Saturday, May 6, 2023

Phong trào cm và những cuộc chiến tranh (1)

Một trong những điều tạo nên danh tiếng của người DT là họ KHÔNG NHẪN NHỊN CHỊU ĐỰNG. Họ mãi là những người phản đối (ngay với chính bản thân). Và truyền thống DT chấp thuận như vậy, lịch sử DT đã cho những người phản kháng 1 chỗ đứng. Trong số này có Karl Heinrich Marx.

Karl Marx - 1875 (Jacobin)

Sự chờ đợi Chúa cứu thế ở thế kỷ 17 xuất hiện ở khắp nơi, khi người ta tin rằng thế giới đang gần bờ vực của những sự kiện rất lớn. Khổ đau càng lớn, người ta càng cần đến sự cứu rỗi. Hy vọng về Chúa cứu thế tràn ngập ở những cộng đồng từ vùng Bắc Phi xa xôi, qua Đông Âu, Balkan, Constantinople và khắp Thổ Nhĩ Kỳ, ở Palestine và Ai Cập. Nó cũng xuất hiện tại Leghorn, Amsterdam và Hamburg. Nó quét qua những cộng đồng giàu có, nghèo có, có học có và kém hiểu biết có, dù đang lâm nguy hay cảm thấy mình an toàn.

Và ngày 31 tháng 5 năm 1665, Chúa cứu thế xuất hiện. Được tuyên bố là ở Gaza. Ông tên là Shabbetai Zevi (1625 - 1626). Nhưng người đứng sau sự xuất hiện này là Abraham Nathan ben Elisha Hayyim Ashkenazi nào đó, còn gọi là Nathan xứ Gaza (khoảng năm 1643-1680), là người có học, thông minh sáng tạo và tháo vát. Về sau là người nổi bật của 1 nguyên mẫu DT giàu trí tưởng tượng và nguy hiểm, nhất là khi trí tuệ DT được thế tục hóa. Ông có thể xây dựng 1 hệ thống những lời giải thích và dự đoán về hiện tượng rất hợp lý, đồng thời cũng ko hẳn chính xác và linh hoạt đủ để cân nhắc các sự kiện mới - và thường rất bất tiện - khi chúng xảy ra. 

Ông còn có tài trình bày giả thuyết theo kiểu hay thay đổi của mình, giả thuyết mang sẵn trong mình khả năng hấp thụ các hiện tượng thông qua quá trình thẩm thấu, vô cùng thuyết phục và vững vàng. Marx và Freud sau này cũng thể hiện 1 khả năng tương tự*.

Với Karl Heinrich Marx, lúc cậu 6 tuổi (1824), cậu được đặt lại tên. Ông của Marx là giáo sĩ DT, chú của Marx cũng là giáo sĩ. Mẹ của cậu xuất thân từ dòng họ giáo sĩ và học giả nổi tiếng từ thời Meier Katzellenbogen (thế kỷ 16). Nhưng cha của Marx, Heinrich, là 1 đứa trẻ thời khai sáng, học trò của Voltaire và Rousseau. Ông cũng là 1 luật sư đầy tham vọng. Trier lúc này thuộc Phổ, người DT ở đây đã được giải phóng kể từ chỉ dụ ngày 11 tháng 3 năm 1812. Về lý thuyết, chỉ dụ vẫn còn hiệu lực, bất chấp sự bại trận của Napoleon. Tuy nhiên, chỉ dụ có những điểm bị né tránh (do đó, người DT có thể học luật, nhưng ko thể hành nghề luật). Nên Heinrich Marx trở thành người Kitô, về sau là chủ tịch đoàn luật sư Trier. Karl Marx, thay vì học ở yeshiva, lại học ở trường trung học Trier, rồi làm hiệu trưởng và bị sa thải vì theo chủ nghĩa tự do.

Với thế hệ của những người như Marx, cho đến nay, chúng ta chỉ mới nhìn 1 phía của vấn đề giải phóng (người DT): làm thế nào người DT được giải phóng khỏi ghetto có thể thích ứng với xh?

Nhưng mặt khác (phía kia) cũng quan trọng ko kém: làm thế nào xh có thể thích ứng với người DT được giải phóng?

Đây là vấn đề vô cùng lớn, vì trong 1.500 năm, xh DT được thiết lập để sản sinh ra các trí thức. Họ có mọi đặc tính của trí thức: khuynh hướng theo đuổi ý tưởng bất chấp lợi ích của mọi người; ko ngừng mài sắc năng lực phê bình; sức mạnh hủy diệt cũng như sức mạnh sáng tạo to lớn. Xh DT được tạo ra để hỗ trợ họ. Họ mang trong mình dòng dõi tinh thần của Moses. Là mẫu hình của 1 người DT lý tưởng. Người DT trợ cấp cho nền vh của họ từ hàng trăm năm, trước khi tập quán này được các nhà nước phương Tây thực hiện như 1 chức năng của nhà nước phúc lợi cho đến nay.

Từ năm 1800, một cách đột ngột, cỗ máy xh cổ xưa này (vô cùng hiệu quả) bắt đầu thay đổi với đầu ra của nó: thay vì rót tất cả sản phẩm vào hệ thống kín (hoàn toàn tách biệt khỏi xh chung), nó xả 1 tỉ lệ lớn, ngày càng tăng vào đời sống thế tục. Đây là sự kiện có tầm quan trọng, gây choáng váng trong lịch sử thế giới.

(còn nữa)

(*): Những người DT xuất chúng có ảnh hưởng đến sự phát triển trong nhiều lĩnh vực khác nhau của con người. Nếu Sigmund Freud thay đổi cách chúng ta xem xét bản thân, thì Albert Einstein thay đổi cách chúng ta nhìn nhận vũ trụ. (Paul Johnson)

Đọc & lược ghi từ Lịch Sử Do Thái (Paul Johnson)

No comments:

Post a Comment