Saturday, May 13, 2023

Phong trào cm và những cuộc chiến tranh (4): Học thuyết của Lenin

(tiếp theo & hết)

Chủ nghĩa bài DT của Marx được khái quát hóa thành học thuyết về tư bản. Người DT điển hình được thay thế bằng nhà tư bản điển hình dưới dạng học thuyết kinh tế*. Chủ nghĩa xã hội chiến đấu mà Marx sử dụng cuối những năm 1840 là dạng mở rộng và biến đổi của chủ nghĩa bài DT của ông. Học thuyết mang 1 diện mạo tinh vi hơn, khiến nó trở nên vô cùng hấp dẫn với những người cấp tiến có học. Lenin là 1 trí thức hoàn toàn chấp nhận tinh thần này một khi mục tiêu được mở rộng thành toàn bộ giai cấp tư bản**.

Ở Đông Âu, bộ Tư bản trở thành 1 kiểu Torah mới đối với giới trí thức DT giải phóng đang lớn mạnh. Trong đó chứa đựng bản chất lý thuyết của Marx về sự tái sinh của con người: bằng những thay đổi về kinh tế, và nhất là bằng việc bãi bỏ sở hữu tư nhân và chạy theo đồng tiền, có thể biến đổi mọi mối quan hệ con người với bản thân tính cách con người.

Đằng sau câu nói của August Bebel (từng được Lenin sử dụng nhiều lần) "Chủ nghĩa bài DT là chủ nghĩa xã hội của những kẻ ngốc." là lập luận: chỉ có kẻ ngu ngốc mới đổ lỗi cho riêng người DT. Những người có quan điểm/lập trường xã hội chủ nghĩa vững vàng hiểu rõ hơn vấn đề DT bởi người DT chỉ là triệu chứng của căn bệnh chứ ko phải căn bệnh. 

Học thuyết của Marx dựa trên tinh thần tin tưởng mạnh mẽ vào bạo lực cm. Ông tin rằng: việc kiếm tiền thông qua thương mại và tài chính về cơ bản là 1 hoạt động ký sinh và phản xh. Đó là căn bệnh của tôn giáo-đồng tiền mà dạng hiện đại của nó là chủ nghĩa tư bản. Về hệ thống/tổng thể, nó là 1 giai cấp, và đó mới là thứ cần tiêu diệt.

Do đó, toàn bộ triết lý về cm vô sản dựa trên giả định rằng dân tộc DT, theo nghĩa chính xác, ko có sự tồn tại nào ngoài 1 khái niệm tưởng tượng được 1 hệ thống kinh tế-xh méo mó khuếch trương. Phá hủy nó và dân tộc DT đáng ghét của lịch sử sẽ biến mất, như thế, người DT sẽ trở lại là người cựu DT, người bình thường.

Rất nhiều người người trong số những người DT cực kỳ thông minh, có học vấn cao đã tin vào học thuyết này. Họ căm ghét tính chất DT của mình và chiến đấu cho cm là chấp nhận về mặt đạo đức để thoát khỏi nó. Điều này mang lại cho cuộc chiến cm của họ một cảm xúc sục sôi đặc biệt, vì họ tin rằng: thành công của cuộc chiến sẽ bao gồm sự giải phóng cá nhân khỏi gánh nặng DT trong họ, cũng là giải phóng nhân loại nói chung khỏi ách chuyên chế.

Vì thế, những người DT như vậy thường có vị trí quan trọng trong những đảng cm ở hầu hết các nước châu Âu (trước và trong Thế chiến 1). Và Nga là nơi người DT có liên hệ với bạo lực cm một cách nổi bật nhất. Ở đó, Bolshevik như 1 chính thể nắm quyền trong cuộc cm XHCN tháng 10 (1917) với kts của nó là Lenin, 1 người phi DT giữ vai trò lãnh đạo tối cao. Tuy nhiên, tác nhân quan trọng là Leon Trotsky, chính ông đã truyền cho Lenin nhận thức về tầm quan trọng của các Xô viết công nhân và khai thác chúng ntn. Ông là người đích thân tổ chức và lãnh đạo cuộc nổi dậy vũ trang lật đổ chính phủ lâm thời, đưa người Bolshevik lên nắm quyền.

