Saturday, October 31, 2020

Hình ảnh Hungary: Amazing view

TRUYỆN VUI CUỐI TUẦN – HÉTVÉGI VICCEK (No. 248)

 Chúng ta hãy nói về âm nhạc!

-----------------------

- Anh này, chúng mình suốt ngày nói về chủ đề sex! Thật tẻ nhat!

Chúng ta hãy nói về cái gì khác đi!

- OK, nhưng nói về cái gì?

- Chẳng hạn như là về âm nhạcl.

- Nhất trí thôi. Em đã ấy trên đàn piano bao giờ chưa?

-----------------------

Beszéljünk a zenéről!

-----------------------

- Te, mi mindig csak a szexről beszélgetünk! Ez annyira unalmas már!

Beszéljünk most valami másról!

- Jó, de miről?

- Mondjuk a zenéről.

- Rendben. Csináltad már zongorán?

Nguyễn Ngô Việt (DEBRECEN.vidi73)

Friday, October 30, 2020

Trở lại với SGK

 SOS

NHÂN CÁCH: TRÍ THỨC HÈN.

Mãi theo dòng người cứu trợ vùng lũ Miền Trung. Nhưng không thể quên việc " sửa chữa" sách giáo khoa lớp 1 của nhóm Cánh Diều.

Đau đớn với những cơn mưa lũ, sạt lở miền trung , thiệt hại về người , tàn phá tài sản bị cuốn theo nước lũ, nhiều gia đình trắng tay, khâm phục với người dân chống chọi với bão lũ, nhìn các trường lớp học bị tàn phá mà xót xa, khâm phục dòng người cứu trợ, càng " buồn lòng" và bực mình với nhóm tác giả, nhóm "công trình sư" - tác giả những cuốn sách lớp 1 cải cách.

Bên tai Tôi vẫn vang vọng tiếng của Thủ Tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, đọc báo cáo trước QH và quốc dân đồng bào ngày 20/10: " Sách giáo khoa lớp 1 theo chương trình mới có một số điểm chưa phù hợp, Thủ tướng chính phủ đã chỉ đạo nghiêm túc rút kinh nghiệm, tiếp thu các ý kiến đóng góp để sửa chữa ngay". 

Bộ máy sáng tác những cuốn sách giáo khoa lớp 1 mới đã tiêu tốn một lượng tiền ngân sách khá lớn, lên đến hàng ngàn tỷ đồng, để đưa ra những sản phẩm nhiều sạn!!!

Gs Nguyễn Minh Thuyết, tổng chủ biên của chương trình sgk lớp 1, ông là vị Gs về Ngôn ngữ học. 

Gs  Trần Đình Sử, chủ tịch HĐ thẩm định QG sgk lớp 1, ông là Gs lý luận, phê bình văn học.

Cả 2 tác giả và nhóm " sáng tác và phê bình sáng tác" được gọi là những trí thức lớn, những học giả có trình độ " uyên thâm" , nhưng qua cách các tác giả " trình bày" và cãi lộn cho nhau, đổ trách nhiệm cho nhau, đặc biệt xem clip của VTC1 nghe Gs Thuyết chối bỏ trách nhiệm, xem clip của HĐ thẩm định QG sgk trốn tránh trách nhiệm thậm định , nhất là xem lại clip cuộc " cãi vã như ngoài chợ" của 2 Gs : Hồ Ngọc Đại và Gs Trần Đình Sử trong việc " kết liễu" chương trình sgk thực nghiệm của Gs Đại thì mình có thể kết luận và phê bình lại các Gs: Nhân cách rất hèn. Trí thức hèn. Nhà khoa học hèn. Thấy sai không chịu nhận. Đã làm khoa học thì cần phải đề cao tính Liêm sỉ , lòng tự trọng, không đồng lõa với gian trá. Ở đây có " bóng dáng của" nhóm lợi ích trong việc sáng tác sgk lớp 1.

Đã là "tầm cỡ" Gs, tiến sỹ, nhà khoa học giáo dục, xã hội " lớn" thì đã dám làm thì phải dám chịu trách nhiệm. Nhất là về khoa học giáo dục. Các vị cũng cần phải hiểu: khi các Gs sai, cho ra đời các sản phẩm khoa học kém chất lượng, đặc biệt là sgk lớp 1 thì hệ lụy đối với xã hội là vô cùng lớn. Và trách nhiệm của các vị trong 2 cái HĐ trên cũng vô cùng lớn. Và hậu quả đến bây giờ các Gs và mọi người đã biết. Đến mức PTT Vũ Đức Đam, Thủ tướng CP Nguyễn Xuân Phúc phải ra chỉ thị yêu cầu: phải sửa chữa thì các vị có vẻ như " miễn cưỡng chấp nhận".

Càng buồn bực hơn khi cộng đồng MXH vào trang fb riêng của Gs Sử, mới thấy những điều " tệ hại " trong tư tưởng và ý thức hệ của Gs lý luận và phê bình văn học Trần Đình Sử là rất tệ và khó chấp nhận. Không hiểu sao BGD& ĐT lại đưa ngay ông Gs này làm chủ tịch HĐ thẩm định QG sgk??? Ở đây chắc chắn có vấn đề và trách nhiệm thuộc người ra quyết định thành lập HĐ ở BGD& ĐT.

Không biết đến bao giờ mới sửa xong " sạn" trong sgk lớp 1??? Chỉ biết rằng: con cháu chúng ta hiện tại đã và đang được " thụ hưởng" những sản phẩm " tinh hoa" đầy " sạn" và rác rưởi . Đó là chưa tính đến việc thiệt hại về kinh tế : Nhà nước sẽ phải tiếp tục chi một khoản tiền ngân sách khổng lồ cho việc sửa sai này của các Gs trong lúc đất nước đang rất khó khăn khi đang dồn sức cho Miền Trung chống lũ, chống đói cho dân. Vậy ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm trước nhân dân, trước các cháu học sinh lớp 1, chủ nhân tương lai của đất nước.??? 

Mọi việc không thể " lặng lẽ, âm thầm" để trôi qua khúc xương này được. Hệ lụy của nó là rất nghiêm trọng. 

Những người có trách nhiệm với việc cho ra đời cuốn sgk lớp 1 này sẽ phải chịu trách nhiệm. 

Sự hèn nhát trong khoa học giáo dục khi đã bị phát hiện thì công luận cũng cần một sự dũng cảm của các quyết định của những người có trách nhiệm. 

Đừng sợ đất nước này thiếu nhân tài. 

Xin cảm ơn mọi người.

Tin và bài LHN

Vẻ đẹp Hung: Tàu điện ven sông

 2-es villamos ősszel

A Duna-parti 2-es villamos 1942-ben jött létre a mai Jászai Mari tér és Március 15. tér között (az itt közlekedő 16A jelű villamos "átnevezésével"). 1944 második felében megszűnt a viszonylat a háborús károk miatt, majd 1945. augusztus 26-án indult újra a Jászai Mari tér és az Eötvös tér között. 1946. január 12-én a Kossuth híd megnyitásakor lerövidítették a hídig. Egy hónappal később a Petőfi térig, majd októbertől a Kálvin térig hosszabbítják. Miután 1948. augusztusában az újjáépített Margit hidat teljes szélességében átadták, az északi végállomása visszakerül a Jászai Mari térre, ám délen alig egy évvel később a Kálvin tér helyett már csak a Dimitrov (ma Fővám) térig közlekedik. A Fővám téri régi aluljáró elkészülte után a Boráros térig 1951 óta jár, majd 1973 őszére elérte mai formáját (Jászai Mari tér – Közvágóhíd). Ekkor indult el betétjárata, a 2A villamos is.

Tranh luận về SGK: Ý kiến của cây viết đương đại

 Về bản chất, SGK cũng như giáo dục, là tinh thần kế thừa & phát huy trên nền tảng những giá trị đã tồn tại.

Làm sai vì động cơ đểu, lại cãi chày cãi cối chỉ tổ để người ta chửi vì mục đích thực dụng/trục lợi, ko vì mục đích thiết thực/thực tiễn đòi hỏi, ko vì sự phát triển đến 1 nền văn minh chung của nhân loại. Đây là điều cần bị lên án vì tội hủy diệt vh, hủy diệt con người bằng luận điệu cải cách lừa mỵ/dối trá nhân danh nhà nước chuyên chế vô sản.

Sách Giáo Khoa,

     Thấy dân tình chửi bới ghê quá, cũng phải hé mắt coi chút. Tò mò về nội dung sách giáo khoa thì ít mà tò mò vì sao dân thích chửi thì nhiều. Một người chửi đã gần hết ý, người sau chỉ lặp lại gần như nguyên xi nội dung. Rồi đến phiên bản thứ vạn, triệu vẫn chỉ có thế mà không chán mới lạ. 

    Nghe chửi cũng thú, nhất là chửi người khác, nhưng ít ra phải có chút tiết tấu, lớp lang và sáng tạo, nội dung dẫu điệp khúc là thủ pháp quan trọng nhưng phải có thay đổi. Không gì chán bằng nghe các mụ ở Huế chửi, có thể sáng đến tối, không nghỉ một phút, sinh hoạt trao đổi chất bình thường, kéo liền ba bốn ngày chỉ có một vị “Tổ cha bay”. Tính sáng tạo bị lễ giáo văn hoá hạn chế không có gì vui.

