Gia đình & xh
(tiếp theo)
Người phụ nữ trong thời kỳ săn bắn phải làm hầu như mọi việc, trừ đi săn. Hình ảnh của đàn ông do xông pha vào chỗ nguy hiểm đến sinh mạng nên có vai trò lớn hơn so với phụ nữ luôn bận bịu với sinh đẻ, nuôi con và lo việc nhà cửa. Họ còn phải nhặt nhạnh thức ăn cả trong rừng và ngoài đồng, nấu nướng, may áo quần, giày dép. Mỗi khi di chuyển, nam giới chỉ mang theo vũ khí để bảo vệ bộ lạc, nên phụ nữ phải mang theo tất cả những gì còn lại. Ở nhiều bộ lạc, vì thế họ bị coi như tôi tớ hay con vật thồ hàng. Nếu họ chậm chạp do yếu ớt, ko bắt kịp được đoàn người, họ sẽ bị bỏ rơi. Cũng vì thế, khi những thổ dân vùng Murray hạ (Utah) thấy những con bò chở hàng, họ cứ ngỡ chúng là vợ của những người da trắng.
Bây giờ thì yếu tố sức khỏe là 1 trong những điều kiện phân chia giới tính, nhưng trước đây thì điều này khó được chấp nhận. Con người khi đó coi phụ nữ là loài có sức chịu đựng, cả về tài năng và lòng can đảm cũng ko hề thua nam giới; họ ko còn là vật trang sức, 1 sinh vật xinh đẹp đồng thời là công cụ tình dục; hơn tất cả những điều này, họ là con vật khỏe mạnh, có khả năng lao động nặng nhọc, nếu cần, họ có thể chiến đấu đến chết để bảo vệ con cái và thị tộc.
Viên tù trưởng bộ tộc Chippewas nói về phụ nữ: họ ''sinh ra để làm việc. Một người bọn họ có thể kéo hoặc vác bằng hai người đàn ông. Họ dựng lều cho chúng tôi, may vá quần áo và ủ ấm chúng tôi vào ban đêm... Chúng tôi hoàn toàn không biết xoay xở ra sao, nếu đi đường mà không có họ. Họ làm tất tần tật mọi thứ mà chẳng tốn kém là bao; vì họ lúc nào cũng nấu nướng nên khi đói kém họ chỉ cần liếm ngón tay thôi cũng đủ no rồi''.
Những tiến bộ xh phần lớn do phụ nữ thực hiện. Nam giới hầu như đảm nhận vai trò săn bắn và chăn nuôi theo phương thức xưa cũ trong suốt nhiều thế kỷ. Chính phụ nữ đã phát triển nông nghiệp từ những mảnh đất gần lều trại. Họ lo khâu vá và còn kéo sợi dệt vải từ cây bông. Họ còn khéo léo trong đan lát, làm đồ gốm, cả nghề mộc và xây dựng. Trong nhiều trường hợp, họ là những người đầu tiên thực hiện các giao dịch thương mại.
Từ những công việc này, phụ nữ đã phát triển nhà cửa, huấn luyện đàn ông về những thiên hướng xh, phép tắc xã giao, vốn là nên tảng và chất xi măng kiến tạo nên nền văn minh. Dần dần, họ đã đưa cánh đàn ông vào danh sách những con vật được thuần hóa của họ.
Khi nền nông nghiệp đem lại những tặng phẩm to lớn hơn thì phái mạnh hơn lại càng giành chúng về tay mình nhiều hơn. Quyền lãnh đạo kinh tế - suốt 1 thời gian dài nằm trong tay phái nữ nhờ công lao canh tác - đã bị cưỡng đoạt vào tay nam giới. Họ sử dụng những con vật, mà phụ nữ thuần hóa thành gia súc, để thay thế phụ nữ trong việc đồng áng: việc này đã làm nên 1 bước tiến từ cái cuốc đến luống cày. Nam giới khẳng định vị thế tối cao cùng với việc chuyển giao tài sản gồm bò và sản phẩm nông nghiệp đã dẫn đến tình trạng lệ thuộc giới tính của phái nữ (bởi nam giới yêu cầu ở họ sự trung thành để có thể chuyển giao sản nghiệp tích lũy được cho những người được xem là con mình).
Sau đó, nam giới có được uy quyền của người cha. Tài sản bắt đầu được chuyển giao cho con cái thông qua nam giới; quyền-mẹ (mother-right) nhường bước cho quyền-cha (father-right), và gia đình phụ quyền - do người đàn ông cao tuổi nhất làm chủ - đã trở thành 1 đơn vị đạo đức, chính trị, pháp lý và kinh tế của xh. Các vị thần, vốn đa số là phái nữ, đã trở thành những vị giáo trưởng râu ria xồm xoàm với 1 hậu cung mà những người đàn ông có tham vọng nào cũng mơ tưởng đến.
Sự thay đổi này là 1 đòn nặng nề giáng vào phái nữ. Phụ nữ và con cái trở thành tài sản của cha và anh trai, sau đó là của chồng. Họ bị ép cưới gả như nô lệ bị mua bán ngoài chợ. Nhiều nơi còn có những tục lệ ràng buộc họ phải trung thành với người chồng cho đến chết hoặc phải chết để tiếp tục hầu hạ chồng ở thế giới bên kia.
Từ đó, thế giới phân chia quyền làm chủ cho nam giới còn nữ giới là tôi tớ. Cho đến ngày nay, ở các nước Hồi giáo vẫn cấm phụ nữ ko được tham gia các dịch vụ tôn giáo. Ở khắp châu Phi, phụ nữ chẳng khác gì nô lệ, ngoài việc được mong đợi đem lại sự thỏa mãn tình dục và kinh tế.
(còn nữa)
No comments:
Post a Comment