VN còn là một điểm nóng bất ổn do bị các nước lớn khác xâm lăng về cả vũ lực và văn hóa, vì vậy, muốn tồn tại phải không chịu khuất phục. Truyền thống quý báu mang ý chí quật cường này đã trở thành di sản bất diệt của dân tộc. Đây là 1 điều may mắn được hình thành trên mảnh đất nằm ở một vị trí đầy thử thách đã hun đúc nên tính cách của dân tộc. Tuy nhiên, cùng với ý chí gan góc là vốn quý, người Việt lại không phát huy được lợi thế thông minh và cần cù vốn có của mình trong những khát vọng khám phá/sáng tạo để tập trung được nguồn lực vào mục đích xây dựng những cơ sở/nền tảng cho sự nghiên cứu và phát triển như những nước văn minh trên thế giới xưa nay.
Việt Nam mà tôi biết là đất nước đơn sơ, mộc mạc... Có nhiều lý do để tôi yêu đất nước này, và cái tên Việt Nam là một trong những lý do đó (cũng như với lá cờ đỏ năm sao và chữ Quốc ngữ vậy). Có điều, cái tên này do lịch sử sinh ra, không phải từ cách mạng, cách mạng chỉ chọn nó. Cũng là thêm 1 lựa chọn hay!
Còn có một Việt Nam khác làm tình yêu Việt Nam của tôi không trọn vẹn. Đó là cảm xúc khi yêu một cô gái luôn khắc khoải với 4.000 năm tuổi? Tôi không yêu mê muội vì mình là người Việt, thật khó mà tìm được lý do nào để giận cái dải đất tuyệt vời với vẻ đẹp hiếm có của đất nước này, duy chỉ một điều làm tôi giận là điều hoàn toàn có thể thay đổi được, đó chẳng phải là chuyện to tát đến nỗi phải "dời non lấp bể" mà chỉ cần thay đổi lòng người.
Không ngờ việc bấy lâu không phải là điều "không thể" lại trở thành câu chuyện muôn vàn trắc trở, oái oăm. Thuận lợi thì ít mà khó khăn tai ương lại quá nhiều, chồng chất đè nén cả một dân tộc làm họ không sao ngóc đầu lên nổi. Tất cả đều do những gì đã tốn nhiều công sức và xương máu xây dựng lâu nay không nằm trên một nền tảng vững chắc nếu không nói là thiếu nền tảng, thiếu cơ sở kiến trúc. Công trình của nhiều thế hệ chỉ là một cấu trúc sơ khai từ những ý tưởng le lói mà thôi, nó không được tạo dựng trên một nền móng của một thành trì kiên cố và bền vững. Đất nước Việt Nam bây giờ, cũng như Hà Nội theo nhận xét của một người nước ngoài, chỉ là một cái làng to, nơi một thời mà những lằn vạch trên đường và những trụ đèn vẫn có nhưng chẳng ai theo; khi ra đường, tất cả đều chuyển động như một đàn kiến hỗn loạn, mạnh ai nấy chạy, chẳng theo một hệ thống nào cả.
Kể từ những năm 40 của thế kỷ trước, khi những làn sóng đầu tiên của giới trí thức yêu nước từ nước ngoài trở về Tổ quốc góp sức cùng đồng bào trong nước dưới ngọn cờ giải phóng dân tộc và xây dựng miền Bắc sau cuộc chiến tranh với người Pháp (1954) thì từ đó cho đến bây giờ... tôi cũng chứng kiến làn sóng của những người ra đi vì thất vọng, phải từ bỏ mục đích của mình vì không còn niềm tin, hoặc chỉ đơn giản là muốn cống hiến/góp sức một phần nhỏ nhưng rồi nhận ra tất cả thiện chí và công sức đều vô nghĩa trong bi kịch chuyển biến của đất nước.
