KÝ ỨC CUỘC CHIẾN ĐẤU VỆ QUỐC 17/02/1979
Một bức ảnh quý từ lưu trữ cá nhân của nhà báo Aleksandr Mineev, nguyên trưởng phân xã TASS tại Việt Nam thời kỳ diễn ra cuộc chiến tranh biên giới 2/1979.
Đó là ảnh Phó đô đốc Yasakov, Phó Tư lệnh thứ nhất Hạm đội Thái Bình Dương (Liên Xô) trên tuần dương hạm "Đô đốc Fokin" tại Hải Phòng trong những ngày xảy ra chiến tranh. Tại sao một vị tướng hải quân Liên Xô lại có măt tại đây?
Có lẽ không nhiều người biết rằng, Liên Xô đã giăng lưới sẵn ở Vịnh Bắc Bộ, sẵn sàng cho TQ nếm quả đắng nếu chúng tấn công bằng đường biển: 30 tàu chiến Liên Xô đã sẵn sàng ở Biển Đông.
Xin đăng kèm bức ảnh và bài báo cũ quanh sự kiện này:
CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI 1979:
30 TÀU CHIẾN LIÊN XÔ ĐÃ SẴN SÀNG Ở BIỂN ĐÔNG
1. Tàu chiến Liên Xô sẵn sàng ở Biển Đông
Ít người biết được rằng ngoài việc cử đoàn chuyên gia quân sự cao cấp sang sát cánh bên chúng ta trong những ngày đầu chiến tranh biên giới, lập cầu hàng không, tổ chức các cuộc tập trận lớn gây sức ép với Trung Quốc sát biên giới với Mông Cổ, Liên Xô còn cử một lực lượng hải quân hùng hậu sang sẵn sàng chiến đấu cùng các bạn Việt Nam.
Nhà nghiên cứu, TS lịch sử Aleksandr Okorokov trong cuốn sách “Những trận chiến bí mật của Liên Xô” cho biết từ tháng 6/1978, khi Trung Quốc thường xuyên tổ chức các cuộc khiêu khích ở biên giới với Việt Nam, Liên Xô đã cử 2 tàu tuần dương và 2 tàu khu trục tập trận ở eo biển Bashi giữa Đài Loan và Philippines.
Đến tháng 1-2/1979, lực lượng này đã có mặt tại biển Đông để thể hiện sự ủng hộ Việt Nam, khi đang có những thông tin Trung Quốc đang muốn "dạy cho Việt Nam một bài học". Sau khi chiến tranh xảy ra vào tháng 2/1979, số tàu chiến của Liên Xô ở biển Đông đã tăng lên đến con số 13 và họ đang chờ một hải đoàn do tuần dương hạm "Đô đốc Senyavin" dẫn đầu sẽ đến.
Đến tháng 3/1979, đã có 30 tàu chiến Liên Xô luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu ở biển Đông. Có thể kể đến tàu "Đô đốc Senyavin", "Đô đốc Fokin", "Vasily Chapaev", "Sposobnyi", "Strogy", "Razyashi"...
Thuyền trưởng V.E.Glukhov nhớ lại:" Tôi được giao nhiệm vụ cấp tốc là chuẩn bị đón các tàu chiến của chúng ta vào cảng Việt Nam. Chúng tôi có 24 giờ chuẩn bị, và sau 5 ngày thì đã có mặt tại cảng Đà Nẵng. Nhiệm vụ của chúng tôi là khẩn trương xác định độ sâu, cách tiếp cận, dòng chảy, kiểm tra tình trạng các cầu cảng.
Và sau đó chúng tôi đến căn cứ Cam Ranh. Sau hơn một tháng làm việc, mọi việc đã sẵn sàng để đón các tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương. Thời điểm đó gió rất mạnh, nóng không chịu nổi. Các thợ lặn của chúng tôi sau này có kể lại là như đang ở trong nồi nước sôi...
Nếu như chiến sự lan rộng, đoàn tàu chiến của chúng ta sẽ tiến vào Vịnh Bắc Bộ. Và ở đó... ở đó có thể dẫn đến việc phóng tên lửa. Nhưng ơn trời là mọi việc đã không phải diễn ra".
