ảnh Việt Nam là “tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa ở Đông Nam Á” và “mũi nhọn của phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới”.
Ngoài ra, cũng trong khoảng thời gian cuối những năm 60, đầu những năm 70, một loạt biến cố quan trọng đã xảy ra trong chính sách và mối quan hệ của các nước lớn liên quan đến Việt Nam. Năm 1966, căng thẳng giữa Trung Quốc và Liên Xô bùng cháy thành xung đột biên giới. Năm 1967, Mỹ tổn thất nặng vì chiến tranh Việt Nam, Tổng thống Johnson không dám ra tranh cử tổng thống. Năm 1968, Nixon trúng cử tổng thống Mỹ, chuyển sang chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh. Cố vấn an ninh quốc gia Kissinger, một giáo sư sử học đặc biệt tâm đắc phương thức “cân bằng quyền lực” (balance of power), phương thức mà theo ông đã giúp châu Âu duy trì hòa bình trong suốt một thế kỷ (từ sau Chiến tranh Napoléon đến trước Thế chiến thứ 1), bí mật sang Trung Quốc thăm dò khả năng dùng nước này làm đối trọng với Liên Xô. Năm 1972, nhân chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Nixon, hai nước ký Tuyên bố chung Thượng Hải, đặt nền móng cho liên minh chiến lược chống lại Liên Xô. Sự bắt tay của Trung Quốc với Mỹ càng làm Việt Nam xích lại gần Liên Xô. Như Eero Palmujoki (1997: 48) nhận xét, việc Hà Nội tiếp thu lý luận “ba dòng thác cách mạng” là để thể hiện chính sách thân Liên Xô, vì quan điểm “ba dòng thác cách mạng” mà Liên Xô đưa ra năm 1969 về cơ bản không khác gì quan điểm “ba lực lượng cách mạng thế giới” mà Hội nghị các đảng cộng sản và công nhân đã thông qua vào năm 1960.
Nguồn sáng trong tôi
Nhớ lại làm suy nghĩ...
Đã 76 năm trôi qua. Từ ngôn ngữ trong văn bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 02 tháng 9 năm 1945, những gì mà nước VNDCCH làm được là thoát khỏi những sự trói buộc và kìm hãm dân tộc, kể từ ngôn ngữ cho đến những vấn đề khác.
Chúng tôi chỉ là lớp người thừa kế những gì tốt đẹp nhất từ nền độc lập của nước VNDCCH mang lại. Tiếng Việt từ sách GK và những thầy cô đáng kính vẫn còn ảnh hưởng từ ánh sáng của nền giáo dục mà nước Pháp để lại là những điều chúng tôi đã hấp thụ được. Và ko thể thiếu những cuốn sách mang lại ánh sáng văn minh từ những dòng chữ được viết (và dịch) bởi những người đầy tài năng và tâm huyết đã mở ra cho chúng tôi 1 thế giới khác, rất đẹp với muôn vàn sắc thái khác nhau...
Hành trang vào đời lúc ấy ko thể nói là phong phú, nếu so với các nền vh khác tự do hơn, phóng khoáng hơn, nhưng ít ra, những gì chúng tôi tiếp thu đủ để nhận thấy những cái chướng tai gai mắt trong thực trạng hiện nay (nghe và thấy hàng ngày).
Cái ánh sáng ít ỏi mà tôi tiếp thu từ bé là nguồn ánh sáng từ châu Âu mà Nhật Bản, Ấn Độ, Singapore... hướng tới, tưởng chừng tàn lụi cùng phong trào NVGP và thay bằng bóng tối từ BK cùng những cố vấn Tàu đỏ kéo sang căn cứ cm ở Việt Bắc..., đã bừng sáng với những ngày sống ở Hungary và vẫn ko thay đổi trong tôi cho đến bây giờ.
Wednesday, August 18, 2021
Névnap
Szeretettel köszöntöm a ma névnapjukat ünneplő Ilonákat egy gyönyörű Kosztolányi Dezső verssel...
Ilona
Lenge lány,
aki sző,
holdvilág
mosolya:
ezt mondja
a neved,
Ilona,
Ilona.
Lelkembe
hallgatag
dalolom,
lallala,
dajkálom
a neved
lallázva,
Ilona.
Minthogyha
a fülem
szellőket
hallana,
sellőket,
lelkeket
lengeni,
Ilona.
Müezzin
zümmög így:
"La illah
il' Allah",
mint ahogy
zengem én,
Ilona,
Ilona.
Arra, hol
feltűn és
eltűn a
fény hona,
fény felé,
éj felé,
Ilona,
Ilona.
Balgatag
álmaim
elzilált
lim-loma,
távoli,
szellemi
lant-zene,
Ilona.
