Thursday, March 31, 2022

Lẽ đời

 9 CÂU NÓI CỦA NGƯỜI GIÀ ĐÁNG SUY NGẪM

Câu thứ 1: đừng bao giờ mong đợi bất cứ sự giúp đỡ về mặt kinh tế nào từ người khác. Tiền, đối với ai cũng đều không đủ dùng. (Học cách cho đi).

Câu thứ 2: bạn bè giúp bạn là thiện chí, là tình nghĩa; bạn bè không giúp bạn là lẽ đương nhiên, không nên ghi thù oán hận, người ta cũng không có nợ bạn! (Học cách cảm thông).

Câu thứ 3: cần phải biết rằng không có ai bắt buộc phải giúp đỡ khi bạn cần, chỉ có tự bản thân bạn mà thôi, vì vậy, khiến bản thân trở nên độc lập, kiên cường, vui vẻ và hạnh phúc, đây mới là điều bạn nên làm, dẫu sao thì thế gian này, chỉ có mình bạn bắt buộc phải đồng cam cộng khổ, cùng sống cùng chết với bạn mà thôi, bạn hiểu chứ? (Học cách kiên cường).

Câu thứ 4: đừng nhìn giàu nghèo để kết giao bạn bè, họ có hàng trăm nghìn tỷ đồng cũng không liên quan tới một cắc của bạn, đừng tự biến mình thành kẻ nịnh hót, theo đuôi. Ngược lại, vẫn có những người dù trong tay không có gì nhưng vẫn chia sẻ với bạn chiếc bánh bao chay duy nhất. (Học cách nhìn người).

Câu thứ 5: đừng vì “bạn bè giàu có về kinh tế” mà xa lánh “bạn bè giàu có về mặt tinh thần”. Dần dần, bạn sẽ hiểu ra, những người bạn giàu có về vật chất có thể đưa bạn đi ăn chơi hưởng lạc, nhưng cũng có thể đem tới cho bạn những rắc rối, phiền phức rồi bỏ bạn lại một mình với mớ bòng bong.

Còn những người bạn thật sự, những người bạn cổ vũ bạn về mặt tinh thần có lẽ chỉ có thể đưa bạn tới những cánh đồng, những dòng suối, con sông, nơi không có rượu ngon, không có sự hào nhoáng, không có sâm panh, sàn nhảy, nhưng họ có thể cùng bạn chạy, cùng bạn cười như một tên ngốc. (Học cách tự trọng).

Câu thứ 6: có thể tin tưởng rằng trên đời này quả thực tồn tại những tình yêu đơn thuần vĩnh cửu, nhưng nó chỉ thuộc về Ngưu Lang Chức Nữ, Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài hay Romeo và Juliet, bởi lẽ họ đều không sống lâu cho lắm, còn chúng ta thì ai cũng muốn sống lâu sống thọ. (Học cách trân trọng).

Câu thứ 7: bất kể bạn kết hôn vì điều gì, chỉ cần đã có con cái, bạn phải yêu cái nhà này, bất luận có xa cách, lạnh nhạt tới đâu, bạn phải có nghĩa vụ khiến nó ấm áp lên, bởi lẽ bạn là cha mẹ. (Học cách gánh vác trách nhiệm).

Câu thứ 8: thanh xuân của chúng ta chớp mắt một cái là sẽ qua, nếp nhăn cũng sẽ mỗi ngày một nhiều hơn, chúng ta không thể ngăn cản năm tháng làm phai tàn nhan sắc bên ngoài, nhưng chúng ta có thể khiến cái “tâm” bên trong của mình dần dần được mài giũa theo thời gian, giống như hạt cát bên trong những con trai, theo năm tháng sẽ dần dần trở thành viên ngọc sáng loáng, đợi tới khi chúng ta già đi, bước chân chậm chạp, ta vẫn có thể dùng sự lộng lẫy của viên trân châu thắp sáng lên đoạn hành trình cuối cùng! (Học cách trưởng thành).

Câu thứ 9: đừng chấp niệm, cố chấp, đời người có rất nhiều điều không như ý, thế giới không phải lúc nào cũng chào đón bạn, trái đất cũng không phải vì bạn mà quay, vì vậy đừng quá cố chấp muốn có được thứ gì đó, ngay cả bản thân chúng ta cũng chỉ là người qua đường trong cõi hồng trần, đến với thế giới bằng hai bàn tay không, vậy ra đi rồi còn có thể đem theo cái gì? (Học cách buông bỏ).

Bài và ảnh: Sưu tầm từ net

Wednesday, March 30, 2022

Câu chuyện của 1 Hoàng tử bị lưu đày

 KỲ 1: VỊ VUA TÀI HOA NƠI ĐẤT KHÁCH 

(Ghi theo lời kể của Joseph Roger Vĩnh San, vị hoàng tử út của vua Duy Tân)

Tôi sinh ngày 18-4-1938 tại Réunion, một hòn đảo thuộc địa của Pháp nằm giữa Ấn Độ Dương. Đây vốn là một quả núi lửa mọc lên từ đáy biển, cao 3.000m so với mặt nước biển, cách phía Đông của Madagascar 700 km, cách Mauritius 200 km về phía Tây Nam. Réunion có chiều dài 63 km, rộng 45 km, diện tích khoảng 2.517 km², dân số chưa đến một triệu người, hiện thuộc quyền sở hữu của Pháp. Những người dân ở đây sống chủ yếu ở vành đai chân núi, một số nhỏ ở sườn núi. Vào mùa mưa, đất đá ở thân núi thường sụt lở từng mảng. Dân chúng ở đảo tự gọi mình là Réunionnais hay Créoles. Ngày tôi sinh đúng vào ngày bão giật, mưa giông, sấm chớp đùng đoàng, biển động dữ dội. Cha tôi bảo: "Số thằng này sau này vất vả, gian truân lắm đây".

Cha tôi bị đày ra đảo La Réunion vào ngày 20-11-1916, lúc ông mới 17 tuổi. Chia sẻ số phận lưu đày cùng cha tôi có thân phụ Hoàng thân Bửu Lân, tức vua Thành Thái, 37 tuổi, thân mẫu Hoàng Thị Định, hiền thê Mai Thị Vàng, em trai Hoàng thân Vĩnh Chuôn và em gái, công chúa Lương Nhân cùng những người phụ tá. Lúc đặt chân lên đảo từ con tàu Guadiana, chỉ có cha tôi và ông nội mặc âu phục còn tất cả những người khác đều mặc đồ Việt Nam.

Vừa đến đảo, cha tôi bị ốm nặng, phải đi nghỉ ở vùng Hell Bourg một thời gian, trước khi trở lại thành phố Saint Dennis, đảo Réunion. Cha tôi đã phải thay đổi nhà nhiều lần, toàn là nhà đi thuê chứ không có đủ tiền để mua nhà, biệt thự như nhiều vị vua chúa các nước khác cũng bị lưu đày ở đây. Bởi chính phủ Pháp trợ cấp cho ông mỗi tháng một số tiền khá nhỏ nhưng không khi nào ông chịu tự hạ mình phàn nàn hay xin tăng lương. Vì đời sống quá kham khổ, khí hậu ở đảo lại khắc nghiệt, cộng với nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương, bà nội tôi và Hoàng phi Mai Thị Vàng đã xin được hồi hương. Từ bấy, cha tôi sống một mình nơi đất khách quê người. 

Cũng cần nói thêm rằng, tuy cùng bị lưu đày với vua cha Thành Thái ở đảo Reunion nhưng cha tôi không sống cùng ông bởi những bất đồng không giải quyết được trong quan điểm cứu nước. Đó là mâu thuẫn lớn nhất của hai cha con. Thế nhưng không vì thế mà tình cảm của cha tôi dành cho vua cha Thành Thái bị sứt mẻ. Ông luôn dạy chúng tôi phải biết hiếu lễ, ngoan ngoãn với ông nội. Hàng tuần, ông đều dặn mẹ tôi nấu súp mang sang biếu cha.

Mẹ tôi tên là Fernande Aniter, sinh năm 1913 trong một gia đình người Pháp nhưng đã sinh sống lâu đời ở đảo Reunion bằng việc mở một tiệm cơm bình dân chuyên phục vụ cho học sinh và những người có thu nhập thấp. Cha tôi sống độc thân trong một căn nhà nhỏ, vừa học tập trau dồi kiến thức, vừa mở cửa hàng sửa chữa vô tuyến điện để kiếm sống. Ông là người rất ham mê máy móc kỹ thuật, nhất là kỹ thuật truyền tin. Vì vậy, chính quyền đảo La Réunion đã đặt ông thiết lập một hệ thống truyền tin đầu tiên trên đảo thời bấy giờ.

Do khoản thu nhập và trợ cấp eo hẹp nên ông không có điều kiện để thuê người giúp việc. Ông ăn mặc và sinh hoạt giản dị như bao người dân bình thường khác ở đảo. Ông không biết tự nấu nướng. Với thu nhập khiêm nhường của mình, ông thường qua quán cơm tháng của gia đình mẹ tôi ăn cơm rồi dần trở thành khách quen. Từ đó, ông nảy sinh tình cảm với mẹ tôi, khi ấy bà mới tròn 15 tuổi.

Mẹ tôi tuy kém cha tôi 13 tuổi nhưng hai người lại rất tâm đầu ý hợp. Ở đảo Réunion, cha tôi dành rất nhiều thời gian để học luật và các tri thức khác. Ông cũng là người có năng khiếu âm nhạc đặc biệt. Ông chơi violon rất giỏi nên có chân trong ban nhạc đại hòa tấu tại Saint Denis. Không những thế, ông còn viết văn, nuôi ngựa và đua ngựa. Ông đã từng giật giải nhất trong cuộc thi đua ngựa lớn nhất toàn đảo. Ở trường đua ngựa, ông và Hoàng thân Vĩnh Chuôn, tuy người nhỏ con (cao 1m51, nặng 41kg) lại là hai nài kiện tướng, quần chúng thường hoan hô cha tôi ông là "Vua Tàu". Ông học đánh kiếm và đánh rất giỏi. Ông chú trọng về nghệ thuật quân sự. Trong suốt thời kỳ chiến tranh thế giới, ông luôn găm bản đồ trên tường tiệm hàng để theo dõi chiến sự. Nhiều lúc, ông hùng hồn giải thích chiến trận làm lóa mắt cử tọa kính cẩn ngồi nghe.

Say mê văn chương Pháp, ông đọc rất nhiều sách, sáng tác thơ ca. Ông có nhiều bài được đăng trên tờ báo Le Peuple (Dân chúng), Le Progrès (Tiến bộ) với bút danh Georges Dry. Ông cũng thích viết văn xuôi lãng mạn. Trong bài Tiếng nói của vạn vật, ông bắt đầu với những câu: "Tôi thích tiếng thì thầm của cơn gió nhẹ khi nó hát hay khóc trong các cành cây. Tôi thích những lời tâm sự du dương của gió với cây trong rừng, với sóng dưới biển, với sao trên trời. Nhưng hơn nữa, ru ngủ tôi, làm tôi say mê, khoái trá là tiếng gọi của đại dương, lời rên rỉ vạn năng vang lên trong cảnh đêm im lặng như một bài tụng ca vô tận". Rồi ông kết luận: "Tiến lên Thượng đế, đấy là mục đích đời bạn và của mọi đời sống khác. Bạn nên học yêu thương, đấy là bí quyết của hạnh phúc. Bạn nên học đau khổ, đấy là bí quyết của sự thanh lọc, của cuộc tiến lên ánh sáng. Đau khổ là chị em của vui sướng. Hai mặt giữ thăng bằng, bổ sung nhau và tô điểm nhau. Bạn nên học tự biết mình và chế ngự những sức mạnh tiềm tàng và ẩn kín. Từ đấy, bạn khám phá ra bí mật của vũ trụ và những quyền lực đã chi phối. Sự huy hoàng của sự nghiệp thần thánh sẽ tiết lộ ra ngay trong lòng bạn và trong mọi mặt".

Trong bài Variations sur une lyre brisée (Những biến tấu của một cây đàn gẫy vỡ) được Giải nhất văn chương của Viện hàn lâm khoa học và văn chương La Réunion (1924), ông tâm tình: "Ở một vài đầu óc, nếp cũ hoài nghi, thói quen mỉa mai ngay cả chính mình, làm khó mọi chi phối xúc cảm. Trong cuộc phòng vệ có đạo đức, hoài nghi là mang một vỏ sắt, mỉa mai là vận dụng một cái khiên. Nhưng ta không thể luôn được bảo vệ; đến một lúc, khi ta tưởng được an toàn, khi ta lột bỏ áo giáp mà ta đã kiên cường chịu đựng với một nụ cười, đấy là khi ta rất nhạy cảm với một vết châm cũng như với một cái vuốt dù nhỏ nhẹ".

Ông là thành viên Hội khoa học, văn chương và nghệ thuật La Réunion. Bà Hội trưởng Eléonora Revest đánh giá ông là một người có học thức, một nhà diễn thuyết hùng biện. Chính trí tuệ, sự thông minh, hiểu biết của ông đã chinh phục được mẹ tôi, khi ấy là thiếu nữ Fernande Antier nhan sắc nổi tiếng cả phố. Năm 1925, cha tôi có gửi cho Hội đồng hoàng tộc một bức thư kèm đơn ly dị và xin Hội đồng hoàng tộc chứng nhận để bà Mai Thị Vàng đi lấy chồng khác, lúc này bà 27 tuổi. Nhưng bà Vàng một lòng thủ tiết cho đến cuối đời và thường ngâm: "Gìn vàng giữ ngọc cho hay/ Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời".

Bí mật về năm tháng cuối đời của vị vua yêu nước Duy Tân qua lời kể của hoàng tử út - Ảnh 3.

Vua Duy Tân tham gia hoạt động của Mặt trận Bình dân Pháp (Tuổi Trẻ)

(Chỗ này Tuổi Trẻ rất sai vì Mặt Trận Bình Dân Pháp chỉ "sống" có 2 năm (5/1936-4/1938)

trong khi Vua Duy Tân chỉ đến Pháp trong hay sau Thế Chiến 2, 1945)

https://fr.wikipedia.org/wiki/Front_populaire_(France)

Sau khi gửi đơn ly hôn về cho Hoàng phi Mai Thị Vàng được 3 năm, cha tôi kết hôn với mẹ tôi. Đám cưới diễn ra giản dị tại đảo Réunion, với sự góp mặt của người dân trên đảo và cả ông nội tôi, cựu hoàng Thành Thái. Tuy đám cưới đã diễn ra nhưng vì Hoàng phi Mai Thị Vàng không đồng ý ly hôn nên cuộc hôn nhân của cha mẹ tôi vẫn chưa được nhà thờ công giáo ở đảo Réunion công nhận. Chính vì thế mà sau này, bốn anh em chúng tôi đều mang họ mẹ. Phải mãi về sau, khi cha tôi qua đời năm 1946, tòa án ở Réunion mới xem xét lại và đồng ý để chúng tôi chuyển sang họ cha.

Cha mẹ tôi sinh hạ được 8 người con nhưng chỉ nuôi được 4 người. Đó là chị gái lớn, Hoàng nữ Rita Suzy Georgette Vĩnh San (6-8-1929); Hoàng tử Guy Georges Vĩnh San (31-1-1933); Hoàng tử Yves Claude Vĩnh San (8-4-1934) và tôi. Lúc còn nhỏ, anh em chúng tôi rất sợ cô Lương Nhàn bởi cô rất nghiêm khắc. Anh Georges thường hay bị đòn roi của cô. Nhưng cha tôi còn nghiêm khắc hơn. Ngày ngày, cha tôi làm việc ở căn phòng nhỏ tầng 1, nơi ông mở một tiệm sửa chữa máy móc cho cư dân trên đảo, kiếm tiền nuôi vợ con. Tiệm có tên là La Radio Laboratoire Vinh San. Anh em chúng tôi không bao giờ dám bén mảng đến căn phòng đó. Bữa ăn cơm, chúng tôi cũng không dám nói chuyện, cười đùa. Cha tôi rất ít nói. Mỗi lần kể về người, trong tôi vẫn còn lưu dấu một nỗi buồn u uẩn của một con người, một vị vua sa cơ thất thế phải sống kiếp lưu đày.