     Thì ra nội dung không quan trọng mà theo tinh thần Olympics cho người tàn tật “Tham gia mới quan trọng”. Động cơ tham gia của người lành lặn chính là bản thân họ, muốn chứng tỏ lòng nhiệt thành hoặc sự am tường. Do đó cũng dễ hiểu vấn đề càng ít thì càng đông người tham gia và càng đồng điệu. Quả thực tôi muốn lắng nghe một chút điểm tốt của sách giáo khoa mới và lý do “tại sao có lỗi” mà không thấy. Thất vọng toàn tập và ngượng vì trong đầu mình toàn câu hỏi ngu chỉ riêng mình ngơ.

      Theo tinh thần của đám đông thì những sách cũ như “phố phở phố có nhà to”, “bố Tý làm công nhân”, “cần ăn rau con ạ”,... là tuyệt đỉnh sáng tạo, không nên và không thể thay đổi. Trái lại tôi thấy những sách cũ đó ngô nghê, lạc hậu không thể tả. Cần tách cảm xúc hoài niệm dĩ vãng ra khỏi các nhận thức về giá trị. Không phải bây giờ, bằng kiến thức, tầm nhìn ngày nay, tôi mới thấy sách giáo khoa cũ dở. Mà cách đây gần 60 năm tôi đã thấy nó nhạt nhẽo, nghèo nàn và vô hồn. Việc đến ngày nay vẫn còn thuộc không phải vì nó hay, mà là do phương pháp đào tạo thời đó nửa đồ nho, nửa trại lính, thầy dập thước xuống bàn, cả lũ ê a như vẹt, được gọi là dạy và học. 

       Hành trang tri thức như thế chả trách việc gì cũng làm lại từ đầu và cãi nhau như mổ bò. Vì thế sách giáo khoa cũ, vứt đi, tôi sẽ bỏ phiếu ủng hộ. Cho dù có phải chửi hay nghe chửi một chút tương lai vẫn phải có sách giáo khoa mới và tốt. 

      Mặc dù không quan tâm và cũng biết thừa nó phải thế không cách này thì cách khác, tôi cũng phải ngánh xem thử “nó nàm thao”.  Công bằng mà nói sách mới có sáng tạo, đúng hướng, đẹp, hay, phong phú và động não.  Đó là tiến bộ vượt bậc phải thừa nhận. Tuy nhiên, nhược điểm cũng rõ, không việc gì phải chối quanh co. Cũng lạ là bao nhiêu ban bệ hội đồng, toàn nói quanh co đâu đâu. Tôi không công nhận việc dùng từ địa phương, hoặc bình dân như “chén, đớp, ngốn” là có gì sai. Trái lại càng đa dạng càng tốt. Không nên coi trẻ em là bọn thiểu năng phải hạn chế tiếp xúc với cái nọ cái kia sẽ sinh hậu quá ni tê. 

      Bây giờ ta sẽ chuyển qua vấn đề chính “tại sao có lỗi”. Tôi đảm bảo nếu cho mấy ông đang cao giọng phê phán, không thiếu bằng cấp nhé, bảo các ông ấy viết sách giáo khoa, khôn thì chối, mà nhận thì tôi đảm bảo sẽ cũng đầy lỗi. Chúng ta sống trên một nền tảng “ẩu xỉ tả” lỗi khắp mọi nơi, can cớ gì sách giáo khoa ngoại lệ. Năm 2010, tôi cho công bố “Báo cáo chính tả tiếng Việt” mới là lỗi chính tả trên truyền thông, văn bản hành chính, trường đại học, sách văn học,... lỗi đã như nước vỡ đê. Phong cách làm việc nghiêm cẩn, kính trọng rừng câu chữ, cân nặng nhẹ từng từ đã biến khỏi thói quen của nguòi dùng chữ. Viết bậy, nói bậy, nghĩ bậy đến làm bậy là chu trình tất yếu và có căn cội xã hội. Các giáo sư đáng kính soạn sách dù có ngồi tháp ngà cũng không thoát căn bệnh xã hội.

       Nói như vậy thì rất tiêu cực. Chưa chừng có người lại ném đá nói tôi bênh ông nọ ông kia cũng nên. Bênh thì theo kẻ thịnh, đợi bổ nhiệm nhân sự mới, chứ ai phù suy làm gì. Hãy bàn tới việc phải làm thế nào để thoát, không lẽ phải chịu sách giáo khoa có sạn. Chân lý rất đơn giản: nếu độc quyền làm sách thì ai làm cũng vậy. Có lẽ không nên bỏ tiền ngân sách rồi giao cho ai đó làm sách. Nên thả nổi sách giáo khoa cho xã hội, thầy, trò, phụ huynh có quyền chọn sách mình cần. 

     Cái này nói mãi mà không tiến lên dứt khoát, cứ nửa vời. Có khi sự cố lại hay, làm động cơ thay đổi dứt khoát. Chí ít chửi cũng dùi mài tinh thần một số người, kiên trì chửi và kiên trì nghe chửi. Sau đó mới tới màn thong thả bình tĩnh bàn xem chúng ta sẽ đi đâu. Binh pháp dạy có chính có kỳ là như thế.

Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)

Tuesday, October 27, 2020

Tình yêu thương trong mưa lũ

 MỘT BÀI THƠ CHO CA SĨ THỦY TIÊN 

Cô chỉ là một ca sĩ bình thường

Nhan sắc bình thường như mọi cô gái khác

Con gái miền Tây đẹp từ sự chân phương mộc mạc

Đẹp từ sự hồn nhiên thánh thiện trước cuộc đời 


Nhưng cô vẫn khác thường hơn mọi người 

Khi đã nói là làm, đã đi là phải đến 

Cô không giống bọn quan lại hô hào cứu lụt ở trên giường nệm 

Cô càng không giống bọn mệnh phụ đỏ mị dân bằng khẩu hiệu với hoa hồng 


Cô xuất hiện ngay vùng lũ mênh mông 

Xuất hiện ngay những nơi mà bọn buôn thủy điện, bán tài nguyên núi rừng không bao giờ dám đến 

Ngay cả những đám bảo kê vằn vện xâm mình, đám tuyển gái Việt đưa sang Tàu Cộng cũng không bao giờ mạo hiểm

Những kẻ rẻ rúng giang sơn luôn sợ chết trước thủy thần 


Cô không có phép màu, không giá võ đằng vân

Nhưng kêu lên một tiếng là có hơn trăm tỷ đồng đóng góp 

Mọi người tin cô nhiều hơn tin hội đoàn, mặt trận gom từng xu đồng bào chắt bóp

Nhưng để tiền cứu trợ đến tay dân thì tan thành bọt lên trời 


Cô là hoa Thủy Tiên mọc giữa nước vậy thôi

Mọc để phân biệt được chính tà, thiện ác

Mọc để biết được lòng dân cuồn cuộn như dòng thác

Ở dâu có tình yêu thương là ở đó có Con Người ! 


Bùi Chí Vinh

21-10-2020

Az aperitiv törzs ajánlásával

 

Kép: Daily magyar

Monday, October 26, 2020

Ký ức/Emlékezet: One of the greatest American rock bands

 Unquestionably one of the greatest American rock bands, Creedence Clearwater Revival is best known for their unique blend of swamp rock, roots and blues, as popularized in such unforgettable hits as “Proud Mary” and “Born on the Bayou.” Although their songs evoked the raw sound of the rural South, Doug Clifford, Stu Cook, and brothers Tom and John Fogerty actually hailed from El Cerrito, California, where the four began playing music together as teenagers. By the mid-1960s, the group had signed to Berkeley’s Fantasy Records, where they honed their skills on the road and in the studio as The Golliwogs. Everything changed in 1968, however, when the band changed their name to Creedence Clearwater Revival and released their self-titled debut, which included their first hit – a rendition of the Dale Hawkins song, “Susie Q.” An astonishing output followed in 1969 with three follow-up LPs: Bayou Country, Green River and Willy and the Poor Boys, which, with tracks like “Bad Moon Rising,” “Fortunate Son” and “Down on the Corner” would prove the band’s prolific knack for writing hit songs. By 1970, with the release of their fifth studio album, Cosmo’s Factory, CCR was one of the biggest rock bands in the world, with a constant presence on the Billboard charts.

Text & Ảnh: Concord

Nghịch lý của nơi nhiều rác

 Nghịch lý của xứ rác rưởi: đụng vào rác và xử lý rác ntn cho đúng là việc ko hề dễ

Sunday, October 25, 2020

80% tiền từ thiện là cấp sai cho đối tượng

 Người ta góp tiền từ thiện là để cứu đói, hỗ trợ người nghèo. Vậy mà đồng bào miền Trung thân yêu lại chơi trò tập trung ở chính quyền thôn, xã, kể cả có minh bạch nhưng lại chia đều theo đầu người cho tất cả các hộ ở trong thôn xã, người nghèo người giầu như nhau.

Ơ hay, người dân người ta góp tiền là để hỗ trợ người nghèo, chứ ông khá rồi, giầu rồi, có thiên tai thiệt hại một tý đã nghèo đi tý đéo nào đâu mà cũng đòi hỏi lấy tiền. Công bằng trong cơ hội mưu cầu hạnh phúc thôi chứ sao lại đòi hỏi công bằng trong xin tiền từ thiện.

Đồng bào miền Trung chơi kỳ vậy ai chơi cho lại, bao giờ người nghèo thoát nghèo. Mỗi thôn cử ra 20% lấy tiền thôi, còn lại thì phải tự thân chứ đéo ai chơi chia đều.

Những điều dễ mất

 

Saturday, October 24, 2020

Alix Ayme: Hoa và phụ nữ

Đệ nhất phụ nữ vẽ

Một kho ảnh mới phát lộ

TRUYỆN VUI CUỐI TUẦN – HÉTVÉGI VICCEK (No. 247)

 Bồ của tôi 

-------------

- Anh thấy hai bà ở kia chứ?

