Wednesday, July 5, 2023

Câu hỏi muôn đời

 CÂU HỎI TRANH CÃI: LÀ ĐẠO ĐỨC HAY "SIÊU TÂM LÝ BẦY ĐÀN"?

Vào thế kỷ 20, triết gia kiêm nhà văn người Anh C. S. Lewis coi sự tồn tại của lương tâm là bằng chứng về sự tồn tại của Chúa. Đại đa số con người trên khắp hành tinh tin rằng họ phải cố gắng trở nên tốt đẹp. Tại sao vậy? Nếu chúng ta chỉ là những phụ phẩm tình cờ xuất hiện từ một vụ nổ ngẫu nhiên trong vũ trụ, chẳng có lý do gì để ta phải phán xét bản thân. Khái niệm về sự tốt lành mà chúng ta sử dụng để đánh giá hành vi hẳn phải xuất phát từ một nguồn tốt lành tối cao.

Đúng là đôi khi chúng ta không có cùng quan điểm về điều gì là tốt. Ví dụ, chúng ta tranh cãi về việc liệu hành vi lấy khăn tắm ở khách sạn có đúng hay không. Nhưng hãy chú ý - việc chúng ta tranh cãi về câu trả lời cho thấy ta tin rằng có câu trả lời cho vấn đề đó. Đúng và sai có tồn tại. Đức Quốc xã đã sai. Không một người bình thường nào muốn giống như họ.

Chuẩn mực đạo đức này bắt nguồn từ đâu?

Một số người cho rằng đạo đức là tâm lý bầy đàn  mà loài người phát triển để sinh tồn. Khi cha mẹ là những người tử tế, con cái của họ lớn lên rồi sinh con, sẽ truyền lại các gen đó trong gia đình. Khi hàng xóm là những người tốt bụng, cộng đồng của họ có thể tự bảo vệ trước kẻ thù hiệu quả hơn… Theo cách hiểu này, đạo đức là một sự thích nghi tự nhiên đem lại cho loài người chúng ta lợi thế phi thường.

Lewis nhận thấy tâm lý bầy đàn xuất hiện ở cả người và động vật. Tuy nhiên, ông cho rằng đạo đức không thể là tâm lý bầy đàn bởi nó thường được dùng để đánh giá tâm lý bầy đàn. Ví dụ, Đức Quốc xã thể hiện nhiều đặc điểm của tâm lý bầy đàn như làm việc cùng nhau, bảo vệ lẫn nhau, chiến đấu vì nhau. Tuy thế, chúng ta lại lên án, chỉ trích họ.

Câu hỏi đặt ra cho chúng ta là: Liệu đạo đức có phải là một loại siêu tâm lý bầy đàn còn lại sau nhiều lần thử và sai của nhiều loại tâm lý bầy đàn khác không? Nếu vậy thì dường như đạo đức không hề có nguồn gốc thần thánh.

KHỞI SỰ TRIẾT HỌC - TỪ ATHENS TỚI AI

"Dám trở nên khôn ngoan" - Cuốn sách giúp bạn phát triển triết lý sống cho riêng mình.

No comments:

Post a Comment