2. Tàu ngầm Liên Xô trực chiến
Đoàn tàu chiến hùng hậu của Hải quân Xô viết còn ở biển Đông cho đến tháng 4/1979, tức là một tháng sau khi Trung Quốc tuyên bố rút quân khỏi Việt Nam. Không những thị uy Trung Quốc bằng lực lượng tàu chiến, Liên Xô đã vận chuyển thành công nhanh chóng một số lượng lớn vũ khí khí tài sang Việt Nam.
Cảng Hải Phòng lúc nào cũng có từ 5-6 tàu đang dỡ hàng, như "Georghi Chicherin", "Valery Mezhlauk", "Bela Kun"... Điều đặc biệt là để dỡ hàng nhanh trong thời chiến, Liên Xô đã gửi theo các tàu này đội vận tải bốc xếp của các cảng Nakhodka, Vladivostok, Korsakov, Vanin dưới sự chỉ huy giám đốc cảng Nakhodka G.I.Pikus.
Tổng cộng, các công nhân Xô viết đã bốc xếp trên 100.000 tấn hàng từ 26 tàu thủy tại cảng Hải Phòng và cảng Sài Gòn.
Cũng cần nói thêm, khi chiến tranh biên giới xảy ra, tàu chiến của Mỹ đã lân la vào biển Đông và Hải quân Liên Xô có thêm nhiệm vụ nữa là ngăn cản điều này. Hàng không mẫu hạm USS Constellation (CV-64), tàu tuần dương Learny (CG 16), tàu khu trục Morton (DD 948), tàu vận tải Takelma (ATF 113) khi đó đã có mặt ở biển Đông "để kiểm soát tình hình", theo như tuyên bố của phía Mỹ.
Để ngăn chặn các tàu Mỹ không cho tiến vào vùng có thể xảy ra chiến sự lan rộng, các tàu ngầm Liên Xô đã vào cuộc. Một số tàu ngầm náu mình dưới biển, còn một số thì được lệnh nổi trên mặt nước tạo thành một đường vành đai trên biển.
Kết quả là ngày 6/3/1979, đoàn tàu chiến của Mỹ dẫn đầu là hàng không mẫu hạm Constellation đã phải rời biển Đông, tiến về hướng vịnh Aden.
Vì lòng dũng cảm và chủ nghĩa anh hùng được thể hiện khi thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, 36 cá nhân của Hạm đội Thái Bình Dương đã được Chính phủ Liên Xô trao tặng các huân chương cao quý.
Phan Việt Hùng
LIÊN XÔ ĐÃ LÀM GÌ KHI TRUNG QUỐC TẤN CÔNG VIỆT NAM?.
ReplyDeleteCó nhiều người hỏi :
Ngày 17-2-1979. Liên Xô có làm gì không?
Trả lời: Sao lại không!
Từ tháng 11-1978 ta đã ký với Liên Xô hiệp ước hữu nghị và hợp tác toàn diện, trong đó có điều khoản hễ nước này bị đánh thì nước kia phải đỡ. Chỉ 3 tháng rưỡi sau thì Tàu đánh ta, thế là Liên Xô vào cuộc.
1- Lập tức cung cấp cho ta nhiều thông tin quân sự thu được từ vệ tinh do thám. Nhóm cố vấn quân sự đầu tiên do đại tướng Gennady Obaturov dẫn đầu tới Hà Nội hôm 19-2, tức là chỉ 2 ngày sau khi “Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới/ Giục toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới”.
2- Cấp tập chở bằng đường biển các trang thiết bị quân sự cần thiết nhất. Chỉ trong 2 tuần cuối tháng 2 đã chuyển đến cảng Hải Phòng 400 xe tăng và xe thiết giáp, xe bộ binh cơ giới; 400 pháo và súng cối; 50 tổ hợp pháo phản lực Grad BM-21; hơn 100 pháo phòng không; 400 tổ hợp tên lửa phòng không vác vai và hàng nghìn quả đạn tên lửa; 800 súng chống tăng RPG-7; 20 máy bay tiêm kích cùng rất nhiều các hệ thống trang thiết bị đặc chủng và vô số các phương tiện chiến tranh khác.