- Có!

- Anh biết không người bên trái là vợ tôi và người bên phải là

bồ của tôi!

- Thật là thú vị. Đối với tôi thì đảo lại!

A szeretőm

 -------------

 - Látja ott azt a két hölgyet?

 - Látom!

 - Elárulom magának, hogy a baloldali a feleségem, a jobboldali pedig a  szeretőm!

 - Érdekes, nálam ez éppen fordítva van!

Nguyễn Ngô Việt (DEBRECEN.vidi73)

Friday, October 23, 2020

VIỆT NAM TRUNG QUỐC - AI NỢ AI?

 Đã hơn 39 năm kể từ khi Việt Nam thống nhất (30-4-1975) và hơn 35 năm kể từ ngày Trung Quốc mang 60 vạn quân tấn công Việt Nam (17-2-1979), vậy mà có người vẫn cứ nhắc đến ơn huệ với Trung Quốc. Đó là một sự nhầm lẫn vô cùng tai hại. 

Trước hết là bởi vì Việt Nam không nợ Trung Quốc, mà ngược lại Trung Quốc nợ Việt Nam. Thứ đến Trung Quốc sẽ lợi dụng điều đó để tuyên truyền xuyên tạc nói xấu Việt Nam. 

Một lần và vĩnh viễn, cần chỉ rõ những món nợ chưa trả và không thể trả được của Trung Quốc đối với Việt Nam từ khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, để không bao giờ phải nói đến ơn huệ giữa hai nước nữa. Sau đây là 10 món nợ không thể trả được của Trung quốc đối với Việt Nam.

1. Việt Nam đã kháng chiến chống Pháp và Mỹ, và đã hy sinh xương máu hàng triệu người không chỉ vì Việt Nam, mà còn để bảo vệ Trung Quốc trước sự đe dọa trực diện của “Thế giới tự do”  đối với sự tồn vong của chế độ Mao Trạch Đông ở Trung Quốc. Một khi Việt Nam là đồng minh của Pháp Mỹ, “Thế giới tự do” sẽ nằm sát nách Trung Quốc, và chế độ Mao Trạch Đông sẽ bị bao vây uy hiếp trực tiếp về mọi phương diện, kể cả về mặt đặt căn cứ quân sự để tấn công Trung Quốc. Bởi vậy, không cần Việt Nam phải đề nghị, thì Mao Trạch Đông cũng buộc phải giúp Việt Nam để chống Pháp và Mỹ.  Việc Trung Quốc viện trợ vũ khí lương thực cho Việt Nam đánh Pháp Mỹ là vì lợi ích bảo vệ Trung Quốc. Giá trị vũ khí lương thực vài chục hay vài trăm  tỷ Nhân dân tệ không thể sánh được với xương máu của hàng triệu người Việt Nam. Vậy AI NỢ AI?

2. Mỹ là kẻ thù số 1 của Trung Quốc. Trung Quốc có tham vọng bá quyền thế giới. Việt Nam đã làm cho kẻ thù số 1 của Trung Quốc bị sa lầy và suy yếu. Hơn thế nữa, Việt Nam đã “cầm chân” Mỹ để Trung Quốc có cơ hội phát triển lớn mạnh. Bởi vậy, không cần Việt Nam đề nghị, Trung Quốc cũng chủ tâm xung phong viện trợ cho Việt Nam để làm Mỹ suy yếu càng lâu càng tốt. Vậy AI NỢ AI?

3. Việt Nam đã giúp cho Trung Quốc có được vị thế một trong hai nước lãnh đạo phong trào cộng sản thế giới khi để Trung Quốc dương ngọn cờ giúp Việt Nam đánh Mỹ. Hơn thế nữa, Việt Nam đã nhiều lần trực tiếp bảo vệ Trung Quốc trên trường quốc tế, giúp cho Trung Quốc có uy tín để tranh dành vai trò lãnh đạo và cạnh tranh trực tiếp với Liên Xô. Chỉ vài chục tỷ Nhân dân tệ viện trợ cho Việt Nam đánh Mỹ, và với sự bảo vệ của Việt Nam, mà chỉ trong vòng mấy năm, dẫu còn rất lạc hậu nhưng  Trung Quốc đã ngoi lên trở thành một một cường quốc lãnh đạo một phần thế giới. Vậy AI NỢ AI?

4. Không chỉ bảo vệ thể chế trước sự tấn công của “Thế giới tự do”, không chỉ làm cho mục tiêu bá chủ thế giới trở thành hiện thực, Mao Trạch Đông và giới lãnh đạo Trung Quốc chủ mưu thôn tính thống trị Việt Nam. Bởi vậy Trung Quốc làm cho Việt Nam phải chia cắt lâu dài không thể lớn mạnh. Chính vì thế CHND Trung Hoa đã ép Việt Nam DCCH phải lùi từ vĩ tuyến 13 đến vĩ tuyến 17 trong Hiệp ước Genève 1954. Trong chiến tranh chống Mỹ, Trung Quốc ép Việt Nam không được nhận viện trợ của Liên Xô, không cho Việt Nam đánh lớn, không cho đàm phán với Mỹ, muốn Việt Nam làm bia đỡ đạn cho một cuộc chiến không có hồi kết để dễ bề thống trị khuất phục. Viện trợ vì những mục đích và mưu mô thâm hiểm vô cùng. Vậy AI NỢ AI?

5. Không chỉ viện trợ để choViệt Nam lâm vào một cuộc chiến tranh dai dẳng nhưng không thể chiến thắng, thâm độc hơn Mao Trạch Đông còn chủ trương đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng nhằm hủy diệt dân tộc Việt Nam. Mao Trạch Đông đã nhiều lần gửi thông điệp cho Hoa Kỳ có thể làm bất cứ điều gì miễn là không động đến Trung Quốc. Thủ đoạn diệt chủng tàn nhẫn quen thuộc của các bạo chúa Trung Hoa được Mao Trạch Đông đưa lên một mức độ thảm sát mới, không thành công ở Việt Nam, nhưng đã đưa đến họa diệt chủng cho nhân dân Campuchia. Tàn bạo đến thế là cùng. Tội lỗi đến thế là cùng. Vậy AI NỢ AI?

6. Ký Hiệp ước Genève 1954 tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam chưa ráo mực, năm 1956 CHND Trung Hoa đánh chiếm các đảo Đông Hoàng Sa, Đài Loan chiếm Ba Bình. Nhân lúc Việt Nam còn bận chiến tranh, Trung Quốc dời các cột mốc biên giới vào sâu lãnh địa Việt Nam. Trắng trợn hơn Trung quốc điều hơn 2000 công nhân và lính đổ đập bê tông ngang nhánh sông Thác Bản Giốc, đòi chiếm đảo Pò Thoong, dời cột mốc biên giới số 53 từ bên kia sông vào quá nửa lòng sông. Ải Nam Quan, một nửa Thác Bản Giốc và nhiều vùng lãnh thổ nữa của Việt Nam đã thuộc về Trung Quốc. Dành giúp Việt Nam xây đập sông biên giới Trung Quốc chỉ mở cống nước phia bờ Việt Nam cho dòng chảy xói về bờ Việt Nam. Khi phân định theo luật trung tuyến dòng chảy, Trung Quốc dành phần hơn trên đất liền và nhất là trên biển. Trung Quốc cho dân xâm cư các vùng đất vắng và trên đảo để biến  thành làng bản của Trung Quốc. Chưa đủ, năm 1974 nhân Việt Nam bị chia cắt thành hai miền đối địch, Trung Quốc mang quân chiếm nốt các đảo Tây Hoàng Sa.

Năm 1984 Trung Quốc chiếm Núi Đất ở Hà Giang.Năm 1988 Trung Quốc chiếm các đảo Gạc Ma Tư Nghĩa Su Bi Chữ Thập Châu Viên Ga Ven thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Trong suốt 65 năm tồn tại nước CHND Trung Hoa, Trung Quốc đã chiếm hàng ngàn km vuông đất và biển đảo của Việt Nam. Vậy AI NỢ AI?

7. Với âm mưu thâm độc làm cho Việt Nam suy yếu, Trung Quốc xúi dục và hậu thuẫn cho cho chính quyền Pôl Pốt mang quân chiếm đất và tàn sát nhân dân Việt Nam ở các tỉnh biên giới Tây Nam Việt Nam trong suốt các năm 1977-1979. Không thể chịu đựng được sự tàn bạo của quân diệt chủng Pôl Pốt, Việt Nam buộc phải điều quân phản công, lún sâu vào cuộc chiến thêm 10 năm nữa, trong khi đáng ra phải được hưởng hòa bình và tự do để xây dựng đất nước. Vậy AI NỢ AI?

8. Không thống trị và thần phục được Việt Nam, ngày 17-2-1979 Trung Quốc mang 60 vạn quân tấn công toàn bộ tuyến biên giới với Việt Nam. Quân Trung Quốc đã tàn phá làng mạc thành phố, giết hại hàng vạn dân thường Việt Nam. Trung Quốc tiến hành chiến tranh xâm chiếm Việt Nam nhưng lại lừa đảo nhân dân Trung quốc rằng Việt Nam tấn công Trung Quốc trước và Trung Quốc chỉ phản kích tự vệ. Thất bại phải rút về nước và dối trá đã làm cho lãnh đạo Trung Quốc sợ hãi bộc lộ sự thật trước nhân dân Trung Quốc, nên phải thỏa thuận với Việt Nam không bao giờ nhắc đến cuộc chiến tranh tháng 2- 1979. Tội ác chiến tranh chống Việt Nam. Tội ác giết chết con em nhân dân Trung Quốc. Tội lừa gạt nhân dân Trung quốc. Vậy AI NỢ AI?

