Nam Tư xưa và ông Kim Ngọc xưa - Một hồi cố
Gọi là Nam Tư xưa vì cái Liên bang ấy nay không còn nữa. Thay vì nó nay đã có sáu nước cộng hòa nhỏ với bao nhiêu mâu thuẫn nhau và tranh chấp Địa- Chính trị quốc tế.
Trong suốt mấy thập niên thế kỷ XX, “Nam Tư “ (Yougoslavia) là từ “húy kỵ” ở nước ta vì nước này bị khai trừ ra khỏi phe ta năm 1949, bị vu cho là “tên biệt kích của Chủ nghĩa Xét lạ trong phong trào Cộng sản quốc tế, là con vi-rút được đế quốc thả ra để phá hoại". Tội lớn nhất của Nam Tư là Liên đoàn Những người Cộng sản Nam Tư đứng đầu là nguyên soái J. Tito, khác với Liên Xô và Đông Âu, đã có hai cái độc lập: a) Chấp nhận kinh tế thị trường để xây dựng xã hội Xã hội chủ nghĩa (!), b) Không tiến hành đấu tranh Giai cấp qua các cuộc cải cách. Cái cụm từ “ Kinh tế thị trường” vốn cấm kỵ số một trong lý thuyết và thực hành kinh tế ở các nước Xã hội chủ nghĩa, nơi kinh tế tập trung kế hoạch hóa là chủ thể, cũng là ranh giới giữa ta và địch. Năm 1949 Nam Tư bị Stalin khai trừ ra khỏi phe ta, cử ông George Ghiude, Tổng bí thư Rumani sang gặp Tito để phổ biến.
Thực ra ở ta, Bác Hồ có tư duy độc lập, luôn trước sau chủ trương đoàn kết các nước anh em và Bác cũng muốn tìm hiểu sự thể. Năm 1957, tình hình Đông Âu rất phức tạp. Sau vụ chính biến Hungari 1956, Ba Lan biểu tình và đình công, cái án Nam Tư thì vẫn còn treo, Bác thăm Hung rồi “vượt rào” sang thăm Nam Tư bằng chuyên cơ của không quân Nam Tư theo lời mời của Chủ tịch J.Tito, nghĩa là Bác vẫn coi Nam Tư là nước gần gũi với ta. Bác đã được Chủ tịch J.Tito đón tiếp cực kỳ nồng hậu ( Ông đã lái xe mui trần quanh thủ đô Beograd chở Bác đi xem thành phố).
Năm 1958, Hội nghị các Đảng CS ở Bucarest ra nghị quyết tiếp tục coi Nam Tư là “Xét lại”, cần xa lánh nên ta buộc phải chấp hành. Nhưng Bác không cắt ngoại giao cấp Đại sứ với Nam Tư như một vài nước. Sau hội nghị 81 Đảng ở Mascova 1960, Liên Xô và Trung Quốc cãi nhau to. Liên Xô nới dần quan hệ với Nam Tư, Trung Quốc chống lại và bảo Liên Xô là :” Nay xét lại lớn theo đuôi xét lại nhỏ”(!). Trong lúc tập trung cho công cuộc đấu tranh thống nhất đất nước, ta ở vào thế khó, trong nội bộ cũng có những nhận thức khác nhau. Năm 1963, Trung ương III, khóa 9 ( về họp ở Nam Định) về đối ngoại. Sau này, 1993, ông Việt Phương đến trường Đại học Tổng hợp Hà Nội kể lại: ” Năm 63, Bác Hồ đến dự họp Trung ương, lắng nghe. Mọi người trông đợi ý Bác. Cuối phiên, cụ nghiêm rồi chỉ nói đúng năm phút: ” Làm cách mạng mà muốn thành công thì phải đoàn kết. Bất hòa thì buồn nhưng phải gắng lắng nghe nhau vì cùng có mục đích chung. Trung ương cũng có nhiều chú phân vân bên này bên nọ. Các chú nhớ phải lấy đoàn kết làm trọng. Phải thực tâm đoàn kết. Đoàn kết với cả Liên Xô và Trung Quốc. Không đoàn kết là ta hỏng việc lớn. Phải nghĩ đến việc lớn. Nghĩ xa. Không theo cảm xúc!”. Sau đó Trung ương đã ra được Nghị quyết 9 theo tinh thần của Bác ( trong văn kiện đã có câu: “Đoàn kết Liên Xô, đoàn kết Trung Quốc”). Theo cái “Dĩ bất biến “ vào lúc ấy, tuy ta gặp nhiều khó khăn và liên tục chịu sức ép từ các phía nhưng vẫn thoát ra để đi đến thắng lợi.