3- Túi bụi điều máy bay đến Campuchia chở quân ta ra Bắc .
4- Triển khai ngay kế hoạch tập trận ở biên giới Mông Cổ- Tàu và tại Hạm đội Thái Bình Dương để tạo áp lực quân sự. Ai dè Tàu thua đau rút sớm, khiến Liên Xô sững sờ. Mặc dù thời tiết xấu, nhưng lỡ triển khai rồi, thế là… tập trận luôn !
Hôm 12-3, tức là 1 tuần sau khi Tàu tuyên bố rút quân, cuộc tập trận trên lãnh thổ Mông Cổ mở màn dưới sự chỉ huy của Nguyên soái Sergey Sokolov, Thứ trưởng thứ nhất BQP. Tham gia cuộc tập trận bắn đạn thật trên bộ và trên biển với quy mô lớn nhất lịch sử thế giới này là 29 sư đoàn binh chủng hợp thành và không quân cùng hơn 250.000 quân sĩ, 2.600 xe tăng, 900 máy bay, 80 chiến hạm và 6 tàu ngầm!
Từ các địa điểm tập kết ở Sibêri đến chỗ tập trận ở Mông Cổ rất chi là xa: hơn 2.000 km. Trực thăng hầu hết phải trùm mền, máy bay trầy trật vật lộn với sức gió 40 m/s, xe chở quân lọc cọc trên sa mạc Gôbi lởm chởm, nhão nhoét bùn, những đoàn tàu nối đuôi nhau hối hả chở một khối lượng khổng lồ vũ khí trang bị, phương tiện chiến đấu, cơ sở vật chất. Đến nơi, binh lính trầy vi tróc vẩy đào công sự và lắp đặt thiết bị giữa mưa bão kinh hoàng. Tai nạn rất nhiều .Thiệt hại nhân mạng ghê gớm lắm. Một ví dụ, sư đoàn cận vệ số 106 do đổ bộ trên nền sa mạc cứng như đá nên tổn thất nặng nề: trong tổng số 108 binh sĩ đổ bộ xuống hôm đó thì 62 hi sinh hoặc bị thương nặng.
Mãi ghi nhớ tinh thần và vật chất mà người bạn Liên Xô đã dành cho Việt Nam ta!
Hoàng Phóng st - Tìm hiểu về lịch sử Việt Nam (The history of Vietnam)
Từ Thông tin chính luồng tại thời điểm đang diễn ra cuộc chiến, tôi được biết: BK đã tính đến phương án dốc toàn lực đánh chiếm HN từ hướng Lạng Sơn chỉ trong vài giờ sau khi chọc thủng phòng tuyến biên giới.
ReplyDeleteĐiều này hoàn toàn có thể xảy ra, nếu ko có Hiệp ước Việt-Xô và những gì LX đã làm khi quân của Đặng tràn vào vùng biên giới của VN.
Hoàng Quôc Thành
ReplyDeleteAnh cả đỏ giờ xam xám rồi . Tuy nhiên ko hề phủ nhận sụ ủng hộ của ảnh . Ảnh giờ cực kỳ thân Tàu . Tàu nó đông tiền làm anh hai mê mệt . Cũng phải thôi , ảnh đang bị khống chế mà . Mai mốt tới lượt chúng ta .
Hoàng Quôc Thành, cái vụ này là do mình ngả theo Tàu đỏ quá, lệ thuộc nó quá mới ra thế.
DeleteCó dạo Putin sang ta ve vãn, nhưng lỡ bước rồi, ko chịu sửa, cứ thế theo thôi...
Hoàng Quôc Thành
DeleteNguyễn Cao Bình, Họ đòi Cam Ranh nên quá hớp . Mỹ cũng muốn Cam Ranh , gặp anh anh cho Mỹ thuê luôn . Thế là khỏi lo vụ biển Đông , để sức phát triển kinh tế .
Giao Cam Ranh cho Mỹ, để hạm đội 7 canh chừng Biển Đông (trước mắt, chưa phải bỏ tiền ra để phát triển hải quân, tập trung phát triển ko quân và phòng thủ biển đảo thật mạnh).