9. Buộc phải rút về nước, liên tục trong 10 năm tiếp theo 1980-1989 Trung Quốc đưa quân đánh chiếm các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam, chiếm đất và bắn phá làng mạc thị trấn Việt Nam, gây  nhiều thương vong cho dân thường. Các mặt trận Lạng Sơn Hà Giang vô cùng khốc liệt làm hy sinh hàng ngàn thanh niên trai tráng Việt Nam và hàng ngàn nhân mạng binh sỹ Trung Quốc. Suốt 10 năm ròng biên giớ phía Bắc Việt Nam có chiến tranh với Trung Quốc, Việt Nam không có cơ hội để tập trung phát triển đất nước. Vậy AI NỢ AI?

10. Trong suốt 25 năm bình thường hóa quan hệ từ Hội Nghị Thành Đô ( 4-9-1990 ), Trung Quốc đã bán được bao nhiêu máy móc thiết bị hàng hóa sang Việt Nam? Trung Quốc đã thắng thầu bao nhiêu công trình quan trọng? Trung Quốc đã mua được những tài nguyên khoáng sản giá rẻ nào của Việt Nam? Lợi nhuận kinh tế mà Trung Quốc thu được từ Việt Nam trong suốt 25 năm qua đã đủ cân bằng với những gì mà Trung Quốc đã bỏ ra trước đó? Vì hàng nhái kém chất lượng rẻ tiền của Trung Quốc mà Việt Nam không phát triển được nền kinh tế tự chủ, vì hàng hóa độc hại của Trung Quốc mà người dân Việt Nam sẽ phải gánh chịu những hậu quả không lường được về sau này. Tông thể tất cả lại: AI NỢ AI?

Thiết nghĩ chỉ với 10 điểm nêu trên đã thừa đủ kết luận là Trung Quốc mang ơn Việt Nam không thể trả được. Vài chục hay vài trăm tỷ Nhân dân tệ viện trợ trong chiến tranh của Trung Quốc đã trở thành nhỏ nhoi vô nghĩa. 

Lịch sử thì không có chữ nếu. Nhưng cứ đặt câu hỏi rằng: Nếu Mao Trạch Đông không giúp Việt Nam thì sẽ ra sao?. Câu trả lời đã có trong lòng mỗi bạn đọc. 

Điều phải lưu ý là nhân dân Việt Nam, nhân dân Trung Quốc cũng như bất cứ dân tộc nào khác trên quả địa cầu đều tràn đầy tình tương thân tương ái. Hãy tách nhân dân ra khỏi chính thể trong đánh giá cho - nợ thắng - thua, để không làm tổn thương đến tình người.

Đặt lên bàn cân của lợi ích, của lương tâm, của công lý, của tiến bộ nhân loại,  của bất cứ tiêu chí nào, ở bất cứ phương diện nào, nước CHND Trung Hoa nợ Dân tộc Việt Nam những món nợ không bao giờ trả được.

Từ đây hãy đào sâu chôn chặt, từ đây đừng bao giờ nhắc đến ơn huệ của chính thể Mao Trạch Đông và những kẻ nối dõi. Chính họ là tội đồ đưa đến đau thương mất mát cho Dân tộc Việt Nam. Không chỉ thế họ là tội đồ đưa đến đau thương cho chính nhân dân Trung Quốc.

Từ ngàn xưa các triều đại Trung Quốc đã nợ Việt Nam. Chính thể Trung Quốc hiện nay càng nợ Việt Nam. Và các chính thể Trung Quốc sau này còn mãi nợ Việt Nam. Mối nợ ngàn năm vĩnh viễn.

Nguyễn Ngọc Chu

Câu hỏi của rừng

 PHỤC HỒI RỪNG ĐỂ CHỐNG LŨ LỤT CÓ DỄ KHÔNG ?

Xin thưa là : Không dễ ! Và xin thưa, rừng nguyên sinh mà phá thì vĩnh viễn mất, không bao giờ có thể hồi phục lại được. Nhưng chúng ta vẫn có thể phục hồi thành rừng tái sinh, dù thiên nan vạn nan. Thiên nan vạn nan nhưng không phải là bất khả.

Cho đến năm 1975, sau nhiều năm bị bom đạn và chất hóa học cùng với việc phá rừng làm rẫy lấy lương thực nuôi quân, nhưng dãy Trường Sơn và rừng đầu nguồn ở miền trung phần lớn vẫn còn rừng nguyên sinh. Sau đó, tốc độ phá rừng đã diễn ra chóng mặt. Ngày nay, rừng nguyên sinh không còn nữa, chỉ còn ở một số khu bảo tồn nhưng luôn luôn bị đe dọa.

31 năm trước, tôi viết bút ký “Rừng vẫn chưa xanh lá” nói về vụ kỷ luật thất đức dành cho nhà lâm sinh kiệt xuât kiêm Trưởng ty Lâm nghiệp Quảng Nam Đà Nẵng Hoàng Đình Bá, cùng với thảm cảnh phá rừng, đăng trên tạp chí Đất Quảng. Vì bài viết đó, sau khi tôi ra Hà Nội, vẫn bị Tỉnh ủy gọi về thi hành kỷ luật “Cảnh cáo” do đã dám lật lại một quyết định của Đảng. Là một nhà lâm sinh yêu rừng như yêu vợ con mình, là người mà cố chủ tịch Hội đồng nhà nước Võ Chí Công sinh thời đánh giá là con chim đầu đàn về lâm sinh không chỉ của Việt Nam mà của cả Đông Nam Á, ông Hoàng Đình Bá với tư cách là Trưởng ty Lâm nghiệp, đã đem hết tài năng của mình ra tổ chức phục hồi rừng của tỉnh này. Chỉ trong vòng 3 năm sau hòa bình, dưới sự điều hành của ông, toàn bộ đất trống đồi núi trọc mấy trăm ngàn ha đã được phủ xanh thành rừng. Nhưng tất cả công lao của ông đã biến thành tội lỗi, ông bị kết tội là “tù binh của giai cấp tư sản” vì đã sử dụng kinh tế tư nhân để phục hồi rừng. Ông bị cách chức, khai trừ ra khỏi Đảng, kéo theo đó là toàn bộ rừng do ông tổ chức phục hồi lại biến thành đồi núi trọc, và sự kiêu ngạo tham lam của con người cứ thế tấn công vào rừng rậm. 

Trước đó, khi còn ở miền Bắc, ông là tác giả dự án bảo tồn Rừng Quốc gia Cúc Phương, nơi được đánh giá là khu bảo tồn rừng nguyên sinh tốt nhất nước ta hiện nay. Ông vào Nam trong chiến tranh, vẫn là người kiên quyết bảo vệ rừng giữa bom đạn. Ông phản đối việc tổ chức những binh đoàn phá rừng sản xuất lấy lương thực nuôi quân mà ông cho rằng không hiệu quả, chỉ có rừng bị phá còn sản xuất thì không đủ nuôi chính những người sản xuất. Cũng giữa chiến tranh, ông cảnh báo, nếu giữ cung cách quản lý quan liêu như miền bắc hồi ấy, thì sau hòa bình sẽ diễn ra tình trạng “chảy máu chất xám”, ông thẳng thắn nói điều đó giữa Đại hội Đảng bộ Khu 5. Giám đốc Công an Khu hồi ấy đã ký lệnh bắt ông, nhưng nhờ Bí thư Khu ủy Võ Chí Công can thiệp nên ông mới không bị làm sao. Sau hòa bình, ông đã từ chối chức vụ Thứ trưởng để đem hết tâm huyết khôi phục rừng và ông đã trả giá. 

Từ mấy chục năm trước, ông đã cảnh báo tần suất lũ lụt sẽ ngày càng nghiêm trọng và nguồn nước ngầm sẽ cạn kiệt nếu như không giữ được rừng. Mỗi khi lũ lụt diễn ra, tôi lại nhớ tới ông. Những ngày này, khi đồng bào miền trung phải oằn mình đau thương chết chóc trong cơn lũ trầm trọng nhất trong 10 năm trở lại đây thì bạn tôi báo tin ông đang rất yếu, ông đã gần 90 tuổi rồi còn gì. Ông đã làm tất cả những gì mà một con người có thể làm được để giữ rừng, ông chính là vị Thần Rừng mà đồng bào Quảng Nam quê tôi ngưỡng mộ mỗi khi nhắc đến. Người ta đã không nghe ông, không nghe những người có tâm huyết với rừng như ông, để cho người dân lương thiện bây giờ phải trả giá thay cho họ.

Đối với tôi, đây là Bút ký đầu tiên để chuẩn bị bước chân vào nghề báo chuyên nghiệp. Ông đã dạy cho tôi rất nhiều điều về cây cỏ, về sông suối, về sự khiêm tốn của con người trước thiên nhiên và về hậu quả của sự ngạo mạn. Mất rừng, không chỉ có thảm họa do lũ lụt. Mất rừng, mạch nước ngầm cũng sẽ cạn kiệt, sự sống của con người và cỏ cây sinh vật cũng bị thu hẹp. Ở quê tôi, rừng đầu nguồn bị mất cộng với một loạt dự án thủy điện đầu nguồn sông Thu Bồn – Vu Gia, phố cổ Hội An cũng sẽ không còn, ông đã cảnh báo từ hơn 30 năm trước, giờ thì sự sạt lở đang hiển hiện. Nếu không phục hồi rừng đầu nguồn thì phố cổ Hội An không bao lâu nữa sẽ chỉ còn là phế tích điêu tàn. 

