Gần đây các từ ngữ như Số hóa, Tin học hóa cải cách hành chính, Chính phủ điện tử,... đã không còn xuất hiện nhan nhản trên truyền thông, diễn văn của lãnh đạo, hội nghị hội thảo của các bộ ngành và các đoàn "tạp kỹ công nghệ-quản lý" tại các sự kiện lớn.
Chúng ta đã có nền hành chính hiện đại? Số hóa, tin học hóa và Chính phủ điện tử đã hoàn thành? Hoặc giả chúng ta đã làm và hài lòng với mức độ đạt được. Xin thưa: không hề.
Chương trình Tin học hóa 112, tuy không tuyên bố công khai, nhưng thất bại thảm hại, những người điều hành trọng yếu đều sa vào vòng tù tội. Chương trình nói là chuyển giao cho Bộ Thông tin Truyền thông, nhưng đóng băng, nguyên trạng. Kinh phí bố trí hàng năm là để trả nợ chi phí viễn thông và duy trì hạ tầng. Các kết quả của 112 đã tiêu rất nhiều tiền đang trở thành mớ giấy lộn.
Chúng ta chưa hề có một chương trình, kế hoạch chính thức nào về Chính phủ Điện tử. Nhiều chuyên gia vẫn kêu gào số hóa để có thể ứng dụng CNTT so sánh được với các nước trên thế giới.
Một số nhà quản lý có xu hướng cho rằng, chúng ta đã làm tất cả những việc này tuy không có chương trình chính thức, và cũng tự an ủi là một chương trình đề án chính thức sẽ dẫm vào vết xe đổi của đề án 112. Họ có xu hướng đưa những hệ thống thông tin hiện đại, những server này, cơ sở dữ liệu kia, công nghệ nọ làm thành tích, coi đó là thành quả của những nghiên cứu, báo cáo, vận động, sự kiện giai đoạn trước. Tôi không nghĩ như thế. Đó là một sự phát triển tất yếu, hoang dã, không có định hướng và lãng phí.
Chương trình cải cách hành chính, cũng bỏ dở dang vì thiếu động lực và kết hợp chặt chẽ với tin học hóa. Chúng ta đã có một số thủ tục hành chính công được chuẩn hóa. Nhưng chỉ có vậy, không ai biết số lượng các thủ tục như vậy đã hợp lý chưa, không hề có hệ thống báo cáo theo dõi. Trong thực tế, người ta vẫn ứng dụng những quy trình, thủ tục quái đản do một ông thủ trưởng, một bà kế toán, một ông trưởng phòng tự nghĩ ra để hành nhân viên, đối tác và xã hội.
Người ta nói rằng chúng ta đã có giao dịch chính phủ điện tử cấp độ 3. Tôi nghĩ rằng, có thể chúng ta có một số chức năng cấp độ 3, những nhiều dịch vụ công chưa đủ các chức năng và chất lượng của cấp độ 1. Cần phải tính định tính xem các báo cáo thành tích có ý nghĩa gì. Tình trạng thỏa mãn hiện tại thực tế là trạng thái không có phương hướng, không chìa khóa (clueless). Đáng ra sau hơn 10 năm, chúng ta đã phải có một blue book về những gì chúng ta sẽ phải làm và trật tự thực hiện chúng. Chúng ta tiếp tục lãng phí rất nhiều tiền bạc và tiếp tục ca thán về việc không có kinh phí.
Có thể lấy một hình ảnh để minh họa: Mua một chiếc xe hơi deluxe là lãng phí (so với nhu cầu và so với chất lượng phục vụ chúng ta cung cấp cho xã hội). Nhưng mua một chiếc xe hơi chỉ có 3 bánh, không có vô lăng là lãng phí gấp bội. Thực tế chúng ta đã và đang mua sắm vô số xe hơi ba bánh không có vô lăng. Một trong các lý do là chúng ta chưa biết thế nào là kiến trúc một chiếc xe hơi. Xe hơi có thể không có chắn bùn, không kính, sơn loang lổ sứt sẹo, có thể không có điều hòa nhiệt độ, nhưng phải là một cái xe hơi chạy được. Chúng ta có thể bắt bỏ tù chủ đầu tư sắm một xe hơi cổ lỗ chạy được, nhưng hoàn toàn không có cơ chế trừng phạt thậm chí không biết các chủ đầu tư sắm xe hơi 3 bánh không vô lăng.
Đầu tư vào công nghệ thông tin thực tế chỉ là trang trí cho thủ trưởng, không dựa trên nhu cầu thật sự, do đó người ta không quan tâm tới chất lượng công trình. Giao thầu dự án là một cơ hội ngoại giao thể hiện lòng tốt, duy trì quan hệ của chủ đầu tư hoặc cấp quản lý ngân sách, gần như bố thí cho các nhà thầu. Để có được ân sủng, các nhà thầu phải "lại quả" tới 30-40% cũng là đúng logic "Không có bữa trưa miễn phí".