Cha tôi không có một ưu đãi vật chất nào trong những tháng ngày trên đảo. Nơi ở của ông không có lò sưởi, vòi nước tắm, thậm chí cả bồn rửa mặt. Nhưng ông vẫn vui vẻ sống. Ông ít giao thiệp với người Pháp. Chính quyền hoàn toàn quên bỏ ông. Ông chỉ giao du với một nhóm bạn bè. Ông thích trèo núi, đi câu, không ngần ngại bắt chuyện với những người ngồi câu bản xứ, phần nào cũng giúp khuây khỏa nỗi nhớ thuở: "Chiều chiều trước bến Văn Lâu. Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm". Nghiêm khắc nhưng cha tôi rất yêu thương vợ con, yêu thương một cách kín đáo. Khéo tay, tự ông làm đồ chơi cho chúng tôi như những hình tượng trong truyện "Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn". Vì thế, anh em chúng tôi vẫn gọi ông bằng cái tên thân mật Dede (Bố), biến âm của những danh từ Âu Mỹ Daddy, Papa. Ngoài việc trao đổi sinh hoạt bình thường trong gia đình, ông rất ít khi thổ lộ tâm tư tình cảm, nhất là chuyện đất nước, chính sự với vợ con. Ông không bao giờ nói chuyện về Việt Nam với những người dân trên đảo Réunion và kể cả với vợ mình. Có lẽ bởi do chúng tôi sinh ra vào thời điểm đặc biệt nên cha tôi không tiết lộ danh phận, gốc gác để bảo đảm an toàn cho con cái mình. Song cũng có đôi lần ông thổ lộ với mẹ tôi rằng: Ông lúc nào cũng khao khát thoát khỏi Réunion, thoát khỏi tay người Pháp để trở về Việt Nam, tìm cách cứu nước.

CÁI CHẾT BÍ ẨN CỦA VUA DUY TÂN VÀ CUỘC TRỞ VỀ MUỘN MÀNG CỦA ÔNG VUA YÊU NƯỚC SAU 70 NĂM BỊ LƯU ĐÀY

Ngay từ năm 1927, cha tôi đã tham gia Hội địa phương bảo vệ nhân quyền và quyền công dân, đồng thời có chân trong Hội kín Franc-Maconnerie (Hội Tam Điểm), hội của những người thông thái và bác ái, ở nhiều quốc gia khác nhau muốn hiến thân cho sự vươn lên về phương diện tinh thần và luân lý. Nó khuyến khích thành viên hành động vì sự tiến bộ nhân loại. Trong một thông điệp gửi cho Hội, cha tôi đã viết mở đầu như thế này: "Chúng ta đang trải qua những giờ phút nghiêm trọng. Khắp mọi nơi trên hành tinh, nhiều triệu chứng, có khi ít được nhận thức, chứng tỏ nhân loại đạt đến ngưỡng đòi hỏi phải thay đổi chiều hướng trên con đường phát triển mà chính ngay những triết gia vĩ đại nhất cũng khó lòng miêu tả một cách kiên quyết nếu họ ý thức khả năng sai lầm của chủng loại chúng ta". Rồi ông kết luận: "Hy vọng rồi một ngày, nhờ công tác của các bạn, Hội sẽ chiến thắng những hận thù giữa con người và giữa các nước, đồng thời hợp nhất nhân loại trong một tình huynh đệ trong sáng bằng cách bãi bỏ mãi mãi mọi tương phản giữa các giai cấp và các chủng tộc".

Cha tôi đã công khai nói đến tự do, không ngần ngại đề cao tinh thần dân chủ, giải phóng dân nghèo tại một hòn đảo mà quyền hành nằm gọn trong tay một chính thể quý tộc. Song ông lại ngậm câm về quá khứ của mình, về những ước mong cho tương lai đất nước Việt Nam, về triều đại nhà Nguyễn. 

Chỉ có một lần duy nhất trong đời, ngày 5-6-1936, cha tôi đã viết một lá đơn gửi cho ông Bộ trưởng bộ thuộc địa, kể lại cuộc khởi nghĩa cùng Việt Nam Quang phục Hội vào ngày 3-5-1916 và vai trò bất đắc dĩ của ông với mục đích xin được ân xá. "Tôi đứng trước trường hợp phải chọn giữa hai đường: Hoặc mặc để ám sát người Pháp và rồi dự một cuộc trấn áp đẫm máu hoặc tố cáo những đồng bào của tôi và phạm một cử chỉ hèn hạ. Để thoát ra trường hợp đau xót ấy, tôi chỉ còn một phương cách: Nhận làm chỉ huy cuộc khởi nghĩa". Lá đơn ấy của cha tôi đã không được hồi âm. Suốt những năm tháng ở đảo La Réunion, cha tôi luôn nuôi hy vọng trở về Việt Nam để làm được một điều gì đó cho đất nước. Có ít nhất 4 lần cha tôi được một số người đề nghị cùng trốn khỏi đảo để trở về Việt Nam nhưng cha tôi đều từ chối. Bởi người muốn về một cách công khai, đàng hoàng.

Cha tôi là người cầu tiến, ham học hỏi. Ông là người tiên phong tiếp cận với kỹ thuật vô tuyến điện trên hòn đảo hẻo lánh này và đã tham gia xây dựng đài thu phát truyền tin đầu tiên ở đây. Hiện nay, tại nơi này, vẫn còn lưu dấu ấn của cha tôi bằng việc chính quyền sở tại xây một cây cầu nhỏ mang tên ông và đến năm 1992, thành phố Saint-Denis, nơi cả gia đình tôi trú ngụ ngày xưa (số 67 Sainte-Anne), đã khánh thành đại lộ Duy Tân.

Cha tôi rất say mê chơi thể thao, rèn luyện sức khỏe và học tập không ngừng để mở mang trí tuệ. Nhưng niềm say mê lớn nhất của ông chính là vô tuyến điện. Bởi ngành kỹ thuật này không chỉ giúp cha tôi nuôi sống cả gia đình mà còn là phương tiện duy nhất giúp ông liên lạc được với thế giới bên ngoài. Rất tinh thông trong ngành vô tuyến điện nhờ đã tự học thêm, ông có viết nhiều bài kỹ thuật trong các báo chuyên môn và tiếp xúc với nhiều chuyên viên vô tuyến nghiệp dư các nước khác qua tín hiệu FR8VX. Ngay chính quyền địa phương cũng nhờ ông dựng một đài thu phát cho đảo. Nhờ có máy mạnh, ông đã bắt được những đài quốc tế, từ Delhi, Sài Gòn qua Tokyo, Melbourne, ngay cả những đài bên Mỹ. Nhờ đó mà vào ngày 18-6-1940, cha tôi đã nghe được bản tin hiệu triệu của tướng Charles De Gaulle - người đứng đầu của tổ chức chống Phát xít Đức mang tên Pháp tự do, ở đài BBC trong chương trình "Tiếng nói của nước Pháp". Sự việc nước Pháp bại trận trong chiến tranh thế giới thứ hai, đầu hàng phát xít Đức và sau đó lực lượng kháng chiến Pháp ở hải ngoại do tướng Charles De Gaulle đứng đầu được thành lập ở Anh trở về tái chiếm đất Pháp đã có tác động rất lớn đến tư tưởng, tình cảm của cha tôi. Ông xem Charles De Gaulle là thần tượng, là hình mẫu cho hoạt động cứu nước của mình. Lập tức ông nối liên lạc với nước Pháp tự do và tìm cách chuyển tin cho quân đội Pháp chưa đến đảo. Nhờ ông mà nhóm người kháng chiến ở đảo theo dõi được diễn biến của cuộc thế chiến thứ hai và nhất là những bước tiến của quân Đồng Minh. Ông trở thành linh hồn của nhóm kháng chiến ở đảo. Vụ việc đổ bể, ông bị nhà cầm quyền La Réunion (lúc đó theo Chính phủ Vichy) bắt giam sáu tuần, từ ngày 7-5 đến ngày 19-6-1942.

Sau ngày giải phóng, chính phủ nước Pháp tự do, qua đề nghị của ông Capagorry, Thống đốc mới, không quên công lao của cha tôi, đã tặng thưởng ông Huy chương kháng chiến với phù hiệu. Trong thư cám ơn Tướng De Gaulle, cha tôi viết: "Khi tiếp nhận tôi trong số những người không chấp nhận nước Pháp bị hạ thấp vì thua một trận, ông đã làm vinh dự tôi, khiến tôi gắn bó nhiều hơn nữa, với lời thề phụng sự một Tổ quốc đã cho tôi thừa kế một gia sản tinh thần".

Ngày 28-11-1942, khi chiếc khu trục hạm Léopard dưới quyền của ông thuyền trưởng Richard cập bến Saint-Denis, cha tôi đã tình nguyện nhập ngũ. Ông phó thuyền trưởng Baraquin thấy cha tôi có nhiều kiến thức về vô tuyến điện, nhận ngay ông làm hạ sĩ vô tuyến. Vài ngày sau, khi tàu rời bến, cha tôi đã bận đồ thủy thủ rời đảo La Réunion, chấm dứt 26 năm biệt xứ và mở một trang sử mới cho đời ông.

Ba tháng phục vụ với cấp bậc hạ sĩ vô tuyến, cha tôi bị giải ngũ vì lý do sức khỏe. Sau nhờ thống đốc La Réunion là ông A. Capagory can thiệp, cha tôi gia nhập bộ binh Pháp dưới quyền của tướng Catroux với cấp bậc binh nhì. Một thời gian sau, ông được thăng lên chuẩn úy rồi sang châu Âu. Ngày 5-5-1945, cha tôi được lệnh chuyển về phòng Quân sự của tướng Charles De Gaulle ở Paris. Ngày 20-7-1945, ông được đưa qua phục vụ tại Bộ tham mưu của Sư đoàn 9 Bộ binh Thuộc địa đóng ở Foret Noire, nước Đức. Ngày 29-10-1945, tướng Charles de Gaulle ký một sắc lệnh hợp thức hóa những sự thăng cấp liên tiếp của cha tôi trong Quân đội Pháp: Thiếu úy từ ngày 5-12-1942, Trung úy từ ngày 5-12-1943, Đại úy tháng 12-1944 và Thiếu tá ngày 25- 9-1945.

Việc cha tôi, một ông vua đã từng nổi dậy chống chính quyền thuộc địa Pháp thống trị nước ông, bây giờ lại chạy theo ông tướng lưu vong Charles De Gaulle muốn giải phóng nước Pháp khỏi cuộc chiếm đóng của phát xít Đức khiến nhiều người xem đây là một trường hợp oái ăm, một trong những mâu thuẫn lớn nhất trong đời Hoàng thân Vĩnh San. Bởi "nước Pháp tự do" và nước Pháp thực dân mà ông chống đối đều là một nước Pháp. Nhưng thật ra, cha tôi chỉ tranh đấu giành tự do độc lập cho một quốc gia, một dân tộc, dù là Việt Nam hay Pháp. Tinh thần này ông đã có từ lâu, có thể ngay từ những ngày thụ giáo ông thái phó Eberhardt, tiến sĩ khoa học, ở kinh đô Huế. Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng, cựu hoàng Duy Tân đã bị dùng như một con bài chính trị trong kế hoạch mật tái chiếm Đông Dương của Pháp.

Ngày 14-12-1945, tướng Charles De Gaulle đã tiếp cha tôi. Trong tập "Hồi ký chiến tranh", tướng De Gaulle ghi: "Tôi sẽ tiếp Cựu hoàng (Vĩnh San) và sẽ cùng ông xét xem chúng tôi sẽ làm được những gì? Đó là một nhân vật đầy cương nghị. Mặc dù bị lưu đày ròng rã 30 năm trời, hình ảnh của ông không hề phai mờ trong tâm hồn của dân tộc Việt Nam".

Trong tác phẩm "Histoire du Việt Nam de 1940 à 1952" (Lịch sử Việt Nam 1940-1942), sử gia Philippe De Villers nhận xét: "Bảo Đại đã thoái vị và bị phê bình nghiêm khắc. Nhưng lần này, người được chú ý chính là nhân vật tiền nhiệm, Duy Tân. Bị lưu đày năm lên 16 tuổi, ông đã đầu quân vào Không lực Pháp và tham gia các cuộc chiến đấu ở Pháp và Đức. Ông đã trình bày chính kiến với Chính phủ Pháp và với một trung úy của Quân đoàn I sắp qua Đông Dương là ông Bousquet, cựu chánh văn phòng của Tổng trưởng Abel Bonnard".

Một bạn thân của cha tôi là E.P Thébault kể lại trong bài "Số phận bi thảm của một hoàng đế An Nam: Vĩnh San - Duy Tân" đăng trên Revue France-Asie, năm 1970: "Trở lại Paris ngày 16-12-1945, tôi thấy Ngài mặc một bộ đồ nhà binh rất đẹp, có gắn bốn lon. Bây giờ Ngài trọ ở khách sạn Louvres, trước hý viện Pháp. Ngài nói: "Như vậy là xong rồi, quyết định rồi! Chính phủ Pháp sẽ đặt tôi lại trên ngôi Hoàng đế Việt Nam. Tướng De Gaulle sẽ theo tôi trở về bên đó (Việt Nam) vào những ngày đầu tháng 3-1946". Từ nay tới đó, người ta sẽ chuẩn bị dư luận của Pháp cũng như quốc tế và Đông Dương. Vả lại, cũng còn cần phải dự thảo các bổn thoả ước giữa hai chính phủ nữa".

Trong hồi ký "Bên dòng lịch sử 1940-1965", linh mục Cao Văn Luận ghi lại rằng, mùa đông 1944 và đầu năm 1945, cùng với một số du học sinh Việt và Việt kiều, ông có tiếp xúc ba lần với cha tôi ở Paris. Lần đầu, cha tôi giải thích: "Người Pháp đang cần sự hợp tác của chúng ta để tái chiếm Đông Dương. Họ có thể chấp nhận cho ta thành một quốc gia tự trị trong Liên hiệp Pháp. Điều đó không trái với quyền lợi quốc gia. Dần dà chúng ta đòi thêm quyền hành. Chúng ta biết làm gì hơn trước binh lực hùng hậu của Pháp và hậu thuẫn của đồng minh Tây phương? Chúng ta đã thấy những gương chống Pháp và tôi đây là nạn nhân của một lối chống nóng nảy, vụng về. Rồi đất nước chúng ta phải chịu một cảnh chiến tranh tàn khốc mà kết quả chưa biết là thắng hay bại". 

Lần thứ hai, cha tôi tâm sự: "Riêng về phần tôi, lòng yêu quê hương Việt Nam không cho phép tôi để ngỏ cửa cho một cuộc tranh chấp nội bộ nào. Điều mà tôi mong muốn là tất cả các con dân Việt Nam ý thức được rằng: Họ là một quốc gia và ý thức ấy sẽ thúc đẩy họ dựng lên một nước Việt Nam xứng đáng là quốc gia. Tôi tưởng rằng tôi sẽ làm tròn bổn phận của một công dân Việt Nam khi nào mà tôi làm cho những người nông dân Lạng Sơn, Huế, Cà Mau ý thức được tình huynh đệ của họ. Nghĩa hợp quần ấy được thực hiện dưới bất cứ chế độ nào: Cộng sản, xã hội chủ nghĩa, bảo hoàng hay quân chủ. Điều đó không quan trọng. Điều quan trọng là phải cứu dân tộc Việt Nam khỏi cái họa phân chia".

Suốt đời mình, cha tôi chỉ mong ước duy nhất một điều, đó là được trở về Việt Nam và tìm cách giúp nhân dân Việt Nam thoát khỏi sự thống trị của thực dân Pháp. Năm 1945, Thực dân Pháp đã dự định sử dụng ông như một quân cờ để quay lại tái chiếm Đông Dương. Nhưng sau này, người Pháp nhận ra, sau gần 30 năm lưu đày, cựu hoàng Duy Tân vẫn là người yêu nước, muốn chống Pháp và muốn giành quyền tự quyết cho dân tộc, nên thực dân Pháp đã từ bỏ ý định đưa ông về Việt Nam. Bộ thuộc địa đã phê trong tờ lý lịch cá nhân của cha tôi (được giải mật sau này): "Parait difficile à acheter, extrêmement indépendant...intrigue pour quitter la Réunion et rétablissement trône d'Annam". (Có vẻ khó mua chuộc, rất độc lập, mưu đồ rời khỏi đảo La Réunion để tái lập ngôi báu ở An Nam). Cũng vì lẽ đó mà cha tôi đã không có cơ hội hồi hương như ước mơ của ông suốt những năm tháng bị lưu đày.