Thời và thế đổi thay. Thơ Nguyễn Bính từng nhận ra phép biện chứng trong triết học:
“Mưa chiều, nắng sớm, người ta bảo:
Cả đến ông Giời cũng đổi thay!”
Ông Giời mà “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” thì con người cũng không nên mang “ Định mệnh nhân tạo chồng thêm lên Thiên mệnh” ( V.Hugo). Rồi ta cũng phải tự xét lại cái kinh tế bao cấp và giã từ nó để sang trang mới.
Năm 1986. Ta vượt khó và quyết định tự Đổi mới, chấp nhận kinh tế thị trường để phát triển, từng bước coi kinh tế thị trường là một giá trị chung của nhân loại cần được tôn trọng.
Cũng là chấp nhận một bước cách mạng trong lối đi.
Rồi từ ngày ấy bao nhiêu thay đổi đã diễn ra trên đất nước ta: No ấm hơn, Độc lập hơn. Vui vẻ hơn. Hòa nhập sâu rộng vaò quốc tế. Hóa ra Đảng Cộng sản Nam Tư ngày ấy do sớm khởi xướng thể chế “ Chủ nghĩa Xã hội thị trường” mà đã chịu cô đơn, ly thân với các nước anh em. Cứ nghĩ thế thì thấy Nam Tư cũng tựa như một ông Kim Ngọc đơn côi ở ta, người sớm “ cầm đèn chạy trước ô tô” vì động cơ muốn thương dân.
Nam Tư không còn. Ông Kim Ngọc không còn. Nhưng lịch sử thì còn!
Kỷ niệm 10 năm ngày nước ta vào TPP (2021)
FB-Đinh Đức
Miền Bắc rõ ràng đã theo khuynh hướng của Bắc Kinh khi Lê Đức Thọ chủ trương chống xét lại bằng việc bắt giam và bí mật thủ tiêu nhiều nhân vật trong bộ máy nhà nước từ những năm 1960s.
ReplyDeleteAiviet Nguyen
DeleteNguyễn Cao Bình, Nói thế cũng không công bằng với Lê Đức Thọ. Ông Thọ chỉ là UVBCT là Trưởng Ban TC, vai vế trong BCT chỉ đứng thứ 7 làm sao chủ trương được. Chẳng qua ông là người trực tiếp thực hiện chủ trương của Đảng, TW và BCT.
Aiviet Nguyen, tao chỉ thấy ông Thọ quá lộng hành!
DeleteĐi quá xa cái giới hạn là cái mà tao ko chấp nhận. Vì thế mà kể cả Chủ tịch HCM cũng phải nhẫn nhịn, ko còn tư cách lãnh đạo tối cao.
Aiviet Nguyen, xét về mặt vai vế (BCT) có thể mày có lý, nhưng thực tế thì Sáu Búa là 1 trong số những nhân vật có vai trò chính (chủ trương) vừa là người trực tiếp thực hiện trong Vụ án xét lại chống đảng.
DeleteKhi Bắc Kinh tự cho mình là đúng thì với tham vọng lãnh đạo khối XHCN và cuộc đấu tranh chống CNTB trên toàn thế giới, chủ nghĩa mao-ít phải bá chủ toàn cầu. Muốn đạt mục đích này phải hạ bệ LX và loại trừ các đàn em cũng như những phần tử thân LX trên thế giới. Và điểm này đã được thế lực mao-ít VN làm rất đắc lực.