Poster: Lenin (Viktor Ivanov)

(*): Marx, trong cảm xúc của mình, vẫn lẫn lộn giữa người DT với nhà tư bản. Và dù người DT có rất nhiều ảnh hưởng cũng như đóng góp của họ cho việc tạo ra CNTB hiện đại là rất lớn (hoàn toàn tỉ lệ nghịch với dân số của họ) thì CNTB vẫn sẽ diễn ra nếu ko có họ.

(**): J. A. Hobson đã mở rộng thuyết của mình, tương tự như Marx về người DT, trong cuốn Imperialism: A Study (Chủ nghĩa đế quốc: Một Nghiên cứu) với tiết lộ: tư bản tài chính quốc tế là lực lượng chính đứng đằng sau vấn đề thuộc địa và chiến tranh.
Khi Lenin viết luận cương về chủ đề này (1916) cũng sử dụng quan điểm của J. A. Hobson. Học thuyết Hobson thực tế trở thành cốt lõi của học thuyết Lenin. Cuốn Imperialism: The Highest Stage of Capitalism (Chủ nghĩa Đế quốc: Giai đoạn Tột cùng của Chủ nghĩa tư bản), đề ra học thuyết tiêu chuẩn về chủ đề này cho tất cả các nhà nước cs, từ 1917 đến nay. Học thuyết của Lenin, dưới hình thức này hay hình thức khác, cũng tạo nên thái độ của nhiều quốc gia thuộc Thế giới Thứ ba đối với chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân, khi họ giành được độc lập trong những năm 1950s-1960s.

Đọc & lược ghi từ Lịch sử Do Thái (Paul Johnson)

3 comments:

  1. Theo quan điểm của các đảng cộng sản, Chủ nghĩa Marx–Lenin là thế giới quan, hệ tư tưởng chính trị của giai cấp công nhân. Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Đức định nghĩa chủ nghĩa Marx–Engels–Lenin: "Được gây dựng nên bởi Marx và Engels và tiếp tục được phát triển bởi Lenin, đó không chỉ là thế giới quan khoa học của giai cấp công nhân, mà nó còn liên tục được làm phong phú bởi phong trào cộng sản quốc tế, trên cơ sở kinh nghiệm xây dựng và thực tiễn của các cuộc đấu tranh giải phóng cách mạng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa." (trích dẫn từ Wikipedia)

    ReplyDelete
  2. Năm 1938, trong tác phẩm Lịch sử ngắn gọn của Đảng Cộng sản Liên Xô (Bolsheviks), Stalin đưa ra khái niệm Chủ nghĩa Marx-Lenin bằng cách kết hợp chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa Lenin đồng thời giản lược hóa chúng để tuyên truyền rộng rãi ra công chúng và phổ biến ra toàn thế giới. (trích dẫn từ Wikipedia)

    ReplyDelete
  3. Hồ Chí Minh là người đã truyền bá chủ nghĩa Cộng sản vào Việt Nam một cách có hệ thống. Sau khi đọc tài liệu Sơ thảo Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa lần thứ nhất của Lenin, ông đã viết tác phẩm Đường Cách mệnh chứa đựng nhiều nội dung của chủ nghĩa Marx–Lenin. Đến nay, chủ nghĩa Marx–Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh được Đảng Cộng sản Việt Nam lấy làm là cơ sở lý luận của mình được coi là vũ khí lý luận của giai cấp công nhân.
    Sau gần 100 năm bị đô hộ bởi đế quốc thực dân Pháp và đế quốc Nhật Bản, năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản, Việt Nam đã giành được chính phủ từ tay Nhà Nguyễn và tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà vào ngày 2 tháng 9 năm 1945.
    (trích dẫn từ Wikipedia)

    ReplyDelete