Trong những tháng năm phục vụ cho quân đội Pháp, cha tôi vẫn hết lòng quan tâm, lo lắng cho anh em chúng tôi. Ông thường xuyên gửi thư về, dặn dò anh em chúng tôi đủ điều. Trong một bức thư viết cho anh Yves Claude Vĩnh San vào ngày 17-11-1945, ông nói: "Con đừng đi học mà đem về những điểm số yếu kém vì đối với người cha già đang yêu quý con đây thì cái cách duy nhất mà con cần bày tỏ là học cho thật giỏi và ăn ở tốt. Không có ngày nào mà cha không nghĩ đến con. Con nên biết rằng, giờ đây, con là con trai của một vị chỉ huy quân đội Pháp. Con nên sống xứng đáng với tình cảm mà cha mẹ đã dành cho con. Lần sau cha sẽ viết thư dài cho con. Trìu mến hôn con. Dede".

Ngày 24-12-1945, cha tôi lên chiếc phi cơ Lockheed C-60 của Pháp cất cánh từ sân bay Bourget, Paris để trở về La Réunion thăm gia đình trước khi thi hành sứ mạng mới ở Việt Nam. Nhưng trên đường về, chiếc máy bay đã gặp một tai nạn rất khó hiểu, rớt gần làng Bassako, thuộc phân khu M'Baiki, Cộng hòa Trung Phi khiến ông cùng 5 người có mặt trên chuyến bay tử nạn. 

Theo nhiều người, đây có thể là một vụ mưu sát. Bởi việc cha tôi trở lại Việt Nam sẽ gây khó khăn cho Anh trong việc trao trả các thuộc địa. Cũng trong bài "Số phận bi thảm của một hoàng đế An Nam: Vĩnh San - Duy Tân", E.P Thébault viết: "Ngày 17-12-1945, mười hôm trước khi tử nạn, Duy Tân có linh cảm tính mạng ông bị đe dọa. Khi cả hai đi ngang, lần chót, vườn Tuileries, cựu hoàng nắm tay Thébault nói: "Anh bạn già Thébault của tôi ơi! Có cái gì báo với tôi rằng tôi sẽ không trị vì. Anh biết không, nước Anh chống lại việc tôi trở về Việt Nam. Họ đề nghị tặng tôi 30 triệu quan nếu tôi bỏ ý định ấy".

Mãi đến ngày 28-3-1987, hài cốt của cha tôi mới được gia đình đưa từ M'Baiki, Trung Phi về Paris làm lễ cầu siêu tại Viện quốc tế Phật học Vincennes và sau đó đưa về an táng trọng thể tại An Lăng, Huế, cạnh nơi an nghỉ của vua cha Thành Thái, chấm dứt hành trình lưu đày 70 năm ở xứ người của một ông vua yêu nước thất cơ lỡ vận. Lúc đưa hài cốt cha tôi về Huế, Nhà nước rất nhiệt tình giúp đỡ và nhiều vị quan chức cao cấp đã đến nghiêng mình, thắp nhang trước bàn thờ cha tôi. Từ bấy, anh em chúng tôi thường xuyên về Việt Nam để thăm phần mộ vua cha.

Bí mật về năm tháng cuối đời của vị vua yêu nước Duy Tân qua lời kể của hoàng tử út - Ảnh 5.

Vua Duy Tân trong triều phục nhà Nguyễn (Tạp Chí Sông Hương)

Viết về cuộc trở về của cha tôi, nhà thơ Nguyễn Duy đã có những vần thơ giản dị mà thấm thía, da diết:

VIẾNG VUA DUY TÂN

Ước gì về được Sông Hương

Thắp nhang mà lạy nắm xương lưu đày

Thế là đã trở về đây

Một con người ở chân mây cuối trời

Nắm xương lưu lạc xứ người

Tâm hồn thì vẫn ở nơi quê nhà

Ngai vàng vừa cũ vừa xa

Ánh vàng vương miện cũng là hư không

Mặt trời vẫn mọc đằng Đông

Lăng Minh Quân vẫn ở trong lòng người

Bao triều vua phế đi rồi

Người yêu nước chẳng mất ngôi bao giờ…

Trở lại cái chết thảm khốc của cha tôi trong vụ tai nạn máy bay đầy bí ẩn ngày 26-12-1945 trên bầu trời tỉnh Lobaye, thuộc Trung Phi mà nhiều người nghi ngờ cha tôi bị ám sát. Trước đó, hay tin cha tôi lên máy bay trở về đảo La Réunion để đón Giáng sinh và năm mới cùng gia đình, cả nhà tôi náo nức đến mức suốt đêm không ngủ. Mấy anh chị em chúng tôi nóng lòng gặp cha để đón nhận quà giáng sinh. 

Noel năm ấy, mẹ tôi trang hoàng cây thông thật đẹp. Căn nhà sáng trưng bởi nến và những bóng đèn màu. Đêm Noel, cả nhà quây quần chờ cha về nhưng chờ mãi không thấy. Mẹ ra ngó vào trông. Bọn trẻ chúng tôi cũng nhấp nhổm không yên. Hết chạy vào nhà nhìn đồng hồ lại chạy ra đường ngóng cha. Mãi mấy ngày sau, chúng tôi mới nhận được hung tin, máy bay của cha bị nạn và cháy ở Trung Phi. Mẹ tôi khóc ngất lên ngất xuống. Mấy anh em chúng tôi thì ôm chặt lấy nhau gào khóc đến khản giọng. Năm ấy, tôi mới tròn 7 tuổi. Đó là cái Tết Noel sầu thảm nhất trong đời.

Cái chết đột ngột của cha tôi khiến cả gia đình lâm vào cảnh khốn cùng. Bởi từ trước đến nay, cha tôi là người kiếm tiền nuôi cả nhà. Mẹ chỉ lo việc cơm nước, giặt rũ, lau nhà, chăm sóc các con. Nay cha mất chẳng khác chi trụ cột ngôi nhà sụp đổ, cả nhà điêu đứng, tan hoang. 

Tôi vẫn nhớ mẹ tôi lúc đó chỉ nhận được khoản trợ cấp 200 phờ-răng. Số tiền này so với thời giá lúc đó quá ít ỏi, chỉ đủ nuôi sống cả nhà được vài ngày. Vì thế, mẹ tôi vuốt nước mắt, tạ tội với linh hồn cha, bắt cả bốn anh chị em chúng tôi phải nghỉ học. Chị Suzi và anh Claude phải đi làm. Anh Goerhes Vĩnh San đăng lính. Riêng tôi, dù còn nhỏ cũng phải cùng mẹ lao động cực nhọc. Làm việc quần quật suốt ngày đêm mà nghèo vẫn hoàn nghèo. Cái đói vẫn bám riết lấy chúng tôi. Vì thế, năm 1955, mẹ đánh liều, rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, đưa cả nhà qua Madagascar sinh sống. Mười năm sau, gia đình tôi lại làm một cuộc di cư đến nước Pháp và cùng định cư cho đến ngày nay.

Năm tháng cuối đời của vua Duy Tân qua lời kể vị hoàng tử út (Kỳ 2) - Ảnh 1.

Phần mộ vua Duy Tân ở Huế (Tuổi Trẻ)

Lúc ở Madagascar, tôi làm nghề rải đường. Thu nhập ổn định nhưng công việc vô cùng cực nhọc. Được cái sức trai trẻ nên tôi làm miết ngày đêm. Tiền kiếm được bao nhiêu, tôi mang về đưa hết cho mẹ. Vì thế, sinh hoạt gia đình cũng khấm khá hơn. Đến khi chuyển về Pháp, tôi xin làm chân lái xe vận tải trong sân bay Charles-de-Gaulle ở Paris. Thu nhập khá cao, túi tiền rủng rỉnh, lại sống một mình nên tôi bắt đầu tìm đến những chỗ ăn chơi. Gần 30 tuổi đời, tôi mới biết đến quầy bar, vũ trường. Tôi giao du rộng, tính tình xởi lởi nên rất đông bạn bè. Ai cũng quý mến tôi, thích đi chơi với tôi.

Chơi bời được vài năm cũng thấy chán. Ở một mình nhiều lúc cũng thấy trống trải, cô đơn. Năm 1970, 32 tuổi, tôi cưới vợ. Vợ tôi là tiến sĩ hóa, công tác ở Trung tâm hạt nhân nguyên tử Pháp. Cô ấy khá xinh đẹp, thông minh nhưng mắc bệnh trầm cảm, rất dễ bị kích động, nổi nóng. Cứ chớm phật ý một tý là cô ấy nổi xung, quát mắng, gào thét, đập phá. Nhiều lần, nhà tôi ngổn ngang như chiến trường sau mỗi lần nổi xung khủng khiếp. Chịu đựng hết nổi, tôi quyết định ly hôn, kết thúc cuộc hôn nhân địa ngục kéo dài suốt 10 năm. 

Ngẫm lại, tôi thấy, đời mình thật lạ. Cứ sau mỗi chu kỳ 10 năm lại có một bước ngoặt lớn trong đời. Ví như 10 năm sau ngày cha tôi mất, mẹ tôi quyết định rời bỏ quê cha đất tổ La Réunion đến xứ lạ Madagascar mưu sinh những mong thoát cảnh đói nghèo. Ở đó, bán mặt cho đất bán lưng cho trời đúng 10 năm, mẹ tôi và tôi lại quyết định làm cuộc di cư đến Kinh đô ánh sáng tìm vận may. Và rồi, ở chính thủ đô Paris tráng lệ, hào hoa, cuộc hôn nhân kinh hoàng của tôi kéo dài đúng 10 năm thì kết thúc. Tôi chợt nhớ đến ngày sinh đầy giông gió, bão giật, mưa giông, sấm chớp đùng đoàng, biển động dữ dội của mình, nhớ đến lời tiên tri của vua cha Duy Tân: "Số thằng này sau này vất vả, gian truân lắm đây" mà lòng đầy lo âu nặng trĩu. Biết đến bao giờ đời mình mới hết vất vả, gian truân?

10 năm sống trong căng thẳng, sợ hãi và đau khổ nhưng cuộc chia tay lại diễn ra vô cùng nhẹ nhàng, chóng vánh. Tài sản chúng tôi chia đôi. Thời gian, vật lực chăm sóc hai cậu con trai, chúng tôi cũng chia đôi. Cô ấy chăm sóc, đón đưa hai đứa những ngày đầu tuần. Tôi chịu trách nhiệm chăm sóc hai đứa những ngày cuối tuần. 

Và chính những lần đến đón đưa hai cháu ở nhà cô bảo mẫu, tôi đã để ý và phải lòng cô ấy lúc nào không hay. Cô ấy tên là Lebreton Marguerite, kém tôi 3 tuổi, cũng từng đổ vỡ hôn nhân, có 3 con riêng, hai gái, một trai. Cô ấy là người giản dị, hiền lành, phúc hậu, giàu tình thương. Hai đứa con tôi, khi đó, một đứa mới 7 tuổi, một đứa 4 tuổi, được cô ấy chăm sóc, thương yêu như con đẻ. Đã từng đi qua những đổ vỡ nên chúng tôi đến với nhau một cách thận trọng. Sau mấy năm tìm hiểu kỹ lưỡng, thấy rằng đã hiểu sâu sắc về nhau, chúng tôi mới đến tòa thị chính đăng ký kết hôn. Cô ấy là người Pháp nhưng vì hiểu tôi, thương tôi nên đã dành rất nhiều thời gian tìm hiểu về lịch sử Việt, văn hóa Việt. Thấm thoắt đã hơn 40 năm trôi qua. Càng sống, chúng tôi càng hiểu nhau, thương nhau. Hạnh phúc vì thế càng thêm vững bền.

Có điều, tuy sinh ra và lớn lên tại La Réunion, đến làm việc tại Madagascar suốt 10 năm, rồi chuyển sang làm việc ở Pháp cho đến tận lúc nghỉ hưu nhưng trong trái tim tôi, đất nước Việt Nam, quê nhà Việt Nam luôn là 2 tiếng thiêng liêng. Bởi nửa dòng máu Việt vẫn đang chảy trong tôi và tâm hồn Việt vẫn hiển hiện trong tôi, bắt đầu từ những thói quen đời thường, nhất là văn hóa ẩm thực. 

Từ bé, quê hương Việt Nam đã rất thân quen với tôi qua những món ăn dân dã của Việt Nam do mẹ nấu. Sau này, trưởng thành, đi nhiều nơi, tôi đều tự nấu cho mình các món ăn Việt. Tôi nấu rất ngon. Và chính tình yêu Việt Nam ấy đã lan truyền sang người bạn đời của tôi. Từ sự ngượng nghịu khi lần đầu tiên cầm đôi đũa, đến nay, không những bà Lebreton Marguerite đã quen với món ăn Việt mà còn có thể nấu khá ngon các món ăn Việt Nam. Bữa ăn thường ngày của chúng tôi đều là các món ăn Việt. Cũng chính từ tình yêu ấy mà bà Lebreton Marguerite đã nguyện cùng tôi trở về sống trọn đời ở Việt Nam.

Nhà báo Hoàng Anh Sướng: Điều gì đã khiến ông quyết định trở về Việt Nam sống trọn đời?

Hoàng tử Vĩnh San Joseph: Chim có tổ, người có tông. Như cây có cội, như sông có nguồn. Năm 1987, sau khi đưa di hài của cha tôi, vua Duy Tân về an táng trọng thể tại An Lăng, Huế, chấm dứt hành trình lưu đày 70 năm ở xứ người của một ông vua yêu nước thất cơ lỡ vận, tôi về Việt Nam thường xuyên hơn. 

Những chuyến về Việt Nam ban đầu mang ý nghĩa hành hương bái yết tổ tiên, ra mắt bà con dòng họ, dần dà đã trở thành thông lệ thường xuyên, thành thói quen, thành niềm vui lẽ sống của tôi, một người con sống xa quê hương. Tôi đã nhiều lần trở về Việt Nam để tìm lại gia phả, gốc gác, cội nguồn. Từ trong sâu thẳm, tôi luôn nghĩ mình là một người con của quê cha đất tổ tìm về cội nguồn vì cha tôi là một người Việt Nam yêu nước. Năm 2005, sau khi nghỉ hưu, vợ chồng tôi đã quyết định ở lại Việt Nam để an dưỡng tuổi già. Và thành phố biển Nha Trang xinh đẹp là nơi mà chúng tôi dự định gắn bó đến cuối đời.

Năm tháng cuối đời của vua Duy Tân qua lời kể vị hoàng tử út (Kỳ 2) - Ảnh 3.

An Lăng - lăng mộ của các vua Dục Đức, Thành Thái, Duy Tân (Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế)

Nhà báo Hoàng Anh Sướng: Tại sao ông lại chọn thành phố Nha Trang?

Hoàng tử Vĩnh San Joseph: Tôi thấy cuộc sống ở Nha Trang rất dễ chịu, thoải mái. Phong cảnh nơi đây thật hữu tình. Khí hậu điều hòa, không ẩm ướt hay quá nhiều mưa, môi trường trong lành, con người tốt bụng, hiền lành, mộc mạc. Hồi mới về đây, vợ chồng tôi thuê một căn hộ trong một con hẻm nhỏ trên đường Lê Hồng Phong, rồi chuyển đến đường Bắc Sơn ở khu vực Hòn Chồng, và nay là trên đường Nguyễn Phong Sắc, thuộc khu dân cư mới mở phía nam đèo Rù Rì cách trung tâm thành phố 8 km về phía Bắc. Nơi ở mới thật yên tĩnh và trong lành, kín đáo mà lại rất thoáng đãng, tràn ngập nắng gió. Trước cổng nhà, tôi đóng tấm bảng nhỏ trên tường ghi rõ "Mr & Mrs Vĩnh San Joseph". Ở thành phố này, việc người nước ngoài đến sinh sống đã trở nên quá đỗi quen thuộc nên những người hàng xóm rất thân thiện, gặp chúng tôi là chào ông, chào bà. Có điều, họ không hề biết tôi xuất thân từ hoàng tộc.

Nhà báo Hoàng Anh Sướng: Chắc hẳn ông bà rất hài lòng với cuộc sống ở đây?

