Saturday, September 23, 2023

Chân lý của tôi: Từ cuộc cách mạng giành độc lập và chặng đường đến tương lai (8)


NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA (VNDCCH) - NHỮNG NĂM ĐẦU TIÊN

(tiếp theo)

Biến cố Hải Phòng ngay lập tức được James O'Sullivan báo về Nhà trắng. Ông này nói mặc dù VM khai hoả trước nhưng thái độ của Pháp là không thể chấp nhận được. Đại sứ Mỹ tại Pháp Caffery được lệnh bày tỏ sự không hài lòng với chính phủ Pháp. Phía Pháp trưng ra bằng chứng là chính phủ HCM nhận chỉ thị từ Moscow. Từ Sài gòn, lãnh sự Mỹ là Charles Reed cũng cảnh báo là nếu Nam bộ rơi vào tay VM, thì Lào và Cambodia sẽ nguy hiểm. Đây là một trong những phát biểu đầu tiên của một quan chức về cái sau này được gọi là "học thuyết domino''.

Cuối tháng 11, bộ ngoại giao Mỹ cử Moffat vụ trưởng vụ Đông Nam Á sang ĐD để đánh giá tình hình và tìm hiểu bản chất của chính phủ Hà Nội. Moffat là người công khai ủng hộ độc lập của VN và được uỷ quyền thông báo với VN là Mỹ ủng hộ hiệp định 6/3 và có thể thuyết phục được chính phủ Pháp. Moffat cũng dự kiến sẽ khuyên HCM không dùng vũ lực và thoả hiệp trong vấn đề Nam bộ. Moffat đến Sai gon ngày 3/12 và ra Hà Nội ngày 7/12. Sullivan cho rằng HCM đang "cực kỳ cô đơn" và thông tin công khai về chuyến viếng thăm của Moffat sẽ làm tăng uy tín của ông. 

Mặc dù rất ốm do lao phổi trở lại, HCM vẫn mời Moffat đến Bắc bộ phủ. HCM khẳng định mình không phải là cộng sản mà chỉ đấu tranh vì độc lập, kêu gọi Mỹ ủng hộ và nhắc lại đề nghị cho Mỹ sử dụng Cam Ranh. Do không chuẩn bị trước vấn đề này, Moffat "không nói được câu nào" như về sau ông này điều trần trước Thượng viện Mỹ. Ông khẳng định rằng Mỹ không thể có quan hệ ngoại giao chính thức với VN nếu VN không thoả thuận được với Pháp về thể chế. Trong báo cáo sau khi rời ĐD, Moffat nhận định chính phủ Hà Nội đang nằm dưới sự kiểm soát của cộng sản và có thể có quan hệ với LX và Trung cộng. Tuy nhiên ông này cũng thấy sự khác biệt giữa những phần tử ôn hoà xung quanh HCM và các phần tử cứng rắn như Trường Chinh. 

Moffat kết luận: hiện tại cần có sự hiện diện của Pháp để không những chống ảnh hưởng của Nga mà đề phòng Tàu tấn công. Ông đề nghị Mỹ ủng hộ thoả thuận trước khi tình hình tiếp tục xấu đi cho Pháp. Nhà sử học Pháp Philippe Devillers cũng nhận thấy sự chia rẽ trong lãnh đạo VM giữa HCM và những phần tử hiếu chiến hơn như Trường Chinh, Giáp, Việt. Bản thân HCM cũng thường xuyên kêu gọi Pháp và các nước phương Tây giúp ông củng cố quyền lực với đối thủ. Nhưng cũng có người bi quan cho rằng đó là đòn của HCM sử dụng để gây sức ép với Pháp. Nhận xét của Moffat về quan hệ của Hà Nội và Nga có vẻ không đúng, thực tế thì HCM và đồng chí của mình chỉ có thể biết được tình hình LX qua FCP.cix Báo cáo của Moffat cùng với cuộc nội chiến đang nóng lên ở TQ đã dẫn Bộ ngoại giao Mỹ đi đến kết luận: "Sự có mặt của Pháp ở khu vực là quan trọng, không chỉ để ngăn ảnh hưởng của LX mà còn bảo vệ VN và ĐNA khỏi đế quốc Tàu".

(còn nữa)

No comments:

Post a Comment