Trong tôi có 2 Việt Nam, một Việt Nam đáng yêu và một Việt Nam "crazy" đến đáng ghét. Những gì thuộc về di sản của dân tộc, phần thì đang bị hủy hoại dần theo thời gian, phần còn lại vẫn còn phải đào bới để tìm kiếm... Và hiện tại mới là những gì đáng nói nhất, cần quan tâm hơn cả vì hôm nay chúng ta đang làm sai, đang sống sai, nghĩ sai... Chúng ta tiếp tục lãng phí thời gian trong khi các nước khác đã nắm được cơ hội và vượt lên nhanh chóng để thành Rồng, thành Cọp thật sự, bỏ xa một Việt Nam là nơi người ta say sưa với những con số và sự kiện nặng về hình thức hơn nội dung, đua nhau chạy theo thành tích/vượt chỉ tiêu hão huyền bất chấp một thực tế tệ hại sẽ dẫn đến hậu quả ra sao. Di sản của thời đại mà nhiều thế hệ kỳ vọng/mòn mỏi trông chờ sẽ hình thành từ thành quả sáng tạo, là công sức bù đắp cho hàng triệu người đã hy sinh thân mình vẫn chỉ là những ngôn từ/"bánh vẽ" vốn là "khoa học tuyên truyền" có sức mạnh mê hoặc đang trở thành sáo mòn. Xã hội của chúng ta ngày nay có quá nhiều sự lừa dối, mọi người đều sống trong sự lừa dối, khắp nơi nhan nhản những kẻ cơ hội, trục lợi hám danh...Dân tộc này đã nhiều lần muốn "cất cánh" nhưng vì "mất đà" nên vẫn bay nhảy như gà mà thôi. "Bài ca hy vọng" năm nào vẫn vang lên hết thế hệ này qua thế hệ khác, đằng đẵng, dai dẳng bám vào từng ngõ ngách của đất nước, len lỏi vào tận nơi sâu thẳm nhất của con người để rồi nhận ra: ngày ấy chúng ta từng hy vọng vào hôm nay, thế mà cái điều được kỳ vọng ấy sao vẫn cứ xa xăm ...như ngày xưa vậy?
Và như thế, chẳng lẽ cách mạng chỉ gồm những nghịch lý của sự thay đổi mà không phải là sự tiến bộ, chỉ là quá trình xoay vần từ "xóa sạch, cướp sạch" dưới thời thực dân thành "phá sạch, bán sạch" thời nay?
Tôi không muốn mất công để tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi, rằng: chúng ta sai lầm từ khi nào? Vấn đề là bất cứ khi nào chúng ta muốn sửa sai, chúng ta đều có thể. Nhưng điều đó có xảy ra hay không???
Cao Xuân Việt
Còn có một Việt Nam khác làm tình yêu Việt Nam của tôi không trọn vẹn. Đó là cảm xúc khi yêu một cô gái luôn khắc khoải với 4.000 năm tuổi? Tôi không yêu mê muội vì mình là người Việt, thật khó mà tìm được lý do nào để giận cái dải đất tuyệt vời với vẻ đẹp hiếm có của đất nước này, duy chỉ một điều làm tôi giận là điều hoàn toàn có thể thay đổi được, đó chẳng phải là chuyện to tát đến nỗi phải "dời non lấp bể" mà chỉ cần thay đổi lòng người.
Không ngờ việc bấy lâu không phải là điều "không thể" lại trở thành câu chuyện muôn vàn trắc trở, oái oăm. Thuận lợi thì ít mà khó khăn tai ương lại quá nhiều, chồng chất đè nén cả một dân tộc làm họ không sao ngóc đầu lên nổi. Tất cả đều do những gì đã tốn nhiều công sức và xương máu xây dựng lâu nay không nằm trên một nền tảng vững chắc nếu không nói là thiếu nền tảng, thiếu cơ sở kiến trúc. Công trình của nhiều thế hệ chỉ là một cấu trúc sơ khai từ những ý tưởng le lói mà thôi, nó không được tạo dựng trên một nền móng của một thành trì kiên cố và bền vững. Đất nước Việt Nam bây giờ, cũng như Hà Nội theo nhận xét của một người nước ngoài, chỉ là một cái làng to, nơi một thời mà những lằn vạch trên đường và những trụ đèn vẫn có nhưng chẳng ai theo; khi ra đường, tất cả đều chuyển động như một đàn kiến hỗn loạn, mạnh ai nấy chạy, chẳng theo một hệ thống nào cả.