Hoàng tử Vĩnh San Joseph: Chúng tôi rất hài lòng. Cuộc sống thực sự thư thái và an nhàn nơi phố biển. Hai con trai của tôi giờ đều đã trưởng thành nên bây giờ là lúc chúng tôi tận hưởng cuộc sống. Sáng sớm và chiều tối, chúng tôi tay trong tay, an nhàn tản bộ, ngắm hoàng hôn buông dần trên mặt biển, cảm nhận nhịp sống bình yên, êm ả pha lẫn một chút sôi động của phố biển. Thỉnh thoảng, tôi chở bà ấy đi chơi, đi mua sắm bằng xe máy hay tạt vào một vỉa hè nào đấy ăn uống đúng kiểu bình dân. Nếu không, hai vợ chồng ở nhà đọc sách, xem ti vi hoặc cùng lên mạng internet xem báo, viết thư điện tử.

Nhà báo Hoàng Anh Sướng: Bà Lebreton Marguerite tự đi chợ hằng ngày sao?

Hoàng tử Vĩnh San Joseph: Ồ không! Bà ấy chỉ thỉnh thoảng thôi. Tôi mới thường xuyên. Vì bà ấy vẫn chưa quen cách tính tiền Việt, đi chợ cứ nhầm lẫn. Vả lại ngôn ngữ ta phong phú quá. Ví dụ món hàng giá 25.000 đồng thì chỗ này nói hai nhăm, chỗ kia nói hai mươi lăm, chẳng biết đường nào mà lần. Bà nhà tôi nấu ăn rất ngon, nhất là các món Việt.

Nhà báo Hoàng Anh Sướng: Sau hơn 40 năm chung sống, tôi vẫn thấy tình yêu thương ông bà dành cho nhau thật nồng ấm. Mỗi khi nhắc đến ông, bà Lebreton Marguerite thường nói: "Je suis très fier". (Tôi rất tự hào). Bà không ngừng lặp lại điều đó và niềm hạnh phúc vẫn còn ngời ngời trong ánh mắt mỗi khi hướng về phía ông. Ông có bí quyết gì để giữ gìn, nuôi dưỡng hạnh phúc?

Năm tháng cuối đời của vua Duy Tân qua lời kể vị hoàng tử út (Kỳ 2) - Ảnh 4.

Hoàng tử Vĩnh San Joseph (Tuổi Trẻ & Đời Sống)

Hoàng tử Vĩnh San Joseph: Tôi thật may mắn khi lấy được một người vợ hiểu mình, thương mình hết mực. Anh có tin không? Suốt hơn 40 năm qua, sáng nào bà ấy cũng đích tay pha cà phê, nấu đồ ăn sáng rồi bưng vào tận giường cho tôi. Bà ấy làm một cách tự nguyện và hạnh phúc. Anh hỏi tôi có bí quyết gì ư? Không. Tôi chẳng có bí quyết gì ghê gớm. Tôi nghĩ, điều quan trọng nhất để duy trì hạnh phúc là hai người phải hiểu nhau để rồi cảm thông, độ lượng, bao dung trước những thói hư, tật xấu của nhau. Nếu không hiểu nhau, cảm thông cho nhau, không thể yêu thương nhau dài lâu được. Vì trong mỗi chúng ta, ai chẳng có điều hay, điều dở. Nếu không hiểu nhau, chấp nhận những cái hay cái dở của nhau thì cuộc sống chỉ toàn là hờn giận, trách móc.

Tôi vẫn thường nói với bà ấy là tình yêu cũng giống như cái cây, cần phải chăm sóc, tưới mát nó hàng ngày. Nguồn nước tưới tẩm tốt nhất đó chính là sự quan tâm, săn sóc, là ái ngữ, là những lời nói yêu thương. Hơn 40 năm chung sống với nhau, điều đầu tiên vợ chồng tôi làm mỗi sáng thức dậy là trao nhau một nụ hôn và lời nói: "Anh yêu em". "Em yêu anh". Có những chiều ngồi ôm nhau trên bờ cát trắng ngắm hoàng hôn, tôi nhìn sâu vào mắt bà ấy rồi bảo: "Em thấy không. Cảnh sắc nơi đây đẹp như chốn thiên đường. Và thiên đường ấy chỉ có mỗi hai ta, anh và em. Cảm ơn cuộc đời đã sinh ra em. Cảm ơn thượng đế đã mang em đến cho anh". Tôi thấy, nhiều khi, những lời nói yêu thương trân thành ấy lại khiến cho bà ấy xúc động nhất, hạnh phúc nhất, hơn bất cứ món quà vật chất nào. Nó nuôi dưỡng tình yêu của chúng tôi nhiều lắm. Cho nên, theo tôi, muốn có hạnh phúc xin đừng tiết kiệm lời nói yêu thương.

Nhà báo Hoàng Anh Sướng: Sống với nhau hơn 40 năm, ông bà có giận dỗi nhau bao giờ không?

Hoàng tử Vĩnh San Joseph: Có chứ. Đến cái bát cái đũa đặt cạnh nhau còn có lúc va chạm, sứt mẻ nữa là. Điều quan trọng là phải nhận ra lỗi lầm của mình và bày tỏ lời xin lỗi với đối phương.

Nhà báo Hoàng Anh Sướng: Xác định gắn bó đến cuối đời ở Nha Trang, sao ông bà không mua nhà mà phải đi thuê mãi như thế này?

Hoàng tử Vĩnh San Joseph: Đồng lương hưu của một công chức chỉ đủ giúp cho chúng tôi thuê một căn nhà nhỏ và sống bình dị thế này thôi.

Nhà báo Hoàng Anh Sướng: Ông có bao giờ buồn vì mình là dòng dõi hoàng tộc mà cuộc sống lại giản dị, khiêm nhường thế này không?

Năm tháng cuối đời của vua Duy Tân qua lời kể vị hoàng tử út (Kỳ 2) - Ảnh 5.

Công trình mang tên vua Duy Tân trên đảo Réunion (Khám phá Huế)

Hoàng tử Vĩnh San Joseph: Không! Không bao giờ! Hồi nhỏ, khi còn sống ở đảo La Réunion, bọn học cùng lớp thấy tôi nghèo đói, rách rưới đã hỏi: "Ê! Sao mày là hoàng tử, con ông vua Tàu mà lại nghèo thế?". Tôi cười bảo: "Thì tao sinh ra đã thế. Biết làm sao?". Sau này, lớn lên, lúc làm ở sân bay Charles-de-Gaulle, tiền kiếm rủng rỉnh, tôi lao vào ăn chơi. Bạn bè đông không biết bao nhiêu mà kể. Ai cũng muốn chơi với tôi, kết thân với tôi. Nhưng sau này, khi có gia đình, không còn nhiều tiền mời bạn bè ăn chơi nữa, họ xa lánh tôi. Bẵng đi một thời gian, chẳng còn thấy mặt mũi ai nữa. Khi ấy, tôi chợt hiểu, vì sao các cụ ngày xưa lại gọi đồng tiền là tiền bạc. Tiền quan trọng thật đấy nhưng nhiều khi nó cũng bạc lắm. Nhiều khi nó khiến mắt ta nhòe mờ, không nhìn rõ được chân tướng của sự việc, sự vật.

Tôi thấy nhiều người không dư dả về tiền bạc, ra ngoài cứ rúm ró, tự ti. Tôi thì không. Với tôi, hạnh phúc nằm chính trong sự giản đơn. Càng đơn giản bao nhiêu, càng dễ có nhiều hạnh phúc bấy nhiêu. Hạnh phúc không nằm trong tiền bạc. Hạnh phúc nằm ở trong tâm. Tâm mình an, tâm mình lạc thì khi ấy, mình đích thực là người có hạnh phúc.

Nhà báo Hoàng Anh Sướng: Ông có điều gì tiếc nuối không?

Hoàng tử Vĩnh San Joseph: Chúng tôi đã già rồi nên chẳng mong muốn gì cho riêng mình. Điều tiếc nuối duy nhất là tôi không biết tiếng Việt. Nếu biết tiếng Việt, tôi đã có thể dạy tiếng Pháp cho trẻ em nghèo ở Nha Trang. Sống ở đây một thời gian, tôi cứ giật mình tự hỏi: vì sao ngày càng có nhiều bạn trẻ thờ ơ với lịch sử nước nhà đến vậy. Nguy hiểm quá.

Tôi luôn nghĩ mình là một người con của quê cha đất tổ tìm về cội nguồn vì cha tôi là một người Việt Nam yêu nước. Từ tận đáy lòng, tôi mong được mọi người nhìn nhận như một người Việt hơn là một Việt kiều. Năm 1988, trong chuyến viếng thăm quê chồng, mẹ tôi - bà Fernande Antier - đã ước ao sớm khôi phục lại những con đường mang tên Duy Tân ở Việt Nam. Tạ thế vào năm 2005, có lẽ giờ này ở suối vàng mẹ tôi cũng mãn nguyện phần nào khi đã xuất hiện những con đường mang tên ông ở một số địa phương.

ST từ net

Con trẻ và ảnh hưởng từ gia đình

TRẺ KHÔNG CÓ LÒNG BIẾT ƠN, SAU NÀY SẼ THÀNH NGƯỜI RẤT ĐÁNG SỢ

Văn hóa truyền thống rất coi trọng việc giáo dục trong gia đình và nề nếp gia phong. Trong lịch sử, nhiều danh môn vọng tộc sở dĩ có thể bồi dưỡng ra vô số những nhân vật lẫy lừng, không thể không nhắc đến giáo dục gia đình mà nền tảng chính là lòng biết ơn.

Tuy nhiên, trẻ em ngày nay thường chiếm vị trí “chức cao vọng trọng” trong gia đình. Cả nhà xoay quanh một đứa trẻ, thời thời khắc khắc chúng đóng vai diễn được yêu thương, chiều chuộng, muốn gì được nấy. Lâu dần về sau, rất nhiều trẻ sẽ cho rằng những thứ chúng có được từ gia đình là hiển nhiên, từ đó chỉ biết yêu cầu, nhận lấy mà không biết hồi báo, càng không biết quan tâm và cảm kích người khác.

Là cha mẹ, ai cũng mong muốn những gì tốt nhất cho con mình. Tuy nhiên, cái tốt nhất đó không nên thiên về hướng vật chất, tức là đáp ứng tất cả những gì chúng muốn, mà nên cho trẻ được hưởng thụ một nền giáo dục chất lượng cao và bồi dưỡng chúng thành những người có phẩm chất ưu tú. Trong đó, giáo dục trẻ lòng biết ơn là nền tảng rất quan trọng.

Có một câu chuyện như thế này. Một người đàn ông Hoa kiều rất giàu có, sau khi về nước đã ủng hộ tiền cho những học sinh vùng khó khăn. Dưới sự giúp đỡ của các bên liên quan, cuối cùng ông cũng tìm được cách thức liên hệ với một vài đứa trẻ có nhu cầu cần được giúp đỡ. Ông gửi cho mỗi em một quyển sách và vài chiếc bút trên đó ghi rõ thông tin điện thoại, địa chỉ và email liên hệ của mình.

Nhiều người không hiểu vì sao chỉ tặng có một vài thứ ít ỏi mà ông cũng cần để lại thông tin liên hệ.

Người đàn ông kia trước sự hoài nghi của mọi người tỏ ra không quan tâm, trái lại, ông như đang chờ đợi một điều gì đó. Ông luôn giữ điện thoại bên mình, mỗi ngày kiểm tra hòm thư hoặc kiểm tra thư điện tử mấy lần.

Một hôm, cuối cùng ông cũng nhận được một tấm thiệp chúc mừng của một cậu bé được giúp đỡ gửi cho. Cậu này cũng là đứa trẻ duy nhất liên lạc với ông. Ông rất vui mừng, hôm đó bắt đầu khai mở học bổng và gửi cho cậu bé kia khoản tiền hỗ trợ đầu tiên và không hỗ trợ những đứa trẻ không hồi đáp.

Lúc này, mọi người mới hiểu, thì ra ông dùng cách này để đặc biệt giải thích cho đạo lý: ‘Người không biết cảm ơn thì không đáng nhận được giúp đỡ’.

Việc giáo dục trẻ biết cảm ơn và tôn trọng người khác là chuyện rất quan trọng. Nếu cha mẹ chỉ biết nuông chiều mà không dạy trẻ biết hồi báo, thì cho dù có bước ra ngoài xã hội, trẻ cũng sẽ gặp nhiều trắc trở, thậm chí coi Trời bằng vung. Đối tượng mà trẻ cần biết ơn không chỉ có cha mẹ, mà còn là những ai từng giúp đỡ chúng.

Câu chuyện vài năm trước của cậu sinh viên Uông Giai Tinh người Trung Quốc là một ví dụ điển hình về hậu quả của việc không giáo dục trẻ lòng biết ơn.

Uông Giai Tinh du học ở Nhật bản 5 năm, trước giờ chưa từng đi làm, học phí và phí sinh hoạt mỗi tháng đều do một tay người mẹ vất vả chu cấp. Đến khi mẹ cậu không thể kiếm được tiền gửi nữa và cậu phải về nước, ngay khi vừa ra khỏi sân bay, cảnh tượng cậu bạo lực với mẹ khiến ai cũng rùng mình.

Thanh niên 25 tuổi vốn dĩ cần tự lập, dựa vào tiền làm thêm để trang trải cuộc sống. Nhưng Uông Giai Tinh lại thản nhiên hưởng thụ số tiền mà người mẹ vất vả chu cấp hàng tháng. Khi người mẹ kia không thể kiếm được tiền gửi nữa thì cậu ta không màng đến tình mẫu tử, trong tâm tràn đầy oán hận mà ra tay tàn ác với chính người sinh ra mình.

Câu chuyện trên đã thức tỉnh rất nhiều bậc cha mẹ: Những đứa trẻ không biết cảm ơn sau này sẽ còn đáng sợ hơn cả sói dữ. Vì vậy, giáo dục trẻ sống có trách nhiệm và biết cảm ơn thực sự rất quan trọng.

Những gia đình kiểu này, do khi trẻ còn nhỏ đã luôn thuận theo ý của chúng mà không có bất kỳ ước thúc nào. Mặc dù vậy, trong mắt trẻ thì những bậc cha mẹ kiểu như vậy lại hoàn toàn không có uy tín, vì vậy đương nhiên giáo dục cũng sẽ không hiệu quả.

Những đứa trẻ này đưa ra những đòi hỏi vô tận trước những nỗ lực của cha mẹ chúng. Khi những yêu cầu nhỏ không đạt thoả mãn sẽ càng không hài lòng. Còn có những sinh viên chỉ trong mấy năm đại học đã tiêu tốn của gia đình không biết bao nhiêu tiền, trong khi cha mẹ tiết kiệm ăn không dám ăn, dùng không dám dùng, thậm chí chẳng ngần ngại đi vay nợ để nuôi con.

Còn những bạn trẻ này lại đem số tiền đó đi mua những món đồ trang sức, quần áo, giày dép hàng hiệu, điện thoại, máy tính đắt tiền để khoe mẽ, thậm chí thuê những căn chung cư đắt tiền, ăn nhà hàng, tiêu tiền một cách không thương xót và xem đó là điều đương nhiên. Mặc dù có những người đã đi làm rồi nhưng vẫn có tâm lý dựa dẫm vào cha mẹ để sống.

Kỳ thực, nếu không cho trẻ thử nhịn đói, chúng sẽ không biết giá trị của đồ ăn. Không để trẻ thử chịu lạnh, chúng sẽ không biết ấm áp đáng quý nhường nào. Không để trẻ nếm trải thất bại, chúng sẽ không thể hiểu được gian nan của thành công.

Cha mẹ yêu thương con cái quá mức trên thực tế chính là lấy đi cơ hội trải nghiệm những kinh nghiệm phụ diện trong cuộc sống của chúng.

Một đứa trẻ biết ơn, chúng cũng biết cảm kích khi người khác làm giúp chúng và sẽ trân quý tất cả những gì mình có được. Vì vậy, chúng sẽ luôn cảm thấy đầy đủ, hài lòng, tất cả trước mắt đều là vui vẻ, hạnh phúc.

Nếu bạn không muốn trẻ bị đào tạo thành một con “sói kiêu ngạo”, thì tuyệt đối không nên thay trẻ làm quá nhiều thứ, không nên để trẻ nhận quá nhiều mà không biết cảm ơn. Hơn nữa chúng ta cũng cần dạy cho chúng hiểu được tầm quan trọng của lòng biết ơn.

