chuyện còn ít ai được biết
Hàng chục năm trôi qua, chính quyền Lào không đưa ra được một câu trả lời thỏa đá...ng về sự biến mất của vua Savang Vatthana.Lào - nạn nhân thua thiệt trong Cuộc chiến Đông DươngTrong cuộc chiến tranh giữa Mỹ - Việt Nam, đúng nghĩa hơn là chiến tranh Đông Dương, Lào đã cho Hà Nội xây dựng tuyến đường huyết mạch chi viện cho chiến trường miền Nam trên lãnh thổ Lào, vẫn được gọi là 'Đường mòn Hồ Chí Minh'.Quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã trực tiếp mở chiến dịch 'Lam Sơn 719' đánh thẳng sang Lào từ Quảng Trị. Mỹ cũng đã tiến hành 550.000 phi vụ tấn công trên lãnh thổ Lào, trung bình cứ 8 phút có một phi vụ rải boom, nã tên lửa trong suốt 9 năm.Chừng 260 triệu trái boom đã dội xuống đất Lào, nhiều hơn dân số của nước này (6,4 triệu/2015). Lào là đất nước hứng chịu boom đạn nặng nề nhất thế giới so với số dân.Bắc Việt Nam đã thành công trong việc sử dụng Lào như một chiếc khiên chắn đạn cho VNDCCH, để hậu phương miền Bắc không bị hứng chịu toàn bộ gánh nặng của cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai.Nội chiến ở Lào giữa quân đội Hoàng gia được người Hmong ủng hộ chống lại Pathet Lào và quân đội Bắc Việt kéo dài từ tháng 11/1953 tới năm 1973, dài hơn chiến tranh Việt Nam. Một triệu người Lào đã bị giết, tương tự cứ 6 người thì có một bị thiệt mạng.Sau chiến tranh 69.000 người Hmong phải chạy từ Lào sang Thái Lan tỵ nạn rồi một số họ được Hoa Kỳ nhận.Đóng góp của Lào về sức người, sức của cho Bắc Việt Nam chiến thắng không thể phủ nhận.Nền quân chủ 622 năm bị truy trốc tận gốcNằm cạnh những đế chế hùng mạnh trên bán đảo Đông Dương, Lào luôn giữ một thái độ khiêm nhường.Ở Lào đạo Phật được mến chuộng, người dân vẫn tôn thờ ngai vàng, coi biểu tượng của Vua ứng với thần linh và họ nợ Đức Vua lòng trung thành.Khôn ngoan là xoá bỏ vĩnh viễn biểu tượng tinh thần đó. Những người Cộng sản nghĩ thế, họ quen với cái gọi là 'chuyên chính vô sản' hơn công việc xây dựng đất nước.Trong nhiều năm, số phận của vua Savang Vatthana, Thái tử kế vị SayVongsavang, cùng Hoàng hậu Khamphoui là đề tài của những tin đồn trái ngược nhau. Một viên chức Lào cho hay rằng, gia đình Hoàng gia sống trong một biệt thự nhỏ, bao quanh là vườn hoa xinh xắn.Đến năm 1987, sự thật tàn nhẫn mới được tiết lộ. Nhà Vua đã bị giam giữ và bắt buộc phải làm lụng trên cánh đồng tám giờ một ngày, sáu ngày trong một tuần ở tuổi 70. Cả ba đều bị chết sau đó vài năm.Những nhân chứng thoát khỏi nơi đầy ải đã kể những bi kịch như bản Requiem của triều đại đáng kính này.Ngày 11/3/1977, cả gia đình Hoàng gia gồm vua Savang Vatthana, Thái tử kế vị SayVongsavang, cùng Hoàng hậu Khamphoui bị áp giải ra khỏi Hoàng cung ở Luang-Prabang dẫn giải về nhà tù khét tiếng ở Viengsay. Sau đó họ bị giải đến Hua Phang, thành lũy lịch sử của Pathet Lào. Một vùng biệt lập hoàn toàn với dân cư, bao bọc bởi rừng núi.Họ bị giam giữ trong khu vực dành cho những thành phần nguy hiểm. Khu trại được xây dựng vào năm 1974, biệt lập bởi những hàng rào tre, nứa vót nhọn, và dây thép gai kín đặc, được dựng nên cũng bởi những phạm nhân của chế độ mới. Trại nằm cách Sam Neua về