[Cái cách giáo dục] Học tích cực nhờ năng lực nghiên cứu
1. Ngày nay với sự hỗ trợ của máy tính và Internet, cách dạy và học, mặc dù có nhiều trở lực bảo thủ, nhưng sẽ phải thay đổi. Trong khi đó máy tính và Internet cho phép mọi người (và vì thế bắt buộc) đều có khả năng nghiên cứu.
2. Trong công nghiệp, nghiên cứu là công đoạn đầu tiên của hoạt động innovation ( sáng tân hay đổi mới sáng tạo): nghiên cứu-R&D-phát triển sản phẩm-đổi mới sáng tạo. Công đoạn này thực chất là học các khải niệm để hiểu và trả lời câu hỏi why.
3. Có lẽ giáo dục có xu hướng dịch chuyển sang giai đoạn 2: R&D, ở đó nghiên cứu không tách rời phát triển, trả lời câu hỏi How để sáng tạo công nghệ. Người ta đã nói tới việc học tích cực dựa trên dự án.
4. Trong giáo dục truyền thống, học sinh nắm chắc khái niệm, học thuộc quy tắc, làm các bài tập được phân loại thành các mẫu, học thuộc lời giải mẫu và làm được các bài thi có điều chỉnh chút ít so với bài giải mẫu. Đó là cách học “ăn liền”, khi được nâng thành công nghiệp luyện thi, ngày càng làm trẻ thụ động, học như máy, nhưng không thể đối diện với các bài toán thực tiễn hoặc mới mẻ. Hình thực giáo dục là thày dạy theo cách nhồi sọ một chiều, học sinh học thuộc đáp án một mình. Năng lực nghiên cứu không cần thiết và cũng không khả thi.
5. Trong giáo dục tích cực, thày chỉ đóng vai trò huấn luyện viên, chỉ cách học, lập kế hoạch, nêu vấn đề và các từ khoá tìm cách giải quyết. Học viên tự tìm thông tin cần thiết để giải quyết.
Đây là quá trình tự nghiên cứu. Cuối cùng là công đoạn làm việc theo nhóm, thảo luận. Do theo sát yêu cầu hoạt động thực tiễn, cách học này tỏ ra ngày càng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, cách dạy này sẽ gặp một số trở lực từ các thày không chịu cập nhật và từ hệ thống quản lý theo thói quen cũ.
Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)
No comments:
Post a Comment