Trong cuộc sống hằng ngày, cha mẹ nên tạo điều kiện dạy bảo trẻ học cách cảm ơn, từ cảm ơn cha mẹ đến những ai giúp đỡ chúng. Thông qua những việc nhỏ này, những cảm xúc nhỏ sẽ khiến trẻ thành thục hơn với câu nói ‘cảm ơn’, cuối cùng sẽ học được cách biểu thị lòng biết ơn của mình đối với người khác.

Lòng biết ơn chính là chất dinh dưỡng của sự trưởng thành về tâm hồn. Khi trẻ cảm nhận được những hành động tử tế từ người khác, chúng sẽ biết rằng ngày sau mình cũng nên làm như vậy, cũng nên yêu thương và giúp đỡ người khác.

Nguồn: KanZhongGuo – Ngọc Trân biên dịch

Tuesday, March 29, 2022

Hà Nội của tôi

 Thưa các bạn trang ảnh HN xưa. Tôi rât hạnh phúc khi được thưởng thức những bức ảnh của các bạn post lên. Tôi ko có điều kiện sưu tập ảnh như các bạn. Hôm nay tôi xin phép được chia sẻ với các bạn tình cảm của tôi, một người con của HN. Rất mong các ad thông cảm cho đăng để góp vui cùng các bạn với những kỷ niệm xưa về Hà Nội.

Tôi xin trân trọng cảm ơn.

HÀ NỘI TUỔI THƠ TÔI

Hà nội của tôi phố cũ vẫn gầy

Vẫn những hàng cây đợi ai trong nắng

Vang đâu đó

Tiếng rao quà ngõ vắng

Cho âm thanh ngày rơi …

Hà nội trong tôi

Ôm sắc trời thu xanh cao 

Nơi Tháp bút , đài nghiên chào đón

Mặt hồ 

Có bóng gươm thiêng chìm lắng 

Liễu rủ nỗi chờ 

Thê húc đợi trong thơ …

Tuổi học trò theo gió sông Hồng mơ 

Gửi cánh diều thả bao khát vọng

Hoài theo mãi một màu lam xa ngái

Để nặng lòng

Trăn trở nỗi phù sa …

Tôi sinh ra và lớn lên ở Hà nội . Hiện nay , cuộc sống của tôi lại gắn bó với thành phố Hồ Chí Minh . Cho dù cuộc sống giữa chốn phồn hoa này sôi động , đầy bộn bề nhưng thẳm sâu trong tôi vẫn lưu giữ một nguồn tình cảm thiêng liêng - nguồn hoài niệm da diết về Hà nội. Với tình cảm một người con của Hà nội thân thương đang ở xa Hà nội , qua trang viết này tôi xin được chia sẻ những kỷ niệm của tôi về Hà nội – nơi có khung trời ký ức riêng ,lưu giữ “ một thời thơ thiếu nhỏ “ của tôi với tất cả các bạn là người Hà nội và với tất cả các bạn ở khắp nơi có tình yêu hướng về Hà nội.

Hà nội ký ức tuổi thơ tôi là những ngày rong chơi cùng lũ trẻ trong Khối ( tương tự như Cụm bây giờ ) . Đó là những buổi trưa hè chốn ngủ rủ nhau đi theo lũ đàn anh câu cá cờ ( có nơi gọi là cá săn sắt ) , Đó là những hôm lang thang đi kiếm nút chai bia ( hình như bia Trúc Bạch thì phải ) và những nút chai xi – rô ở những cừa hàng bán nước giải khát về gõ phẳng ra làm “ xèng “ , cùng với đồng “ cái chì “ chơi đánh đáo mà chúng tôi thường gọi là “ chơi xèng “ . Tôi còn hình dung được mùi cháy khét của mặt đường nhựa giữa trưa hè chang chang đổ nắng . Lũ trẻ con chúng tôi mang những cọc “ xèng “ ra đường ray tàu điện rải lên chờ tàu điện chạy qua để bánh tàu nghiến thành những đồng “ xèng “ phẳng lì , trông rất đẹp . Tôi rất ham đánh “xèng “ và chơi cũng rất “ mả “ , thường thắng được nhiều “xèng “ và bán cho lũ bị thua cứ 5 xu là 30 đồng “xèng “ . 5 xu ngày ấy rất giá trị vì chỉ có 2 xu là mua được một phích nước đun sôi ở cửa hàng phục vụ thôi ! Rồi những cuộc chơi bi “ hầm “ . Bị hầm om lâu đến giờ ăn cơm mà vẫn chưa được tha cho về nhà . Cay cú lắm nhưng mà rất vui . Chúng tôi còn nhiều trò chơi với nhau vào thời đó như : “ Trồng nụ trồng hoa “ , “ Thả đỉa ba ba “ , “ Rồng rắn lên mây “ , “ Chi chi chành chành “ … với những bài đồng dao ngộ nghĩnh , chẳng biết có tự thuở nào . Ngày nay , chẳng hiểu sao lũ trẻ lại tự nhiên quên đi và hầu như không còn chơi nữa .

Tuổi thơ êm đềm của lứa tuổi chúng tôi cùng Hà nội chẳng kéo dài được lâu . Cuộc chiến leo thang phá hoại bằng không quân của Mỹ đã khiến những lũ trẻ chúng tôi phải rời xa Hà nội đi sơ tán . Những chiều buồn nơi thôn quê tôi nhớ nhà , nhớ Hà nội của tôi ghê lắm . Trong trại trẻ chúng tôi đã có đứa trốn trại bỏ về Hà nội bị các cô , chú tìm lại đánh phạt đòn đến tím mông trước toàn trại để làm gương và răn đe . Chúng tôi biết Hà nội là trung tâm oanh tạc của máy bay Mỹ . Lo cho gia đình và Hà nội , đêm đêm chỉ biết mang nỗi nhớ nhìn về phía có ánh đèn vàng – nơi đó là Hà nội của tôi .

Rồi Mỹ cũng chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc ( hình như cuối năm 1968 ) , chúng tôi trở về Hà nội . Hà nội tuổi thơ tôi thời gian này là những năm tháng của tuổi học trò với những bước chân tôi hàng ngày đi học dọc theo con phố Ngô Quyền , một con phố có nhiều cây me , cây sấu cổ thụ và nhiều khu nhà biệt thự có sân rải sỏi trong vườn với những ô cửa màu xanh lúc nào cũng đóng im ỉm như nuôi giấu những bí mật , để tuổi thơ tôi cứ phải thả trí tưởng tượng tò mò mà chẳng bao giờ được biết . Còn nhớ , có lần đi học về chúng tôi cùng nhau cởi dép cao su để ném me và một chiếc dép của tôi đã vụt qua bức tường bay vào … thăm khu nhà biệt thự . Thế là chiều hôm ấy , còn một mình tôi cứ phải ngồi chờ , chờ mãi đến xẩm tối mới có một chiếc ô tô con vào biệt thự . Thu hết can đảm cho đỡ run , tôi mới dám gọi bà lão vừa ra mở cổng cho tôi vào lấy chiếc dép . Bà lão nhìn tôi như móc thịt , rồi cũng lấy cho tôi chiếc dép và không quên tặng tôi mấy cái cốc đầu đau điếng , kèm theo lời đe doạ lần sau sẽ tịch thu chứ không cho vào lấy lại . 

Phố Ngô Quyền còn là nơi toạ lạc của toà nhà Bắc Bộ Phủ ( nay là Nhà Khách Chính Phủ ) , phía đối diện với vườn hoa Con Cóc . Tôi còn nhớ ở hàng rào sắt bên ngoài nơi gần cổng chính toà nhà này có rất nhiều vết đạn. Còn có cả một viên đạn đồng vẫn găm vào một thanh sắt . Những lần đi học qua , tôi vẫn thích … sờ vào viên đạn ấy .

Có lẽ , sẽ có nhiều người Hà nội như tôi vẫn còn nuối tiếc về khu nhà Bách Hoá Tổng Hợp Hà nội . Cứ mỗi lần có dịp đi qua phố Hàng Bài , Tràng Tiền là tôi lại ngậm ngùi nhớ về khu nhà Bách hoá to nhất của Hà nội thời “ Bao cấp “ ấy . Tôi nhớ , có lần vào những ngày giáp tết , lũ trẻ học sinh chúng tôi rủ nhau vào chơi trong Tổng Hợp để … đốt pháo .Chúng tôi chia nhau mỗi đứa mấy quả pháo tép ( loại pháo thân bé như quê hương nhưng nổ rất đanh ) rồi tản ra thi nhau đốt và chạy thục mạng vì có đứa hô : “ Bảo vệ đuổi “ . Đến giờ , tôi cũng vẫn còn nhớ tiếng pháo đốt ngày ấy , tuy là pháo tép nhưng nổ trong nhà Tổng Hợp nó khác – to và đanh hơn rất nhiều. 

Tổng hợp ngày ấy nhộn nhịp lắm. Khách hàng là những anh bộ đội vai còn đeo ba lô , là các bác các anh chị công nhân trong bộ bảo hộ lao động , là những người dân Hà nội và những người dân tỉnh lẻ đi mua sắm và tranh thủ … ngắm hàng . Từ tầng 1 lên tầng 2 , nơi nào có những mặt hàng hiếm đang bán là có cảnh chen chúc , rồng rắn xếp hàng để mua . Đã nhiều lần tôi được mẹ và chị gái cho cùng đi mua sắm ở Tổng Hợp. Tôi được thoả sức ngắm nghía cơ man nào là hàng hoá đủ các loại . Được ngắm các cô nhân viên bán hàng .Cô nào cũng ăn mặc đẹp , da mặt và tay cứ … trắng muốt !

Nhiều người , kể cả những người ở Hà nội vẫn quen gọi những phố trong khu phố cổ là phố Tàu . Thực ra , người Tàu ở đây không nhiều . Đa phần ở những phố này là những người tỉnh lẻ mang nghề thủ công truyền thống quê nhà lên Hà nội định cư sinh sống lâu đời , tập chung theo từng dòng họ . Câu “ Hà nội 36 phố phường “ chỉ cho ta thấy sự quần tụ của nhiều đại diện làng nghề thủ công xưa tập trung nơi đất Kinh kỳ đô hội này . Những cửa hàng buôn bán ở khu phố cổ rất thấp , thường không cao quá hai tầng . Tôi còn nhớ thời “ Bao cấp “ , cứ vào khoảng 9 đến 10 giờ tối là hầu như các nhà hàng phố đã đóng kín hết cửa rồi . Điểm đặc trưng của những khoang cửa ở khu phố cổ là cửa được ghép bằng những tấm gỗ đánh số , có hèm âm dương . Tôi vẫn nhớ hình ảnh những bà cụ ngồi bán hàng , đầu vấn khăn nhung the , tay nghiền cối trầu , mắt rất lanh lợi đon đả chào mời khách hàng . Những năm tháng đổi mới sau này , hầu như những tấm cửa gỗ hèm âm dương này đã được thay thế bằng những cánh cửa sắt kéo , cửa cuốn cho tiện dụng . Nhưng với tôi , những cánh cửa sắt kia đã xoá đi một hình ảnh đặc trưng rất rõ nét cho bộ mặt của một cửa hàng khu phố cổ - những tấm cửa gỗ hèm âm dương !

Chúng tôi lớn lên trưởng thành cùng Hà nội khi chế độ bao cấp làm chủ đạo trong nền kinh tế đất nước . Tuổi trẻ của chúng tôi ôm nhiều hoài bão cho lý tường vào đời . Trong những năm tháng tôi đi học xa Hà nội , lần nào trở về tôi cũng mang trong mình nỗi khát khao sớm được nhìn thấy phố . Từ xa , khi nhìn thấy cầu Long Biên là tôi đã thấy tim mình đập rộn rồi ; lên đến trên cầu lại nhìn về Hà nội tiếp , cứ hướng theo nóc toà nhà Bác Cổ và sau này là hộp đèn đồng hồ Bưu điện Bờ hồ là thấy mình đang càng về rất gần Hà nội . 

Rồi những “ trai thanh , gái lịch “ Hà nội chúng tôi đã biết yêu Hà nội không chỉ là những con phố nhỏ lưu dấu những kỷ niệm tuổi thơ . Chúng tôi yêu Hà nội theo những vòng xe đèo nhau lên Hồ tây ăn bánh tôm , ăn ốc nóng . Hồ tây rất rộng và chúng tôi “ khai thác “được nhiều chỗ để bơi lội , trò chuyện . Những đêm trăng thanh gió mát , dạo xe trên đường Cổ Ngư , ngồi trên bãi cỏ ngắm các đôi tình nhân , ngắm mặt hồ ảo huyền trong đêm rất thú vị .Cũng từ khi tôi biết đến những vùng ngoại ô , tôi mới cảm nhận Hà nội của mình thật đẹp .

Còn rất nhiều những kỷ niệm về Hồ tây trong tôi . Đặc biệt nhất là những dấu ấn của tình cảm lứa đôi mà cứ mỗi độ thu về , trong tôi lại không khỏi bâng khuâng , man mác khi nhớ về Hà nội .Tôi có ghi lại những cảm xúc đó trong ca khúc THU VÀNG - ca khúc tôi sáng tác khi còn ở Hà nội , và tôi cũng đã post lên blog này để chia sẻ cùng các bạn .

Nhớ về Hà nội không thể tôi không nhớ đến Sông Hồng , con sông gắn bó với ký ức tuổi thơ của tôi rất nhiều. Tôi có những buổi chiều được bố dắt ra hóng mát dưới triền sông , theo những bãi ngô , dẫm lên những con sóng nhẹ gợn cát phù sa mát lịm dưới chân .Tôi có những chiều mê mải theo lũ trẻ bãi sông đi chao tôm bằng những cái rá trên những bè nứa chạy dài , làm bố mẹ tôi phải phiền lòng lo lắng . Tôi cũng có những chiều tắm trên những mảng bè nứa , ngắm ánh hoàng hôn trải trên sóng sông Hồng soi bóng cầu Long Biên vắt qua lung linh lộng gió . Những khoảnh khắc ấy vẫn mãi in đậm trong tôi về một Hà nội của tôi - thanh bình lắm ! êm đềm lắm ! …

Hà nội đã không còn Bách Hoá Tổng Hợp . Cả cái nhà 12 Bờ Hồ chuyên bán đồ chơi cho thiếu nhi cũng không còn nữa . Dạo quanh Bờ Hồ tìm về ký ức những năm tháng tuổi thơ , lần nào tôi cũng không khỏi thấy lòng mình nao nao mất mát . Đâu rồi tiếng leng keng của tàu điện vào , rời bến . Đâu rồi tiếng khua kéo vui tai của ông lão bán nộm “ thịt bò khô “ khu vực nơi Tháp Bút . Đâu rồi những ông già Tàu thắt Tạp - dề bên những khay gỗ luôn lau sạch bóng , trên có tảng bánh “ Chín tầng mây “ với những xắt bánh hình thoi quyến rũ đủ sắc màu , mềm mại bên tháp Hoà Phong ( một bến tàu điện lẻ bên bờ hồ phía đối diện nhà Bưu điện thành phố bây giờ ) và những ông bán “ Táo dầm “ với những cóng táo ngâm nước đường đặc sánh cùng những xiên táo vàng bóng nhẫy như phủ mật ngọt lịm bên hồ … Rồi bà bán Thạch đá ở vườn hoa Chí Linh chỉ xuất hiện trong những đêm hè và dường như cũng chỉ để phục vụ cho những đôi nam thanh , nữ tú đi chơi về khuya tạt vào giải khát . Đâu rồi , bóng chú lùn quày quả bên xe kem Hàng Vôi dưới gốc me ngày ấy …

PHỐ

Một sáng về ngỡ lạ hình bóng phố

Không … phố vẫn ồn ào , vẫn đáng yêu sao

Phố - ánh hào hoa , phố - bước lạ quen

Vẫn thấy phố ấm lên từng góc phố …

Lũ trẻ tung tăng phố nắng cười

Chẳng gió đùa nhưng mắt phố vui

Ông vá xe ngồi đâu - gốc bàng côi

Dăm gánh rau tươi xanh ngời cổng chợ

Em chẳng thấy quán trà giờ cửa hé

Sáng ánh duyên nhà bóng mẹ thoáng qua

Cây Bằng lăng chùm quả gọi về thơ

Hạ tím nhớ một mùa ai thả nhớ …

Phố vẫn đong đưa gánh quà nẻo phố

Thả trôi rơi hương phố mỗi mùa qua

Chật chội quá – mà lòng ta giữ phố

Bước hàng rong - phố gánh những kiếp đời …

Phố thương ơi lối cũ tuổi thơ rời

Còn đứng đó hàng cây thầm nhắc nhớ

Vẫn đợi em mơ một lần về phố

Đọng nỗi chờ tình bên phố trong thơ …

Các bạn ơi ! Vẫn biết chẳng có gì là tồn tại mãi với thời gian . Kỷ niệm của tuổi thơ giờ chỉ còn trong ký ức . Nhưng , những gì thuộc về Hà nội xưa đã gắn bó với tuổi thơ tôi , khi lớn lên phải đi xa Hà nội tôi mới thực sự thấy nhớ , thấy cuộn dâng trong tôi một tình yêu mang một nỗi niềm riêng khao khát : Mơ … một ngày tôi được trở về ...