phía Bắc, cách biên giới Việt-Lào 72 km.Song chưa yên tâm, để che mắt dư luận thế giới, sợ những người tù cùng ở 'quần đảo Gulag' tại Viengsay phát hiện thân thế gia đình Hoàng gia, ba tháng sau, vua Savang Vatthana và gia đình bị dẫn đi tiếp đến Sam Neua, nhốt trong Trại tù số 1.Hoàng hậu KhamPhoui bị tách khỏi gia đình và giam riêng trong khu dành cho nữ giới. Những người cộng sản Pathet Lào quy định nghiêm ngặt như phạm nhân nam ngước mắt nhìn nữ giới chịu phạt ba ngày nhịn ăn, thậm chí bị nhục hình.Tháng 9/1977, đại diện cuối cùng của đất nước Triệu Voi được nghe tuyên cáo số 17 của trại: tất cả những phạm nhân bị bắt đều bị coi là kẻ thù của nhân dân và dân tộc Lào, không quyền công dân, giam không xét xử.Những ngày cuối cùng của Nhà vuaKhi nhập trại, vua Savang Vatthana đã 69 tuổi. Ông không có một đặc quyền lợi nào khác các bạn tù. Ông cùng Thái tử SayVongsavang và ba người cùng trại giam phải lao động ngoài đồng, xay xát lúa gạo. Mỗi ngày, nhà vua nhận từ tay quản giáo hai bát cơm gạo hẩm, lẫn phân chuột. Không quen lao lực, ăn uống thiếu thốn, tuổi cao, Đức vua nhanh chóng suy sụp, sức khỏe xấu đến mức không còn làm việc được.Nội quy' số 9 'của trại ghi rõ, kẻ nào không lao động sẽ bị cắt khẩu phần ăn. Nhà vua bị liệt vào hạng tù chống đối, bị bỏ đói.Thái tử SayVongsavang chia phần cơm của mình cho cha, khăng khăng bắt ông phải ăn.Vào ngày 2/5/1978, Thái tử nối dõi ngai vàng Vương quốc Lào qua đời, nạn nhân của lòng hiếu thảo. Cơm và muối theo khẩu phần khốn khổ cho một người tù không đủ nuôi sống cả hai.Tự coi mình chịu trách nhiệm về sự hy sinh của con trai, vua Savang Vatthana buông xuôi.Ngày 13/5/1978, ông nằm trên giường, nói ''Tôi ngủ đây'' và trăn trối ''Tôi hiến dâng linh hồn, giọt máu và thân thể của tôi cho mảnh đất mầu mỡ, tươi đẹp của đất nước Lào và có thể cho tất cả dân tộc Lào''.Ông thở nặng nhọc và ra đi. Ông mất 11 ngày sau cái chết của con.Vài giờ sau khi ông mất, ba người nấu bếp đào một hố chôn ông không nghi lễ, ảm đạm, thương tâm như mai táng Thái tử Say Vongsavang không lâu trước đó. Họ không được khóc thành tiếng. Lính áp tải vội về ăn cơm tối.Mộ phần của vua nằm dưới chân cây Kok Leuang (cây đa vàng), khoảng 100m về phía bắc Trại tù số 1, ở rìa con suối Houy Nor Kok trên bản đồ địa phương. Vua an táng đầu hướng về phía Bắc. Con trai ông nằm quay đầu về phía Nam, chôn không xa Tổng tư lệnh cuối cùng Quân lực Hoàng gia Lào, tướng BounPone Makthepharak. Không có bia mộ nào được phép đặt trước nơi an nghỉ cuối cùng của họ.Hoàng hậu KhamPhoui chịu thân phận tù đầy cũng không được dự phút khâm liệm cả chồng và con trai. Mà chữ khâm liệm cũng xa vời, họ chỉ ném xác những người đại diện cuối cùng Hoàng gia Lào xuống những hố nông đào vội.Hai năm sau, bà vẫn không biết là chồng và con đã ra đi. Nhân chứng nhìn thấy bà lần cuối không còn nhận ra Hoàng hậu của nước Lào. Tóc bạc trắng và đôi mắt buồn rầu, bà nhai trầu cả ngày để chìm vào quên lãng. Ánh mắt đó cuối cùng cũng tắt vào ngày 12/12/1981. Mộ của bà nằm cách khoảng một km nơi chồng an táng và cũng không có bia.
Phạm Cao Phong (Paris, Pháp)
Nguồn: BBC
No comments:
Post a Comment