Gần 10 năm nay, nhớ lời ông mà tôi đã đi trồng cây để tạo một cái vườn rừng be bé nơi tôi ở. Và thương mến biết bao những bạn trẻ đang bỏ phố về quê để trồng cây tạo vườn rừng. Không thể khôi phục lại rừng nguyên sinh, nhưng mỗi người trồng ít nhất một cái cây, rừng sẽ tái sinh, tại nơi chúng ta ở, lan tỏa ra những nơi khác. Hy vọng sẽ có một phong trào tình nguyện trồng cây gieo hạt ở rừng đầu nguồn, chắc chắc nhiều bạn trẻ sẽ tham gia, người lớn tuổi như tôi cũng nhất định sẽ tham gia. 

Mỗi người một cái cây, ngay từ bây giờ. Sẽ không ngăn được thảm họa trong hiện tại và tương lai gần, nhưng sẽ ngăn được thảm họa trong tương lai cho con cháu. Nếu thực hiện nghiêm ngặt việc đóng cửa rừng và cấm sử dụng gỗ rừng tự nhiên, thực hiện nghiêm ngặt Chỉ thị cấm săn bắt tiêu thụ động vật hoang dã, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng thuốc trừ sâu diệt cỏ và mỗi người trồng một cái cây, thì rừng nhất định sẽ tái sinh. Tất nhiên phải trồng những loài cây có bộ rễ sâu mới có thể tái sinh rừng. Không chỉ có chúng ta trồng cây gieo hạt, động vật hoang dã, nhất là chim chóc và côn trùng cũng sẽ làm nhiệm vụ gieo hạt. Và gió lành cũng làm nhiệm vụ gieo hạt với chúng ta.

HOÀNG HẢI VÂN

Điều quan trọng

 LỜI KHUYÊN TRIỆU ĐÔ

Vào đầu thế kỷ trước

Charles Shwab là người

Giàu nhất nhì thế giới

Ngành luyện kim, xe hơi.


Có chàng sinh viên nọ,

Một hôm đến gặp ông:

“Thưa ông, tôi đang có

Một bí quyết thành công.


Nếu nghe tôi, kiên nhẫn

Làm theo bí quyết này,

Gia sản ông đã lớn,

Càng lớn thêm từng ngày.


Tôi cho ông sử sử dụng

Đúng một năm, và rồi

Nếu lời tôi nói đúng,

Ông hãy thưởng cho tôi


Một số tiền tương xứng

Với giá trị lời khuyên.

Charles Shwab rất nghiêm túc

Lắng nghe chàng sinh viên.


Ông gật đầu đồng ý,

Tay cầm chiếc phong bì.

Mãi đến tối mới biết

Lời khuyên ấy là gì.


Một năm sau, y hẹn,

Đích thân tỉ phú già

Tìm gặp chàng trai ấy,

Trao một triệu đô-la.


Chắc các bạn nôn nóng

Muốn biết lời khuyên này?

Một lời khuyên đơn giản:

“Ông hãy nhớ hàng ngày,


Trước khi lên giường ngủ,

Viết năm dòng, năm câu,

Năm việc quan trọng nhất

Cần phải làm hôm sau!”


Đơn giản thế mà giá

Những một triệu đô-la?

Vâng, đơn giản chỉ thế,

Nhưng nó giúp ông già


Biết thu xếp công việc,

Cái gì nên ưu tiên,

Không phân tán tư tưởng,

Nhờ thế, kiếm bộn tiền.


Câu chuyện này có thật,

Tôi cóp nhặt ra đây.

Thực lòng mong các bác

Nghe theo lời khuyên này.


Thái Bá Tân

Thursday, October 22, 2020

Của ăn của để và của cho

 CON CÁ CẦN CÂU

Nếu người đi câu may mắn thì con cá sẽ mắc lưỡi cần câu, nhưng ở đây không bàn về chuyện đi câu.

Cho con cá hay cho cần câu? Người ta hay bình luận: cá mà ăn mãi rồi cũng hết, cho cần câu thì không dễ.

Tôi thì nghĩ thế này: nếu ai đó có thể cho con cá hay cần câu thì trước hết có lẽ nên suy nghĩ cẩn thận xem bên nhận có xứng đáng không cái đã, trừ khi bạn muốn bố thí thì không kể...

Có người nhờ vài con cá có thể tự làm cần câu, có người nhờ cái cần câu be bé có thể tự làm được cái cần câu cá lớn hơn.

Nhưng chắc rất ít người chỉ nhờ mỗi con cá hay cần câu mà lại trở nên người thực thụ...

Như Hùng

Hãy tự biết mình

 

1. Theo  truyền thuyết Hy Lạp, “Hãy nhận thức chính mình” là câu cách ngôn được ghi tại đền Apollo ở Delphes, nơi Socrates thường viếng thăm. Tấm văn bia này đã thu hút tâm trí ông, thôi thúc ông không ngừng tìm tòi khám phá về con người, nhất là về phương diện đạo đức – tinh thần của nó. “Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng” cũng là một câu nói nổi tiếng trong binh pháp Tôn Tử. Chiến thắng ở đây, hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ là thắng trong chiến tranh, mà còn  là thành công trong cuộc sống nói chung, nhất là chiến thắng chính bản thân mình. Ở chiều ngược lại, việc không lượng đúng sức mình dẫn tới thất bại hay thậm chí thiệt mạng là điều có thể tìm thấy ở nhiều thí dụ trong sách vở, lịch sử cũng như cuộc sống thường ngày quanh ta. Trong kho tàng truyện cổ tích VN có truyện “Ếch và bò”, kể rằng một con ếch nghĩ rằng nó có thể phồng bụng lên để to được bằng con bò, và thế là nó cứ phồng bụng lên mãi đến nỗi bị nổ tung như một chiếc bong bóng. Chuyện Quan Vân Trường mất thành Kinh Châu cũng là một bài học đắt giá về sự kiêu ngạo, tự cao. Được giao phó trấn giữ một địa bàn trọng yếu, nhưng sau trận thắng quân Ngụy, Vân Trường vốn đã  tự cao lại càng thêm chủ quan, ví mình như loài hổ, còn quân Đông Ngô chỉ là loài chó, cuối cùng thảm bại dưới tay đối phương, thành mất, hai cha con bị bắt và bị chém đầu.  Ít năm trước tôi có một người quen với đường công danh đang rộng mở. Ngày Tết anh ta đến thăm một người bạn và uống khá nhiều. Lúc ra về mọi người khuyên anh ấy để xe máy lại và bắt taxi về cho an toàn, nhưng anh gạt đi mà nói rằng uống thế chưa là gì so với tửu lượng của mình. Kết cục là anh bị ngã xe, chấn thương sọ não, tuy được cứu sống, nhưng trở thành người tàn phế, suốt đời gắn chặt với xe lăn.

2. Vậy chúng ta cần biết những gì về bản thân mình? Theo "bản đồ tính cách", đi từ ngoài vào trong, nó gồm sáu lớp như sau: Môi trường (nơi bạn đang công tác/học tập, những người xung quanh bạn), Hành vi (những gì bạn thật sự nói và làm), Năng lực (các kỹ năng, kiến thức và năng khiếu, những việc bạn làm tốt và đam mê, ngay cả những điều bạn không thật sự tự hào), Niềm tin và các giá trị (những điều mà bạn tin tưởng và có ý nghĩa quan trọng đối với bạn), Đặc điểm nhân dạng (những điều làm bạn trở nên khác biệt), Mục đích (ý nghĩa cuộc sống cũng như mục đích trong đời bạn.) Có thể thấy rằng hai lớp ngoài cùng là những gì bạn có thể quan sát được và không khó để trả lời. Còn bốn lớp bên trong là những gì nằm dưới bề mặt và để khám phá chúng bạn cần có thời gian và phương pháp. Sau đây là một số cách mà bạn có thể làm: 1) Tự vấn:  đặt các câu hỏi chi tiết và trả lời chúng một cách thành thật, chẳng hạn để biết được năng lực  của mình bạn có thể đặt câu hỏi để xác định những điều bạn yêu thích nhất ở các công việc mà bạn  trải qua, những việc tiêu tốn nhất thời gian của bạn, những gì bạn đã làm được tốt nhất v.v. Hãy ghi lại tất cả những gì liên quan để từ đó có thể rút ra các kết luận thích hợp. 2) Suy ngẫm và ghi chép: bình thường chúng ta rất tất bật với các lo toan và công việc, nhưng mỗi ngày hãy dành cho bản thân một khoảng yên lặng nhất định, thoát ra khỏi những kỳ vọng, những cuộc trò chuyện, ồn ào, dư luận, để tâm sự với bản thân, viết ra những điều mình quan sát, cảm nhận và suy nghĩ. Hãy ghi chép một cách khoa học để đơn giản hóa việc xem lại và cập nhật, qua đó bạn có thể đánh giá được quá trình trưởng thành của bản thân. 3) Hoạt động: “Để biết bơi thì phải nhảy xuống nước!”, chỉ thông qua hoạt động thực tiễn chúng ta mới biết rõ những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, mới học hỏi được các kinh nghiệm từ thành công cũng như thất bại, vì thế hãy thử sức trong nhiều hoạt động khác nhau, kể cả những việc “kỳ lạ”, “chưa từng làm bao giờ”. 4) Nhờ sự tư vấn của những người mà bạn tin tưởng, cũng như các công cụ tra cứu trên mạng Internet như Google, wikiHow, nơi mà bạn có thể tìm thấy sự tư vấn tốt nhất từ các chuyên gia.