Lamca Pham

Đi về đâu?

 TRỊNH VĂN QUYẾT GIAO DỊCH NỘI GIÁN, TRÁCH NHIỆM THUỘC VỀ AI?

Khi bị cướp đất, chúng ta chỉ biết thù oán Viettel, anh Vượng...

Khi bị lừa ngoáy mũi để dịch bệnh tràn lan, chúng ta chỉ biết căm phẫn Việt Á.

Khi các trùm lừa đảo ngang nhiên hoành hành trên sàn chứng khoán, trắng trợn tung tin lừa bịp rồi mua bán chui mà thực chất là giao dịch nội gián, cướp hết tiền trong tài khoản của nhà đầu tư, làm rối loạn thị trường, phá hoại nền kinh tế, chúng ta chỉ biết oán thán anh Quyết, anh Bảy...

Chúng ta có nghĩ ai sinh ra những kẻ đó, ai dung dưỡng bảo kê cho những kẻ đó hoành hành?

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có chức năng quản lý nhà nước về các hoạt động kinh doanh chứng khoán, đảm bảo cho thị trường vận hành và phát triển lành mạnh. Nếu, UBCKNN có sự quản lý tài khoản chứng khoán của tất cả những người thuộc đối tượng quản lý buộc phải công bố giao dịch thì kẻ nào có thể dễ dàng mua bán chui trót lọt như mua bán mớ rau ngoài chợ? 

Một điều đơn giản nhất mà một em học sinh trung học cũng có thể làm được, là phong tỏa hết tài khoản chứng khoán của tất cả những người trong diện phải công khai giao dịch. Chừng nào họ muốn mua bán thì phải thông báo với UBCK theo quy định. Sau đó 5 ngày theo luật quy định, UBCK thông báo cho sàn chứng khoán mở phong tỏa để họ giao dịch. Quy định đã có, chẳng lẽ các biện pháp kỹ thuật để quản lý này họ không làm được? Đúng hơn là họ đã không hề quản lý tài khoản của những đối tượng thuộc diện quản lý, để mặc cho người ta tự do muốn giao dịch khi nào cũng được. Chính phủ điện tử và áp dụng công nghệ 4.0 để làm gì khi một thao tác đơn giản của một em học sinh làm được mà cả đội ngũ ngành quản lý chứng khoán gồm UBCK, các sàn giao dịch, các công ty lưu ký không làm nổi.

Buôn gian bán lận là bản chất của những kẻ kinh doanh thiếu đàng hoàng. Bởi vậy mới sinh ra luật pháp và nuôi một đội ngũ quản lý nhà nước để ngăn chặn gian lận. Đã có luật rồi mà để cho gian lận xảy ra là tội của cơ quan hành pháp.

"Chó treo mèo đậy". Để cho mèo ăn vụng cá là tại đứa nấu bếp không cẩn thận, không phải tại con mèo. "Mỡ để trước miệng mèo", mèo mù cũng biết ăn vụng.

Đàn bò phá hoại ruộng lúa là lỗi của đứa mục đồng chớ không phải bởi con bò.

Cái xe không đi, chúng ta không quất con ngựa mà cớ sao lại nhè đánh cái xe?

Lò của anh Tổng chừng nào mới thôi cháy khi tốc độ trồng rừng gây củi nhanh hơn tốc độ đốt lò? Chẳng lẽ, chúng ta cứ ngồi lỳ, vây quanh cái lò vạn niên đó để sưởi ấm cả khi mùa hè 40⁰C hở?

Chu Hồng Quí

Học hành và thi cử ở miền Nam

 CHUYỆN ĐI HỌC, ĐI THI...

  📖 Trước năm 1975 học sinh Miền Nam cũng phải qua nhiều kỳ thi. Sau khi học xong 5 năm bậc tiểu học, học sinh thi lấy bằng tiểu học.

    Về sau không tổ chức thi tiểu học nữa mà xét duyệt điểm trung bình năm cuối cấp để cấp Bằng Tiểu Học. 

   Sau khi lấy bằng tiểu học, học sinh thi tuyển vào lớp Đệ Thất (sau này là lớp 6). Đây là kỳ thi khó vì số lượng tuyển vào trường trung học công lập có giới hạn và đã vào được trường công lập sẽ được miễn học phí. (Những bạn không vào được công lập sẽ học trường tư, phải đóng học phí nhưng chất lượng không thua gì trường công lập).

   Sau khi học xong lớp Đệ Tứ (lớp 9) học sinh sẽ thi kỳ thi lấy bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp (sau này bỏ không thi lấy bằng trung học nữa). 

   Sau khi học xong lớp Đệ Nhị (lớp 11), học sinh sẽ thi Tú Tài Phần Thứ Nhất (hay gọi là Tú Tài Bán Phần). Kỳ thi khó vì chỉ đỗ chừng 25 - 30%. 

   Đậu Tú Tài Bán Phần, nam sinh nếu đi lính, sẽ vào Trường Sĩ Quan Bộ Binh Thủ Đức, ra trường với lon chuẩn úy, ai có bằng Tú Tài bán phần có thể thi vào trường Quốc Gia Sư Phạm Quy Nhơn, học hai năm ra làm giáo viên tiểu học.

     Lên lớp Đệ Nhất (lớp 12) học sinh sẽ thi Tú Tài Phần Thứ Hai (còn gọi là tú tài toàn phần). 

   Sau khi đậu Tú Tài Toàn Phần học sinh sẽ được tự do ghi danh học đại học, ghi danh học thì vô cùng dễ nhưng ra trường thì quả là khó. 

   Ví dụ ghi danh học Đại Học Luật Khoa hàng ngàn sinh viên nhưng sau 4 năm học tập ra trường chừng mươi lăm người.

    Muốn vào học các trường Đại Học Sư Phạm, Quốc Gia Hành Chánh, Y Khoa, Kỹ Sư Phú Thọ sinh viên phải qua một kỳ thi tuyển chọn vô cùng khó. (Sau khi thi viết đậu sẽ phải thi vấn đáp).

    Kỳ thi tuyển sinh do các trường đại học chủ động tổ chức, tự ra đề, tự chấm thi và quyết định danh sách sinh viên được tuyển chọn một cách nghiêm túc mà không cần bất cứ cơ quan nào giám sát hay kiểm tra gì cả.

    📖Về các kỳ thi Tú Tài, Hội Đồng Giám Thị được thành lập và hoán chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác và Hội Đồng Giám Khảo chỉ có 3 hay 4 Hội Đồng Giám Khảo trên toàn quốc.

    Sau khi có kết quả thi, Chánh Chủ Khảo Hội Đồng Khảo Thí ký cấp bằng Tú Tài luôn. Chưa thấy ai kiện cáo ì xèo gì về các kỳ thi.

    Trong đời mình tôi may mắn được học với quý Thầy Cô, từ bậc tiểu học cho đến bậc đại học, Thầy Cô nào cũng mẫu mực, Thầy Cô nào cũng thương yêu học trò (dù ở bậc tiểu học các thầy "quánh" cũng ghê - tôi là thằng nghịch ngợm nên hay bị thầy đánh và ông nội tôi vót một cái roi tre mang tới trường nhờ thầy trị cho cái tội ham chơi và nghịch ngợm của tôi) 🙂.

    Các Thầy đã để lại cho thế hệ chúng tôi bao nhiêu là tri thức, bao nhiêu là tấm gương mẫu mực, những tấm lòng nhân hậu và đặc biệt là tình yêu quê hương, đất nước và tình người mà Quý Thầy Cô, qua từng bài giảng, đã ươm vào tâm hồn thơ trẻ của chúng tôi. 

   (Chỉ có một chuyện kinh khủng xảy ra tại Hội Đồng Thi Nha Trang: Thầy Trần Vinh Anh, hiệu trưởng trường trung học Phan Châu Trinh của chúng tôi, bị một thí sinh "tự do" đâm chết tại Nha Trang vì lập biên bản vi phạm quy chế thi Tú tài của thí sinh đó và cả nước đã lên án hành vi vô đạo của một kẻ côn đồ...)

    Chúng tôi đã có một thời đi học vô cùng thơ mộng, những ngày đến trường của chúng tôi là những tháng ngày vô tận vui và đầy những kỷ niệm ngọt ngào... (học sinh chúng tôi không phải học thêm bất cứ môn nào và ba tháng hè là ba tháng vui chơi thoải mái). 

    Giờ đây thỉnh thoảng tôi kể với các bạn trẻ nghe về thời đi học của mình và các bạn trẻ cứ nghĩ là tôi kể chuyện tưởng tượng ở một thế giới không có thực.

Nguyễn Văn Gia

Thống trị và dối trá

Dù ủng hộ 1 thế giới đa cực nhưng ko bao giờ tôi muốn Tàu đỏ trở thành bá chủ/đại diện cho 1 thế lực có 1 ảnh hưởng rộng lớn.

Đáng tiếc là vẫn có nhiều nơi đang để cho BK thao túng và còn muốn đẩy chúng lên cao, lấn át Mỹ và trở thành cường quốc số 1.

Trên thế giới nói chung, quốc gia nào cũng đều có người nói dối, thế nhưng, cơ chế xã hội của rất nhiều quốc gia là lấy thành tín làm cơ sở, trọng chữ tín là vốn liếng về mặt xã hội để một người có thể đặt chỗ đứng lâu dài. Tuy nhiên dưới sự thống trị của Trung Cộng, dối trá trở thành “cái gốc lập quốc” của xã hội Trung Cộng, toàn xã hội dựa vào nói dối để chống đỡ, nói dối trở thành kỹ năng cơ bản để sinh tồn của người ta trong xã hội.

Lịch sử của Trung Cộng chính là một bộ sử dối trá, nói dối là trụ cột để duy trì sự thống trị của Đảng Cộng sản. Bất kể là công khai, hay lén lút, bất kể là đối nội, hay đối ngoại, bất kể là chuyện lớn, hay là chuyện nhỏ, khắp nơi đều đầy rẫy lời nói dối. Trong sự đấu tranh chính trị, trong những tấm gương của Trung Cộng, người ta cũng đã học cách nói dối. Vì để phù hợp với yêu cầu của đảng, tránh khỏi việc bị trở thành đối tượng bị tấn công khi vận động [chính trị], người ta phải hùa theo đảng mà nói dối, theo đó hô hào “vượt qua Anh đuổi kịp Mỹ”, “một mẫu cho sản lượng vạn cân”, “một hình thế tốt đẹp”. Ở Trung Quốc Đại lục có lưu truyền một bài thơ châm biếm như thế này: “Thôn lừa xã, xã lừa huyện, hạ cấp lừa thượng cấp, tỉnh trưởng lừa trung ương, từng cấp từng cấp lừa lên trên, lừa một mạch cho đến tận Chính phủ.” Cứ nói mãi như thế, người ta nghe quen đến mức trở thành tự nhiên, như thể nói dối là việc hợp với lẽ Trời, toàn thế giới và xã hội đều vận hành như thế.

Bộ phim “Điện thoại di động” đã phản ánh một khía cạnh của hiện tượng xã hội cứ mở miệng là nói dối: Bởi vì đã có tình nhân, cho nên phải dày công biên tạo lời nói dối để lừa người khác, gia đình đã trở thành chiến trường lừa gạt và bóc mẽ. Không chỉ vậy, rất nhiều lời nói dối kinh điển được diễn xuất trong phim đã trở thành lời quen dùng trong sinh hoạt. Toàn xã hội tồn tại chứng sợ điện thoại di động, không phải là sợ bản thân điện thoại, mà là bởi vì điện thoại di động dễ dàng vạch trần lời nói dối. Đạo diễn của bộ phim có câu: “Có rất nhiều lúc nói dối nâng đỡ cho cuộc sống của chúng ta.”

Trong quan niệm truyền thống, Đạo gia giảng làm người “Chân”, Phật gia giảng người xuất gia không được nói dối, Nho gia giảng Tín, đều cho rằng nói dối là không đúng. Khổng Tử coi “Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín” là Ngũ thường. Trong đó thành tín giữa người với người, là một trong những mỹ đức quan trọng nhất của con người. Cho nên Khổng Tử cũng nói: “Người mà không có Tín, chẳng làm chi nên việc”, có nghĩa là nếu như con người không có tín nhiệm, thì chẳng biết họ còn có thể làm được gì.

Đạo lý cai trị quốc gia chẳng phải cũng như vậy sao. Học trò của Khổng Tử là Tử Cống từng hỏi thầy về biện pháp trị quốc. Khổng Tử nói: “Một là khiến người dân đủ ăn đủ mặc; hai là quốc gia sở hữu quân đội lớn mạnh; ba là có được lòng tin của thần dân.” Tử Cống hỏi: “Nếu như bất đắc dĩ phải bỏ đi một điều, thì nên bỏ đi điều gì trước?” Khổng Tử nói: “Bỏ đi quân đội.” Tử Cống lại hỏi: “Nếu như bỏ đi một điều nữa thì thế nào?” Khổng Tử đáp: “Bỏ đi ăn mặc, thà không đủ ăn, cũng phải giữ vững được lòng tin. Nếu như không có được lòng tin của thần dân, quốc gia sớm muộn cũng sẽ diệt vong.”

Bởi vì thuyết duy vật nhấn mạnh vật chất là đệ nhất tính, nên người ta suy xét vấn đề đều là xuất phát từ lợi ích vật chất. Sau khi quan niệm truyền thống bị phê phán phủ định, người Trung Quốc không có bất kể sự kiêng kỵ nào đối với nói dối, cũng chẳng còn ước thúc nào từ đạo đức nữa. Cả thể hệ văn hóa đảng lại là cổ vũ nói dối, người ta nói dối chẳng có bất kể cảm giác tội lỗi gì. Nói dối đã biến thành một loại hành vi bản năng mà không có bất kể lý do gì. Chỉ cần có lợi với mình thì bất chấp tất cả, không sợ Trời không sợ Đất, vì vậy chuyện dùng nói dối để đạt được lợi ích của bản thân đã trở thành hiện tượng phổ biến, không chỉ mở miệng là nói dối, hơn nữa trong khi nói dối đã tính đến tiếp theo sẽ nói thế nào làm thế nào để che đậy lời nói dối đó.

...

Chân tướng

Monday, March 28, 2022

Chuyện rừng

 SÂU MỌT LẠI BÀN CHUYỆN TRỒNG RỪNG HAY LÀ PHÁ RỪNG LẤY GỖ LÀM GIẦU ...?

Sâu mọt lại bàn về rừng ,

Chỉ làm dân khổ ...nửa mừng nửa lo .

Mừng vì rừng lại nhấp nhô,

Rừng lớn rừng nhỏ làm cho đẹp giầu .

Người dân cũng đỡ lo âu ,

Có ăn , có để ...dân giầu nay mai .

Rất lo sâu mọt làm sai ,

Chưa làm đã cắn  lai nhai đến cùng .

Phá rừng một cách lạ lùng ,

Đã có lâm tặc chuyển từng cây ra .

Cả nước ai cũng sót sa ...

Thấy rừng tàn phá ai mà chẳng kêu !

Bọn lâm tặc chúng rất liều ,

Có trong chắn đỡ ... là điều khả thi  .

Vậy nên chúng cứ ngồi ì ...

Bàn đi bàn lại ...làm vì đó thôi !..