DeleteKý hiệp ước với Mỹ để bảo vệ chủ quyền và quyền lợi khai thác tài nguyên từ biển.
Còn lại tập trung cho giáo dục đào tạo con người trong vài chục năm tới.
Phải rút từ bài học/kinh nghiệm: ko thể xây dựng CNXH nếu ko có con người XHCN.
Bạo Huy
DeleteNguyễn Cao Bình thích làm loại cây sống ký sinh chăng ha..ha..
Bạo Huy, Vì tôi muốn thoát Hoa, ko muốn ký sinh vào Tàu đỏ!
DeleteVà ko cần phải mang ơn đảng.
Anh nhân danh cái gì mà dám nói tôi là người muốn sống ký sinh.
Tôi cần hướng đến những gì ko sáo rỗng, thiết thực hơn và gần với tự do hơn. Đó là điều mà nhiều đồng chí lãnh đạo trong đảng cũng nhận thức như thế khi chọn mua nhà, cho con cái đi đến học hành ở những nơi đó.
Anh ko biết à?
Bạo Huy, theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, chi tiêu cho hàng nhập từ TQ hơn 9 tỷ USD, tăng 64% trong tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái.
DeleteAnh cảm thấy thế nào với cái tin này?
Bạo Huy
DeleteNguyễn Cao Bình hiểu nhầm rồi. Ý nói đất nước nào đó mà dựa vào nước khác thì khác gì tầm gửi chứ đâu phải ông hay một cá nhân nào
Bạo Huy, VN ko giải quyết cả 2 cuộc chiến tranh vs Pháp và Mỹ đơn độc. Nhất là với Mỹ. Phần thắng (tính tại thời điểm kết thúc) tạm thuộc về "bên thắng cuộc" bởi quyết tâm sắt đá/ý chí ngoan cường kiên trì đến cùng bằng chiến tranh nhân dân, sẵn sàng hy sinh tất cả vì độc lập & tự do.
DeleteTuy nhiên, ko thể thiếu sức mạnh vũ khí, sự ủng hộ của thế giới và phản đối chính quyền Mỹ ngay trong nước Mỹ.
Ko dựa vào Sam-2 của LX, ta chẳng thể thắng ĐBP trên ko được.
Khi đó, VN dựa vào LX-TQ và các nước XHCN với cái thế khác bây giờ dựa dẫm vào Tàu đỏ.
Nhưng hiện nay, cái sự dựa dẫm này chẳng khác gì tầm gửi, còn tệ hại hơn tầm gửi nữa, vì nó đang đưa dân tộc đứng trước mối họa giặc Tàu, nay đã thành quỷ dữ chinazi.
Bạo Huy
DeleteNói đất nước mà dựa vào nước khác thì khác gì muốn sống ký sinh .chứ đâu phải cá nhân ai đâu ông Bình ơi .nghĩa là độc lập tự chủ chẳng cần ngả về bên nào...Mỹ hay Trung cũng chẳng tốt gì ta vẫn là ta.
Nguyễn Cao Bình, chả ai ưa gì cái ông bạn " bốn tốt "ấy đâu
Bạo Huy, ko có nước nào độc lập lại bị người nước ngoài coi là thuộc địa, là cái đuôi của bọn Bắc Kinh cả.
DeleteTại sao VN phải dựa vào Hiệp ước với LX để chống quân của Đặng Tiểu Bình?
Bạo Huy
DeleteNguyễn Cao Bình, tùy từng thời kỳ , ngoại giao mà .cái chính là giữ được nước vẹn toàn
Bạo Huy, ta mất Hoàng Sa, Gạc Ma, nhiều vùng đất biên giới, kể cả những điạ điểm từng là địa danh lịch sử quen thuộc của VN, mất quyền làm chủ Biển Đông. Chưa hết, còn phải đối diện với những vấn đề nhân nhượng mang tính nghiêm trọng về quân sự và lãnh thổ tại nhiều vùng trọng yếu khác...
DeleteCâu hỏi về chủ quyền và quyền lợi của dân tộc đang bị coi nhẹ để đặt lợi ích/quyền lợi thấp hơn lên trên quyền lợi của dân tộc là do đâu, từ đâu mà ra?