Ó az i
kelleme,
ó az l
dallama,
mint ódon
ballada,
úgy sóhajt,
Ilona.
Csupa l,
csupa i,
csupa o,
csupa a,
csupa tej,
csupa kéj,
csupa jaj,
Ilona.
És nekem
szín is ez,
halovány
kék-lila,
halovány
anilin
ibolya,
Ilona.
Vigasság,
fájdalom,
nem múlik
el soha,
s balzsam is
mennyei
lanolin,
Ilona.
Elmúló
életem
hajnala,
alkonya,
halkuló,
nem múló
hallali,
Ilona.
Lankatag
angyalok
aléló
sikolya.
Ilona,
Ilona,
Ilona,
Ilona.
LƯƠNG KHÔ VÀ VẮC XIN
Từ lương khô thời chiến đến hàng có xuất xứ made in China (PRC)
Bài của Nguyên Tống
Giữa lúc dịch dã này, có lẽ mình phải nhắc lại cái “nghi án” chất độc màu da cam mà mình đã băn khoăn từ khi học đại học, tức là 30 năm trước. Vì sao thì mình sẽ giải thích theo “đúng quy trình” để thấy mối liên hệ.
Cái băn khoăn của mình khá đơn giản: nếu chất độc da cam mà làm bộ đội ta bị di chứng sinh con dị tật thì đồng bào dân tộc hay thú rừng Trường Sơn chắc chắn sẽ bị nặng hơn. Vậy tại sao đến thời điểm băn khoăn là cũng gần 20 năm rồi mà chúng ta cũng không bắt gặp một loài thú rừng nào bị biến dạng dù chúng uống nước trực tiếp, ăn lá cây rừng phủ đẫm chất đó chứ không chỉ hít phải như bộ đội ta? Cũng như không có báo cáo nào về việc đồng bào sinh quái thai hàng loạt, dù họ tiếp tục sinh sống trên những mảnh đất đó, uống nước nguồn ở đó? Lính Mỹ và quân “nguỵ” ở đó (hình như) cũng không dính?!
Sau này, chúng ta đã đi kiện Mỹ đòi bồi thường cho nạn nhân chất độc da cam nhưng không bao giờ thắng kiện bởi không chứng minh được tác hại của chất đó vào con người. Theo mình được dạy thì nhân dân Mỹ cơ bản là tiến bộ, chỉ có “nhà cầm quyền Mỹ” là đế quốc sài lang thôi. Nên nếu chúng ta đúng thì nhân dân Mỹ sẽ ủng hộ (như đã ủng hộ chấm dứt chiến tranh và rút quân ở VN), và họ cũng rất “quân tử”. Việc bồi thường vài tỷ đô cho nạn nhân chẳng là gì cả. Họ đã từng làm và cũng sẽ làm với VN chứ, sao ta không đòi được? Nó càng làm cho mình tin rằng phải có một tác nhân khác.
Từ đó mình sinh ra nghi vấn vào cái Lương khô mà Tàu viện trợ cho bộ đội. Đó là điểm chung duy nhất của những người bị dính dị tật khắp mọi nơi và là cái mà chỉ bộ đội ta ăn ròng rã chứ đồng bào hay thú rừng không “được” ăn. Liệu có vô tình hay cố ý sử dụng một chất bảo quản nào đó gây đột biến gen và đẻ ra quái thai, ngớ ngẩn hay không?
Mình cũng đã đi tìm và hỏi về cái công thức chế tạo và thành phần của cái lương khô thời đó, nhưng không ai có cả. Các chú các bác bảo cứ biết “bạn” cho thì ăn thôi… Giờ thì không ai còn có mẫu cách đây 4-50 năm mà phân tích nữa. Chỉ hy vọng sau này CS Tàu sụp đổ thì người ta sẽ giải mật cái công thức này thôi. Biết đâu nó còn “vô tình” hơn nữa khi cứ ăn sẵn lương khô vào người rồi nó sẽ chỉ phát tác gây ra dị tật đời sau khi gặp chất da cam?! Một lí do hoàn hảo để ném đá giấu tay và đổ tội cho Mỹ nhưng bất thành?!
Dù sau này đã có rất nhiều bằng chứng và kết luận khoa học nhiều vụ việc khác về đồ chơi Tàu, quần áo giày dép Tàu, thức ăn Tàu nhập vào ta đều chưa chất gây ung thư hoặc di chứng sang đời sau, nhưng “nghi án” Lương khô này cũng chỉ dừng lại ở nghi án của riêng mình thôi.
