Saturday, November 19, 2016

Thất nghiệp

Tôi nghĩ thất nghiệp duy trì ở một mức nào đó là lành mạnh. Không có thất nghiệp, hoặc thất nghiệp ít sẽ không có cạnh tranh, xã hội không phát triển được. Chẳng hạn, kỹ sư phần mềm ở VN chất lượng cực kỳ kém, chỉ cần xử lý cơ bản được chuỗi, viết được giao diện là phải tuyển rồi. Như vậy thì đúng là chỉ làm outsourcing là hợp. Nói VN đặt chiến lược "trở thành nước mạnh về CNTT" (chứ không phải là "bằng CNTT"), cho sang trọng. Về phần mềm VN vẫn nhập siêu nặng, cho dù FPT khoe đạt mốc 200tr. Đã nhập siêu thì không thể gọi là "mạnh về". Lý do đơn giản: không thể mạnh nếu kỹ sư phần mềm không thất nghiệp hoặc ít thất nghiệp.
Không thất nghiệp sẽ không có động lực vươn lên. Ở VN ngồi cốt 5 năm là đã muốn chuyển sang làm sếp, bỏ code, thậm chí mới code 1-2 năm tưởng mình đã ghê lắm. Thế thì vứt.
Từ đó suy ra, thất nghiệp trong các ngành khác cũng vậy. Điều quan trọng nhất của Bộ Giáo dục không phải là giải quyết vấn đề thất nghiệp mà phải kiểm tra chất lượng đầu ra so với các tiêu chí của công nghiệp và của thế giới. Thậm chí tỷ lệ thất nghiệp thấp tức là Bộ GD không hoàn thành trách nhiệm đào tạo trong lĩnh vực đó.


Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

6 comments:

  1. Do Xuan Phuong: Chất lượng nhân lực phụ thuộc vào nền tảng văn hóa giáo dục khoa học và nhân cách. Em thấy nền tảng này tính bình quân cả nước đã bị suy kiệt sau chiến tranh và bao cấp. Giờ hồi phục lại cũng phải mất vài thế hệ.

    Trong thị trường lao động thì tỷ lệ thất nghiệp là tất nhiên và có mức hợp lý cho phát triển. Phân tích cơ cấu thất nghiệp theo ngành nghề là thấy được rất nhiều về giáo dục.

    ReplyDelete
  2. Nguyen Binhduong: Đúng vậy, cơ chế thị trường là cạnh tranh, ko phải lđ giỏi tuyển sao đc.

    ReplyDelete
  3. Tri Le: Anh nói đúng. Nhưng những bạn này chưa thất nghiệp vì: nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội vẫn còn. Nhu cầu của họ là code cho chạy và lấy tiền. Hết. "Tại sao chúng ta phải thuê 1 senior, trong khi sinh viên mới ra trường vẫn code được. Thuê hết sinh viên cho anh". Đó là chia sẻ của 1 sếp tương đối lớn của 1 cty outsourcing lớn tại Việt Nam. Chịu đấm ăn xôi :)

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Chuong: Outsourcing thì chỉ cần vậy thô miễn là có đủ việc để làm và có nhiều người đê làm vì đề bài thuật toán phương pháp tools là của khách hàng cả. Túm lại là coders trong trường hợp này cũng như công nhân may và da giầy thôi. Việt Tiến đầu tiên là sản xuất cho P Cảrdin rồi dần dần mới làm được hàng riêng của mình các cty software VN cũng phải đi như vậy nếu muốn lơn chứ cứ muốn đi tắt đón đầu thì cũng lại loanh quanh chờ đến cuối TK 21 như lđ nhà mình đã nói

      Delete
    2. Tri Le: Dạ, ý của cháu cũng là như vậy :)

      Delete
  4. Hoang Xuan Bach: Về điểm này thì em không đồng ý với anh. Em thích suy nghĩ kiểu a Nam già hơn: dẫu sao chúng nó đi code cũng thu nhập gấp 10-20 lần đồng lứa làm việc phổ thông. Vậy là có ích rồi, tự noa tốt lên, chứ cầu gì sánh với 5 châu anh ơi.

    ReplyDelete