Phần 1: Xứ ĐD thuộc Pháp (Thời kỳ 1897-1910)
(tiếp theo)
Bộ máy chính quyền của Pháp tại ĐD
Dân số ĐD ở đầu thế kỷ 20 khoảng 20 triệu (Nam Kỳ: 3 triệu, Bắc Kỳ : khoảng 8 triệu, Trung Kỳ: 7 triệu, cả Cao Miên và Ai Lao cộng lại hơn 2 triệu). Trong đó, khoảng 4/5 là người Việt. Theo P. Doumer, sau khi người Pháp can thiệp vào ĐD, họ nhận thấy dân chúng ở đây có 1 chính quyền với những ''động lực sai lầm và không thể duy trì trật tự trong chính đất nước mình hay đem lại hòa bình cho dân tộc của họ. Vì vậy mà chúng ta đã phải đứng ra thay thế dần dần chính quyền đó."*
Khi thiết lập chế độ cai quản với Phủ Toàn quyền đặt ở Hà Nội cùng hệ thống chính quyền bảo hộ (trừ Nam Kỳ) trên toàn ĐD, tất cả các vấn đề quản lý hành chính, từ những vấn đề nhỏ nhất đều do người Pháp nắm giữ và quyết định. Phủ Toàn quyền ĐD chỉ đạo thống nhất các vấn đề, quản lý trực tiếp các hoạt động công vụ và công ích thông qua trung gian là bộ máy gồm các cơ quan hành chính địa phương; cơ cấu tổ chức của các cơ quan địa phương thay đổi theo từng vùng và tùy theo các hoạt động công vụ và công ích mang tính địa phương cũng như việc quản lý đúng nghĩa các cộng đồng cư dân bản xứ.
Bên dưới Phủ Toàn quyền là các Bộ tư lệnh quân sự và Lực lượng Hải quân. Ban chỉ đạo dân sự có chức năng như Bộ Nội vụ tại Pháp, cơ quan này phụ trách các vấn đề thuần túy hành chính, điều hành ngân sách trung ương, giải quyết tranh chấp và các vấn đề nảy sinh tại các chính quyền địa phương. Các Sở, Ban, Nha, Phòng và Kho bạc phụ trách các vấn đề chuyên ngành.
Bao quát toàn bộ các lĩnh vực hoạt động của chính quyền, tất cả bộ máy này cấu thành nên Phủ Toàn quyền của ĐD. Nam Kỳ do người Pháp trực tiếp quản lý. Tại Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Cao Miên (là các xứ bảo hộ), đứng đầu là 1 Thống sứ hoặc Khâm sứ. Khâm sứ Ai Lao, đứng đầu bộ máy chính quyền còn sơ khai với tình hình xứ này.
Mục đích của hệ thống nhằm thể hiện chủ quyền của Pháp tại ĐD vì lợi ích của Pháp và đem lại sự tôn trọng đối với các nguyên tắc làm nên danh dự cho nền văn minh Pháp. Các chính sách thực hiện theo cách chấp nhận được mà ko hề xâm phạm các truyền thống địa phương, ko gây tổn hại tới dân chúng bản xứ, cũng ko tìm kiếm 1 sự đồng nhất về phương thức quản lý vốn vừa bất lợi, nguy hiểm vừa vô ích. (Vì thế mà các chế độ Bảo hộ theo vùng ko giống nhau, vẫn có những khác biệt quan trọng).
Sự trỗi dậy của ĐD
Trong cuốn hồi ký của mình, P. Doumer đã viết về người Việt ở phần Tổng quan về Đông Dương như sau: họ ''chắc chắn là tộc người vượt trội so với các dân tộc xung quanh. Người Cao Miên, Ai Lao và Xiêm La đều không thể chống lại được họ. Không một dân tộc nào trong Đế quốc các xứ Ấn Độ có những phẩm chất như họ."
Với thiện chí khai hóa, Doumer cho rằng: nước Pháp đã gắn bó với ĐD trong vai trò mở mang về kinh tế và chính trị, điều làm cho châu Á phải cầu mong khi ĐD trở thành 1 bộ phận của nước Pháp, 1 đế quốc được hiện đại hóa. Chỉ như thế, ĐD mới có thể đạt được sự thịnh vượng và vinh quang mà tổ tiên của họ ko dám mơ tới.