Nhưng bây giờ, chúng ta có quyền nghi ngờ và cẩn trọng trước bất cứ thứ gì ăn vào người, tiêm vào người hàng loạt mà có xuất xứ từ Tàu như lương khô hay trước mắt là vắc xin. Phỉ phui cái mồm chứ nhỡ ra dăm ba năm nữa xuất hiện hàng loạt quái thai, ngớ ngẩn, không phải chỉ con cái bộ đội mà trong toàn dân tiêm vắc xin thì chúng ta sẽ phải làm sao đây? Có làm gì được nữa không?
Chúng ta, và cả thế giới còn đều chưa rõ về vắc xin cúm Tàu (và cả nguồn gốc con virus) này. Ai biết được đoạn gen virus cấy trong vắc xin của Tàu (bán cho ta) sẽ sinh ra cái gì trong cơ thể, khi mà Tổ chức Y tế thế giới còn chưa chấp nhận cho tiêm nó rộng rãi trên thế giới? Có nhà khoa học VN nào dám đứng ra khẳng định biết rõ thành phần và tác dụng, tác hại của nó không? Loại bán cho ta có khác gì loại họ dùng không? Hay sẽ là “bí mật lịch sử” như cái lương khô kia? Tàu đã “giúp ta đánh giặc” Mỹ như thế thì liệu có “giúp ta đánh giặc” Cúm này bằng cách tương tự không?
Rất mong các vị lãnh đạo đất nước nghĩ đến điều này. Nó là mệnh hệ của cả dân tộc chứ không phải của riêng cá nhân ai. Hậu quả của nó có thể “lưu danh” thế hệ chúng ta muôn thuở đấy.
Nguồn: https://www.facebook.com/1151212935/posts/10227297907730732/?d=n
Vĩnh biệt danh thủ kiệt xuất, A Világklasszis támadó!
Gerd Müller, Khẩu Đại Pháo của nước Đức, một trong những cầu thủ ghi bàn xuất sắc nhất thế giới vừa qua đời.
Thế giới bóng đá đã ghi lại lịch sử bóng đá đầy kỳ tích của anh ở Bayern München và đội tuyển Đức với danh hiệu "Bomber der Nation" (vua dội bom) và "kleines dickes Müller".
Ảnh: UK Today News
Cuộc sống ko chỉ đầy hào quang, chính rượu đã hủy hoại danh thủ sau những điều kỳ diệu đã tạo cho Müller một sự nghiệp sáng chói trên đỉnh cao của danh vọng.
"Nhưng rất may là số phận đã không quá nghiệt ngã với huyền thoại một thời của bóng đá Đức. Những người đồng đội cũ đã không quên anh. Franz Beckenbauer có lần đã nói: "Bóng đá Đức sẽ không thể có được chức vô địch châu Âu năm 1972 cũng như vô địch thế giới năm 1974 nếu không có Müller. Chúng ta không thể để cho một người bạn của chúng ta như Müller phải chịu cảnh hẩm hiu như vậy". Thế là có cả một chiến dịch do những người bạn cũ của Müller ở Câu lạc bộ Bayern Munich, đứng đầu là Uli Hoeness, khi đó đã là một thành viên trong ban lãnh đạo của câu lạc bộ, phát động để giúp đỡ Müller. Thoạt đầu, họ quyên góp tiền để có thể trả lệ phí cho Müller điều trị tại một trung tâm cai nghiện rượu. Rồi sau đó, quan trọng hơn, là tìm cho anh một công việc. Mà không có gì thích hợp hơn cho Müller là được hít thở không khí của bóng đá, điều sẽ giúp anh xa lánh được sự quyến rũ của ma men. Bởi vậy, năm 1992, Câu lạc bộ Bayern Munich đã ký hợp đồng với Müller, thoạt đầu là với nhiệm vụ tìm kiếm những tài năng trẻ cho câu lạc bộ. Tiếp theo, Müller chịu trách nhiệm huấn luyện các tiền đạo trẻ, một công việc mà chắc chắn là anh có nhiều kinh nghiệm để truyền thụ, cũng như huấn luyện các thủ môn của đội bóng để vô hiệu hóa những tiền đạo như Müller. Sau đó, Müller trở thành huấn luyện viên đội bóng nghiệp dư của Câu lạc bộ Bayern Munich." (Wikipedia)
Những đồng đội thật sự của Müller đã làm những điều đáng cảm phục!
Tuesday, August 17, 2021
Câu chuyện về những luồng ánh sáng khác
Ít ai biết, Chủ tịch Hồ Chí Minh và danh họa người Tây Ban Nha- Pablo Picasso từng có một tình bạn gắn bó suốt nhiều thập kỷ.
Thời trẻ, Bác làm bồi bàn ở khách sạn là để có thể mở rộng giao tiếp với những nhân vật nổi danh thế giới, chứ không phải chỉ để kiếm sống.