Hãy nhìn kỹ ..

.chỗ sâu ngồi ,

Toàn gỗ quý hiếm ...chân quỳ chân co ...

Lộc bình mấy lọ cực to ,

Mỗi gốc một cái ra lò từ đây !

Sập ngồi cũng phải mấy cây ( cây gỗ )

Toàn gỗ đặc chủng ...dân mơ đêm ngày .

Sâu to nó chỉ vẩy tay ,

Kiểm lâm ...lâm tặc khoanh tay bẩm liền .

Dạ thưa anh :  ...có chúng em ,

Dự án ...kế hoạch ... trình lên bây giờ .

Các anh trên ấy cứ ngơ ...

Vào rừng em chọn ...anh lơ là hòa .

Cây nào tốt cho kéo ra ,

Cưa năm xẻ bẩy hóa ra vật dùng .

Đưa vào xử dụng là xong ,

Đưa anh dùng tạm ... tấm lòng bọn em ...

Từ rừng tất cả mà lên ...

Từ trên trở xuống cứ hên cả đời .

Dân nành ...chỏng vó ....trời ơi ..!

Vũ Bằng

Sunday, March 27, 2022

Sức mạnh và câu chuyện của Kachiusa

 CHA ĐẺ PHÁO KATYUSHA - CUỘC ĐỜI ĐẦY BI THẢM CỦA MỘT NGƯỜI UKRAINE THỜI KỲ XÔ VIẾT

Nghe đến cái tên Kachiusa, chúng ta thường nghĩ ngay đến bài hát Nga nổi tiếng nói về một cô gái đang mong chờ người yêu đi chiến đấu nơi xa. Thế nhưng, cái tên Kachiusa còn là tên của một loại vũ khí huyền thoại của quân đội Hồng Quân Liên Xô, một loại tên lửa huỷ diệt trong chiến tranh thế giới thứ 2. Cha đẻ của nó, tên lửa Kachiusa, là kỹ sư Goergy Langermak lại có cuộc đời vô cùng bi thảm. Ông bị xử bắn trước khi chiến tranh diễn ra 3 năm. Không những thế, công trình nghiên cứu của ông còn bị đồng đội ngang nhiên cướp trắng.

Goergy tên đầy đủ là Georgy Erikhovich Langermak, sinh năm 1898, tại vùng Luhansk, thuộc Ukraine ngày nay. Ông có cha là người gốc Đức, mẹ là người Thụy Sĩ. Sau khi sinh sống nhiều nơi, họ chuyển đến vùng Luhansk và lấy quốc tịch Nga. Georgy may mắn được ăn học tới nơi tới chốn với tốt nghiệp trung học xuất sắc và thông thạo nhiều ngoại ngữ. Dù đã thi đậu vào khoa ngôn ngữ của một trường Đại học nhưng thật không may, năm 1916 ông bị xung quân cho quân đội Nga Hoàng. Khi cách mạng tháng 10 nổ ra, Georgy đang phục vụ quân đội tại Phần Lan (Có tài liệu nói ông đang học sĩ quan pháo binh tại Estonia). Năm 1918, Georgy giải ngũ để đến thành phố cảng Odessa sinh sống và nỗ lực cho ước mơ trở thành nhà ngôn ngữ học. Không may cho ông, Odessa lại là chiến trường khốc liệt giữa quân trắng (Bạch vệ) và quân đỏ (Hồng quân). Cuối cùng, hồng quân giành chiến thắng và công bố lệnh tổng động viên Odessa. Một lần nữa Georgy lại phải vào quân đội. Tham gia hồng quân, do chiến đấu giỏi ông được kết nạp đảng Bolshevik nhưng là đảng viên cũng không giúp cuộc đời ông tránh được cái kết bi thảm. Đầu năm 1920, Georgy bị khai trừ đảng do ông lấy vợ và lén tổ chức hôn lễ trong nhà thờ.

Là người có tài năng, ông được cử đi học ở học viện quân sự và tốt nghiệp năm 1928. Ra trường, 5 năm sau ông đã là viện phó viện khí động học Liên Xô. Những năm tháng miệt mài nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã cho ra đời tên lửa Kachiusa sau này. Kachiusa được giới thiệu lên cấp trên từ trước khi chiến tranh thế giới thứ 2 bùng phát, ban đầu nó là thiết bị phóng đơn giản gắn trên xe tải không gây ấn tượng lắm. Nhưng khi bắn thử một loạt, tất cả đã phải kinh ngạc và quyết định sản xuất được đưa ra một ngày trước khi người Đức đưa quân vào biên giới Liên Xô (21/06/1941). Vài giờ trước chiến tranh, Stalin ra lệnh sản xuất hàng loạt.

Ban đầu, Kachiusa sản xuất trong tuyệt mật và có tên gọi là BM-13 (chữ BM là viết tắt từ tiếng Nga có nghĩa là cỗ máy chiến đấu, còn 13 chỉ số nòng roket trên mỗi bệ phóng). Đơn vị đầu tiên được trang bị 7 bệ phóng BM-13 vào ngày 4/7/1941 tại Osa thuộc Belarus khi chiến đấu cho kết quả vượt ngoài mong đợi. Khi quân Đức chiếm Osa, phía Liên Xô phóng rocket BM-13 san phẳng mọi thứ khiến tư lệnh quân Đức là Franz Halder viết trong nhật ký “người Nga đã sử dụng một loại vũ khí mà chưa từng được biết đến”. BM-13 có thể tàn phá vì nó có thể đẩy đi 4,3 tấn thuốc nổ trong 7 giây và bao trùm một khu vực rộng lớn. Hỏa lực của thứ vũ khí này có thể ngang với hoả lực của 70 khẩu pháo hạng nặng thời đó cộng lại. Bên cạnh đó BM-13 có thể nhanh chóng di chuyển đi sau khi khai hoả. Sau khi chứng minh được ưu thế trên chiến trường, đồng loạt các đơn vị tên lửa BM-13 ra đời và trở thành biểu tượng của Hồng quân trong đại chiến thế giới lần 2. Một điều khá thú vị là sau đó BM-13 được đặt tên là Kachiusa, tên một bài hát rất nổi tiếng thời đó để đặt tên thay thế. Còn người Đức thì gọi Kachiusa với cái tên “Organ của Stalin” vì nó giống chiếc ống hơi khổng lồ của chiếc đàn Organ trong nhà thờ.

Trở lại câu chuyện của Goergy Langermak. Năm 1937 ông cùng nhóm nghiên cứu được trao giải thưởng cấp nhà nước cho công trình. Nhưng chỉ một tuần sau đó, ông bị bắt vì bị quy chụp làm gián điệp cho người Đức và bị xử bắn một năm sau đó. Sau khi Goergy bị xử bắn thì Andrei Kostikov một sĩ quan dưới quyền ông nghiễm nhiên ngồi vào ghế của ông và tự nhận mình là cha đẻ của phát minh tên lửa Kachiusa. Mãi đến thập niên 1980, một ủy ban đặc biệt mới được thành lập để điều tra về Kostikov và kết tội ông ta đã âm mưu hãm hại và đẩy Goergy Langermak vào chỗ chết để cướp công. Năm 1991, Goergy được phục hồi danh dự, cấp bằng sáng chế tên lửa Kachiusa và truy tặng danh hiệu Anh hùng lao động Liên Xô.

Lê Huỳnh Phương Thảo

Bản chất của dối trá

 Dù ủng hộ 1 thế giới đa cực nhưng ko bao giờ tôi muốn Tàu đỏ trở thành bá chủ/đại diện cho 1 thế lực có 1 ảnh hưởng rộng lớn.

Đáng tiếc là vẫn có nhiều nơi đang để cho BK thao túng và còn muốn đẩy chúng lên cao, lấn át Mỹ và trở thành cường quốc số 1.

Trên thế giới nói chung, quốc gia nào cũng đều có người nói dối, thế nhưng, cơ chế xã hội của rất nhiều quốc gia là lấy thành tín làm cơ sở, trọng chữ tín là vốn liếng về mặt xã hội để một người có thể đặt chỗ đứng lâu dài. Tuy nhiên dưới sự thống trị của Trung Cộng, dối trá trở thành “cái gốc lập quốc” của xã hội Trung Cộng, toàn xã hội dựa vào nói dối để chống đỡ, nói dối trở thành kỹ năng cơ bản để sinh tồn của người ta trong xã hội.

Lịch sử của Trung Cộng chính là một bộ sử dối trá, nói dối là trụ cột để duy trì sự thống trị của Đảng Cộng sản. Bất kể là công khai, hay lén lút, bất kể là đối nội, hay đối ngoại, bất kể là chuyện lớn, hay là chuyện nhỏ, khắp nơi đều đầy rẫy lời nói dối. Trong sự đấu tranh chính trị, trong những tấm gương của Trung Cộng, người ta cũng đã học cách nói dối. Vì để phù hợp với yêu cầu của đảng, tránh khỏi việc bị trở thành đối tượng bị tấn công khi vận động [chính trị], người ta phải hùa theo đảng mà nói dối, theo đó hô hào “vượt qua Anh đuổi kịp Mỹ”, “một mẫu cho sản lượng vạn cân”, “một hình thế tốt đẹp”. Ở Trung Quốc Đại lục có lưu truyền một bài thơ châm biếm như thế này: “Thôn lừa xã, xã lừa huyện, hạ cấp lừa thượng cấp, tỉnh trưởng lừa trung ương, từng cấp từng cấp lừa lên trên, lừa một mạch cho đến tận Chính phủ.” Cứ nói mãi như thế, người ta nghe quen đến mức trở thành tự nhiên, như thể nói dối là việc hợp với lẽ Trời, toàn thế giới và xã hội đều vận hành như thế.

Bộ phim “Điện thoại di động” đã phản ánh một khía cạnh của hiện tượng xã hội cứ mở miệng là nói dối: Bởi vì đã có tình nhân, cho nên phải dày công biên tạo lời nói dối để lừa người khác, gia đình đã trở thành chiến trường lừa gạt và bóc mẽ. Không chỉ vậy, rất nhiều lời nói dối kinh điển được diễn xuất trong phim đã trở thành lời quen dùng trong sinh hoạt. Toàn xã hội tồn tại chứng sợ điện thoại di động, không phải là sợ bản thân điện thoại, mà là bởi vì điện thoại di động dễ dàng vạch trần lời nói dối. Đạo diễn của bộ phim có câu: “Có rất nhiều lúc nói dối nâng đỡ cho cuộc sống của chúng ta.”

Trong quan niệm truyền thống, Đạo gia giảng làm người “Chân”, Phật gia giảng người xuất gia không được nói dối, Nho gia giảng Tín, đều cho rằng nói dối là không đúng. Khổng Tử coi “Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín” là Ngũ thường. Trong đó thành tín giữa người với người, là một trong những mỹ đức quan trọng nhất của con người. Cho nên Khổng Tử cũng nói: “Người mà không có Tín, chẳng làm chi nên việc”, có nghĩa là nếu như con người không có tín nhiệm, thì chẳng biết họ còn có thể làm được gì.

Đạo lý cai trị quốc gia chẳng phải cũng như vậy sao. Học trò của Khổng Tử là Tử Cống từng hỏi thầy về biện pháp trị quốc. Khổng Tử nói: “Một là khiến người dân đủ ăn đủ mặc; hai là quốc gia sở hữu quân đội lớn mạnh; ba là có được lòng tin của thần dân.” Tử Cống hỏi: “Nếu như bất đắc dĩ phải bỏ đi một điều, thì nên bỏ đi điều gì trước?” Khổng Tử nói: “Bỏ đi quân đội.” Tử Cống lại hỏi: “Nếu như bỏ đi một điều nữa thì thế nào?” Khổng Tử đáp: “Bỏ đi ăn mặc, thà không đủ ăn, cũng phải giữ vững được lòng tin. Nếu như không có được lòng tin của thần dân, quốc gia sớm muộn cũng sẽ diệt vong.”

Bởi vì thuyết duy vật nhấn mạnh vật chất là đệ nhất tính, nên người ta suy xét vấn đề đều là xuất phát từ lợi ích vật chất. Sau khi quan niệm truyền thống bị phê phán phủ định, người Trung Quốc không có bất kể sự kiêng kỵ nào đối với nói dối, cũng chẳng còn ước thúc nào từ đạo đức nữa. Cả thể hệ văn hóa đảng lại là cổ vũ nói dối, người ta nói dối chẳng có bất kể cảm giác tội lỗi gì. Nói dối đã biến thành một loại hành vi bản năng mà không có bất kể lý do gì. Chỉ cần có lợi với mình thì bất chấp tất cả, không sợ Trời không sợ Đất, vì vậy chuyện dùng nói dối để đạt được lợi ích của bản thân đã trở thành hiện tượng phổ biến, không chỉ mở miệng là nói dối, hơn nữa trong khi nói dối đã tính đến tiếp theo sẽ nói thế nào làm thế nào để che đậy lời nói dối đó.

...

(Chân tướng)

Luật pháp và tinh thần tự do

Năm 1968, tại tiểu bang Neveda nước Mỹ, có cô bé 3 tuổi tên là Edith một hôm chỉ vào chữ cái đầu tiên của chữ “OPEN” trên chiếc hộp đựng quà trong nhà mình, và nói với mẹ rằng đó là chữ “O’’.

Mẹ của cô bé rất ngạc nhiên nên hỏi, vì sao con biết được đó là chữ “O”? Edith trả lời là cô giáo ở trường dạy thế!

Thật không ngờ, người mẹ ngay lập tức viết đơn khởi kiện trường mầm non mà cô bé đang theo học. Lý do khởi kiện của bà mẹ làm cho mọi người vô cùng kinh ngạc: đó là bà kiện trường mầm non đã tước đi khả năng tưởng tượng của Edith. Bởi vì khi chưa biết chữ “O”, con gái bà có thể nói “O” là mặt trời, là quả táo, là quả trứng gà…Nhưng sau khi trường mầm non dạy cô bé nhận biết đó là chữ “O”, thì Edith đã bị mất khả năng tưởng tượng này. Và bà mẹ đòi phí bồi thường tổn hại tinh thần cho con gái mình là 1000 USD.

Đơn kiện gửi lên tòa án đã làm cho toàn bộ tiểu bang Nevada vô cùng kinh ngạc và không ngừng tranh luận. Các thầy cô giáo của trường mầm non cho rằng bà mẹ này nhất định là bị điên. Những phụ huynh khác thì cho rằng bà mẹ này có chút chuyện bé xé ra to, ngay cả luật sư cũng không tán thành cách làm của thân chủ mình. Ba tháng sau, nằm ngoài dự đoán của mọi người, kết quả là trường mầm non thua kiện. Bởi vì toàn bộ thẩm phán viên của đoàn thẩm phán đều bị câu chuyện mà bà kể khi biện hộ cho con gái mình làm họ xúc động.

Câu chuyện bà kể và quá trình biện hộ trước tòa như sau: “Tôi đã từng đến ở một số nước ở Phương Đông du lịch. Một lần tôi ở trong một công viên, nhìn thấy 2 con thiên nga, một con bị cắt bỏ 1 cánh bên trái được thả ở cái hồ lớn; con kia thì còn nguyên vẹn không bị gì và được thả ở cái hồ nhỏ. Tôi hỏi nhân viên quản lý ở đó thì họ trả lời rằng: Làm như thế là để cho 2 con thiên nga này không bay đi mất. Con thiên nga bị mất cánh bên trái không thể bay vì không giữ được thăng bằng, còn con kia vì thả ở hồ nhỏ nên không đủ không gian để lấy đà bay. Lúc đó tôi vô cùng khiếp sợ, khiếp sợ sự thông minh của người Phương Đông.

Hôm nay, tôi kiện cho con gái tôi, vì tôi cảm thấy con gái tôi giống con thiên nga đó trong nhà trẻ. Họ đã cắt đứt một cánh tưởng tượng của Edith, đã nhốt con bé trong cái ao nhỏ chỉ có 26 chữ cái quá sớm. Edison cũng có trí tưởng tượng không thực tế, mới phát minh ra được bóng đèn điện; Newton là bởi có tư tưởng sáng tạo ra cái mới từ đó mới phát hiện ra lực hấp dẫn của trái đất. Có thể khả năng tưởng tượng của Edith không phong phú, nhưng bạn không thể cướp đoạt quyền tưởng tượng của con bé, bởi vì một con thiên nga không có cánh thì vĩnh viễn không thể bay lên được”.