Chúng ta rất nhanh nhẹn nhận thức ra chính quyền kiến tạo, cách mạng công nghệ 4.0. Nhưng với hiện đại hóa nền hành chính, chúng ta đã chém gió rất nhiều và không làm gì cả, không có lý do gì để tin rằng chúng ta sẽ làm gì hơn việc chém gió. Ngày nay việc lỡ hẹn với việc hiện đại hóa nền hành chính công đang mang lại những hậu quả rõ nét mà có lẽ sẽ mất nhiều năm, nhiều tiền của để khắc phục.
Những đại án tham nhũng đang diễn ra mà chúng ta bắt buộc phải cho củi tươi vào lò, nếu phân tích kỹ tức là hệ thống quyết định có vấn đề một cách hệ thống. Chúng ta không thể ra quyết định tùy hứng, bốc thuốc, hoặc theo cảm tính cá nhân, dựa trên chỉ đạo bằng miệng. Ngân sách trống rỗng chúng ta mới nói tới cải cách về thuế và thu nhập, đáng lẽ phải nói tới quản lý chi tiêu công từ lâu. Hiện nay chúng ta lại có xu hướng đổ hết các chi tiêu lên đầu các doanh nghiệp, từ nghiên cứu khoa học, cứu trợ bão lụt, phát triển vùng sâu vùng xa, cung cấp dịch vụ y tế, văn hóa, giáo dục. Bộ máy quan liêu cồng kềnh, thiếu hiệu quả, ăn lương ngân sách ngày một phình to. Chúng ta đã không nghĩ tới việc tiết giảm quy trình, nâng hiệu quả bằng sử dụng công nghệ. Mỗi khi có phong trào cắt giảm là bộ máy hành chính lại phình to, các cơ quan hoạt động sự nghiệp đang làm việc thực sự lại teo tóp. Cắt giảm không có nguyên tắc nào chỉ làm hoạt động thiếu hiệu quả và sau "cơn mưa" các vị trí mới lại mọc lên như nấm. Trong khi đó các Viện, Trung tâm chỉ lèo tèo vài người giống hệt xe hơi không vô lăng.
Chúng ta đã có nền hành chính hiện đại? Số hóa, tin học hóa và Chính phủ điện tử đã hoàn thành? Hoặc giả chúng ta đã làm và hài lòng với mức độ đạt được. Xin thưa: không hề.
Chương trình Tin học hóa 112, tuy không tuyên bố công khai, nhưng thất bại thảm hại, những người điều hành trọng yếu đều sa vào vòng tù tội. Chương trình nói là chuyển giao cho Bộ Thông tin Truyền thông, nhưng đóng băng, nguyên trạng. Kinh phí bố trí hàng năm là để trả nợ chi phí viễn thông và duy trì hạ tầng. Các kết quả của 112 đã tiêu rất nhiều tiền đang trở thành mớ giấy lộn.
Chúng ta chưa hề có một chương trình, kế hoạch chính thức nào về Chính phủ Điện tử. Nhiều chuyên gia vẫn kêu gào số hóa để có thể ứng dụng CNTT so sánh được với các nước trên thế giới.
Một số nhà quản lý có xu hướng cho rằng, chúng ta đã làm tất cả những việc này tuy không có chương trình chính thức, và cũng tự an ủi là một chương trình đề án chính thức sẽ dẫm vào vết xe đổi của đề án 112. Họ có xu hướng đưa những hệ thống thông tin hiện đại, những server này, cơ sở dữ liệu kia, công nghệ nọ làm thành tích, coi đó là thành quả của những nghiên cứu, báo cáo, vận động, sự kiện giai đoạn trước. Tôi không nghĩ như thế. Đó là một sự phát triển tất yếu, hoang dã, không có định hướng và lãng phí.
Chương trình cải cách hành chính, cũng bỏ dở dang vì thiếu động lực và kết hợp chặt chẽ với tin học hóa. Chúng ta đã có một số thủ tục hành chính công được chuẩn hóa. Nhưng chỉ có vậy, không ai biết số lượng các thủ tục như vậy đã hợp lý chưa, không hề có hệ thống báo cáo theo dõi. Trong thực tế, người ta vẫn ứng dụng những quy trình, thủ tục quái đản do một ông thủ trưởng, một bà kế toán, một ông trưởng phòng tự nghĩ ra để hành nhân viên, đối tác và xã hội.
