Sunday, March 20, 2022

Đọc báo cũ: Quản lý nhà nước và Giao thông đường bộ

Tôi từng viết về vấn đề quy hoạch dân cư trên phạm vi toàn vùng/miền của VN ko được nghiên cứu & quản lý một cách khoa học trong mục đích phát triển bền vững và lâu dài. Đặc điểm này  tôi nhìn thấy rất rõ từ trên cao ở miền Nam khi đi máy bay: ở đâu có đường (kể cả sông rạch) ở đó có nhà dân chạy dọc theo con lộ. Thậm chí, cả nhà máy và khu công nghiệp.

-----------

Vì vậy, hành lang an toàn đường bộ (ATĐB) gần như bị xâm phạm hoàn toàn, kể cả ở miền Bắc và miền Nam.

Các QL huyết mạch như QL5, QL1A... ko còn là trục QL của vùng kinh tế Đông Bắc  hoặc trục dọc của quốc gia vì cơ bản đều bị đô thị hóa. Hậu quả là 2 QL này đều bị giảm tốc độ xe chạy, tai nạn giao thông tăng cao hàng năm nên hiệu quả khai thác giảm đáng kể, ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế đối với cả nước.

QL5 dài 106km, quy mô 4-6 làn xe. Khi mới đưa vào khai thác, xe 4 chỗ chạy chỉ mất hơn 1 giờ nhưng nay phải mất hơn 2 giờ.

QL1A, tổng chiều dài 2.300km, cả 30 tỉnh, tp trực thuộc TW có QL1A đi qua đã lấy QL này làm đường trục khi quy hoạch 130 tp, thị trấn, thị xã (chưa kể những khu dân cư). Trên toàn tuyến có 550km bị đô thị hóa (24%) làm nhà nước phải chi 1 lượng ngân sách lớn và mất thêm đất để làm đường tránh. Và cả những đoạn đường tránh này cũng ko tránh khỏi bị đô thị hóa.

Tính đến 2006, dọc theo QL1A đã có 5.666 khu công nghiệp, khu dân cư, khu công trình dân dụng... xây dựng trên hành lang ATĐB (quy định 15m).

Các công trình này đã hạn chế tầm nhìn của lái xe, gây ra nhiều tai nạn thảm khốc gây thiệt hại về người và của rất lớn hàng năm.

Hình ảnh: chọn từ net

(tóm lược từ Người Lao Động-02.03.2008)

7 comments:

  1. Hoàng Quôc Thành
    Từ 2008 người có tâm đã thấy . 14 năm sau nhờ các bố có tầm thì các quốc lộ này còn tệ hơn nhiều . Về quy hoạch giao thông có hàng ngàn việc đáng chửi . Và cả toàn bộ mọi quy hoạch khác cũng y vậy . Chửi mãi ca nó bảo mình điên !

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hoàng Quôc Thành, đấy là em tạm lấy 1 ví dụ nhỏ trong cái mảng giao thông ở mốc 2008 để thấy các đc nhà ta gánh vác/quản lý nước nhà ntn thôi ạ.

      Delete
    2. Hoàng Quôc Thành
      Nguyễn Cao Bình, Như szar ! Ló fassz !

      Delete
  2. Hung Dothanh
    Sau một vài chục năm , cơ bản đã để lại một thực tế nước ta càng cách xa so với quy hoạch & hiện thực tốt ở các nước văn minh , phát triển !
    ( mặc dù các vị chức sắc đã được nn cho đi học rất nhiều nước ).

    ReplyDelete
  3. "Để bảo đảm công trình đường bộ được bền vững, khai thác có hiệu quả và an toàn, một trong những nhiệm vụ quan trọng là phải giữ vững hành lang an toàn đường bộ (ATĐB). Thế nhưng trong thực tế, hành lang ATĐB lại trở thành nguồn lợi sẵn có được nhiều tổ chức, cá nhân, thậm chí cả chính quyền địa phương dọc các tuyến quốc lộ (QL) đi qua khai thác triệt để. Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, tình hình lấn chiếm hành lang ATĐB ngày càng gia tăng khiến việc quản lý, bảo vệ công trình giao thông nói chung và công trình đường bộ nói riêng ngày càng có chiều hướng xấu đi."
    (NLĐ-01.03.2008)

    ReplyDelete
  4. Theo Cục Đường bộ VN, các văn bản pháp luật về giao thông đường bộ nói chung và về quản lý, bảo vệ hành lang ATĐB đã được ban hành từ rất sớm và có hệ thống nhưng kết quả thực hiện chưa được duy trì do khâu tổ chức thực hiện và kiểm tra, xử lý vi phạm chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục. Cục trưởng Cục Đường bộ VN, ông Mai Văn Đức, cho biết đây là nhiệm vụ nặng nề với áp lực về nhiều mặt đối với các đơn vị quản lý đường bộ cũng như các chính quyền địa phương. Về mặt lý thuyết, ngành giao thông quản lý các công trình cầu đường và dải hành lang ATĐB dọc theo các tuyến đường nhưng trong thực tế quyền hành nằm trong tay chính quyền địa phương. Khi phát hiện sai phạm, Cục Đường bộ VN có văn bản đề nghị địa phương xử lý nhưng chủ yếu họ làm ngơ vì phần lớn công trình vi phạm đều có sổ đỏ hoặc giấy tờ hợp pháp khác do chính quyền địa phương cấp. Chính vì sự “phân vai chưa chuẩn” này mà việc lấn chiếm hành lang ATĐB phổ biến khắp nơi, chỉ riêng kinh phí cho việc giải tỏa trên QL 1 đã lên tới con số ước tính 14.365 tỉ đồng.
    (NLĐ-01.03.2008)

    ReplyDelete
  5. Theo Cục Đường bộ VN, các văn bản pháp luật về giao thông đường bộ nói chung và về quản lý, bảo vệ hành lang ATĐB đã được ban hành từ rất sớm và có hệ thống nhưng kết quả thực hiện chưa được duy trì do khâu tổ chức thực hiện và kiểm tra, xử lý vi phạm chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục. Cục trưởng Cục Đường bộ VN, ông Mai Văn Đức, cho biết đây là nhiệm vụ nặng nề với áp lực về nhiều mặt đối với các đơn vị quản lý đường bộ cũng như các chính quyền địa phương. Về mặt lý thuyết, ngành giao thông quản lý các công trình cầu đường và dải hành lang ATĐB dọc theo các tuyến đường nhưng trong thực tế quyền hành nằm trong tay chính quyền địa phương. Khi phát hiện sai phạm, Cục Đường bộ VN có văn bản đề nghị địa phương xử lý nhưng chủ yếu họ làm ngơ vì phần lớn công trình vi phạm đều có sổ đỏ hoặc giấy tờ hợp pháp khác do chính quyền địa phương cấp. Chính vì sự “phân vai chưa chuẩn” này mà việc lấn chiếm hành lang ATĐB phổ biến khắp nơi, chỉ riêng kinh phí cho việc giải tỏa trên QL 1 đã lên tới con số ước tính 14.365 tỉ đồng.
    (NLĐ-01.03.2008)

    ReplyDelete