3. Benjamin Franklin viết “Có 3 thứ cứng rắn nhất: thép, kim cương và biết chính mình”. Hãy hiểu rằng đây là cả quá trình chứ không phải là đích đến, và cố gắng không đánh giá bản thân khi chưa thấy kết quả tích cực ngay lập tức. Hãy kiên trì và giành thời gian để hiểu mình, vì đây cũng chính là bước khởi đầu để bạn có thể thay đổi và hoàn thiện bản thân trong suốt cuộc đời.

Wednesday, October 21, 2020

Các dự án được phê duyệt

 15 sông cõng 33 THỦY ĐIỆN: Bà nội cũng đội chuối khô 

Vì sao các tỉnh và bộ Công thương rất " mặn" với các dự án thủy điện mà không vì...điện?

Vì sao lũ lụt các tỉnh miền Trung ngày càng khốc liệt?

Trân trọng giới thiệu bài luận của nhà báo Mai Bá Kiếm.

( Trích) Dự án Thủy điện Rào Trăng 3 được khởi công từ quý 2/2016, dự kiến hoàn thành quý 4/2018, nhưng đến quý 4/2020 vẫn chưa xong, mà còn bị sạt lở nửa quả đồi, vùi lấp Nhà điều hành Dự án làm 17 công nhân mất tích.

Đoàn cứu hộ chưa đến hiện trường để cứu nạn lại gặp nạn. Khi Đoàn ngủ qua đêm tại Trạm Kiểm lâm sông Bồ cũng bị một quả đồi sạt lở vùi lấp, khiến 13 sĩ quan cao cấp và cán bộ tử nạn!

Nhà Điều hành Dự án Rào Trăng 3 và Trạm Kiểm lâm sông Bồ chắc chắn được xây ở nơi cao ráo, có nền hạ vững chắc, không có mạch nước ngầm bên dưới, thế mà hai quả đồi chứa hai công trình này đã tự tan rã vì nước ngầm xói mòn. Núi trơ, đồi trọc mới gây nên hậu qủa khôn lường như vậy.

Hai Thủy điện Rào Trăng 3 và 4 cách trung tâm xã Phong Xuân hơn 20 km, mà tuyến đường 71 độc đạo bị mưa lũ sạt lở rất sâu tại nhiều đoạn, khiến đoàn cứu hộ phải đi thuyền tìm kiếm công nhân mất tích và chiều chạng vạng phải về Rào Trăng 4 ngủ, vì nơi nào cũng có khả năng lở đất.

Với công suất 13 MW, nhỏ hơn công suất Thủy điện Hòa Bình (1.920 MW) 140 lần, nhỏ hơn công suất Thủy điện Trị An (400 MW) 31 lần, nhưng Rào Trăng 3 đạt kỷ lục về số người chết (30 người) và phá kỷ lục về thời gian thi công, nếu so với Thủy điện Đa Nhim có công suất lớn hơn 13 lần (160 MW) được xây trong thời gian chiến tranh, mà chỉ mất 3 năm rưỡi (tháng 4/1961 – tháng 12/1964).

Nhà máy thủy điện Rào Trăng 3 nằm sâu trong Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, nếu sau này NM hoàn thành, đồi núi xung quanh và đường 71 tiếp tục sạt lở thường xuyên, thì Thừa Thiên Huế đã “mua” 13 MW điện với phí tổn quá khủng.

Sông ngòi ở Thừa Thiên – Huế thường ngắn nhưng lại lớn về phía hạ lưu, có 15 sông chính là: Ô Lâu, Rào Trăng, Rào Lau, Rào Mai, Tả Trạch, Hữu Trạch, An Cựu, An Nông, Nước Ngọt, Lăng Cô, Bồ, Rau Bình Điền, Đá Bạc, Vân Xá, Sông Truồi.

Vậy mà, Bộ Công thương đã duyệt đến 21 dự án thủy điện cỡ nhỏ (bình quân 21,4 MW/cái) trên địa bàn tỉnh với tổng công suất 450 MW (tập trung chủ yếu vào 5 công trình: A Lưới, Hương Điền, Bình Điền, A Lin 1 và Tả Trạch có tổng công suất 360 MW).

Tận dụng thẩm quyền của mình, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra Quyết định số 1666/QĐ-UBND ngày 23/07/2008, phê duyệt quy hoạch thủy điện rất nhỏ (dưới 10MW,) tổng số 11 dự án; tổng công suất các nhà máy khoảng 105,8 MW, để khai thác gỗ trong khu bảo tồn thiên nhiên và rừng đặc dụng!

Năm 2018, sau khi các quả bom nước Thủy điện bậc thang ở miền Trung có nguy cơ nhấn chìm các vùng hạ lưu, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công thương đã phối hợp với UBND các tỉnh rà soát lại quy hoạch thủy điện có công suất bằng hoặc nhỏ hơn 30 MW, và loại khỏi quy hoạch 463 DATĐ chưa có nhà đầu tư quan tâm, hoặc không đáp ứng được các tiêu chí về kinh tế, xã hội, môi trường.

Trong 463 dự án thủy điện nhỏ bị loại khỏi quy hoạch có nhiều dự án “ế” chưa có nhà đầu tư quan tâm, chứ không bị loại để bảo vệ rừng. 

Bình quân dự án thủy điện có công suất một MW là phải phá một hecta rừng để làm hồ. Loại bỏ 463 dự án 30 MW là sẽ không đốn 13.890 ha rừng nguyên sinh, đặc dụng, phòng hộ…

Mỗi hecta rừng nguyên sinh không những bảo vệ đất không bị xói mòn và làm chậm dòng chảy về hạ lưu, mà còn hấp thụ 640 tấn khí carbon. Mỗi ha ta rừng nguyên sinh có trữ lượng cây đứng 300 mét khối. 13.890 ha rừng nguyên sinh nếu bị đốn sẽ thu được 5.167.000 mét khối gỗ.

Nếu 1 mét khối gõ đỏ (nhóm 1) là 50 triệu và một mét khối gỗ tạp là 8 triệu đồng, lấy bình quân 20 triệu đồng/ mét khối, thì bán 5.167.000 mét khối gỗ thu được 103.340 tỷ đồng!

Vì vậy, Bộ Công thương và các tỉnh miền Trung rất mặn mà với quy hoạch phá rừng làm thủy điện!

( Hết trích)

Hoang Linh

Hình ảnh châu Âu: Erdély

 Đường xuyên núi

A Békás-szoros ősszel is szép! (Dóri és Péter)

Tuesday, October 20, 2020

Ảnh cũ: Nhóm bạn Hà Tĩnh - THÁNG 9 / 1972 TẠI ĐẠI TỪ THÁI NGUYÊN

Năm trai Hương Sơn trước khi rời Tổ Quốc

Ba đứa sang Hung, đứa Tiệp đứa Bun

Sáu bảy năm sau mỗi đứa một nơi

Dừ tra cả rồi ngồi luôn hoài niệm...

Thuyen Dao (Đào Viết Thuyên)

Thơ 20/10

 

PHONG THỦY

Phong thủy tốt đẹp nhất

Để nhiều lộc, nhiều tiền,

Không phải ai cũng biết,

Là có người vợ hiền.


Người vợ ấy thực chất

Là hồn của nhà anh.

Là tình yêu, hơi ấm

Và những điều tốt lành


Khoa học chưa giải thích,

Nhưng sự thật vẫn là:

Phong thủy cần có nhất 

Chính là người đàn bà.


Người đàn bà lặng lẽ

Chờ cơm anh hàng ngày.

Lặng lẽ nuôi con cái.

Lặng lẽ khi anh say.


Hướng nhà và long mạch

Đều vứt, vứt cả tiền

Khi vô phúc không có

Bóng một người vợ hiền.

Thái Bá Tân

Tâm linh

 Chữ "tâm linh" ở Việt Nam bị lợi dụng đến mức không phân biệt các điểm khác biệt tinh tế. Tin ở ma gà, ma chó, vong hồn, Thượng Đế, Phật, Chúa, tin ở bói toán, cất mộ, cơ bút, rút xăm, tất tật cái gì phi khoa học đều tâm linh tuốt. Như vậy có nghĩa là sẽ có khoa học và những điều còn lại. Nói về phạm trù "những điều còn lại" chỉ có nghĩa khi chúng hữu hạn, ngoài ra chúng sẽ bao gồm những điều xung khắc nhau, cũng có khi chẳng liên quan và không có ích lợi khi bàn về tất cả tập hợp này. Vì vậy, điểm khác biệt giữa khoa học và tâm linh có thể thấy rõ: Các nhà khoa học đều có thể đồng ý với nhau bằng tranh luận khoa học. Các nhà tâm lý không thể đồng ý với nhau và coi nhau là đối thủ nguy hiểm hơn chính khoa học.

    Vì vậy, tìm hiểu về "tâm linh" phải giới hạn trong một luận điểm và định nghĩa nhất định về "tâm linh". Trong bài này tôi sẽ nói về "tâm linh" là spiritualism, có định nghĩa đàng hoàng. Các khái niệm vu khoát dù là tôn giáo hay Triết học  không liên quan xin đừng thảo luận ở đây. Các giải nghĩa tôn giáo triết học có tính cá nhân lại càng không. Mục đích của tôi là bàn về những cái khoa học chưa giải thích được, nhưng có khả năng nhận thức được trong một khoảng thời gian hữu hạn không dài quá. Cũng thuộc về "tâm linh" theo định nghĩa "còn lại".