Kể từ những năm 40 của thế kỷ trước, khi những làn sóng đầu tiên của giới trí thức yêu nước từ nước ngoài trở về Tổ quốc góp sức cùng đồng bào trong nước dưới ngọn cờ giải phóng dân tộc và xây dựng miền Bắc sau cuộc chiến tranh với người Pháp (1954) thì từ đó cho đến bây giờ... tôi cũng chứng kiến làn sóng của những người ra đi vì thất vọng, phải từ bỏ mục đích của mình vì không còn niềm tin, hoặc chỉ đơn giản là muốn cống hiến/góp sức một phần nhỏ nhưng rồi nhận ra tất cả thiện chí và công sức đều vô nghĩa trong bi kịch chuyển biến của đất nước.
Trong tôi có 2 Việt Nam, một Việt Nam đáng yêu và một Việt Nam "crazy" đến đáng ghét. Những gì thuộc về di sản của dân tộc, phần thì đang bị hủy hoại dần theo thời gian, phần còn lại vẫn còn phải đào bới để tìm kiếm... Và hiện tại mới là những gì đáng nói nhất, cần quan tâm hơn cả vì hôm nay chúng ta đang làm sai, đang sống sai, nghĩ sai... Chúng ta tiếp tục lãng phí thời gian trong khi các nước khác đã nắm được cơ hội và vượt lên nhanh chóng để thành Rồng, thành Cọp thật sự, bỏ xa một Việt Nam là nơi người ta say sưa với những con số và sự kiện nặng về hình thức hơn nội dung, đua nhau chạy theo thành tích/vượt chỉ tiêu hão huyền bất chấp một thực tế tệ hại sẽ dẫn đến hậu quả ra sao. Di sản của thời đại mà nhiều thế hệ kỳ vọng/mòn mỏi trông chờ sẽ hình thành từ thành quả sáng tạo, là công sức bù đắp cho hàng triệu người đã hy sinh thân mình vẫn chỉ là những ngôn từ/"bánh vẽ" vốn là "khoa học tuyên truyền" có sức mạnh mê hoặc đang trở thành sáo mòn. Xã hội của chúng ta ngày nay có quá nhiều sự lừa dối, mọi người đều sống trong sự lừa dối, khắp nơi nhan nhản những kẻ cơ hội, trục lợi hám danh...Dân tộc này đã nhiều lần muốn "cất cánh" nhưng vì "mất đà" nên vẫn bay nhảy như gà mà thôi. "Bài ca hy vọng" năm nào vẫn vang lên hết thế hệ này qua thế hệ khác, đằng đẵng, dai dẳng bám vào từng ngõ ngách của đất nước, len lỏi vào tận nơi sâu thẳm nhất của con người để rồi nhận ra: ngày ấy chúng ta từng hy vọng vào hôm nay, thế mà cái điều được kỳ vọng ấy sao vẫn cứ xa xăm ...như ngày xưa vậy?
Và như thế, chẳng lẽ cách mạng chỉ gồm những nghịch lý của sự thay đổi mà không phải là sự tiến bộ, chỉ là quá trình xoay vần từ "xóa sạch, cướp sạch" dưới thời thực dân thành "phá sạch, bán sạch" thời nay?
Tôi không muốn mất công để tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi, rằng: chúng ta sai lầm từ khi nào? Vấn đề là bất cứ khi nào chúng ta muốn sửa sai, chúng ta đều có thể. Nhưng điều đó có xảy ra hay không???