Điều này đã được Doumer khẳng định bằng hành động thiết thực trong 5 năm ông cầm quyền trong nỗ lực thực hiện các chính sách của mình. Ông đã làm tròn trách nhiệm phục vụ cho quyền lợi của Pháp tại châu Á đồng thời mang lại những chuyển biến to lớn đưa xứ ĐD trở nên cường thịnh, tiến tới 1 tương lai xán lạn như ông đã viết ở phần cuối trong cuốn Xứ Đông Dương mang tựa đề Sự trỗi dậy của ĐD.
Từ đầu thế kỷ 20 cho đến trước khi nổ ra Chiến tranh Thế giới thứ 2, ĐD có những chuyến biến lớn lao mang dấu ấn của người Pháp. Cùng với triển vọng mở ra 1 thời kỳ mới của 1 ĐD đang trỗi dậy mạnh mẽ, có 1 ĐD khác, đó là ĐD của những người vùng lên với tinh thần giải phóng của cuộc cm Pháp. Ko còn âm ỉ như lúc bắt đầu, ngọn lửa này đã bùng nổ mạnh mẽ và ngày càng trở nên mãnh liệt sau khi cuộc cm XHCN tháng 10 nổ ra ở Nga.
Nước Pháp và ngọn cờ giải phóng
Sau những cuộc khởi nghĩa bị dập tắt, chính quyền Pháp ở thuộc địa bắt đầu thực hiện các chính sách để biến ĐD trở thành 1 thuộc địa kiểu mẫu của nước Pháp ở châu Á. Tuy nhiên, họ ko được người bản xứ ủng hộ hoàn toàn. Trong xu hướng phát triển của người Pháp, nhiều người thuộc tầng lớp có tư tưởng cách tân vẫn chống lại sự đô hộ của chính quyền thuộc địa nhằm thoát khỏi ách thống trị của thực dân, mở ra 1 thời kỳ độc lập mới cho đất nước.
Bối cảnh xh ĐD khi đó đã thay đổi cùng với tầng lớp trung lưu, giai cấp lao động mới gồm những người lao động công nghiệp cũng là sản phẩm của nền văn hóa mới. Họ cũng là những đại diện góp phần tích cực trong việc ủng hộ và gia tăng ảnh hưởng Âu hóa ở VN. Thái độ của người Việt đối với văn hóa Tây phương đã khác so với hồi gặp gỡ ban đầu. Dân quê không còn xem người Pháp là giống người dễ sợ, không thấy sản phẩm của họ là những thứ kỳ lạ quái gở nữa; "sĩ phu cũng không xem những tư tưởng phong tục của họ là lố lăng kỳ cục và bại lý thương luân nữa." (Đào Duy Anh) Người Việt bắt đầu nhận ra trong cái văn hóa chung của thế giới có phần tham gia của mình, tuy không thể cho rằng: "Đông là hơn hay Tây là hơn" và sự chuyển biến sẽ đi tới chỗ: "những điều phân biệt kỳ thị Đông và Tây sẽ tiêu diệt hết." (Đào Duy Anh)
Thời kỳ khai sáng ở châu Âu đã ghi nhận những thay đổi to lớn. Từ năm 1800, người Do Thái (DT) bắt đầu có những ảnh hưởng ra ngoài cộng đồng của họ với những cá nhân xuất chúng trong vấn đề giải phóng**. Heine đã nêu rõ: ‘’Tự do là tôn giáo mới, tôn giáo của thời đại chúng ta’’. Tư tưởng này đã mở ra cho họ, và những người cấp tiến ko thể nhẫn nhịn chịu đựng, con đường phản kháng. Trong số này có Karl Heinrich Marx, chàng thanh niên đến Paris vào năm 1843.
Nước Pháp với con người mà Heine coi là ‘’được lựa chọn cho tôn giáo mới’’ và Paris là ‘’Tân Jerusalem’’ đã quy tụ nhiều người DT và những người đang tìm cách nghĩ ra 1 học thuyết mới có khuynh hướng XHCN. Giống Heine và nhiều người DT khác, Marx và khái niệm tiến bộ chịu ảnh hưởng từ Hegel. Nhưng khái niệm của Marx về lịch sử như 1 lực lượng tích cực và năng động trong xh loài người. Kỷ nguyên của ông có gốc rễ sâu xa trong khải huyền và thuyết cứu thế DT***.
Marx gọi tác phẩm luận chứng của mình là ‘’khoa học’’, nhưng vì thế, nó cũng mang tính thần học. Trong đó, chủ nghĩa bài DT được khái quát hóa thành học thuyết về tư bản. CNXH tranh đấu mà Marx sử dụng năm 1840 là dạng mở rộng và biến đổi của chủ nghĩa bài DT của ông. Học thuyết này có diện mạo tinh vi hơn, khiến nó trở nên hấp dẫn với những người cấp tiến có học thức. Lenin là 1 trí thức hoàn toàn chấp nhận tinh thần này một khi mục tiêu được mở rộng thành toàn bộ giai cấp tư bản.
