Sa sút trí tuệ và Alzheimer
1. Có tới 80% người bị sa sút trí tuệ là do Alzheimer. Alzheimer là một chứng bệnh, trong khi sa sút trí tuệ là một biểu hiện chung. Tuy vậy, dường như sa sút trí tuệ có nhiều đặc trưng chung với Alzheimer, có thể là các cấp độ, hoặc biểu hiện khác nhau của cùng một căn nguyên, dẫn tới cùng một kết quả là các tế bào thần kinh bị hỏng, chết nhiều.
2. Cho đến nay người ta vẫn chưa biết nhiều về nguyên nhân gây sa sút trí tuệ và Alzheimer, nhưng nhìn chung là không đảo ngược được và không có cách chữa. Biểu hiện chung là có một số chất "bẩn" như amyloid beta, tau bị thoái hóa (vốn là tốt),... đóng két trên các màng tế bào thần kinh, làm các tế bào này hỏng dần và chết. Thực sự, người ta cũng chụp được các mảng đóng két này ở những người sa sút trí tuệ. Vì vậy, việc tẩy rửa các chất này có hy vọng sẽ cải thiện cho các căn bệnh này.
3. Hiện nay đã có một số chất có thể hòa tan hoặc dọn dẹp các mảng két amyloid beta và tau. Tuy nhiên điểm khó là cơ thể có một cơ chế khác gọi là BBB. BBB là rào cản đối với việc đưa các hóa chất nói chung và thuốc nói riêng vào tế bào não. Bình thường thì cơ chế này là tốt, ngăn cản việc chúng ta ăn uống nhảm nhí, đầu độc não. Nhưng khi đã bị bệnh, chính cơ chế BBB đã ngăn cản các loại thuốc chữa bệnh thần kinh. Một mặt người ta nghĩ ra các loại thuốc có thể "vượt rào" hoặc tạm thời làm tê liệt BBB, để các loại thuốc tẩy rửa có thể xâm nhập vào các tế bào thần kinh. Các cố gắng này gần đây có những bước tiến đáng kể. Tuy nhiên không thể một sớm một chiều được như ý muốn. Mặt khác, tác dụng của nó cũng sẽ hạn chế và việc chữa bệnh có thể còn xa.
4. Có nhiều trường hợp cho thấy các bệnh sa sút trí tuệ và Alzheimer có thể có nguyên nhân trong di truyền, có những người bị bệnh này có rất nhiều người trong gia tộc đã bị bệnh. Tất nhiên có nhiều trường hợp khác, người bị bệnh không có họ hàng nào bị bệnh tương tự. Vì thế, chúng ta có thể cho rằng, di truyền là yếu tố dẫn tới một chế độ sống, bao gồm cả ăn uống, nào đó dẫn tới nguy cơ mắc bệnh, hay nguy cơ tích lũy các chất "bẩn" trong não. Vì thế những người không có gene di truyền, nhưng tình cờ có thói quen sống như vậy cũng sẽ mắc chứng này.
5. Nói một cách khác, sa sút trí tuệ và Alzheimer nhiều khả năng là do thói quen sống dẫn tới việc tích tụ các chất "bẩn" và cũng làm khả năng "tự dọn dẹp" của cơ thể yếu đi, chứ không phải được mã hóa sẵn số phận "sa sút trí tuệ" trong gene di truyền, rồi các hóa chất "bẩn" mới sinh ra như là hệ quả và đẩy mạnh thêm quá trình này. (Trong cơ thể người và xã hội, nhân quả thường bị vi phạm cục bộ).
6. Vì vậy, tôi cho rằng, ngăn ngừa khi căn bệnh chưa diễn ra, nhất là khi các mảng két chất "bẩn" chưa đóng bám đáng kể, quá trình sai sa sút trí tuệ bị đẩy nhanh, sẽ có thể có tác dụng tích cực. Như vậy, các biện pháp "kín đáo", không bị BBB ngăn chặn sẽ có tác dụng tốt hơn. Như vậy, tôi cho rằng cơ chế tự thực bào được kích hoạt do ăn gián đoạn 16/8 hoặc mạnh mẽ hơn như 24/4. Tôi không biết 48/12 có tác dụng bằng không, bởi vì không theo chu kỳ tự nhiên. Theo lý thuyết thì ổn, thậm chí còn mạnh mẽ hơn. Tự thực bào diễn ra ngay ở mức tế bào, tức là nội gián của chúng ta ở bên trong trạm kiểm soát BBB, do đó sẽ tốt hơn dùng thuốc.
7. Cơ chế tự thực bào diễn ra nhờ cấu trúc Golgi và các tiêu thế (lisosome). Chúng ta cũng có thế "kín đáo" tiếp viện cho các nội gián này (gián điệp hay tình báo đều cần kinh phí hoạt động). Có lẽ, "kín đáo" và hiệu quả nhất là tăng tuần hoàn não. Trên thị trường có nhiều thuốc tuần hoàn não bằng ngân hạnh hay bạch quả (gingko biloba), nhưng phần lớn đều là loại "phủi bụi" hay tráng men. Tôi cho rằng nên dùng liều lượng cao, thương hiệu tốt. Loại liều lượng 1 ngày một viên, chúng ta có thể mạnh dạn tăng thành 2 viên, thậm chí uống 2 lần 1 ngày. Thương hiệu của Mỹ, Úc, Pháp, Đức,... đều ổn. Tôi nghe nói ALOHA Trí não cũng có tác dụng thần kỳ, nhưng bản thân chưa thử, không dám khuyên mọi người.