Người ta nói rằng chúng ta đã có giao dịch chính phủ điện tử cấp độ 3. Tôi nghĩ rằng, có thể chúng ta có một số chức năng cấp độ 3, những nhiều dịch vụ công chưa đủ các chức năng và chất lượng của cấp độ 1. Cần phải tính định tính xem các báo cáo thành tích có ý nghĩa gì. Tình trạng thỏa mãn hiện tại thực tế là trạng thái không có phương hướng, không chìa khóa (clueless). Đáng ra sau hơn 10 năm, chúng ta đã phải có một blue book về những gì chúng ta sẽ phải làm và trật tự thực hiện chúng. Chúng ta tiếp tục lãng phí rất nhiều tiền bạc và tiếp tục ca thán về việc không có kinh phí.
Có thể lấy một hình ảnh để minh họa: Mua một chiếc xe hơi deluxe là lãng phí (so với nhu cầu và so với chất lượng phục vụ chúng ta cung cấp cho xã hội). Nhưng mua một chiếc xe hơi chỉ có 3 bánh, không có vô lăng là lãng phí gấp bội. Thực tế chúng ta đã và đang mua sắm vô số xe hơi ba bánh không có vô lăng. Một trong các lý do là chúng ta chưa biết thế nào là kiến trúc một chiếc xe hơi. Xe hơi có thể không có chắn bùn, không kính, sơn loang lổ sứt sẹo, có thể không có điều hòa nhiệt độ, nhưng phải là một cái xe hơi chạy được. Chúng ta có thể bắt bỏ tù chủ đầu tư sắm một xe hơi cổ lỗ chạy được, nhưng hoàn toàn không có cơ chế trừng phạt thậm chí không biết các chủ đầu tư sắm xe hơi 3 bánh không vô lăng.
Đầu tư vào công nghệ thông tin thực tế chỉ là trang trí cho thủ trưởng, không dựa trên nhu cầu thật sự, do đó người ta không quan tâm tới chất lượng công trình. Giao thầu dự án là một cơ hội ngoại giao thể hiện lòng tốt, duy trì quan hệ của chủ đầu tư hoặc cấp quản lý ngân sách, gần như bố thí cho các nhà thầu. Để có được ân sủng, các nhà thầu phải "lại quả" tới 30-40% cũng là đúng logic "Không có bữa trưa miễn phí".
Chúng ta rất nhanh nhẹn nhận thức ra chính quyền kiến tạo, cách mạng công nghệ 4.0. Nhưng với hiện đại hóa nền hành chính, chúng ta đã chém gió rất nhiều và không làm gì cả, không có lý do gì để tin rằng chúng ta sẽ làm gì hơn việc chém gió. Ngày nay việc lỡ hẹn với việc hiện đại hóa nền hành chính công đang mang lại những hậu quả rõ nét mà có lẽ sẽ mất nhiều năm, nhiều tiền của để khắc phục.
Những đại án tham nhũng đang diễn ra mà chúng ta bắt buộc phải cho củi tươi vào lò, nếu phân tích kỹ tức là hệ thống quyết định có vấn đề một cách hệ thống. Chúng ta không thể ra quyết định tùy hứng, bốc thuốc, hoặc theo cảm tính cá nhân, dựa trên chỉ đạo bằng miệng. Ngân sách trống rỗng chúng ta mới nói tới cải cách về thuế và thu nhập, đáng lẽ phải nói tới quản lý chi tiêu công từ lâu. Hiện nay chúng ta lại có xu hướng đổ hết các chi tiêu lên đầu các doanh nghiệp, từ nghiên cứu khoa học, cứu trợ bão lụt, phát triển vùng sâu vùng xa, cung cấp dịch vụ y tế, văn hóa, giáo dục. Bộ máy quan liêu cồng kềnh, thiếu hiệu quả, ăn lương ngân sách ngày một phình to. Chúng ta đã không nghĩ tới việc tiết giảm quy trình, nâng hiệu quả bằng sử dụng công nghệ. Mỗi khi có phong trào cắt giảm là bộ máy hành chính lại phình to, các cơ quan hoạt động sự nghiệp đang làm việc thực sự lại teo tóp. Cắt giảm không có nguyên tắc nào chỉ làm hoạt động thiếu hiệu quả và sau "cơn mưa" các vị trí mới lại mọc lên như nấm. Trong khi đó các Viện, Trung tâm chỉ lèo tèo vài người giống hệt xe hơi không vô lăng.
Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)
Nếu có thể ví cầm quyền/lãnh đạo như người lái 1 chiếc xe. Thì chiếc xe đó có phù hợp để chạy trên chặng đường đó hay không hoàn toàn không chỉ phụ thuộc về tình trạng xe - không chỉ vấn đề cũ kỹ mà còn tình trạng của từng ốc vít trong hệ thống cấu thành.
ReplyDeleteMột chiếc xe tốt là xe với người lái là 1. Hoàn toàn đáp ứng/tùy thuộc vào người lái. Đó là 1 tay lái vĩ đại hay chỉ là tài xế hạng xoàng, thậm chí còn không đủ tư cách cầm lái, sẽ gây ra tai họa/tổn thất cho cả xe và người.