Chính tâm, thành ý
Trong tự nhiên đã có sẵn một trật tự chung. Biết sống với trật tự này là đã gần đạt được đến đạo rồi. Muốn đạt đến đạo lớn thì phải biết lập chí lớn; muốn lập chí lớn thì phải lo tu thân; muốn lo tu thân thì phải chính tâm; muốn chính tâm thì phải thành ý; và muốn thành ý thì phải biết rõ sự liên quan giữa mọi sự vật với nhau.
Con đường tu tập phải bắt đầu bằng việc quán xét thật kỹ các hiện tượng trong trời đất, xét cho cùng chỗ tương quan giữa chúng, xem cái nào là gốc cái nào là ngọn, cái nào là nguyên nhân cái nào là hậu quả. Biết rõ được điều này thì ý mới thành; và ý có thành rồi thì tâm mới chính; khi tâm đã chính thì thân mới tu sửa được. Và khi việc tu thân có hoàn mãn thì chí mới vượt lên cao, vươn khỏi mọi sự tầm thường để đạt đến đạo lớn.
Thành ý là căn bản bao gồm tất cả mọi sự. Mọi giá trị đương thời như luân lý, đạo đức đều xây dựng dựa trên cái căn bản quan trọng này. Nếu mình biết sống thành thật với chính mình, không tự lừa dối mình, thì hành động chân thật này sẽ biểu lộ ra ngoài, cảm hóa được những người xung quanh. Thành ý không chỉ là đức, mà còn là năng lực cảm hóa hết sức mầu nhiệm, có thể thay đổi tất cả.
Hoa trôi trên sóng nước | Nguyên Phong.
No comments:
Post a Comment