8. Các loại thuốc tiếp viện khá kín đáo khác như B12, viên nghệ nano (nên tăng cường dùng tiêu đen khi uống viên nghệ), dầu olive, cà phê, dầu gấc,... cũng nên dùng. Cá nhân tôi tin rằng collagen và xông ngải cứu cũng có tác dụng hồi phục, trẻ hóa và tăng tuần hoàn não tốt, chắc BBB không thể phát hiện. Tất nhiên cái gì ngon bổ, đặc biệt rau xanh, cá vẫn nên chén đều. Một trong những sai lầm của người ăn kiêng là kiêng bột đường quá độ. Não của chúng ta rất cần đường, không có đường rất khó hoạt động. Chúng ta ăn ít bột đường để tránh thừa, tích lũy thành chất béo chứ không phải nhịn bột đường hoàn toàn, có thể chưa chờ được viện binh thì các tướng giữ thành đã chết đói. Mặt khác, nên nhớ rằng não tiêu tốn tới 25% mức tiêu tốn năng lượng của cơ thể, cơ thể suy dinh dưỡng cũng làm não kiệt sức.
9. Bổ trợ thứ hai là hoạt động, tập luyện. Tôi lười thể dục nên không thể khuyên mọi người chắc chắn ai cũng hơn tôi. Bản thân tôi cũng sẽ bắt đầu tập một cái gì đó. Ông thầy của tôi, một nhà bác học biết đủ thứ, viện sĩ hàn lâm, đưa ra một giải pháp thay thế tập thể dục bằng cách uống rượu (ít thôi). Hàng ngày, vào giờ mọi người tập thể dục (5g sáng hoặc 5g chiều), ông làm hai chén rượu mạnh, vừa đủ để nóng người và ngồi gật gù, chừng nửa tiếng là tan hết. Lý luận của ông (không biết có học ai hay có cơ sở khoa học gì không) là: bản chất là cơ thể cần tuần hoàn lưu thông, tập thể thao hoặc uống rượu đều có tác dụng như thế. Ổng có dặn thêm là: không được làm đồng thời cả hai cái, vì như thế rất nguy hiểm. Vậy là có thể tập thể dục sáng, chiều uống rượu hay ngược lại. Hoặc có thể tập thể dục 2 buổi, thì uống vào nửa đêm như các cụ ta hay khuyên "bán dạ tam bôi tửu, bình minh nhất trản trà".
10. Các loại thuốc trực tiếp tác động vào tế bào não đều có tác động hạn chế, vì thế có sẵn tiền cũng không nên uống kiểu ngăn ngừa. Vì như thế chẳng khác gì vứt tiền vào bồn cầu.
11. Đây là đề tài tôi đang quan tâm do có động cơ thiết thân và tìm hiểu kỹ, có tham chiếu các công trình khoa học mới nhất, bác sĩ bình thường nếu không có lý lẽ nếu nói ngược lại cũng không nên vội tin.
Một bài viết rất đáng đọc và suy ngẫm về một đề tài thú vị có tính thời sự: Sa sút trí tuệ và Alzheimer. Và ngay ở phần mở đầu đã chỉ rõ “ Alzheimer là một chứng bệnh,còn sa sút trí tuệ là một biểu hiện chung”,rất đúng! Trong thực tế,rõ ràng là Alzheimer chắc chắn sẽ dẫn đến sa sút trí tuệ; trong khi sa sút trí tuệ không nhất thiết phải đi cùng Alzheimer…Đi tìm nguyên nhân, tác giả cũng đã chỉ ra rằng, ngoài yếu tố di truyền thì sa sút trí tuệ còn do lối sống. Mình thực sự tâm đắc điều này. Mình hiểu lối sống ở đây ngoài chuyện lười vận động,lười tập thể dục còn là lười học tập,lười suy nghĩ…gây ra…Ở mục 9 có chi tiết thú vị là ông thầy thay vì tập thể dục thì uống hai ly rượu mạnh!? Mình xin chia sẻ ( bằng tiếng Hung), Hoszu ido megfigyelesek alapjan magyar vegyeszek arra a felfedezesre jutottak el, hogy egy pohar palinka nemcsak jo az egeszsegre, hanem keves is!
ReplyDeleteAiviet Nguyen
DeleteBùi Đức Ngọc, Pohár thì nhiều quá. Egy kupica (fél deci = 50 g) là một chén thôi anh ạ. Chén hạt mít của mình lại hơi bé.
Bùi Đức Ngọc
DeleteBọn Hung khi uống rượu hay nói “ kis mennyiseg orvossag, nagy mennyiseg egeszseg!”, attol fugg, hogy mit valasztunk,orvossagot vagy egeszseget? Còn chén hạt mít của mình là chỉ để các cụ lúc “ bán dạ tam bôi tửu” trước hiệp 2 thôi, V ạ!
Minh Nhật
ReplyDeleteCái vụ khôi phục trí nhớ thì e là thực chứng cho ăn 16/8 giúp khôi phục trí nhớ này, minh mẫn hơn nhiều, nhớ tốt hơn.