Wednesday, November 16, 2016

Đẳng cấp của Phật

Xem danh sách 29 vị Phật tiêu biểu từ Thượng cổ đến nay thì thấy hầu hết đều thuộc đẳng cấp Ksatryia (Vua chúa, hiệp sĩ) và Brahmin (tăng lữ). Các vị Phật sớm nhất là Brahmin. Sau đó một thời gian dài các phật đều là Ksatryia. Sau đó, các Phật thời kỳ cuối của Thế Đại Vinh Quang và 3 vị đầu của Thế Đại Cát Tường đều là Brahmin. Sau đó Cồ Đàm là Ksatryia. 
Điều đó nói lên cái gì? Phật giáo có từ trước khi người Arya tràn xuống chiếm Ấn Độ. Khi đó cố nhiên chưa có Ksatryia, các Phật đều được cho là xuất thân từ tăng lữ. Khái niệm đẳng cấp khi đó chưa có, sau này mới "quy đổi" như vậy. Khi người Arya tràn xuống chiếm Ấn Độ, họ bắt đầu học tôn giáo từ người bản xứ. Để tránh bị đồng hóa với người bản xứ họ đặt ra các đẳng cấp. Brahmin do phụ trách cúng tế nên được trọng vọng hơn các đảng cấp khác, nhưng khi đó vẫn xếp dưới Ksatryia. Đâu đó trong Kinh Vệ Đà vẫn còn có câu Bà La Môn là bọn thấp kém. Như thế ở thời kỳ này, các Phật đều xuất thân từ Ksatryia. Ksatryia không chỉ nắm quyền ở trần gian mà còn nắm cả thần quyền.
Tuy nhiên, tầng lớp quý tộc nắm quyền nhanh chóng sa đoạn và chỉ muốn hưởng lạc. Họ bèn giao quyền về Lễ cho đẳng cấp Brahmin. Thời xưa Lễ bao gồm cả Học (giáo dục) và Tuyên huấn. Trải qua nhiều thế hệ, người Brahmin xây dựng được một tín điều, ý thức hệ là người Brahmin ở đẳng cấp cao nhất. Do đó các Phật lại là người Brahmin. Ksatryia có lẽ cũng không thiết tha mấy với việc trở thành Phật và hài lòng với việc mất vị trí số 1. Tuy nhiên đến thời Gautama, đẳng cấp Ksatryia thấy bị đe dọa, khi anh ở vị trí số 2 có thể anh cũng sẽ mất luôn thế tục quyền. Chính trị là vậy. Công nông vô sản, khi nắm quyền thì cũng sẽ trở thành quý tộc mới, họ sẽ độc quyền học lên cao và lãnh đạo. Vì thế Gautama xuất thân Ksatryia trở thành Phật, là cố gắng quay lại nắm quyền tuyên huấn của tầng lớp Hiệp Sĩ.
Tuy nhiên có lẽ đã quá muộn, người Brahmin đã xây một nền tảng vững chắc cho đạo Hindu, trong đó người Bà la môn ở vị trí số 1. Qua đấy nói lên vai trò quan trọng của Văn hóa Tư Tưởng và Tuyên huấn.


Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

2 comments:

  1. Do Xuan Phuong: Hi hi, em cũng từng nghe một thuyết 'duy vật' rằng Thích Ca là một tay trùm chính trị, khi còn trẻ bỏ ra đi tu là vi ông bố cưng đứa con khác nên định phể truất ngôi thái tử. Về sau tụ tập được tăng đoàn thì uy lưc lớn, lại khôn khéo thống lĩnh thần quyền (tư tưởng văn hóa) để khống chế thế quyền (chính trị, quân sự, kinh tế) bla bla. :D

    ReplyDelete
  2. Do Xuan Phuong: Phật tử thì giải thích vấn đề địa vị thái tử của Thích Ca là một nghiệp báo từ kiếp trước và gồm cả phúc lẫn họa. Phúc là sinh ra trong môi trường không đói khổ nên khi thấy đói khổ là sợ hãi (Họa) và muốn tìm cách tránh né. Bỏ nhà vào rưng tu theo các thầy Bà-la-môn và Du-già mục đích là để thoát khổ (kể ở Khổ đế trong 4 diệu đế).

    Như vậy địa vị xã hội hay giai cấp của Gautama chỉ là tiền đề cho công cuộc tu tập tinh thần. Đến khi giác ngộ thành Phật (thấu triệt duality Sắc - Không) thì tự nhiên hệ giá trị tinh thần ấy thuyết phục những người khác noi theo.

    ReplyDelete