      "Tâm linh" quan niệm có những linh hồn (spirits) có thể và có xu hướng giao tiếp với người sống. (Nếu như vậy sẽ có thể nhận thức, quan sát được. Tất nhiên như thế vẫn chưa phải là khoa học theo định nghĩa hiện tại vì khoa học còn yếu tố khách quan, không phụ thuộc vào thời gian, không gian, cá nhân, và lặp lại được). 

       Do chúng ta không thể chủ động giao tiếp với các linh hồn khi chúng không muốn, theo logic thì các linh hồn là hoàn thiện, có năng lực cao hơn chúng ta. Việc cắt nghĩa chúng là hình phóng chiếu của chúng trong tâm trí chúng ta, không có gì đảm bảo không bị sai lệch và trung thành 100% với nguyên bản. Chúng ta có thể thấy bề trên, thần phật, những người đã khuất, là những hình ảnh có sẵn trong tâm trí được lấy ra để phối hợp với tác động giao tiếp tạo thành một bức tranh nào đó. Chúng ta có thể thấy quỷ dữ. Có khả năng thấy gì là do tâm trí chúng ta đã được xây dựng theo một cách thức nào đó. Người ta có thể nói hoa mĩ là tâm lành hay không lành. Để có được những hình ảnh nhất định bên cạnh việc có năng lực đặc biệt, cơ duyên có thể có những phương pháp tu tập. Tuy vậy, hiện tại không có gì đảm bảo cách tu tập này sẽ gần chân lý hay tốt hơn cách tu tập khác ngoài tiêu chuẩn "thấy dễ chịu" là một tiêu chí không liên quan đến chân lý. 

     Trong trường hợp chúng ta tin rằng có các đấng bề trên toàn năng, có thể hướng dẫn chúng ta để chúng ta có thể sống tốt hơn, tâm linh sẽ là xuất phát điểm cho một niềm tin, mà các tôn giáo như Phật, Chúa, Alah, Đế Thích, Ngọc Hoàng là các giản lược để tạo nên các thiết chế xã hội nhằm ràng buộc con người, bắt đầu với thiện ý nhưng luôn có xu hướng nô dịch và ép buộc con người theo ý của một thiểu số.  Ở đây chúng ta sẽ dừng lại ở mức giả thiết có các bề trên, hay gọi tổng quát là các linh hồn như vậy (hy vọng chúng ta sẽ không lẫn linh hồn với "vong" là những gì được cho là còn lại của người đã chết). 

       Tâm linh tin rằng có thể luyện tập để mở các kênh giao lưu với các linh hồn tốt và tạo ra một vòng kim cô ngăn các linh hồn xấu. Về mặt logic, có thể không có linh hồn tốt phân biệt với linh hồn xấu và chỉ có một linh hồn mà thôi, xấu tốt là do nhận thức cá nhân như ta đã nói ở trên. Nói một cách khác Chúa và Satan là một, tùy nhận thức mà ta sẽ thấy Satan hay Chúa. Vì vậy luyện tập là để tạo ra hình ảnh Chúa và ngăn cản việc thấy Satan (hoặc ngược lại nếu muốn).   Như vậy mỗi người chúng ta đều sẽ có một linh hồn dẫn dắt, cũng có thể quan niệm đó là Bề trên hay Thượng đế phổ quát, hoặc một cá thể chỉ liên quan tới cá nhân ta. Khi chúng ta không thấy linh hồn này có nghĩa là kênh giao tiếp bị đóng. Chúng ta có thể tiếp tục đóng, khóa chặt thêm hoặc tìm cách mở kênh giao tiếp.

      Có một trường phái chủ trương mở kênh giao tiếp, gọi là spiritism (thông linh). Có nhiều cách khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là cầu cơ hoặc các biến thể như giáng bút. Trào lưu này khá phổ biến vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 và cho đến nay vẫn còn rải rác. Ở ta đạo Cao Đài cũng sử dụng cách giao tiếp này. Qua thực hành, thông linh tin rằng có hiện tượng đầu thai hoặc tái sinh luân hồi. Đạo Thiên Chúa ngày nay không tin ở Luân hồi, do giáo lý hướng dẫn con người hướng về Chúa để lên Thiên đường, nhưng nguyên thủy có tin ở Luân hồi. Hôm nay tạm bàn thế đã.

Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)

Chuyện rừng: QUY MÔ VÀ MỨC ĐỘ PHÁ RỪNG

 Tôi là người đã từng đi bộ theo tuyến đường "xẻ dọc Trường Sơn" ngày xưa; sống hàng năm trời dưới tán cây rừng từ Tây Nguyên về Bình Phước, Tây Ninh. 

Gần đây cũng có dịp đi thăm rất nhiều vùng rừng núi, từ Hoàng Su Phì cho đến Đăk Nông. 

Thấy rừng bắc, rừng nam cơ bản đã được phá xong.

Dù cho Chương trình trồng mới 5 triệu hecta rừng đã tiêu xong tiền, dù Chương trình này nọ về bảo tồn, phát triển các loại rừng đã thực hiện xong. 

Nhưng rừng Việt nam coi như không còn nữa. 

Hãy xem bản đồ Googlemap thấy rõ sự khác biệt theo đường biên giới từ bắc xuống nam. Bên phải đường biên giới vàng vàng là đất Việt Nam, bên trái là đất Lào hoặc Campuchia. Ai đi máy bay hôm trong trời cũng nhìn rõ điều này nếu bay qua vùng gần biên giới.

Monday, October 19, 2020

Magyar Nemzeti Múzeum

 

A Magyar Nemzeti Múzeum országos múzeum, mely a magyar történelem tárgyi emlékeit gyűjti és mutatja be. Főépülete Budapest VIII. kerületében, a Múzeum körúton található. A múzeum klasszicista stílusú épülete 1837-47 között épült, tervezője Pollack Mihály építész volt, alapítója gróf Széchenyi Ferenc.

Cím: 1088 Budapest Múzeum körút 14-16

Ký ức/Emlékezet: Folk-Pop Stars

 

Ảnh: Getty

After attending college and recording individually as solo artists and with other performers, Paul Simon and Art Garfunkel reunited in 1963 to begin performing as a folk music duo. Billing themselves as Kane & Garr in late 1963, they caught the attention of Columbia Records producer Tom Wilson performing three original songs including "The Sound of Silence." 

Soon, the popularity of the song spread along the East Coast. Columbia Records released a folk-rock remix of the song using new studio musicians in September 1965. Simon and Garfunkel were not notified about the new version until its release, and Paul Simon was horrified by the results. Despite his concerns, "The Sound of Silence" hit #1 on the U.S. pop chart in January 1966.

To capitalize on the success of their hit single, Simon and Garfunkel recorded an album titled "Sounds of Silence" in just three weeks. It hit stores in January 1966 and included the duo's next top 10 hits "Homeward Bound" and "I Am a Rock" on the U.K. version. "Homeward Bound" was left off the U.S. version of the album. "Parsley, Sage, Rosemary and Thyme," the next Simon and Garfunkel album, became their first to hit the top 10 of the album chart. It included three top 40 pop hits, "Homeward Bound" among them. By the end of 1966, Simon and Garfunkel were top pop stars.

The duo reached the peak of their commercial success with their next two studio albums "Bookends" in 1968 and "Bridge Over Troubled Water" in 1970. Between them, the albums included four more top 10 pop hit singles, among them the #1 smash hits "Mrs. Robinson" and "Bridge Over Troubled Water." At the time "Bridge Over Troubled Water" was the bestselling album of all time and the top seller under the CBS Records umbrella until Michael Jackson's "Thriller," released in 1982.

Text: Profile of Simon and Garfunkel (by Bill Lamb, liveaboutdotcom)

Sunday, October 18, 2020

Hình ảnh Hungary: Tượng đài Tự Do trên đỉnh Gellért

 

Citadella

A Gellérthegy a főváros népszerű kirándulóhelye. Itt található a Citadella – egy egykori erődítmény, amelyet az 1848–49-es szabadságharc leverése után, 1854-ben emelt a Habsburg- uralkodóház. Innen látható a világörökséget képező budapesti panoráma a legteljesebb pompájában. A hegy nevezetességei még: Szent Gellért püspök szobra, a Szent Gellért Sziklatemplom és a Szabadságszobor.

Cím: 1118 Budapest, Citadella

FB-Budapest- Európa legszebb Fővárosa

Thơ thời mạt

 NGẪM MÀ THẤY ĐAU LÒNG

Ở nước ta, tôi nghĩ

Không có ai đủ giàu

Để xây chùa Bái Đính.

Vậy tiền ấy từ đâu?


Chắc phải tiền nhà nước.

Tức nhà nước nhúng tay

Vào lãnh địa tôn giáo,

Vốn rất ghét trước đây.


Nghe nói, mong là thế,

Nhiều vị sư trụ trì

Là an ninh cộng sản

Dưới vỏ bọc tăng ni.


Hơn thế, tiền công đức

Được lén lút chia nhau

Để các quan sở tại

Ăn chơi và làm giàu.


Tôn giáo phải độc lập,

Không dính vào chính quyền.

Không tham gia chính sự

Càng không dính vào tiền.


Tăng ni là những bậc

Chỉ chăm lo tu hành.

Không phải sư ô trọc,

Hổ mang và quốc doanh.


Tôi là người theo Phật,

Ngẫm mà thấy đau lòng.

Hay là thời mạt pháp?

Các bác có đau không?

