Tuesday, May 9, 2023

Phong trào cm và những cuộc chiến tranh (2): Sự hình thành người trí thức DT thế tục

Heinrich Heine (1797-1856)

Heinrich Heine là ví dụ điển hình cho 1 trí thức DT, sản phẩm của cỗ máy đào tạo truyền thống từng sản sinh ra những thế hệ trí thức thông minh trong xh của người DT.

Ông sinh ra trong 1 gia đình buôn bán ở Düsseldorf. Từ thời điểm này, những biến cố lớn đã biến ông trở thành sản phẩm của cơn lốc cm. Tuổi niên thiếu của Heine trải qua cùng với những trận chiến thăng trầm của Napoleon. Khi người Pháp rút lui, mẹ cậu nhận thấy cậu có rất ít học vấn DT, đã gửi cậu học ở trường Công giáo La Mã. Khi còn nhỏ, Heine mang tinh thần Pháp nhưng cuốn sách ảnh hưởng nhất đến thời niên thiếu của cậu là cuốn Kinh Thánh Luther vĩ đại mang chất Đức. Từ đó, Heine viết tất cả tác phẩm của mình bằng tiếng Đức và cho rằng: người Đức tuy xấu xa, nhưng lại sâu sắc hơn so với người Pháp sống hời hợt.

Heine ghét là người DT và viết về "ba chứng bệnh xấu xa là nghèo đói, đau đớn và tính chất DT". Ông ko tin vào DT giáo (theo đúng nghĩa), coi nó là lực lượng phản nhân văn.

Bên trong con người mình, Heine mang 1 cảm xúc hủy diệt, sau này trở nên phổ biến ở những người DT được giải phóng và bỏ đạo. Một mục tiêu cụ thể là gia đình Rothschild. Ông đổ lỗi cho họ vì đã giúp các cường quốc phản động có những khoản vay*. Ông nói: "Chỉ có một Chúa - Tiền. Và Rothschild là tiên tri của Người." và đã dùng những lời độc địa nhất để công kích Nam tước James de Rothschild và vợ.

Trên thực tế, Heine cần những người DT giàu có nuôi mình. Cha ông thất bại thảm hại trong kinh doanh nên ông mãi phụ thuộc vào chú mình là Solomon Heine, 1 chủ ngân hàng ở Hamburg (đã trở thành 1 trong những người giàu nhất châu Âu). Heine lúc nào cũng cần tiền, dù có bao nhiêu tiền đi nữa. Còn ông chú thì coi Heine là 1 loài ký sinh, 1 kẻ ăn mày DT chuyên nghiệp. Nhưng, trung thành với truyền thống lâu đời, ông vẫn chi trả hết.

Dù ko thừa nhận về tài năng và sự sâu sắc của Heine, nhiều người Đức vẫn thấy rõ: người DT và người Đức có 1 mối quan hệ trí tuệ đặc biệt. Và người DT-Đức là 1 hiện tượng mới trong nền vh châu Âu. Đây là điểm gây nên cảm xúc ko thể chịu nổi với những người Đức bài DT. Nhất là với Heine, họ ko thể phủ nhận tài năng của ông; ko thể chấp nhận được việc tài năng của ông lại được thể hiện bằng tiếng Đức. Người Đức cấm lưu hành mọi cuốn sách của ông, nhưng ko thể xóa hết các bài thơ của ông ra khỏi các hợp tuyển văn học (với dòng chữ đầy dối trá "bởi một tác giả vô danh"). Năm 1941, theo lệnh Hitler, mộ ông trong nghĩa trang Montmartre bị phá. Điều này ko thay đổi gì nhiều, tác phẩm của Heine vẫn được tranh luận rộng rãi hơn và dữ dội hơn, nhất là bởi người Đức, so với tác phẩm của bất cứ nhân vật nào trong nền văn học của họ.

Dù sao thì Heine vẫn là 1 hiện tượng cho thấy: ông vừa là nguyên mẫu vừa là ví dụ hoàn hảo của 1 nhân vật mới trong văn học châu Âu, điển hình của người trí thức cấp tiến DT, sử dụng kỹ năng, uy tín và danh tiếng của mình để làm suy yếu sự tự tin tri thức của trật tự lâu đời.

Heinrich Heine (Ảnh chọn từ net)

(còn nữa)

(*): Heine và Marx đã sai (hiểu nhầm mục đích cho vay của nhà Rothschild dành cho các nền quân chủ chuyên chế) khi cho rằng họ đã giúp các cường quốc này củng cố sự chuyên chế, thật ra lại là để làm suy yếu nó, nhất là trong việc đảm bảo cho người DT được đối xử tốt hơn (Marx dĩ nhiên ko quan tâm đến điều đó). Sức mạnh đồng tiền DT thế kỷ 19, như bất cứ chính sách chính trị tổng quát nào mà nó có, mang xu hướng hòa giải và hợp hiến. "Hòa bình, tiết kiệm và cải cách", khẩu hiệu Đảng Tự do nổi tiếng của Gladstone, cũng là chân lý của nhà Rothschild.

Đọc & lược ghi từ Lịch Sử Do Thái (Paul Johnson)

1 comment:

  1. Cộng đồng DT ở Đức trước Thế chiến 1 cho thấy thái độ kiên quyết trong việc khẳng định lòng trung thành của mình với "tổ quốc" (có từ nguyên nhân bởi sự gần gũi giữa vh Đức và DT) là rất rõ ràng. Người DT ko chỉ chia sẻ thói quen trí tuệ với người Đức: có cả thực chất trí tuệ nữa. Ko ở đâu đóng góp của họ lại đa dạng hơn và ấn tượng hơn ở những vùng nói tiếng Đức. Xem lại thành tựu của họ, rất dễ đi đến kết luận: có nhiều trong số những người DT thông minh này cảm nhận từ trái tim rằng Đức là nơi lý tưởng cho các tài năng DT phát triển. Nước Đức bấy giờ là 1 cường quốc công nghiệp cũng như cường quốc trí tuệ hàng đầu thế giới.
    Điều ko thể phủ nhận là việc giải phóng người DT châu Âu và sự tham gia của họ từ ghetto vào dòng chảy chính của tri thức và nghệ thuật đã làm tăng tốc rất nhanh những thay đổi mà dù gì cũng đang đến.
    (Paul Johnson - Lịch sử Do Thái-trang 582)

    ReplyDelete