Cùng với tư tưởng của Marx, châu Âu đã có những chuyển biến trong thái độ với người Pháp là tư tưởng tiến bộ của thế giới trong thế kỷ 18 mang tính cm của J. J. Rouseau và Kant****.
(còn nữa)
(*): Nguyên văn trích từ Xứ Đông Dương (Paul Doumer, trang 94)
(**): trong 1.500 năm, xh DT được thiết lập để sản sinh ra các trí thức. Họ có mọi đặc tính của trí thức: khuynh hướng theo đuổi ý tưởng bất chấp lợi ích của mọi người; ko ngừng mài sắc năng lực phê bình; sức mạnh hủy diệt cũng như sức mạnh sáng tạo to lớn. Xh DT được tạo ra để hỗ trợ họ. Họ mang trong mình dòng dõi tinh thần của Moses. Là mẫu hình của 1 người DT lý tưởng. Người DT trợ cấp cho nền vh của họ từ hàng trăm năm, trước khi tập quán này được các nhà nước phương Tây thực hiện như 1 chức năng của nhà nước phúc lợi cho đến nay.
Từ năm 1800, một cách đột ngột, cỗ máy xh cổ xưa này (vô cùng hiệu quả) bắt đầu thay đổi với đầu ra của nó: thay vì rót tất cả sản phẩm vào hệ thống kín (hoàn toàn tách biệt khỏi xh chung), nó xả 1 tỉ lệ lớn, ngày càng tăng vào đời sống thế tục. Đây là sự kiện có tầm quan trọng, gây choáng váng trong lịch sử thế giới.
(***): Sự chờ đợi Chúa cứu thế ở thế kỷ 17 xuất hiện ở khắp nơi, khi người ta tin rằng thế giới đang gần bờ vực của những sự kiện rất lớn. Khổ đau càng lớn, người ta càng cần đến sự cứu rỗi. Hy vọng về Chúa cứu thế tràn ngập ở những cộng đồng từ vùng Bắc Phi xa xôi, qua Đông Âu, Balkan, Constantinople và khắp Thổ Nhĩ Kỳ, ở Palestine và Ai Cập. Nó cũng xuất hiện tại Leghorn, Amsterdam và Hamburg. Nó quét qua những cộng đồng giàu có, nghèo có, có học có và kém hiểu biết có, dù đang lâm nguy hay cảm thấy mình an toàn.
(****): Đến giữa thế kỷ 18 J.J Rouseau đã đưa ra ý tưởng mới mang tính cách mạng: Con người sinh ra là thiện, mọi xã hội đều có xu hướng làm hỏng cái thiện có sẵn ấy trong con người; và vì vậy sứ mạng chủ yếu của giáo dục là làm cho cái bản tính tốt đẹp tự nhiên của con người được duy trì và phát triển, chứ không phải là đào tạo con người theo lợi ích của xã hội (đã bị chính con người làm cho tha hóa); và rằng con người chỉ có một nghề duy nhất là “Làm người”.
(J.J. Rouseau, Emile hay là về giáo dục, NXB Tri thức 2008)
Muộn hơn một chút, vào cuối thế kỷ 18 E.Kant lại có một cách nhìn nhận khác hẳn: Nhân loại bắt đầu lịch sử của mình trong tình trạng bị tự nhiên khống chế - chứ không phải với tư cách con người là một sinh vật có lý trí, trong khi đó tự nhiên chỉ cung cấp bản năng và lòng ham muốn. Vì vậy theo Kant: “Con người là tạo vật duy nhất cần phải được giáo dục” hay “Con người là những gì được giáo dục tạo nên”. Và như vậy lúc đầu triết lý giáo dục của thế kỷ 18 mang nặng tính cá nhân chủ nghĩa Rouseau, nhưng sau đó Kant và những người khác (Fiche, Hegel...) đã bổ sung thêm yếu tố “nhân loại” thông qua vai trò điều hành và giám sát của xã hội - nhà nước để dung hòa hai mục tiêu cơ bản của giáo dục: hoàn thiện con người vì bản thân con người và cung cấp kỹ năng để phục vụ xã hội - nhà nước.
(Jonh Dewey, Dân chủ và giáo dục, NXB Tri thức 2008)
Lược ghi từ Xứ Đông Dương (Paul Doumer)
No comments:
Post a Comment