Sau khi bà biện hộ, tiểu bang Nevada đã căn cứ vào toàn bộ đoạn biện hộ trước tòa của bà mẹ để sửa đổi “Luật bảo hộ giáo dục cho công dân”, trong đó có quy định quyền lợi của trẻ em tại trường học:

- Quyền được chơi

- Quyền được hỏi tại sao?

Cũng chính là quyền được sử dụng trí tưởng tượng. Vòng tròn là gì? Trong não trẻ em có thể có hàng vạn câu trả lời, xin đừng nói với các em rằng đó chỉ là 1 vòng tròn, đừng bẽ gãy chiếc cánh tưởng tượng của các em. Khi con thiên nga bị mất đi chiếc cánh thì nó không thể bay, khi chúng ta bị mất đi chiếc cánh thì sẽ không bao giờ tìm được thiên đường của niềm vui sáng tạo nữa.

Sưu tầm onl

Saturday, March 26, 2022

Đi Mỹ và sống ở Mỹ

 SỐNG Ở MỸ NHƯNG BẠN KHÔNG PHẢI YÊU NƯỚC MỸ

A. Bạn đến nước Mỹ vì bất cứ một lý do nào đó. Tỵ nạn CS. Vượt biên. HO.  Đoàn tụ gia đình. Anh chị em bảo lãnh vv...và vv...và ngay cả giả chồng giả vợ nữa, bạn đều được nước Mỹ đối xử nhân đạo và hào phóng với bạn. Đúng không? Nhưng bạn không phải yêu nước Mỹ.

B. Sống ở nước Mỹ, bạn được giúp đỡ theo nhu cầu: Cần nhà, bạn có housing. Đau ốm, sinh nở bạn được nhà thương trị liệu. Cần thức ăn bạn có foodstamp. Nếu bạn có con nhỏ mà không đi làm được thì mỗi tháng, ngoài food stamps, bạn còn được nhận một số tiền gọi là Welfare. (nhiều người gọi là tiền phước thiện.) Tiền này tuy không nhiều nhưng cộng với housing và những sự trợ giúp quan trọng khác, giúp bạn đủ sống trong giai đoạn cần thiết để vượt qua những khó khăn (ở đây, người viết không nói đến trường hợp những người không bao giờ đi làm, hay đi làm thì chỉ lấy tiền mặt và nhiều chục năm dài sống bằng welfare.)  Nếu nhà bạn có cha mẹ già đau yếu hay chẳng may có người tàn tật, chính phủ sẽ trả tiền cho người đến săn sóc, tắm rửa nấu ăn, mỗi ngày ít nhất là 4 giờ hay nhiều hơn, tùy tình trạng.  Mỗi tháng nếu bạn không có tiền trả tiền điện, tiền heat, bạn sẽ được giúp trả.  Bạn hay con cái bạn cần học thì được đến trường, không có tiền đóng học phí, nước Mỹ đóng cho bạn và còn cho thêm tiền bạn mua sách vở, tiêu xài từng học kỳ. Và ngay cả khi chết, nếu không có tiền lo hậu sự, chính phủ Mỹ cũng giúp bạn chu toàn. Đúng không? Nhưng bạn  không phải yêu nước Mỹ.

C. Bạn ở nhà với cha mẹ, lúc còn bé và nếu cha mẹ bạn khá giả, bạn mới được học hành, chu cấp đầy đủ.  Nếu cha mẹ nghèo, bạn không được đi học mà còn phải đi làm để góp vào với gia đình mà sống. Đúng không? Nhưng khi bạn vào nước Mỹ rồi thì dù bạn chưa đóng góp được chút gì cho sự hưng thịnh của nước Mỹ,  bạn cũng vẫn được hưởng mọi dịch vụ và phúc lợi, công bằng như mọi người công dân Mỹ đã từng đóng góp mà người viết đã nói ở phần trên. Đúng không? Nhưng bạn không phải yêu nước Mỹ.

D. Bạn có biết những khoản tiền đó từ đâu mà có không? Là từ những người đến đây trước bạn, họ ý thức được lòng nhân đạo và sự hào phóng của những người đến trước họ, đã giúp họ cơ hội để họ được là họ hôm nay và họ tri ân bằng cách làm việc không lãnh lương chui, họ sẵn sàng và vui vẻ đóng thuế để góp công xây dựng nước Mỹ được giàu mạnh, cho nước Mỹ có đủ ngân khoản mà tiếp tục giữ được truyền thống tốt đẹp này để lúc bạn đến, chính phủ Mỹ sẽ chu cấp cho bạn và cho gia đình bạn. Đúng không? Nhưng bạn không phải yêu nước Mỹ.

E. Khi bạn đi làm, dù bất cứ hãng xưởng nào và bất cứ tiểu bang nào trên toàn quốc, tùy theo khả năng, chuyên môn và nhu cầu công việc, không kể màu da, tiếng nói, bạn được lãnh lương như đồng nghiệp và được đối xử công bằng như đồng nghiệp. Nếu bạn bị bức hiếp, bạn được pháp luật che chở để lấy lại công bằng cho bạn. Không có tiền trả luật sư, bạn được quan toà chỉ định luật sư bào chữa miễn phí. Và ngay cả những tội phạm đang bị giam cầm cũng được luật pháp Mỹ che chở.  Như thế, nước Mỹ tốt đẹp và tình người cao cả quá. Đúng không? Nhưng bạn không phải yêu nước Mỹ.

G. Còn nhiều chuyện khác nữa cho lợi ích của bạn nhưng người viết chỉ kể ra đây những điều căn bản cần thiết. Qua những điều vừa kể ra, bạn có đồng ý với tôi là không nhiều nơi trên thế giới, chính quyền lại đối xử với người nhập cư tốt như nước Mỹ và bạn đã may mắn được nhập cư vào Mỹ và sống trên nước Mỹ. Đúng không? Nhưng bạn  không phải yêu nước Mỹ.

H. Người viết nhắc nhiều lần câu: "Nhưng bạn không phải yêu nước Mỹ." bởi vì, dù sai hay đúng, tốt hay xấu, tình cảm của con người là những cảm nghĩ rất riêng, rất độc lập, bất khả xâm phạm và xuất phát tự trái tim của họ. Nhất là với tình yêu thiêng liêng mỗi người dành cho nơi họ sanh hay nơi họ sống. Đó là MỘT TÌNH YÊU TỰ HIẾN VÀ TỰ NGUYỆN DO BẢN CHẤT, DO Ý THỨC, DO SỰ TRƯỞNG THÀNH, DO LÒNG BIẾT ƠN, DO LƯƠNG TÂM, DO ĐẠO ĐỨC, GIÁO DỤC VÀ LIÊM SỈ CỦA MỖI CON NGƯỜI, KHÔNG AI CÓ THỂ  YÊU NƯỚC GIÚP AI HAY BẮT BUỘC AI YÊU NƯỚC CẢ. Vì thế, dù bạn sống ở Mỹ, hưởng mọi phúc lợi của công dân Mỹ, Nhưng bạn không phải yêu nước Mỹ, TRỪ KHI BẠN TỰ NGUYỆN VÀ TỰ HIẾN.

Tình Yêu là gì? Không ai nhìn thấy TÌNH YÊU nó hình thể gì, màu sắc gì nhưng người ta lại dễ dàng nhận ra Tình Yêu khi nó được thể hiện bằng hành động. Người mẹ nuôi nấng, dạy dỗ, săn sóc con cái chu đáo, hy sinh cả đời mình cho con vì bà YÊU CON bà. Người Lính can đảm xông lên trước mũi súng quân thù, dù biết rằng đó là phút giây sinh tử nhưng để bảo vệ từng tấc đất quê hương, người lính ấy đã không ngần ngại vì Người Lính đó. YÊU QUÊ HƯƠNG. Lại có những người hy sinh mạng sống mình trên đất nước của dân tộc khác để ngăn chặn những tai họa, những chết chóc, bất công cho người không cùng chủng tộc. Vì một mục đích nhân bản hay lý tưởng tốt đẹp, họ đã làm thế và gọi chung là TÌNH YÊU NHÂN LOẠI.   Như Mẹ TERESA, Mẹ đã đem TÌNH YÊU THIÊN CHÚA VÀ TÌNH YÊU GIỮA CON NGƯỜI VÀ CON NGƯỜI đến những căn nhà ổ chuột, những nơi nghèo hèn dơ dáy, đã dùng bàn tay bác ái của Mẹ an ủi, thương yêu săn sóc bao nhiêu người ốm đau thương tật, thân thể đã bốc mùi hôi thúi mà ai cũng sợ nhìn vào.  Những TÌNH YÊU ấy không ai bắt buộc hay xin xỏ mà chỉ được thể hiện bằng TÌNH YÊU TỰ NGUYỆN VÀ TỰ HIẾN.

Ở đây, mục đích của bài viết này, người viết chỉ mong rằng, bạn không cần phải yêu nước Mỹ nhưng xin bạn đừng vô tình hay cố ý làm tổn thương nước Mỹ, một đất nước đã cưu mang bạn, giúp cho bạn mọi phương tiện, mọi cơ hội để bạn vươn lên sống cuộc đời tươi đẹp mà nhiều người trong nhiều quốc gia trên thế giới ước ao...

Song Châu

47 năm sau

 CÓ THỂ TÔI CHỈ NÓI MỘT LẦN NÀY NỮA THÔI !

   Hôm nay nhận được văn bản kết luận này ( trích phần cuối )! Thấy k thể k nói đôi lời ! Có người vài năm qua còn k chơi với tôi nữa vì : Ông nói gì mà nói lắm thế ? Nói lắm thế ông có ĐƯỢC CÁI GÌ KHÔNG ? Chúng tôi chờ bài của ông về tranh pháo chứ k phải tranh nhau vụ này...! Thật cay đắng !

   Nhiều năm qua, những người LXT chúng tôi nói rã họng. Với những chứng cứ chồng chất và những nhân chứng sống đến nay có người k còn!

   Giai đoạn đầu khoảng 2015... phe cánh PHẠM XUÂN THỆ ào ào như sôi...! Được sự bảo trợ của VIỆN LỊCH SỬ QS QĐNDVN chúng khẳng định chiến công thảo văn bản đầu hàng cho TT DVM đọc 100% là của THỆ. K hề thấy mặt mũi bóng dáng CHÍNH UỶ BÙI VĂN TÙNG đâu . Nhà báo ĐÔNG LA là chủ soái, phân tích, dẫn chứng sự việc rất “ kỹ càng “ nhằm bảo vệ Trung Tướng LÝ THÔNG PX THỆ... Nhưng vấp phải những phân tích thuyết phục của các CCB QĐNDVN và các tầng lớp Nd Vn trọng công lý. TỔNG CỤC CHÍNH TRỊ QĐNDVN vẫn bảo vệ VIỆN LSQSVN ( Viện này bảo vệ THỆ ) thậm chí đã đưa ra phương án : “ Thôi thì chiến công có hai phần đấy: PHẦN THẢO VĂN BẢN DÀNH CHO ANH THỆ...! PHẦN TIẾP NHẬN ĐẦU HÀNG DÀNH CHO CHÍNH UỶ TÙNG...!” 

   CHIA ĐÔI NHÉ! RỒI HOÀ CẢ LÀNG KHỎI TRANH NHAU...!

   Tất nhiên! Những người trọng công lý kbg chịu. Họ k được gì nhưng họ cần biết sự thật cho con cháu họ!

   Giai đoạn 2 rất khốc liệt rơi vào 2017... 2018...! Giai đoạn này thêm quá nhiều bằng chứng xác thực chứng minh MỘT SỰ THẬT: CHỈ CÓ CHÍNH UỶ BÙI VĂN TÙNG THẢO VĂN BẢN ĐẦU HÀNG CHO TỔNG THỐNG DƯƠNG VĂN MINH ĐỌC.

   Một thanh niên Hà Nam làm thợ đấu khi nhập ngũ mới hết lớp 5 trường làng! Chữ viết còn sai chính tả, k đọc nổi thì làm sao đủ trình độ “ THẢO VĂN BẢN “ cơ chứ ? Đó là PHẠM XUÂN THỆ. Thế mà mỗi khi 30/4 hoặc 22/12 là LÝ THÔNG lại xuất hiện trên truyền thông , tự khoe chiến công... Nhận tất cả là của mình! Ngoài ra không có ai nữa.

   Có rất nhiều cuốn phim tài liệu, của các đạo diễn có tên tuổi như NGHIÊM NHAN, TRẦN PHI đề cập đến sự thật này! Nhưng nổi bật nhất vẫn là cuốn phim của đạo diễn PHẠM VIỆT TÙNG , và bằng chứng k thể chối cãi được là cuốn sách SÀI GÒN LÚC O GIỜ của cố phóng viên chiến tranh BORIS GALLATCH , người phóng viên nước ngoài duy nhất có mặt tại DInh ĐỘC LẬP khi đó. Trong cuốn sách đó... BÔRRITS GALLATSCH khẳng định PHẠM XUÂN THỆ TAY VUNG KHẨU SÚNG KHÔNG SOẠN SIẾC GÌ HẾT... CHỈ CÓ MỘT NGƯỜI SOẠN : ĐÓ LÀ CHÍNH UỶ BÙI VĂN TÙNG !

   Theo QUÂN LUẬT. Chúng tôi phải gửi công văn theo trình tự Quân đội qui định. Và hôm nay nhận được KẾT LUẬN TRẢ LỜI ...!

   . Trên fb...Nhiều bạn mừng rú...: Anh Dũng ơi! Cuối cùng họ phải thừa nhận là CHÍNH UỶ CÙNG ÔNG THỆ VÀ LÍNH TRUNG ĐOÀN 66 CÙNG NHAU THẢO VĂN BẢN RỒI!

   Nhà báo TRƯƠNG HUY SAN cũng có bài viết hay, vạch mặt THỆ... GHI CÔNG CHÍNH UỶ TÙNG... ( Tôi có chia sẻ )

   Nhưng các bạn quên phắt một điều rất căn bản : NỬA CÁI BÁNH MÌ LÀ BÁNH MÌ- NHƯNG NỬA SỰ THẬT KHÔNG BAO GIỜ LÀ SỰ THẬT !

   Chẳng có văn bản nào được thảo ra từ CẢ ĐỐNG LÍNH 66 Và ANH THỆ VĂN HOÁ LỚP 5 cả! ÀO ÀO NHƯ SÔI THẾ THÌ THẢO CÁI GÌ...?

    ĐẾN PHÚT CHÓT NÀY MÀ TỔNG CỤC CHÍNH TRỊ BỘ QUỐC PHÒNG VẪN CÒN RÁNG RA SỨC BẢO VỆ CÁI VIỆN LSQS ĐẦY KHUYẾT ĐIỂM KIA.

   CHỈ CẦN MỘT CHÍNH UỶ TÙNG CŨNG SOẠN ĐƯỢC VĂN BẢN ẤY...!

   TÔI YÊU CẦU BỎ MẤY DÒNG : “  Thệ đang soạn văn bản thì Chính ủy đến... tất cả cùng nhau xúm lại thảo tiếp...!” 

   VÌ ĐÓ LÀ MỘT ĐIỀU DỐI TRÁ...!

   TCCT CHỈ THAY ĐIỀU DỐI TRÁ NÀY BẰNG MỘT DỐI TRÁ KHÁC CÓ VẺ ÊM DỊU HƠN!

    CẦN PHẢI  TRẢ LẠI SỰ THẬT LỊCH SỬ CHO DÂN TỘC, CHO TỔ QUỐC VIỆT NAM .

    ĐÂY  KHÔNG PHẢI ĂN CỖ CHIA PHẦN ...! NHÉ !

   ( CÒN ĐÂY LÀ HẬU BÀI VIẾT : 

1/ CẦN TƯỚC DANH HIỆU AHLLVTQĐNDVN CỦA THỆ MÀ Y ĐÃ MẠO NHẬN NỬA THẾ KỶ NAY...! Kỷ luật khai trừ khỏi đảng vì đã vi phạm những điều đảng viên không được làm !

2/ PHONG THƯỞNG CHO CHÍNH UỶ BÙI VĂN TÙNG... ÔNG NĂM NAY ĐÃ 93 tuổi rồi, rất yếu )

FB Lê Trí Dũng