Cao Xuân Việt
Tên gọi Việt Nam:
ReplyDeleteQuốc hiệu Việt Nam (越南) chính thức xuất hiện vào thời nhà Nguyễn. Vua Gia Long đã đề nghị nhà Thanh công nhận quốc hiệu Nam Việt, với lý lẽ rằng "Nam" có ý nghĩa "An Nam" còn "Việt" có ý nghĩa "Việt Thường". Tuy nhiên tên Nam Việt trùng với quốc hiệu của quốc gia cổ Nam Việt thời nhà Triệu, gồm cả Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Hoa. Nhà Thanh yêu cầu nhà Nguyễn đổi ngược lại thành Việt Nam để tránh nhầm lẫn, và chính thức tuyên phong tên này năm 1804.
Tuy nhiên, tên gọi Việt Nam có thể đã xuất hiện sớm hơn. Ngay từ cuối thế kỷ 14, đã có một bộ sách nhan đề Việt Nam thế chí (nay không còn) do Hàn lâm viện học sĩ Hồ Tông Thốc biên soạn. Cuốn Dư địa chí viết đầu thế kỷ 15 của Nguyễn Trãi (1380-1442) nhiều lần nhắc đến hai chữ "Việt Nam". Điều này còn được đề cập rő ràng trong những tác phẩm của trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), ngay trang mở đầu tập Trình tiên sinh quốc ngữ đã có câu: "Việt Nam khởi tổ xây nền". Người ta cũng tìm thấy hai chữ "Việt Nam" trên một số tấm bia khắc từ thế kỷ 16-17 như bia chùa Bảo Lâm (1558) ở Hải Dương, bia chùa Cam Lộ (1590) ở Hà Nội, bia chùa Phúc Thánh (1664) ở Bắc Ninh... Đặc biệt bia Thủy Môn Đình (1670) ở biên giới Lạng Sơn có câu đầu: "Việt Nam hầu thiệt, trấn Bắc ải quan" (đây là cửa ngő yết hầu của nước Việt Nam và là tiền đồn trấn giữ phương Bắc). Về ý nghĩa, phần lớn các giả thuyết đều cho rằng từ "Việt Nam" kiến tạo bởi hai yếu tố: chủng tộc và địa lý (người Việt ở phương Nam). Wikipedia
Cảm ơn Đoàn Hồng Nghĩa (ELTE,VIDI90) vì bài thơ của bạn. "Đất nước của tôi" đã tạo cảm xúc cho bài viết này. Vì vậy, sau khi post bài này, tôi rất muốn đưa những gì từ cõi lòng của bạn đến với tất cả ACE trên blog này.
ReplyDeleteNếu quốc gia có được 1 sự lãnh đạo sáng suốt thì điều này cần được thực hiện liên tục để biến đổi/phát triển đất nước trong 1 quá trình kéo dài và liên tục (không bị gián đoạn). Sức mạnh của Anh và Mỹ hiện nay bắt nguồn từ nhiều yếu tố, mà trong đó là nhờ 2 quốc gia này đã thực hiện được việc liên tục lãnh đạo quốc gia trong gần 200 năm. Một nhà lãnh đạo của Anh, khi nắm quyền hành, là tức khắc có phía sau là 400 năm kinh nghiệm và hồ sơ lưu trữ làm hậu thuẫn. Đó là cả 1 di sản quý báu không gì thay thế được và tạo cho họ có được 1 sức mạnh phi thường. (TP)
ReplyDeleteCảm ơn bạn, bài viết thật hay và ý nghĩa.
ReplyDelete------------------------------------------
Ms Dung – Nhân Viên Vé Sacojet.vn
Liên hệ: 090 262 1479 – 1900 636 479
Chuyên đặt: Vé máy bay Vietjet Air đi Chu Lai Tam Kỳ
Hoặc xem chi tiết: Ve may bay Vietjet Air di Chu Lai uy tin tai Sacojet
Website kiểm tra giá và đặt vé trực tuyến: www.SacoJet.vn
Trong thời kỳ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, dù bao giờ trên giấy tờ văn bản đều đặt ở trên cùng những chữ "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc", nhưng chúng ta không bao giờ thấy bóng dáng của Tự Do. Sau 1975, ở Sài Gòn những con đường mang tên "Tự Do", "Công lý" và "Duy Tân" đều không còn nữa. Thay vào đó là những đường "Đồng Khởi", "Nam Kỳ khởi nghĩa" và "Phạm Ngọc Thạch". Đây là những con đường vào loại đẹp nhất của thành phố. Cho đến bây giờ tôi vẫn tiếc và thắc mắc vì tên của những con đường nổi tiếng ấy đã bị mất (Ở Quận Phú Nhuận, đường "Duy Tân" vẫn còn tên cũ, nhưng chỉ là 1 con hẻm nhỏ ngoằn ngoèo thì đúng hơn).
