Monday, March 12, 2018

Nước & Sức khỏe: Thanh khiết

Có lẽ câu "Lấy nước làm sạch" bây giờ đang là lúc khai triển/mở rộng để thực hiện một cách triệt để đối với từng cá nhân cho đến toàn thể cộng đồng loài người và rộng hơn nữa là cho cuộc sống và sự sinh tồn của muôn loài trên Trái Đất.
Chỉ nói riêng về mặt vệ sinh cá nhân của con người, "làm sạch" không chỉ là tắm/rửa bên ngoài mà còn cả bên trong cơ thể. Tác dụng của nước là vô cùng quan trọng. Vì vậy, uống nước đầy đủ mỗi ngày và sử dụng nước đúng cách là điều rất quan trọng, nhất là đối với sức khỏe.

70% cơ thể là nước, vì thế nước là nhu cầu không thể thiếu, nếu không được đáp ứng sẽ gây những hậu quả về sức khỏe trước mắt và ảnh hưởng lâu dài về sau, nhất là khi đã lớn tuổi.

Mất nước kéo dài có thể dẫn tới viêm khớp dạng nhẹ, đau nửa đầu, đau thắt ngực, viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, huyết áp cao, béo phì, trĩ, bệnh lao phổi, sỏi thận, viêm xoang và ung thư vú, ung thư tử cung.

- Uống nước ngay sau khi thức dậy (ít nhất 2 ly) giúp kích hoạt các cơ quan nội tạng và đảm bảo cho cơ thể có đủ nước cả ngày. Điều này còn giúp điều hòa hệ bạch huyết, chống lại sự nhiễm trùng. Vì vậy, cần thực hiện có ý thức để giữ gìn sức khỏe một cách thường xuyên và liên tục trong toàn bộ cuộc sống của chúng ta.
- 1 ly nước trước bữa ăn 30 phút: giúp tiêu hóa.
- 1 ly nước trước khi tắm: giúp giảm HA.
- 1 ly nước trước khi đi ngủ: phòng ngừa đột quỵ (tai biến mạch máu não). Đối với người lớn tuổi cần 1 ly/200ml.

Ngoài ra, nước giúp đối phó với các rối loạn cơ thể, rối loạn kinh nguyệt và các bệnh liên quan tới mắt... Con người sẽ thấy được tiếp thêm sinh lực với nước khi coi nước như một giải pháp điều trị/ngăn ngừa bệnh tật.
Nước cũng giúp cơ thể sản xuất nước bọt, giúp giữ ẩm màng nhầy, duy trì thân nhiệt, thải độc chất giúp cho khớp xương được bôi trơn.
Não cũng cần nước như xúc tác tạo ra các chất dẫn truyền của hệ thần kinh và các hormone. Cơ thể cũng cần nước để cung cấp oxy đến từng cơ quan trong cơ thể để hoạt động, các tế bào cần nước để phát triển, tồn tại và sinh sản. Hệ tiêu hóa luôn cần nước để chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng cho cơ thể hấp thụ.

Uống nước đúng cách

Khi uống nước, nên ngồi và uống từng ngụm nhỏ. Như thế lượng nước sẽ đi khắp các cơ quan trong cơ thể. Nếu đứng, nước sẽ nhanh chóng trôi xuống phần dưới cơ thể và bị thải ra ngoài.
Sau khi đã uống đủ nước, nếu nằm được càng lâu càng tốt vì nước được phân bổ đồng đều, khiến thận thải nước dễ dàng hơn, do đó độc tố cũng được loại bỏ theo.

Uống khoảng 160ml nước 4 lần ngay sau khi thức giấc, trước khi đánh răng và khi bụng đói sau đó không ăn/uống bất cứ thứ gì trong 45 phút tiếp theo.

Uống nước trước khi ăn ít nhất 30 phút, nhưng không uống nước vào 2 giờ sau khi ăn.

Nếu không thể uống 4 cốc nước khi dạ dày đang trống thì có thể bắt đầu với 1 cốc hoặc với lượng nước nhiều nhất có thể được. Rồi tăng dần lượng nước cho tới mức 640ml.

Chú ý: Nên uống nước nguội hoặc hơi ấm, tránh uống nước lạnh hoặc nóng.

Nước và sự tuần hoàn của máu

Sau một đêm dài cơ thể không được cung cấp nước, máu đặc lại (dễ dẫn đến đột quỵ). Trong một ngày, có lúc máu đặc, có lúc loãng. Hiện tượng này tuân theo một chu trình nhất định.

Từ 4g sáng đến 8g sáng: là lúc máu đặc nhất.
Sau đó, máu dần dần loãng ra cho đến khoảng 12g đêm, là thời điểm loãng nhất.
Rồi dần dần đặc lại cho tới sáng hôm sau.