Tại sao?
Làm sao nói đó là giữ nước vẹn toàn?
Bạo Huy
DeleteNguyễn Cao Bình, cũng là do Mỹ - Trung bắt tay nhau mà ta bị mất một số đảo ..cho nên nước nào cũng vì quyền lợi của mình thôi.
Tôi thì chả ưa 2 nước đó
Bạo Huy, tôi thì khác, tôi theo xu hướng của tướng Phạm Xuân Ẩn, ko phải là thân hay theo Mỹ, mà vì Mỹ đáng tin cậy hơn Tàu đỏ, và ngay cả trong khi chiến tranh với Mỹ đang diễn ra, tổng thống của họ ko thể đặt lợi ích của cuộc chiến lên trên lợi ích của người dân Mỹ.
DeleteNếu nhận thấy cuộc chiến quá kéo dài, nếu tổn thất về người và ngân sách quá nhiều, họ sẽ xuống thang.
Vì họ là chính phủ của người Mỹ, vì cuộc sống của nhân dân Mỹ, bổn phận của TT là phụng sự nước Mỹ.
Mặt phải và trái đều có đủ.
Đeo vòng kim cô và tuân phục hay tìm cách thoát ra để tìm cơ hội khác?
Và ngay cả Tàu đỏ cũng phải dựa vào Mỹ, được Mỹ bật đèn xanh mới vượt lên như bây giờ.
Rất tiếc, những câu hỏi này anh ko thể đủ tư cách và lập trường/quan điểm để trả lời.
Tôi thấy câu trả lời trong việc xuất bản sách ca tụng tên họ Đặng và gây khó khăn cho cuốn Vòng tròn Gạc Ma.
Anh nên hỏi thêm anh Quang A, người mà tôi rất tôn trọng trong chính kiến và việc làm, về sự quan tâm của anh ấy với đất nước này hơn là ngồi xem TV dàn dựng chương trình và nghe tbt nói.
Bạo Huy
DeleteNguyễn Cao Bình, thôi chuyện đại sự của những người cầm quyền , tôi với ông có làm gì được , chả cần tranh luận căng thẳng làm gì , cứ như hồi học ở Hung vô tư cho khoẻ .cùng lắm chúng ta sống một vài chục năm nữa , quan tâm quá làm gì . đôi khi nói cho vui chứ mình phó thường dân làm gì được , có đúng cũng chả ai họ theo ...
Bạo Huy, tôi cùng chung cách chọn từ ngữ với anh ở chỗ gọi những người đứng đầu chính phủ hiện nay là cầm quyền, ko phải là những người lãnh đạo.
DeleteVà tôi cũng như anh, là phó thường dân.
Nhưng dân bây giờ ko như xưa, hồi cả nước đánh giặc là để giành lấy chính quyền về tay nhân dân.
Aiviet Nguyen
ReplyDeleteNgày nay khái niệm độc lập - bế quan tỏa cảng hay ký sinh- hội nhập, không còn như xưa. Trên bàn cờ chính trị mà không có liên minh là ngu muội. Hai phe xung đột, sẽ đập chết mấy con muỗi vo ve để dọn chiến trường trước khi họ uýnh lộn. Mà bây giờ uýnh lộn cũng khác, khả năng bắn nhau trực tiếp cả hai bên đều chết. Có lẽ ông nào hết robot trước thì thua. Về kinh tế có khái niệm phân công lao động quốc tế hoặc chuỗi cung ứng. Cây cối nào ở đây, không tham gia chỉ có chết sặc. Sợ là không đủ sức tham gia nói độc lâp tự cường cho sang.
Aiviet Nguyen, tao cũng nghĩ thế. Đánh nhau bây giờ bằng máy bay, tên lửa, tàu chiến ... là chiến tranh cổ điển/cục bộ.
DeleteNay cần chuẩn bị cho những cuộc chiến tranh khác, trên mọi mặt trận.
Nếu đủ sức.
Bằng ko, phải đàng hoàng, tử tế, người ta mới trọng nể, ko coi thường.