Saturday, January 11, 2025

Cội nguồn của lạc thú và những ham muốn lành mạnh

 CẠM BẪY MANG TÊN HORMON HẠNH PHÚC - DOPAMIN

(bài viết khá dài, độc giả nên cân nhắc trước khi đọc. Hãy là người đọc khôn ngoan.)

Chúng ta 100% đều thích làm những điều dễ chịu mang lại khoái cảm, thích nghe những lời muốn nghe, nhìn thấy điều muốn thấy. Chúng ta 100% yêu ghét buồn vui có lý và rất nhiều khi vô cớ. "Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn", cố nhà thơ Xuân Diệu đã viết câu như vậy. (Trích Mộ Khúc) [1]

Nếu ai đó nói vô cảm với khoái cảm, thích nghe chê là nói dối. Đừng chối bỏ những gì tự nhiên thuộc về humans. Bạn không phải là Thánh Nhân.

Nhưng có một điều cực kỳ quan trọng quyết định đến chất lượng sống của bất kỳ ai: đừng biến những thú vui, ham muốn lành mạnh, cảm xúc tự nhiên thành chất gây nghiện độc hại, đừng để chất dopamine ăn vào não. Nó có sức tàn phá khủng khiếp và điều quan ngại nhất là chúng ta không nhận ra điều này.

Nên dành thời gian tìm hiểu về endorphin.

Endorphin nghĩa là gì?

Tập ăn món ăn không yêu thích nhưng tốt cho sức khoẻ; kỷ luật chạy bộ mỗi sáng dù phải lê người ra khỏi chăn ấm; tập rèn thói quen đọc những nội dung không có tính giải trí nhưng cần thiết ...

Endorphin là biết làm những điều không yêu thích nhưng cần thiết hoặc cực kỳ cần thiết. Theo thời gian, vì lặp lại nhiều, cơ thể và trí não dần chấp nhận, dần quen và biến endorphin thành nhu cầu hàng ngày.

Người nghèo chìm đắm trong dopamine, người giàu lại theo đuổi endorphin . 

Hôm nay tôi nói cho bạn nghe về cạm bẫy Dopamine.

Bạn có biết lý thuyết ti núm giải trí là gì không? 

Lý thuyết ti núm giải trí được hiểu như sau:

Để đứa trẻ không khóc, thay vì cho uống sữa, người ta chỉ cần cho nó một núm vũ giả và nó sẽ lập tức yên lặng. 

Có một âm mưu khủng khiếp được xây dựng dựa trên lý thuyết này.

Năm 1995, các tỷ phú trên toàn cầu đã tập trung và thảo luận.

Họ nhất trí rằng sự phát triển toàn cầu hóa quá nhanh, khiến cho tầng lớp thấp liên tục vươn lên và gây áp lực lên lợi ích của người giàu. 

Làm thế nào để giữ cho người nghèo yên phận? Họ đã nghĩ ra một kế sách hiểm độc. 

Tôi có một đồng nghiệp học cùng tôi. 

Anh ấy tốt nghiệp từ Đại học Bách Khoa. 

Bố mẹ đều là công chức, chỉ số thông minh và cảm xúc đều cao hơn tôi. 

Bạn có biết chuyện gì đã xảy ra không? 

Có một thời gian, một khách hàng là con nhà giàu thường dẫn anh ấy chơi game. 

Chẳng bao lâu, anh ấy nghiện game, dùng hết vốn của công ty để nạp vào game, thậm chí bao gồm cả tiền đặt cọc của khách hàng. 

Ngày nào anh ấy cũng chơi game đến 3 giờ sáng và ngủ đến tận buổi chiều mới dậy. 

Trong khi tôi kiếm được khoản tiền đầu tiên, thì anh ấy đã sống ở quán net.  Suốt 2 tuần không ra ngoài, chỉ dựa vào đồ ăn nhanh và game để sống. 

Chi phí sinh hoạt đều là đi vay mượn. 

Thậm chí, anh ấy còn vay tiền để mua trang bị. 

Anh ấy đã tự tay hủy hoại cả một cuộc đời đầy tiềm năng. 

Trong một buổi tiệc khi say rượu, anh ấy đã nói rằng điều đáng sợ nhất không phải là sự nghèo khó, mà là những cám dỗ vô hình làm suy yếu ý chí của con người. 

