Thursday, January 11, 2024

Cuộc sống bình dị

LỐI SỐNG TỐI GIẢN KHIẾN BẠN HẠNH PHÚC

Nếu chịu khó quan sát thực tại của cuộc sống thì có thể kết luận một cách khách quan: Con người hiện đại đang sống không thực sự hạnh phúc. 

Thật là một điều ngạc nhiên đáng để suy tư, thế giới đang vận hành theo hướng ngày một phát triển ... tất cả đều không ngoài mục đích giúp cho cuộc sống trở nên tiện nghi và hạnh phúc hơn. Thế nhưng, trái ngược với kỳ vọng đó, thực tế lại phát sinh ra những vấn đề đặc biệt: Chiến tranh xung đột, tranh chấp quyền lợi, ô nhiễm môi trường và nạn đói kém, suy dinh dưỡng... vì sao lại như thế?

Có thế nói rằng những điều đó là hệ quả đó xuất

phát từ nguyên nhân nội tại của mỗi cá nhân chúng ta. Cuộc sống mất cân bằng giữa vật chất và tinh thần, chạy theo các giá trị của vật chất, tham đắm vào vật chất, tranh dành sở hữu mà bỏ quên những giá trị tinh thần là nguyên nhân chủ đạo dẫn đến những hệ lụy nguy hiểm cho bản thân mỗi người và cho toàn bộ cộng đồng.

Lối sống tối giản hay tinh thần thiểu dục tri túc trong Phật giáo được đề cập như là một giải pháp vô cùng hữu hiệu để giải quyết vấn đề này. Tối giản và thiểu dục - tri túc không nên được hiểu là chỉ tối giản trong vật chất mà còn là tối giản trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, vức bỏ những thứ không cần thiết, những thứ làm cuộc sống trở nên ngột ngạt và khó thở, chỉ cần có và giữ lại những thứ thật sự những thứ thật sự cần thiết cho nhu cầu của bản thân, biết dừng lại và hướng đến giá trị của nội tâm. 

Đồ đạc không phải là thước đo cho giá trị của con người, không cần thiết phải chạy theo thời đại, mua cho mình những đồ dùng hiện đại nhất, đắt tiền nhất thì mới cảm thấy hạnh phúc. Thay vào đó tăng giá trị nội tại của bản thân đế khiến mình cảm thấy bình an và hạnh phúc hơn. Đồ đạc phải là công cụ giúp cuộc sống bình an và hạnh phúc hơn chứ không phải là nhà giam, giam giữ sự tự do trong tâm hồn.

Phong cách sống tối giản Minimalism

Phong cách sống tối giản bắt nguồn từ Nhật Bản với tên gọi là Danshari hay còn gọi là Minimalism (chủ nghĩa tối giản). Phong cách này bắt đầu trở nên phổ biến ở Nhật vào khoảng năm 2010-2011, đặc biệt sau khi xảy ra thảm họa động đất, sóng thần đột ngột cướp đi hàng ngàn sinh mạng. Những vụ thương vong xảy ra tại Nhật Bản được biết đến với khoảng 30-50% nguyên nhân là do đồ đạc rơi vỡ trong các trận động đất.

Chính vì điều này mà người Nhật đã đặt ra nhiều câu hỏi về ý nghĩa của cuộc sống. Nếu sống trong các căn phòng ít đồ, giản dị thì người dân Nhật sẽ không phải mang trong mình những nỗi lo tồn hại về vật chất lẫn tinh thần.

Danshari[i] bắt nguồn từ ba hán tự: Dan (từ chối), Sha (vứt bỏ) và Ri (Tách biệt). Nghĩa là từ chối việc tiếp nhận thêm thêm những thứ không cần thiết vào cuộc sống, bạn sẽ vứt bỏ tất cả những thứ không cần dùng đến và tránh xa những cám dỗ, những ám ảnh về vật chất. Mục đích là để bản thân được hạnh phúc, bình an và tự do đón nhận những điều mới mẻ, những năng lượng tích cực mà vũ trụ mang đến cho bạn.

Ý nghĩa của từ Danshari:

Dan (đoạn): Từ chối

Để hiểu đơn giản, nó như việc trở thành một người trung thực với chính bản thân mình, chỉ lấy những gì thực sự cần thiết. Đó là một cách để hạn chế "chủ nghĩa tiêu dùng vô tâm" mà có lẽ bất cứ ai trong chúng ta cũng từng mắc phải. Đây là một cách tuyệt vời đế giúp bạn ghi nhớ rằng khi mua bất cứ món hàng nào bạn đều suy nghĩ: "À, mình thực sự cần món đồ này", chứ không phải với cái lí lẽ "Chị bán hàng chào hàng giá ngọt quá"

Sha (xả): Vứt bỏ

Ở đây, nghĩa là sẽ loại bỏ một phần lộn xộn trong thói quen hàng ngày của mình. Chắc chắn rằng sẽ đảm bảo được rằng sự lộn xộn đó và đống dư thừa sẽ nằm trong tầm kiểm soát, chẳng hạn đơn giản như việc vứt rác. Loại bỏ những điều không cần thiết chính là việc đang giúp chúng ta giảm bớt những gánh nặng đang đè lên đôi vai mỗi ngày vậy đó. Nếu không chịu loại bỏ, cứ để chúng tồn tụ theo thời gian thì gánh nặng sẽ ngày càng lớn và có ngày sẽ bùng nổ.

Ri (ly): Tách biệt

Chúng ta tách bản thân mình ra khỏi cám dỗ của vật chất, rời xa cuộc đua hào nhoáng ngoài xã hội và quay trở về với chính bản thân bạn. Cuộc sống bao gồm nhiêu thứ hơn là những gì chúng ta sở hữu. Một khi đã chấp nhận điều này, vũ trụ sẽ mang lại cho chúng ta một món quà lớn hơn rất nhiều. Đó chính là sự hài lòng với những gì mình có hơn là khao khát những gì mình sẽ được tặng.

Tối giản (Minimalism) là một phong cách sống mà ở đó người ta tối giản hóa những vật dụng thực sự cần thiết cho cuộc sống và giảm thiểu tối đa những thứ không cần thiết, ngoài ra còn là cách sắp xếp mọi thức khiến chúng trở nên ngăn nấp và gọn gàng. Tối giản là công cụ để đạt được mục tiêu của mình, bởi vậy có thể hiểu tối giản là công cụ của tự do và hạnh phúc. Người tìm tới lối sống tối giản là người muốn làm cho cuộc sống của mình trở nên thoải mái hơn, hạnh phúc hơn và đặc biệt sống có ý nghĩa hơn.

Nguồn Tác giả: Thích Nhuận Sơn

No comments:

Post a Comment