Người đàn ông trong hình và vợ con với vẻ thành đạt và hạnh phúc này chính là Nguyễn Mạnh Huy, người nổi tiếng vô cùng ở miền Nam. Năm 1987, bạn Huy này đã được vào đại học sau 4 lần thi đậu mà không được trường nào nhận vào học, chỉ vì lý lịch xấu, cha là sĩ quan chế độ cũ chết trận.
Huy năm 1987 can đảm gửi một tâm thư tha thiết cho báo Thanh niên.
“Tôi tốt nghiệp cấp III năm 1981 và dự thi vào trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng đạt số điểm 26,5 điểm (điểm chuẩn 17). Nhưng Ban tuyển sinh tỉnh không cho tôi đi học vì lý do lý lịch. Cha tôi đi lính ngụy chết trận năm 1965. Mẹ làm thư ký đánh máy cho Ty thông tin chế độ cũ. Tôi rất buồn, nhưng với ước mơ được vào ĐH để có cơ hội rèn luyện kiến thức, góp trí tuệ xây dựng đất nước, tôi đã nộp đơn thi lại lần nữa. Năm đó tôi thi vào trường ĐH Nông nghiệp IV và đạt số điểm 22,5 điểm (điểm chuẩn là 16). Nhưng, một lần nữa, tôi cũng không được đi học vì lý lịch như năm trước.
Tôi tha thiết được học tập không phải để sau này làm ông này ông kia có chức có quyền, nhưng vì khả năng và nhiệt tình tuổi trẻ muốn được cống hiến cho đất nước, nhưng động cơ trong sáng đó đã hai lần bị gạt bỏ chỉ vì tôi trót mang một lý lịch của cha mẹ sinh ra tôi. Tôi bi quan nghĩ rằng đó là số phận nên đành chấp nhận. Sau đó, tôi xin đi làm ở HTX mộc Đa Hưng Qui Nhơn. Suốt trong 4 năm lao động tôi cố gắng học nghề, đồng thời tôi vẫn không quên ôn tập bài vở với một hy vọng bé nhỏ, có một ngày nào đó, có một sự nới rộng nào đó, tôi sẽ từ người thợ mộc được cắp sách bước vào ngưỡng cửa đại học đã khép lại với tôi từ mấy lâu nay.
Năm nay, tôi đọc báo thấy nhiều vấn đề cần đổi mới trong công tác tuyển sinh, trong đó có việc xét xếp đối tượng và điểm chuẩn. Hy vọng lại bùng lên trong tôi, khát khao được đi học sống lại trong lòng tôi mãnh liệt. Tôi quyết chí thi lại một lần nữa. Tôi xin nghỉ làm và dồn hết tâm trí vào việc luyện thi. Năm nay tôi thi vào trường ĐH Bách Khoa TP.HCM. Tôi đạt số điểm là 22(điểm chuẩn cho nhóm IV là 20). Tôi thấp thỏm hy vọng. Nhưng tuyệt vọng thay, tôi cũng nhận được câu trả lời như 4 năm về trước."
25/10/1987- trích nhật ký của Huy :
"Tôi muốn học! Tôi kêu đòi được học! Dù phải cực khổ tới đâu tôi cũng xin chịu. Ước mơ đó đâu có gì to tát, không phải tại tôi! Tôi đã làm hết sức mình. Vì sao đời tôi và số phận cả một lớp trẻ phải mang trên vai gánh nặng của cuộc chiến tranh đã qua rồi mười ba năm trước".
Bức thư đầy nước mắt này đã làm cho tòa soạn báo Thanh niên khi đó vô cùng xúc động và từ đó nhiều bài báo đã ra đời. Chuyện đến tai Bộ trưởng Trần Hồng Quân, và ông sau đó đã tuyên bố trường hợp Nguyễn Mạnh Huy đã được Bộ và UBND tỉnh Nghĩa Bình xem xét và quyết định cho đi học.
Nguyễn Mạnh Huy đã mở đường cho việc cải cách chế độ tuyển sinh gắn với chủ nghĩa lý lịch sau 12 năm ròng. Tất cả là vì sự dũng cảm của Huy và sự giúp đỡ của báo Thanh niên và các báo khác lúc bấy giờ. Huy vào học đại học và ra trường làm trong nghề in, để tri ân báo chí. Và sau Huy, biết bao thanh niên miền Nam đã được học đại học mà không cần quan tâm tới lý lịch.
Câu chuyện này cho thấy việc tuyển sinh đại học dựa vào lý lịch đã có thể thay đổi, thì tới một ngày nào đó, sẽ có việc tuyển sinh đại học không chỉ dựa vào điểm số, mà còn dựa vào cả đạo đức, tài năng và những cống hiến cho cộng đồng.
Chỉ là ai sẽ bắt đầu như Nguyễn Mạnh Huy.
Nguyễn Thị Bích Hậu
Chủ nghĩa lý lịch cũng như phân biệt màu da, còn tệ hơn khi loại con người ra khỏi xh.
ReplyDeleteỞ châu Âu, con người sống với tinh thần mang tư tưởng yêu tự do nên muốn duy trì chế độ kìm hãm con người phải dùng cả bạo lực như đã xảy ra ở các nước XHCN Đông Âu sau cuộc cm 1956 ở Hungary.
Tôi ko quan tâm đến danh nghĩa. Dù là nhãn mác gì của chế độ, nếu ngay cả con người còn ko thể có độc lập, tự do thì chế độ đó ko thể phát triển tới 1 xh tiến bộ hơn, cao đẹp hơn vì hạnh phúc của con người.
Cũng như với chủ nghĩa Marx, ở VN nhìn dưới thứ ánh sáng khác, nên ko thể thấy, hoặc cố tình phủ nhận sự thật, về nguyên nhân làm LX tan rã và sụp đổ.
ReplyDeleteThời còn trẻ con, tôi thường nghe các bậc cha chú lo ngại, cảnh báo về âm mưu phá hoại bằng diễn biến hoà bình.
ReplyDeleteNhưng đất nước này đã bị tiêu diệt ngay trong trứng nước với các chuyên gia TQ và những chỉ đạo/buộc thực hiện chỉnh huấn, ccrđ và các vấn đề nghiêm trọng khác (từ chiến khu VB) đến chia cắt Nam-Bắc theo Hiệp định Genève-1954 và vẫn tiếp tục duy trì cho đến nay sau những diễn biến vô cùng nghiêm trọng từ Hội nghị Thành Đô.
Vấn đề kéo dài cho đến nay vẫn còn là câu chuyện hoà hợp dân tộc, khúc mắc nhưng ko có biện pháp tháo gỡ thỏa đáng giữa 2 phe: cuồng tín và điên cuồng, giữa nước sông và nước giếng.
ReplyDeleteAi trong ai đục, tôi ko cần biết. Nếu chính quyền bẩn, ko thể giải quyết được vấn đề!
Chả nhẽ lực lượng tiên phong của giai cấp vô sản ko bằng ông Lý Quang Diệu hay Pắc-Chung-hi?
Dui Nguyen
ReplyDeleteChế độ lí lịch ngày càng tinh vi hơn. Đơn giản như: " Ưu tiên con em trong ngành" .
Dui Nguyen, thì cũng giỏi xoay xở/gian manh như con nghiện lên cơn (miễn là đạt được cái mình muốn).
Delete