ReplyDeleteToan Nguyen: Với tôi, Việt Nam của thập kỷ 2006-2015 được khái quát bằng những điểm chính sau:
ReplyDelete1) Sự lũng đoạn trầm trọng của các công ty tư nhân trong việc cấu kết với các quan chức nhà nước, cái mà tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng gọi là “lợi ích nhóm”, còn kinh tế học thì gọi là “chủ nghĩa tư bản thân hữu” (cronysm);
2) Về phía khu vực công, sự “đục khoét ngân sách” hay “đào mỏ ngân sách” được đẩy lên đến đỉnh điểm;
3) Thập kỷ này đánh dấu sự khủng hoảng toàn diện của nền giáo dục của nước nhà.
4) Mạng xã hội và truyền thông đã có ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống chính trị Việt Nam;
5) Và cuối cùng, làn sóng người có tiền và kiến thức ra đi ào ạt, lại một cuộc di cư nữa.
Võ Xuân Sơn: Cứ có gì khác với bình thường là phải chờ ý kiến của trên, trên lại phải chờ trên nữa. Và tất cả đều phản ứng với cái mới, với sự khác biệt, theo lệnh của một cái đầu nào đó. Và thật bất hạnh khi đó là cái đầu với não trạng xơ cứng. Cái não trạng xơ cứng đó sẵn sàng qui kết mọi sự khác biệt vào chung một nhóm: Phản động.
ReplyDeleteKhông phải tất cả những người nhiệt huyết sau khi bị cô lập đều chịu buông xuôi. Nhiều người không chấp nhận làm kẻ thất bại. Họ có thể dao động trong một thời khắc nhất định, nhưng họ đứng dậy và bước tiếp. Số đông trong xã hội chúng ta không chấp nhận điều này. Và như vậy, những người đó lại càng trở nên khác biệt.
Những cái đầu với não trạng xơ cứng cho họ là phản động. Những kẻ lo sợ cho cái ghế của mình cũng hùa theo: Phản động. Những kẻ khác chẳng liên quan gì, nhưng cũng lớn tiếng hô theo: Phản động, chỉ để cho người khác biết rằng, họ vẫn còn đang hiện diện.
Những quốc gia phát triển thần kỳ ở châu Á đều gắn liền với những tên tuổi của những nhà cải cách/lãnh đạo xứng danh, những người có sứ mạng và trách nhiệm lớn lao với đất nước và dân tộc của mình. Sức mạnh của dân tộc là cộng lực từ sức mạnh của những gì tinh túy nhất, mạnh mẽ nhất tập trung trong con người họ, biến thành ý chí của cả một dân tộc để chiến thắng mọi trở ngại để giành được thành tựu trong công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước, trở thành những quốc gia phát triển vững mạnh, phú cường.
ReplyDeleteỞ VN thì tình hình không phải như vậy, khi những người đứng đầu quốc gia không thực sự là những người lãnh đạo đất nước, họ chỉ cầm quyền nhưng không tạo được sức mạnh của dân tộc, những người VN giỏi nhất đều thất vọng vì những chính sách cai trị của họ, chán nản rời bỏ đất nước để đến những nước khác, số còn lại nếu không ra đi hoặc chọn trở về sống ở VN thì cam chịu/chấp nhận một số phận như của đồng bào mình trong 1 xã hội không có tự do dân chủ, không thể cống hiến/đấu tranh vì những quyền lợi chính đáng và những mục đích lớn lao của đất nước mình.