Khi nào có thể mong đợi kết quả

Bệnh nhân tiểu đường hoặc huyết áp cao có kết quả sau 30 ngày.

Người bị táo bón và viêm dạ dày: sau 10 ngày.

Bệnh nhân lao: sau 90 ngày.

Những lợi ích chủ yếu của việc uống nước khi đói

1. Giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể
Nước thúc đẩy nhu động ruột. Khi uống nước vào buổi sáng sẽ loại bỏ được nhiều độc tố trong cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh, sảng khoái. Uống nhiều nước có thể còn giúp cơ thể tăng cường sản xuất các tế bào cơ và tế bào máu mới.

2. Cải thiện việc trao đổi chất
Uống nước khi đói có thể làm tăng tốc độ chuyển hóa lên ít nhất 24%. Điều này quan trọng đối với những người thực hiện chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt.
Tăng tốc độ chuyển hóa có nghĩa là cải thiện hệ thống tiêu hóa. Bạn sẽ có thể thực hiện chế độ ăn thường xuyên đơn giản hơn nếu tiêu hóa nhanh hơn. Uống nước ngay sau khi thức giấc giúp thanh lọc đại tràng khiến ruột hấp thu dinh dưỡng dễ dàng hơn.

3. Giúp giảm cân lành mạnh
Uống nước lúc đói cơ thể sẽ loại bỏ độc tố và giúp cải thiện việc tiêu hóa. Như vậy bạn sẽ cảm thấy ít đói hơn nên giảm cảm giác thèm ăn. Điều này sẽ dần dần cải thiện được việc tăng trọng do ăn quá nhiều.

4. Giảm bớt chứng ợ nóng và khó tiêu
Khó tiêu là do hàm lượng axit tăng trong dạ dày làm bị ợ nóng khi axit trào ngược trong thực quản. Khi uống nước lúc đói, axit này bị đẩy xuống và bị loãng hơn, rối loạn này được giải quyết. Ngoài ra, cách này cung cấp sự khởi đầu tuyệt vời cho dạ dày để chuẩn bị cho bữa ăn sáng sắp tới.

5. Cải thiện làn da
Mất nước gây ra nếp nhăn và tạo lỗ chân lông sau trên mặt da. Trong một nghiên cứu, người ta phát hiện ra rằng: uống 500ml nước khi đói làm tăng lưu thông máu và làm sáng da. Ngoài ra, uống nhiều nước cả ngày có nghĩa cơ thể giải phóng được độc tố, điều gây ảnh hưởng xấu đến làn da, loại bó nó sẽ làm cho da của bạn đẹp hơn.
Và nước còn giữ vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa sỏi thận và nhiễm trùng bàng quang.

6. Giúp tóc trơn,bóng và khỏe mạnh
Mất nước cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của tóc. Nước nuôi dưỡng mái tóc từ trong ra ngoài. Nước chiếm gần 1/4 trọng lượng của 1 sợi tóc. Không hấp thu đủ nước tóc bị giòn và mảnh dễ bị hư tổn.

7. Ngăn ngừa sỏi thận và nhiễm trùng bàng quang
Uống nước khi đói làm loãng axit do vậy ngăn được sự hình thành sỏi thận. Uồng nhiều nước (trong giới hạn) sẽ tránh được các nhiễm trùng bàng quang gây ra bởi độc tố.

8.Tăng cường hệ miễn dịch
Uống nước khi đói giúp loại bỏ và cân bằng hệ bạch huyết, dẫn đến việc tăng cường hệ miễn dịch. Một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp chúng ta an toàn trước nhiều căn bệnh và phòng ngừa đau ốm lặt vặt thường xuyên.

Uống nước ngay sau khi thức giấc là cách đơn giản giúp bạn khỏe mạnh mà không tốn tiền.

Yêu Gia đình

1 comment:

  1. Nếu nước chỉ có thể làm sạch thân xác thì việc làm sạch tâm hồn mới là việc chính yếu để tinh thần và thể xác hòa hợp trong sự cân bằng cần thiết. Không thể có được 1 thân thể và tâm hồn dễ thương/trong sáng của một đứa trẻ, người lớn chúng ta phải tự thoát ra khỏi những điều làm tâm hồn vẩn đục, gột sạch những ý tưởng/ham muốn đen tối để tâm tính "sạch sẽ" hơn. Như vậy mới mong có được một cuộc sống đáng sống. Nếu không tự giải thoát được để trở thành 1 người tử tế thì chỉ còn cách: cố bám víu vào một tư tưởng/tôn giáo nào đó (như chết đuối vớ được cọc) để tu tập và không bị trôi theo dòng đời, cuốn vào "bể khồ" muôn kiếp của con người.

    ReplyDelete