Thái Bá Tân

Saturday, October 17, 2020

CÁC THÁI TỬ ĐỎ

 Trước hết tôi phải khẳng định là, tôi không có định kiến gì về việc các nhân vật xuất thân từ các gia đình hoạt động chính trị truyền thống, tiếp nối ông cha họ, tham gia chấp chính. Ngược lại, tôi cho rằng ở một đất nước phát triển, việc có các đại gia đình ảnh hưởng lớn về chính trị, kinh tế lâu đời là một điều dĩ nhiên. Chúng ta hãy xem ở bên Mỹ: những gia tộc lừng lẫy như nhà Kennedy, Bush, Mc.Cain... đã từng có rất nhiều thành viên của nhiều thế hệ tham gia chấp chính, ở nhiều mức độ khác nhau.

Nhưng vấn đề là nền dân chủ của Mỹ họ có một bộ lọc và sửa sai. Nó khiến cho các thái tử danh gia vọng tộc mà không có tài năng kinh bang tế thế thực sự sẽ nhanh chóng bị lột mặt và rớt đài. Bởi thế, các thái tử của các gia đình này một khi đã tham gia chính trường thường được đào luyện và có khả năng rất tốt.

Còn tại Việt Nam, nền chính trị theo mô hình đảng phái, quốc hội, nhà nước... cũng là sự cóp nhặt chưa hoàn hảo của mô hình chính trị phương Tây, nên nó xuất hiện nhiều vấn đề dị biệt, không giống với thông lệ quốc tế cũng là điều dễ hiểu. Trong vấn đề gọi là sự kế nghiệp của các thái tử đỏ ở nền chính trị nước ta cũng vậy. Với con mắt quan sát của một nhà văn hay viết về các vấn đề thời sự chính trị xã hội của đất nước tôi cũng nhận thấy nhiều điều đáng nói. Tôi sẽ viết ra đây cho các bạn tham khảo xem sao. Tôi viết trên căn cứ các thông tin chính thống, trên hệ thống thông tin của nhà nước và các thông tin nước ngoài, mạng xã hội đã được kiểm chứng. Hoàn toàn khách quan. Bởi thực ra tôi chỉ đóng vai người quan sát, không có bất cứ một sự liên hệ nào với các thái tử đỏ mà chúng ta sẽ đề cập đến.

Trước hết là ông Phạm Bình Minh, uvbct, phó thủ tướng, bộ trưởng ngoại giao. Ông Minh là con cố bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch (nguyên họ Phạm). Trong thời gian đảm nhiệm chức vụ vừa qua, có lẽ ông Minh đã phải đối mặt với không ít vụ khủng hoảng đối ngoại của đất nước. Thế nhưng cho đến nay, về cơ bản sóng yên biển lặng cả. Quan hệ với Trung Quốc vẫn giữ được khá yên tĩnh. Quan hệ với EU vẫn tốt. Tình nồng với Mỹ có vẻ được tăng cường. Còn ASEAN, dường như cũng kết đoàn hơn về Biển Đông. Hàn, Nhật không nói, vẫn ấm áp truyền thống! Vậy bạn còn đòi hỏi gì hơn nữa ở một ông thái tử đỏ, điển trai, nói tiếng Anh như gió... Thái tử nào cũng được như ông này, có quyền tôi sẽ bầu ông ấy đứng đầu đất nước luôn!

Vị thái tử thứ hai, cũng rất nổi trên chính trường Việt thời gian qua là ông Trần Tuấn Anh, bộ trưởng công thương. Ông này là con trai của nguyên chủ tịch nước Trần Đức Lương. Thế nhưng ông này không nổi tiếng ở tài cao đức trọng mà nổi ở các vụ lùm xùm từ khi lên chức bộ trưởng. Hàng chục dự án của bộ công thương gây thiệt hại hàng trăm ngàn tỷ là từ thời tội nhân Vũ Huy Hoàng truyền lại, đổ cho Trần Tuấn Anh là không phải. Có điều mấy năm qua, dưới tay ông, nó vẫn cứ đắp chiếu và ca bài lỗ và lỗ! Huy động xe pháo nhân viên công lực hầu vợ, bổ nhiệm cán bộ bất chấp tiêu chí... ấy là những điều nổi bật của vị thượng thư này. Ngoài ra, giới văn nghệ cho biết, ông còn là tác giả của những bài thơ thẩn kinh dị, lổn nhổn đá, nhưng đã từng được một nhạc sĩ lừng danh phổ nhạc... Nói tóm lại, sự nghiệp kinh bang tế thế của ông bộ trưởng này đến nay tôi tìm mãi chả ra thành quả gì gọi là ích nước lợi dân! Thế mà nghe nói, kỳ này ông ấy còn được quy hoạch lên cao, cao lắm ấy cơ. Chuyện này có thật thì chỉ biết bình: nước Nam ta đã hết người rồi!

Vị thái tử thứ ba mà chúng ta biết, thực ra lại khá trầm lặng, kín tiếng. Ông Lê Minh Hưng, nguyên thống đốc ngân hàng nhà nước vừa được bổ nhiệm chức vụ cực quan trọng: chánh văn phòng TW Đảng. Ông này là con của ông Lê Minh Hương, cựu uvbct, bộ trưởng công an. Đầu tiên mình cũng chả quan tâm đến ông này lắm. Nhưng một lần lái xe trên đường dài, mở VOV nghe cho đỡ buồn ngủ. Trúng ngay phiên trả lời chất vấn quốc hội của ông Hưng. Về vụ huy động tiền- vàng trong dân. Ông nói, phải tạo ra môi trường kinh doanh tốt, để dân bỏ tiền- vàng ra sản xuất kinh doanh, rồi nhà nước thu được thuế, đấy là cách huy động tốt nhất chứ không phải móc tiền vàng của dân ra tiêu...Phải nói là ông Hưng trả lời xuất sắc, thuyết phục. Sau bài trả lời của ông, đại biểu im tịt và công luận cũng êm đét. Để ý thêm, từ ngày ông Hưng làm thống đốc, tình hình tài chính tiền tệ vĩ mô của nước nhà có vẻ ổn định. Mà trong một thế giới đầy bất an này, từ ổn định là một điều khá xa xỉ...Nên với tư cách một cá nhân đã từng điều hành doanh nghiệp, tôi thấy ông thái tử đỏ này xứng đáng được trao trọng trách lớn hơn nữa kia!

Thái tử cuối cùng đề cập tới là ông Nguyễn Thanh Nghị, nguyên bí thư Kiên Giang vừa điều đi làm thứ trưởng bộ xây dựng. Ông này nổi tiếng vì vụ nhảy cóc, phắt phát vào bch tw! Chả cần quy trình gì hết. Có lẽ lúc đó cái bóng của ông nguyên thủ tướng, cha ông Nghị là Nguyễn Tấn Dũng quá lớn. Thế nhưng gần cả nhiệm kỳ ông lặn mất tăm ở biển Tây xa xôi... Gần cuối nhiệm kỳ, thời gian vừa rồi thấy nổi lên ít tăm về... thành tích phá nát đảo ngọc Phú Quốc! Còn là thôi... cũng có thể do cái bóng của ông bố quá lớn, trùm lên, rợp đen hết cả khiến cho vị thái tử đỏ này không vượt ra được khỏi thế hệ trước để mà thi thố thể hiện bản lĩnh của mình. Chắc là thế...

Câu chuyện về các thái tử đỏ là câu chuyện thường nhật, lẽ dĩ nhiên của chính trường nước Việt. Cá nhân người viết bài này đã từng nêu câu hỏi: AI BIẾT Ở ĐÂU CÓ QUAN CHỨC CỠ CẤP GIÁM ĐỐC SỞ nào trở lên mà không thuộc hàng "Ệ", chỉ cho tôi xem cái? Kết quả 5000ae, chả ai lên tiếng! Nên trong dân gian cũng lưu truyền câu: "đồng chí này là con đồng chí nào?", lời hỏi nhau mỗi khi thấy ai mơi mới được bổ nhiệm...

Vậy nên như tôi nói từ đầu, việc chấp chính của các thái tử đỏ trong nền chính trị nước ta hiện nay là một thực tế không phủ nhận được. Và chúng ta phải chấp nhận (mà không chấp nhận cũng không được! Nói thế cho nhanh!). Chỉ có điều với tư cách người dân, tôi cũng chỉ biết cầu mong cho các ông thái tử đỏ nhìn ra có vẻ tử tế, năng lực như ông Phạm Bình Minh, Lê Minh Hưng chấp chính thì dân đen cũng đỡ khổ. Thế thôi.

Ps: "Ệ", hiện nay theo dân gian để làm căn cứ bổ nhiệm là: hậu duỆ, tiền tỆ, quan hỆ!

FB-Canh Tranthanh

TRUYỆN VUI CUỐI TUẦN – HÉTVÉGI VICCEK (No. 246)

 Ước gì tôi có một người vợ trẻ hơn!

Bác Józsi ở tuổi 60 đang tổ chức kỷ niệm ngày cưới với người vợ cùng tuổi thì một cô tiên hiện lên nói rằng sẽ  cho họ một điều ước. Bác Józsi nhanh chóng tận dụng cơ hội hiếm có này:

- Ước gì tôi có một người vợ trẻ hơn 30 tuổi!

Điều ước được thực hiện ngay tức khắc và bác Józsi trong nháy mắt biến thành ông già 90 tuổi…

---------------

Kivánom hogy feleségem fiatalabb legyen!

A 60 éves Józsi bácsi éppen a házassági évfordulóját ünnepli vele egykorú feleségével, amikor megjelenik egy tündér azzal, hogy teljesíti egy kívánságukat. Józsi bácsi gyorsan lecsap a kínálkozó lehetőségre:

- Azt kívánom, hogy legyen egy harminc évvel fiatalabb feleségem!

Így lett aztán Józsi bácsi egy pillanat alatt 90 éves...

Nguyễn Ngô Việt (DEBRECEN.vidi73)