Wednesday, January 17, 2018

Quốc gia có nhiều hồ nhất

The land of a thousand lakes

Phần Lan là quốc gia có số lượng hồ tự nhiên nhiều nhất thế giới. Theo thống kê, Phần Lan có hơn 180.000 hồ (chỉ tính những hồ trên 500m2).
Trải qua nhiều giai đoạn băng hà, Phần Lan bị phủ kín bởi nhiều tầng băng. Những tầng băng đó vận động chậm chạp, bào xới mặt đất tạo thành các hố cạn hoặc sâu. Cách đây khoảng 10.000 năm, khí hậu ấm dần, tầng băng bao phủ mặt đất bị nhiệt làm nóng lên và tan thành nước và đó là điều kiện thuận lợi để hàng loạt hồ nước ra đời. Hệ thống hồ xuất hiện do sông băng tạo thành đã làm nên cảnh quan rất đặc biệt của Phần Lan.
Sau Phần Lan, đất nước có nhiều hồ tự nhiên đứng thứ nhì thế giới là Canada.

Map of Finland

2 comments:

  1. Kỷ băng hà là một giai đoạn giảm nhiệt độ lâu dài của khí hậu Trái Đất, dẫn tới sự mở rộng của các dải băng lục địa, các dải băng vùng cực và các sông băng trên núi ("sự đóng băng"). Trong băng hà học, kỷ băng hà thường được dùng để chỉ một giai đoạn của các dải băng ở bán cầu phía bắc và phía nam; theo cách định nghĩa đó chúng ta hiện vẫn đang ở trong một thời kỳ băng hà (bởi vì các dải băng Greenland và Nam Cực vẫn đang tồn tại). Nói một cách nôm na, khi nói về vài triệu năm gần đây, kỷ băng hà được dùng để chỉ những giai đoạn lạnh hơn khi các dải băng mở rộng ra toàn bộ lục địa Bắc Mỹ và Á-Âu: theo nghĩa này, thời kỳ băng hà cuối cùng đã kết thúc khoảng 10.000 năm trước. Bài viết này sẽ sử dụng thuật ngữ kỷ băng hà theo cách ban đầu, dùng nghĩa của băng hà học; và dùng thuật ngữ các giai đoạn băng giá để chỉ các giai đoạn lạnh hơn trong những kỷ băng hà và gian băng cho những giai đoạn ấm hơn.

    Nhiều giai đoạn băng hà đã xảy ra trong vài triệu năm gần đây, ban đầu với chu kỳ 40.000 năm nhưng gần đây là 100.000 năm. Những chu kỳ gần đây là được nghiên cứu kỹ lưỡng nhất. Đã có bốn kỷ băng hà chính trong quá khứ.

    (Wikipedia)

    ReplyDelete
  2. Nguyên nhân của các kỷ băng hà hiện vẫn đang gây tranh cãi cho cả các thời kỳ "kỷ băng hà" trên diện rộng và thời kỳ rút lui nhỏ hơn và sự tuần hoàn của các giai đoạn "băng/gian băng" bên trong một kỷ băng hà. Một sự đồng thuận chung cho rằng nó là sự tổng hợp của ba yếu tố khác nhau: thành phần khí quyển (đặc biệt là tỷ lệ của CO2 và mêtan), những thay đổi của quỹ đạo Trái Đất quanh Mặt Trời được gọi là các chu kỳ Milankovitch (và có lẽ là Quỹ đạo của Mặt Trời quanh Ngân Hà), và vị trí của các lục địa.

    (Wikipedia)

    ReplyDelete