ReplyDeleteThời ấy, vào thời kỳ chiến tranh nổ ra ác liệt nhất, tôi nhớ ông già hay nói: nếu TQ và LX ko xung khắc với nhau thì VN sẽ thành công nhanh hơn trong việc thống nhất đất nước.
ReplyDeleteBây giờ nhìn lại để nhận định rõ vấn đề mới thấy: chính TQ là nguyên nhân ko đáng có và VN lại tiếp tục phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng sau ccrđ do đã để ảnh hưởng của Bắc Kinh tác động vào nội bộ quá nhiều.
Quy Phuong Nguyen
DeleteNguyễn Cao Bình ...cho tới tận bây giờ
Quy Phuong Nguyen, igen!
DeleteTôi ghét Mao và cmvh của TQ.
ReplyDeleteVì vậy, tôi cũng ngả về LX và các nước Đông Âu hơn.
Tuy nhiên, người trong cuộc bị tổ chức coi là đối tượng xét lại phải xử lý mới thấy hết được câu chuyện này tàn tệ ntn.
Chứ tôi vẫn chỉ là 1 thằng nhóc nhởn nhơ, đầu đầy tư tưởng và lý luận ko phải chính kiến của mình, chỉ tin rằng: thống nhất là hoà bình, là hết khổ... vô tư lắm!
Quy Phuong Nguyen
DeleteNguyễn Cao Bình, Anh đi qua tầu+ hồi sang Hung. Đang cmvh nên phải tăng bo tầu thủy ở Trạm Giang mấy ngày. Tận mắt chứng kiến sự tàn bạo vô nhân tính của tầu+ nên những gì nhìn thấy ăn sâu vào óc khó xoá đi được. Và việc sang Hung học 6 năm đã định hình suy nghĩ của minh như bây giờ. Chẳng nói là may hay rủi
Quy Phuong Nguyen, cả lần đi và về em đều thấy thương dân bên đó.
DeleteThấy họ phải chịu đựng tội lắm!
Em thấy mình may mắn hơn họ dù biết rằng về nước cũng thê thảm lắm.
Bức hình của bài cũng cho thấy cái bắt tay của Chủ tịch HCM và Tito là điều chứng tỏ rằng: trong nhiều vấn đề, Cụ là người thông tuệ, muốn trực tiếp nắm được vấn đề và có thể đưa ra đường lối chung để thực hiện.
ReplyDeleteĐáng tiếc, tinh thần của Cụ ko được đáp ứng ở VN (và ko chỉ trong việc này).
Rõ ràng: dù Ông cụ đã nói là phải đoàn kết cả với LX thì trưởng Ban Tổ chức TW vẫn (lộng hành) làm ngược như thường.
ReplyDeleteKo nghe lời của lãnh tụ nên việc lớn ko thể thành.
ReplyDeleteĐây là vấn đề cần thông suốt trong việc nhìn lại 2 cuộc chiến tranh và tình hình VN từ 1990 cho đến nay.
Bên thắng cuộc cần nhìn rõ vấn đề và thấy xa hơn cái ngày 30/4, tức là con đường phát triển và xây dựng sau chiến tranh cần tập trung nỗ lực ntn.
Nếu ko chống Nam Tư, có thể VN ko phải chịu quá nhiều khó khăn do trở ngại trong đường lối (hẹp hòi) gây ra mà bây giờ đang phải gánh chịu/tháo gỡ vì KO CHỊU PHÁT TRIỂN đúng tiềm năng của đất nước.
Aiviet Nguyen
DeleteNguyễn Cao Bình, VN làm gì có cửa không chống Nam Tư. Cụ Hồ có thể thân Tito, nhưng quan hệ với LX và TQ quan trọng hơn vì dùng vũ khí của LX, lương thực của TQ để đánh nhau với Mỹ. Nam Tư thì cho ta được cái gì. Ngay cả Hungary, thân với Nam Tư như thế cũng phải lờ Nam Tư để nghe LX.
