Nhiều người thấy cuộc sống tốt hơn so với trước về khoản nhà cửa xe cộ mua sắm linh tinh...
Từ Đô thành Sài Gòn đến tp.HCM ko ít thay đổi.
Quy hoạch đô thị chủ yếu là phân lô bán nền và biến dạng như hiện nay chỉ là thay đổi chứ ko phải là phát triển.
-----------
CÂU CHUYỆN CŨ, MỚI Ở SÀI GÒN
*
1
1.1 - Khoảng bốn rưỡi, năm giờ sáng ở khu phố Trần Quý Khoách, Đặng Dung, Đặng Tất, Trần Quang Khải, Trần Khát Chân... phường Tân Định, quận nhất, Sài Gòn có tiếng rao: Mì ngọt mì lạt! Mì mới ra lò! Tiếng rao ấy còn trở đi trở lại vài ba lần nữa thì trời sáng hẳn. Đó là tiếng rao bán bánh mì của ông già bắc 54 (cách gọi tắt, người Miền Bắc di cư vào Miền Nam năm 1954 do chiến tranh,... ). Bánh nóng, vàng xuộm, mới ra lò thật, uy tín, chất lượng, không kể thời tiết (hay chính xác hơn là bất chấp nắng mưa!).
Hơn 30 mươi năm trôi qua. Khu phố nhà giàu có từ thời Việt Nam cộng hòa thay đổi khá nhiều. Tôi không còn nghe tiếng rao ấy nữa. Ông già đã ra đi từ bao giờ, lặng lẽ mang theo cùng với bao nhiêu khúc quanh, năm tháng tuổi tác cuộc đời!? Nhưng cái giọng trầm ấm, thật thà, lương thiện của ông len qua khe cửa, đánh thức giấc mơ tôi, thì tôi không quên.
1.2 - Hơn ba mươi năm trước cũng ở nơi đây, tôi đã nghe tiếng đàn Piano nhà ai thánh thót buồn nhưng không bi lụy. Trái lại là tiếng lòng khắc khoải, trầm hùng, vút lên, nuôi hy vọng cao vời ở khu sang trọng khét tiếng một thời. Mãi sau này tôi mới biết đấy là khúc luyện tập của Chopin, Souvenir paganini, Serenade, Serenata hay Elizabethan serenade. Tôi cũng dần quen với các tên tuổi âm nhạc thế giới Bethooven, Morart, Franz Schubert. Danh cầm Piano Richard Claydermam qua những băng Cassette bày bán ở các kiosk trên đường Nguyễn Huệ. Cây Violon Andre Rieu thì mãi sau này tôi không thể nào quên. Tôi thầm cảm ơn Solveig's Song - khúc ca tình yêu; càng yêu mẹ cha, quê hương, đất nước, con người... Âm nhạc nuôi dưỡng tâm hồn tôi cùng năm tháng...!
2
2.1 - Cứ độ bốn rưỡi, năm giờ nhưng mà là buổi chiều cách ngày thì đài truyền thanh phường tôi ở thuộc về quận ráp ranh vùng ven thành phố Hồ Chí Minh lại phát loa. Loa tuyên truyền an toàn phòng cháy chữa cháy, giữ gìn an ninh trật tự, tiêm chủng mở rộng thiếu nhi, chiêu sinh phổ cập năm học mới, tuyển dụng nhân lực lao động phổ thông, phòng ngừa bệnh dại, sốt xuất huyết, lao, dịch tả heo Châu Phi, dịch bệnh heo tai xanh, cúm gia cầm, bệnh chân tay miệng, kêu gọi và phát động phong trào phân loại thu gom rác thải, hạn chế và xử dụng hiệu quả bao ni lông, hiến máu nhân đạo, triều cường nước ngập, tắc nghẽn giao thông, đoàn kết ở khu dân cư, bầu cử Quốc Hội và hội đồng nhân dân các cấp. Tiếng loa phát các bài hát cách mạng, động viên thanh niên lên đường nhập ngũ, tham gia chiến dịch mùa hè xanh, chiến dịch vì người nghèo... Nghĩa là tất cả mọi thứ liên quan đến cuộc sống hiện đại, hàng ngày thời internet, @,... Mùa nào thức ấy và còn tùy thuộc thời tiết chính trị, thời sự phường, quận, thành phố, trong nước và quốc tế nữa.
Ngộ nhất, đơn giản nhất, dễ thực hiện nhất, nhiều người đồng tình nhất là thông báo về việc hộ cá nhân, gia đình nuôi chó thì nhốt, xích, rọ mõm, tiêm phòng; đặc biệt không thả rông, phóng uế bừa bãi... Loa phường còn trích dẫn thông tư, chỉ thị, điều luật xử phạt vi phạm hành chánh đối với chủ chó. Ấy thế mà nước đổ đầu vịt. Nước đổ lá môn... Loa cứ phát, chó cứ tự nhiên hành sự ở chốn đông người...
2.2 - Rác cứ thải, đường cứ ngập; nhà cửa, đồ vật cứ lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè; số đề, số đầu, số đuôi ì xèo. Dòng sông lười dập dềnh xác chó, mèo, chuột chết. Nhạc sống, karaoke chói tai nhức óc ngày nghỉ cuối tuần. Người ta vẫn bán đất dưới danh nghĩa nhượng quyền sử dụng dù đất đai thuộc quyền nhà nước quản lý ghi trong hiến pháp - văn hoa là sở hữu toàn dân. Có mấy con chó lớn nhỏ còn tấn công học trò quàng khăn đỏ hay thiếu nhi thánh thể đi lễ nhà thờ nơi xóm đạo. Đôi khi chúng còn vu vơ ngửa cổ lên trời sủa ầm ĩ, át cả mọi thứ âm thanh vốn hỗn tạp. Loa phường nó còn bỏ ngoài tai, chẳng thèm nghe. Ai lỡ lời, đụng chạm chó thì phải biết (?!).
3
Hai câu chuyện cách nhau hơn 30 năm. Câu chuyện trước kể lúc rạng đông. Câu chuyện sau kể lúc nhá nhem khi Mặt Trời sắp lặn. Cái gì còn thì còn. Cái gì mất thì mất. Cái gì trường tồn với thời gian. Cái gì mới sinh ra đã chết yểu. Nguyên nhân sâu xa của cái hữu lý, cái vô lý, cái nghịch lý như nó đang là ?! Cái gì tồn tại đều có cái lý của nó! Tất cả những điều ấy khiến tôi đã, đang và còn suy nghĩ mãi không thôi...!
...
Chiêm Lưu Huy
(Saigon thu 2019)
Chiêm Lưu Huy
ReplyDeleteCảm ơn người anh em với một góc nhìn và chia sẻ!
Chiêm Lưu Huy , tôi cũng sống ở Tân Định, gần khu mà anh nhắc đến.
DeleteHoàng Quôc Thành
ReplyDeleteBỏ loa công cộng giống như bỏ thằng em ruột hay sao mà gần 50 năm rồi vẫn ra rả rác cả tai nhỉ ? Bỏ coi có chết mạng nào ko . Sống văn minh chút đi các vị . Ko hiểu các vị có hỉểu ô nhiễm âm thanh là gì ko ? Tới tôi giải nghĩa cho .
Thai Do
DeleteHoàng Quôc Thành, có lẽ kinh phí chi cho nó không ai kiểm tra nó có phát đủ nội dung, giờ giấc kg. Cứ bật loa lên là có tiền, nên nó vẫn tồn tại, kg để ai yên...