Cuối cùng tự nguyện trở thành kẻ vô dụng, chấp nhận số phận nghèo khó. 

Bạn nghĩ rằng ti núm giải trí chỉ là trò chơi thôi sao? 

Có những thứ tàn nhẫn hơn như chương trình giải trí, tin tức lá cải, những câu chuyện không liên quan đến bản thân, và nhiều thứ khác nữa.

Có phải bạn cảm thấy mọi người xung quanh, kể cả bản thân, đều giống như bị điều khiển? 

Thậm chí gợi cảm, rượu, thuốc lá, câu lạc bộ đêm, và đủ thứ gây nghiện khác tràn lan khắp nơi, khiến tầng lớp thấp mất đi chí hướng trong những buổi tiệc say sưa.

Thực chất đằng sau những thứ tìm uống giải trí này là cạm bẫy Dopamine. 

Dopamine là chất hóa học tự nhiên được sản sinh khi cơ thể đạt được sự thoải mái tức thì.

Khi chơi game, ăn ngon, xem những thứ đẹp mắt, đó là sự hài lòng tạm thời tạo thành niềm vui ngắn hạn. 

Và chính sự phản hồi tức thì này dễ dàng làm bạn nghiện. Giờ đây, muốn hủy hoại một người vô cùng đơn giản. Mỗi ngày, cho họ xem những video ngắn bắt mắt, những cô gái xinh đẹp ngọt ngào gọi  trai, khiến bạn thấy phấn khởi. Những trận game kéo dài 20 phút sẽ liên tục kích thích, Dopamine khiến bạn tận hưởng cảm giác sảng khoái mỗi khi chơi. Bộ não liên tục bị kích thích, và thế là bạn bị nghiện. 

Trong khi tầng lớp thấp đắm chìm trong niềm vui từ Dopamine , thì người giàu đang làm gì? Họ lập kế hoạch, theo đuổi endorphin. Cơ chế sản sinh endorphin  trái ngược với Dopamine. 

Khi cơ thể trải qua đau đớn, não bộ sẽ tiết ra endorphin . Ví dụ như khi bạn chạy bộ buổi sáng, sau khi tập luyện và mệt mỏi, tuyến yên sẽ tiết ra endorphin giúp bạn vừa cảm thấy đau đớn nhưng cũng đầy hứng phấn. 

Từ đó tận hưởng sự thăng tiến bản thân. 

Trường kinh doanh Harvard từng thực hiện một cuộc khảo sát và phát hiện ra một hiện tượng trái ngược rõ rệt. Người nghèo càng thích theo đuổi Dopamine , thông qua đánh bài, xem phim, chơi game, ăn uống để tìm niềm vui tạm thời. Nhưng tầng lớp thượng lưu lại đam mê lối sống kỉ luật hơn, ăn uống thanh đạm , tập thể dục, lập kế hoạch và làm những việc có tính thử thách, liên tục khắc phục bản năng để đạt được niềm vui dài hạn. 

Người giàu không dùng ti núm giải trí để đầu độc con cái của họ. 

Steve Jobs không cho con dùng iPad. 

Cuối tuần họ chỉ ở nhà xem toán và lịch sử. Các nhà thiết kế game biết hết những chiêu trò trong game. 

Nhưng họ không bao giờ cho con cái tiếp xúc với game vì họ biết rõ các cơ chế trong game được thiết kế để làm người chơi nghiện. Khoảng cách giữa người với người không lớn, nhưng cuối cùng khoảng cách đó lại rộng hơn cả giữa người và động vật. Phần lớn mọi người đã trở thành ếch trong nồi nước sôi. Nếu muốn nổi vật, bạn phải luyện bản thân trong thời gian dài. Bí quyết thành công của Warren Buffett vô cùng đơn giản. Giữ thói quen sinh hoạt, liên tục học hỏi và phân tích thông tin tài chính hàng chục năm không ngừng. 

Một lần tập luyện sẽ không đem lại cho bạn cơ bụng tám múi. 

Đọc một cuốn sách không làm thay đổi nhận thức, nhưng kiên trì đọc hàng trăm, hàng ngàn cuốn sẽ giúp nâng cao tư duy. Niềm vui đích thực của cuộc sống đến từ endorphin.

TnBS (st)

(Bài viết tổng hợp)

Tác giả: Brandson

New Stoic

Cre: Triethoc & than hoc

No comments:

Post a Comment