Aiviet Nguyen, có chữ nếu, tức trường hợp VN có thể như Hungary (rất ok).
DeleteNhưng thực tế quá xấu, xấu đến mức tao đọc Đêm Giữa Ban Ngày phải bàng hoàng.
Tao nói theo cái tinh thần của tác giả của bài viết thôi.
Aiviet Nguyen
DeleteNguyễn Cao Bình, Nếu VN mà có lựa chọn thì cũng không cần theo Nam Tư nữa. Cũng không đến nỗi xấu quá như thế. Lúc người ta mải đánh nhau, ông cứ đứng ngoài phản biện nọ kia ăn đấm là ít. Đánh giá chính trị gia mà cứ lấy tiêu chuẩn đạo đức hay tôn giáo thì hỏng bét. Chính trị là đem tính mạng ra đấu đá, nương tay sao được. Tuy nhiên người Việt do tính không triệt để nên cũng không tàn bạo như Nga và Tàu. Cụ Hiên đi tù nhưng cũng có thuốc lá Điện Biên và trà Hồng Đào uống, phải cám ơn anh Tám Búa mới phải.
Aiviet Nguyen, Sáu Búa chứ!
DeleteTao nghĩ đã theo cái chữ nếu, thật sự ra VN cứ bình thường hóa với Nam Tư hoặc tán thành với quan điểm của đồng chí Kádár János cũng chẳng sao. TQ và LX ko giúp VN ko còn mặt mũi nào mà nhìn thiên hạ nữa.
Vì lúc đó cái thế của VN lớn lắm, với cả phe XHCN và các nước ủng hộ (rất nhiều). Mình sang Hung là thấy.
Cái thằng đang đổ máu (sau chiến tranh thế giới thứ 2), lại choảng ngay anh to đầu nhất ai mà ko phục vì chính nghĩa thắng phi nghĩa.
Tao nghĩ bác mình hiền quá. Nửa Gandhi nửa Lenin là ko được. Chỉ 1 đằng thôi.
Nhưng mà chọn ông Lenin dễ hơn, chứ chọn 100% Gandhi là bỏ mẹ chắc luôn với đám lau nhau ở dưới có hậu thuẫn hậu phương to lớn lắm!
Tao cũng ko thích cái gì cũng lấy cảm tính hay cảm tình riêng ra với nhau.
Cứ người thật việc thật thôi.
Nhưng ở ta kiếm mấy thứ này hơi bị khó!
Aiviet Nguyen
DeleteNguyễn Cao Bình, Mày nghĩ hơi đơn giản. Viện trợ LX, TQ, ông Lê Thanh Nghị cũng phải khéo léo, mưu mẹo lại phải trơ lắm mới xin được đấy. LX, TQ có tin hay thích mình thắng Mỹ đâu. Thêm cho bác Sáu 2 Búa nữa cho oai 🙂
Aiviet Nguyen, đấy là nói theo kiểu đi xin xỏ, chứ đúng ra các tay ấy to đầu phải có trách nhiệm chứ! (đúng ra là ăn theo thằng em)
DeleteNhận trách nhiệm với cộng đồng, dù ở cương vị nào, nếu phải cứng rắn và quyết liệt, cũng phải là người tử tế.
ReplyDeleteLàm chính trị phải có 2 mặt, thất đức với đối tượng nào và vì lẽ gì là kết cục để thừa nhận hoặc bị lên án.
Khác nhau ở chỗ: nếu minh bạch rõ ràng là người ngay còn khuất tất mờ ám là kẻ gian.
Phúc cho dân tộc nào có những người xứng danh lãnh đạo. Ngược lại chỉ là kiếp sống bất hạnh dưới sự thống trị tàn bạo của những kẻ lộng hành bất nhân muốn trở thành vĩ đại bằng tất cả mọi thủ đoạn đê tiện nhất của con người.
Đây cũng là mặt trái bỉ ổi của bất kỳ ai, khi lao vào chỗ quyền bính bằng chính trị.