Năm 1911, Bác Hồ khi đó 21 tuổi, mới đặt chân lên đất Pháp, Bác đã gặp gỡ và quen biết họa sĩ Picasso khi đó đã 30 tuổi và là một họa sĩ nổi danh tại Paris. Qua những lần tham gia một số hoạt động nghệ thuật, Bác Hồ đã vài lần gặp gỡ Picasso và nhiều văn nghệ sĩ khác ở nhóm Clarté (Ánh sáng).
Năm 1946, Bác qua Pháp để dự Hội nghị Fontainebleau và tranh thủ đến thăm người bạn cũ - danh họa Picasso sau nhiều năm xa cách. Tới Pháp với tư cách nguyên thủ quốc gia - thượng khách của nước Pháp, nhưng Bác vẫn không quên ghé thăm để tỏ lòng ngưỡng mộ một người bạn nghệ sĩ từng chứng kiến một thời trai trẻ đầy gian khó của mình - danh họa Pablo Picasso.
Cuộc gặp gỡ đặc biệt đó đã được ông Vũ Đình Huỳnh kể lại như sau:
Một hôm, Bác gọi tôi đến bảo:
- Chú thay bộ quân phục, mặc thường phục đi với tôi ngay bây giờ.
Lúc lên xe, đi một quãng Bác mới cho hay:
- Hôm nay, chúng ta đến thăm danh họa Picasso.
Tôi ngạc nhiên:
- Bác cũng quen họa sĩ Picasso ạ?
Bác nói:
- Giả sử không quen biết từ trước thì đến thủ đô Paris này, chúng ta vẫn phải đến chào một con người sáng tạo hội họa khó hiểu mà nghệ thuật của tranh ông lại làm nhiều người mê.
Bác đến không báo trước. Lúc người giúp việc của Picasso đưa Bác đến gần cửa, họa sĩ đã nhận ra Bác. Ông vội chạy tới:
- Chào anh Nguyễn!
Hai người ôm chầm lấy nhau. Rồi Picasso lùi lại một bước ngắm Bác:
- Anh chóng già quá, nhưng đôi mắt vẫn trẻ và như sáng hơn thời chúng ta gặp nhau ở Trụ sở nhóm Clarté (Ánh sáng)”.
Picasso đưa Bác đi xem phòng tranh của ông. Bác cầm từng bức tranh, im lặng tuyệt đối. Tôi thấy sự xúc động hiện rõ trên gương mặt trầm tư của Người. Lúc trở vào phòng trà, Picasso hỏi Bác:
- Anh cho tôi một lời khuyên.
Bác nói:
- Chúng tôi đến chiêm ngưỡng nghệ thuật của anh. Mọi lời bình về tranh Picasso chỉ là nét viền quanh cái khung của bức tranh. Anh miễn cho tôi - một người không am hiểu nghệ thuật hội họa cho lắm.
Picasso cười thoải mái, giọng vui hẳn lên:
- Tôi còn nhớ bức tranh anh vẽ trên báo Le Paria (Người cùng khổ), anh ký Nguyễn Ái Quốc bằng chữ Tàu. Ngày ấy tôi nói với Henri Basbusse: “Chỉ mấy nét vẽ này ta đã thấy một tư tưởng, một tâm hồn đẹp tàng ẩn bên trong”. Nếu như anh tiếp tục con đường hội họa thì biết đâu đấy, cũng có thể sẽ có một Nguyễn Ái Quốc họa sĩ. Nhưng hôm nay anh Nguyễn là Hồ Chủ tịch, người đi đầu trong cuộc đấu tranh cho độc lập tự do của dân tộc mình và của các dân tộc bị áp bức khác.
Ông mời Bác uống nước, rồi phác mấy nét chân dung Bác. Xong, ông cất vào cặp giấy vẽ. Đến lúc tiễn Bác ra cửa, ông mới trao cho Bác. Sau đó, Bác trao lại cho tôi cất giữ…
Tiếc thay, qua nhiều năm sóng gió của chiến tranh, bức chân dung đã thất lạc, nếu còn, nó sẽ là một bằng chứng sinh động cho tình bạn giữa hai vĩ nhân.
15 năm sau (tháng 8/1961), nhân dịp danh họa Picasso tròn 80 tuổi, Bác Hồ đã gửi tới bạn một bức thư chúc mừng.
Trong thư Người viết: “Đồng chí Picasso thuộc vào những con người luôn luôn trẻ, bởi vì những con người ấy sôi nổi trong tâm hồn một tình yêu say mê cái Thiện, cái Mỹ, với hòa bình và nhân đạo. Tình yêu ấy đã dẫn dắt Picasso đến với chủ nghĩa cộng sản. Và vì thế, họa sĩ mãi mãi giữ được tuổi xuân”.
Nguồn: Dân Trí